Người Dịch: Lan Thảo Hương.

Quán ăn khó giữ được bí mật, Trọng phụ không muốn ở đây nói tỉ mỉ nên ném cho vợ con một ánh mắt. Trang Cơ và Quý Hòa đều hiểu chuyện không tiếp tục hỏi nữa.

Vốn bọn hắn mang theo hai thớt vải bố vào thành để đổi thành bột đậu hỗn hợp và lương thực tinh. Nhưng giờ trong tay lại có thêm năm thớt tơ lụa của Di Bá hầu ban thưởng, Trọng phụ không muốn đổi thành bột đậu hỗn hợp nữa mà đổi thành lương thực tinh và bột mì.

Giá lúa mì không đắt bằng gạo trắng đã thoát vỏ, một thớt vải bố có thể đổi được tám mươi cân hạt lúa mì. Sau khi đổi lương thực, người một nhà Quý Hòa lại ở khu Tây thành dạo một vòng và mua thêm ba chiếc nồi đất và hai chiếc bình gốm.

Thời tiết đã hạ nhiệt. Trước đây cứ mỗi khi vào mùa đông, nhà Quý Hòa dù là chăn bông hay áo bông đều chỉ dùng bông lau nhét trong ruột chăn ruột áo. Thứ này vừa không tốn tiền lại chẳng tốn lương nhưng vẫn giữ được ấm. Vào mùa đông lạnh giá, người dân làng chài thường sẽ không mấy khi ra ngoài mà sẽ chen chúc với nhau ở nhà. Chính giữa nhà lại dùng mấy khối đá đắp chồng lên nhau để nhóm lửa sưởi ấm.

Đây cũng không phải là việc dễ dàng, bởi vì củi lửa không phải là dùng mãi không cạn. Đó đều là mọi người ở trước khi trời đông giá rét đến mà chạy lên núi nhặt củi khô về nhóm lửa. Có đôi khi ban đêm ngủ quên mất để lửa trong nhà tắt, gió lạnh lùa vào sẽ dễ bị nhiễm phong hàn. Nếu may mắn thì có thể khỏi bệnh, còn không may, hoặc thân thể yếu như lão nhân hay trẻ nhỏ bị lạnh tới chết cóng cũng không phải số ít. Chỉ như các làng chài xung quanh chỗ Quý Hòa ở, hàng năm cứ tới mùa đông là lại có người chết cóng.

Trọng phụ không phải thần giữ của. Tuy có được tơ lụa hắn không nỡ lấy ra làm y phục mặc nhưng nhìn trời đông giá rét sắp đến rồi, hắn sau một hồi giãy dụa liền xuất ra một thớt tơ lụa đổi lấy một đống lớn da lông phẩm tướng không đẹp từ chỗ thương nhân buôn da lông.

Nói là phẩm tướng không đẹp chẳng qua do khi thợ săn bắt giữ thỏ rừng, sói hoang không khống chế tốt mới dẫn tới trên mấy bộ da lông có một, hai chỗ bị mâu và kiếm đâm rách. Những kiểu da lông như này các quý tộc đều chướng mắt. Vì thứ bọn hắn truy cầu là da lông không chút tổn hại nào, mà nếu màu lông của da lông càng thuần khiết vậy lại càng đáng tiền hơn.

Tơ lụa xác thực đáng tiền, Trọng phụ chỉ dùng một thớt tơ lụa lại đổi về được năm trăm tấm da lông thỏ rừng. Ngoài những bộ da lông này, thương nhân buôn da lông còn trả lại hắn hơn tám trăm đồng bố tệ.

Những bộ da lông này sau khi được tiêu chế, bộ lông lớn nhất cũng chỉ to gấp đôi bàn tay Trọng phụ một chút. Đương nhiên, thắng ở chỗ chúng có số lượng nhiều và để đầy tràn hai cái gùi bọn hắn mang đến. Bởi vậy, lương thực tinh cùng vải vóc trong gùi đều dựa vào hai tỷ đệ Quý Hòa và Trọng Hòa ôm.

Trên tay trong gùi đều đã đầy ắp đồ, nhưng trên đất vẫn còn đặt nồi đất, bình gốm trước đó bọn hắn đã đổi. Vậy nên giờ bọn hắn không có biện pháp để cầm.

Trọng phụ suy nghĩ một hồi rồi tháo chiếc gùi trên lưng xuống, nói với Trang Cơ: "Các ngươi ở chỗ này chờ ta. Ta ra cổng thành xem có người từ làng chài chúng ta vào thành đổi đồ hay không. Nếu có, vậy chúng ta đưa ra ít lương thực nhờ họ giúp chúng ta mang mấy thứ này trở về".

Trang Cơ nghĩ thấy đây là biện pháp tốt. Sắp bước vào mùa đông rồi, hầu hết người trong làng đã dừng thuyền đánh cá của họ nên hầu như mỗi ngày đều có người vào thành để đổi đồ.

Trọng phụ rời đi không bao lâu liền mang theo một người trở lại. Người này không phải ai khác mà là Bá Thân.

Nhìn thấy Bá Thân, Quý Hòa và Trọng Hòa vội vàng nhảy cẫng lên chào hỏi hắn: "A thúc".

Hôm nay, Bá Thân vào thành vốn muốn tìm đổi chút lương thực tinh trở về để mời người trong làng giúp nhặt đá về xây nhà. Không nghĩ tới vừa tới cửa thành lại gặp được Trọng phụ đang tìm người dọn đồ, vậy nên mới cõng theo cái gùi đựng nửa thớt vải và lương thực tinh đi theo hắn đến đây.

Nhìn hai cái gùi chất đầy da lông màu đen xám, Bá Thân không khỏi cảm thán trong lòng: A huynh thật dám bỏ được tiền. Mới kiếm lời chút lương thực vải vóc đã xuất ra đại thủ bút mua nhiều da lông như thế trở về. Chỗ này chắc cũng phải tốn mười mấy, hai mươi thớt vải đi.

Bá Thân không phải là người nói nhiều. Hắn chỉ thầm nói mấy câu cảm thán trong lòng rồi đi qua cầm nồi đất, bình gốm trên đất xách lên, thậm chí còn thuận tay cầm lấy vải vóc trong tay hai người Quý Hòa một mạch nhét vào trong cái sọt trống đang ôm trên tay của mình.

Vốn Trang Cơ còn muốn đổi chút bông gòn về để nhét vào trong áo, nhưng giờ thấy không còn chỗ đựng được đồ nữa nên đành buông tâm tư này xuống.

Còn may có những tấm da lông này, đợi khi trở về nàng sẽ chọn ra một ít tấm da có nhiều lông ấm áp may ráp lại với nhau làm chăn bông. Dù cho mùa đông năm nay có lạnh hơn nữa thì vẫn có thể chống cự qua được.

Thấy một đoàn người bọn họ người thì cõng gùi kẻ thì ôm sọt rời đi, thương nhân buôn da lông sờ lên thớt vải tơ lụa mềm mại trong tay mà mừng thầm: Đơn sinh ý hôm nay thật làm hắn kiếm lợi lớn. Dùng một đống da lông hạ đẳng đổi về một thớt tơ lụa thượng đẳng. Đợi ngày mai hắn lại bán qua tay là có thể dễ dàng đổi lấy năm sáu mươi thớt vải bố.

Đến cùng chỉ là một lũ ngư dân làng chài không có mắt, căn bản không biết một thớt tơ lụa bọn chúng lấy ra có bao nhiêu giá trị. Chỉ là hắn sẽ không ngốc đến mức đi nhắc nhở bọn hắn, bởi không gian thì sẽ không thương mà, lại nói----- Có tiền mà không kiếm chính là kẻ đầu đất!

Ra khỏi Tân thành, người đi đường cũng ít đi hẳn. Trọng phụ lúc này mới có cơ hội kể cho bọn hắn nghe chuyện sau khi hắn tiến vào Hầu phủ.

Vấn đề muối biển là chuyện can hệ trọng đại, sau khi gia nô bẩm cáo qua, Di Bá hầu nhanh chóng để gia nô ra dẫn người vào. Trọng phụ lần đầu tiên gặp được quý tộc lại còn là chủ nhân Tân thành, ở trong lòng có bao nhiêu sợ hãi thấp thỏm chỉ có mình hắn biết. Gặp Di Bá hầu, hắn chủ yếu nói mình ngẫu nhiên có được phương pháp chế muối, sau lại dâng lên số muối khoảng thời gian này đã nấu ra cho Di Bá hầu xem. Vừa thấy muối, Di Bá hầu liên tục vỗ tay nói tốt.

Lại sau khi cẩn thận hỏi thăm phương pháp nấu muối, Di Bá hầu lập tức vung tay lên phong Trọng phụ làm trưởng làng. Phạm vi quản hạt từ chỗ làng chài của hắn tới Mộc Câu thôn bên kia núi, ngay cả ngọn núi lớn kia cũng nằm trong phạm vi quản hạt của hắn.

Ngày mai Di Bá hầu sẽ an bài kí sự quan bên người đến làng chài và Mộc Câu thôn để thông báo xuống chuyện bổ nhiệm Trọng phụ làm trưởng làng. Ngoài ra, Di Bá hầu còn lệnh cho thợ đồng trong phủ nhanh chóng chế ra mấy chiếc nồi đồng, chế xong sẽ để người đưa tới cho Trọng phụ.

Từ nay về sau, Trọng phụ không cần phải liều mạng ra biển bắt cá nữa. Hắn chỉ cần mang theo người làng chài và Mộc Câu thôn toàn tâm toàn ý giúp Di Bá hầu nấu muối, chế muối là được rồi. Và hắn có thể sử dụng toàn bộ thổ địa và cây cối ở ngọn núi lớn phía sau Mộc Câu thôn, chỉ cần sang năm giao đủ muối biển là được.

Mục tiêu mà Di Bá hầu định cho Trọng phụ là năm sau sẽ trả cho hắn ta hai vạn cân muối biển. Mặc dù số lượng lớn nhưng cộng cả người làng chài và Mộc Câu thôn lại cũng gần ba trăm nhân khẩu, nên một năm chế ra hai vạn cân muối biển hoàn toàn không có vấn đề.

Huống chi còn có phương pháp phơi muối có hiệu suất cao mà Trọng phụ còn giữ trong lòng chưa có nói ra. Đợi tới mùa hè năm sau, hắn sẽ dẫn theo người ở bờ biển đào mấy cái ao lớn và phơi vài lần nước biển, vậy hai vạn cân muối biển chẳng phải có thể góp đủ rồi sao?

Dù người làng chài bận phơi muối không có thời gian ra biển bắt cá, nhưng sau khi ai cũng nắm được phương pháp nấu muối thì lượng muối một người nấu trong một ngày cũng đủ đổi được mấy chục cân thô lương. Căn bản không cần lại vì lương thực mà phát sầu.

Trong vài trăm dặm quanh đây chỉ có Diêm thành có mỏ muối, mà muối biển của bọn hắn chất lượng tốt hơn nhiều so với muối thô của Diêm thành. Đoán rằng một khi nó được lên thị trường, nhất định sẽ nghênh đón mọi người tranh đoạt.

Bá Thân chỉ cảm thấy những điều A huynh nói quá khó tin. Hắn cũng từng nhìn thấy A nương nấu muối, bây giờ A tẩu A nương hắn chỉ cần vừa mở mắt ra là lại bận bịu đi nấu muối. Ban đầu hắn còn vui vẻ cho rằng sau này nhà mình không cần phải tốn nhiều lương thực để đổi muối về ăn nữa, nào ngờ rằng Trọng phụ đã nghĩ tới việc vào thành hiến phương pháp chế muối này lên cho Di Bá hầu.

Phương pháp chế muối này thực sự rất quý giá. A huynh chẳng những nhảy lên biến thành trưởng làng, lại còn được ban thưởng nhiều như vậy. Bá Thân không khỏi cảm thán trong lòng: Tuy đều cùng trong bụng mẹ chui ra, nhưng người quả là không thể so với người. Hôm qua hắn vẫn đang vì được nhiều lương thực vải vóc mà đắc chí, hôm nay A huynh đã dựa vào phương pháp chế muối thay hình đổi dạng lật người lên làm trưởng làng rồi.

Chuyện Trọng phụ làm trưởng làng, Bá Thân từ đáy lòng mừng thay cho hắn. Thời bây giờ mọi người vẫn hay nói, một người lên cao, huynh đệ tộc nhân đi theo dính ánh sáng. Nhà bọn hắn trước kia vì thảm hoạ chiến tranh mà phải chạy nạn đến làng chài, vốn không phải gốc ở đây nên cũng không quá được chào đón. Sau khi A đa đi, ba huynh đệ bọn hắn vẫn luôn dựa vào nhau mới chống được đến ngày hôm nay. Bây giờ Trọng phụ tốt hơn, hắn và Bá Hoa cũng có thể đi theo dính chút ánh sáng.

Không nói tới cái khác, việc nhiều người cùng chế muối như vậy cũng nên có người ở bên trông coi đúng chứ. Nước phù sa không chảy ruộng ngoài, chẳng phải hắn và Bá Hoa vừa hay có chỗ dùng à?

Bá Thân gánh cái sọt nặng nhất, trên đường đi hắn và Trọng phụ thay phiên nhau cõng. Còn hai đứa nhỏ Quý Hòa và Trọng Hòa thì cắn chặt răng gượng chống đi đường, cuối cùng cũng trở về làng chài trước khi trời tối.

A Tự nhà Bá Hoa đang chờ ở cổng làng rướn cổ nhìn chung quanh. Vừa trông thấy bọn hắn, nàng lập tức chạy tới giữ chặt ống tay áo Quý Hòa dẫn theo mọi người về nhà mình. Hóa ra Huệ Cơ thấy bọn hắn muộn như vậy vẫn chưa thấy về, nghĩ có lẽ bọn hắn có việc nên bị trì hoãn trong thành. Vậy nên lúc nấu cơm có nấu nhiều một chút, miễn cho khi mấy người Trang Cơ trở về còn phải sờ soạng đi nấu cơm.

Người hai nhà vốn thân cận, Trang Cơ cũng không khách khí với Huệ Cơ. Chỉ nói các nàng lần này vào thành có đổi rất nhiều da lông về, đợi lát nữa sẽ đưa một ít qua cho nàng ấy. Bây giờ Huệ Cơ đang có thai nên không thể để bị lạnh được.

Trọng phụ trong một lần mua về nhiều da lông như vậy, nhà mình làm hai bộ chăn mền lại thêm cho mỗi người một bộ y phục cũng còn thừa nhiều, nên Trang Cơ nghĩ đến việc làm một bộ áo choàng ngắn da lông cho A nương Trọng phụ chống lạnh. Sau chọn ra một khối da lông nhìn phẩm tướng tốt đưa cho Huệ Cơ đền đáp.

Ở lại chỗ Huệ Cơ ăn cơm tối xong, Bá Hoa và Bá Thân giúp bọn hắn chuyển một đống lớn đồ về nhà. Đợi tới khi hai người Bá Hoa đều đã đi, Trọng phụ mới từ trong ngực móc ra một hộp gỗ nhỏ đưa cho Quý Hòa.

"Cái này là Hầu gia thưởng, bên trong có hai viên minh châu. Lúc ngươi đi đảo nhỏ thì nhớ mang theo cái hộp này và bốn cây tơ lụa còn lại kia".

Minh châu chính là trân châu. Nói đến vật này, những ngư dân như Trọng phụ cũng thỉnh thoảng nhìn thấy nó. Chẳng qua hầu hết các hạt ngọc trong vỏ sò đều có hình thù kỳ quái và nó chỉ có thể dùng làm đồ chơi cho tiểu hài tử. Hai viên minh châu của Di Bá hầu cho tự nhiên là loại tốt. Chúng có kích thước bằng ngón tay cái, toàn thân mượt mà, bóng bẩy, thuộc loại tốt nhất mà Trọng phụ từng thấy.

Hắn cho rằng nữ tử như Vân Sơ hẳn sẽ thích những thứ này. Bởi các phu nhân quý tộc trong thành đều thích dùng minh châu chế thành ngọc bội đeo trên người.

Nghe A đa nói, hai mắt Quý Hòa tỏa sáng nói: "Đêm nay ta muốn đi đảo nhỏ nhìn xem".

Hai lần trước, vì không mang theo bất cứ vật gì có giá trị trên người nên khi đối mặt với Vân Sơ, nàng luôn thấy tràn đầy áy náy. Nếu hôm nay nàng mang theo tơ lụa và minh châu, vậy cũng coi như lấy ra được hai loại tạ lễ nhìn ra hình ra dáng.

Nghe vậy, Trọng phụ gật đầu: "Vậy đợi thuỷ triều xuống ta sẽ đi cùng ngươi".

Trọng phụ không yên lòng nữ nhi một mình mang theo nhiều đồ như vậy bơi trong biển. Trên thực tế, trong lòng hắn cũng không cảm thấy nữ nhi hôm nay lên đảo sẽ có thể nhìn thấy Vân Sơ.

Còn về Quý Hòa, nàng lại cảm thấy Vân tỷ tỷ sẽ không quá thích mấy thớt tơ lụa mà nàng sắp mang theo này. Vì mỗi lần nàng tới đều thấy Trạm đại ca bên người Vân Sơ mặc những bộ quần áo khác nhau. Và chất vải của mỗi bộ y phục đó nhìn đều tốt hơn so với những thớt tơ lụa này. Với sự nhiệt tình của hắn dành cho Vân tỷ tỷ, hẳn Vân tỷ tỷ không thiếu y phục làm từ tơ lụa----- phải không!

- -- HẾT CHƯƠNG 86 ---