Mấy ngày ko gặp em, tôi nhớ em vô cùng nhưng tôi chẳng thể liên lạc với em. Đến khi nhớ em da diết, tôi quyết định tới nhà em. Đứng trước cổng nhà em, tôi thấy bên trong đỗ rất nhiều xe máy. Tiếng đồ vỡ trong nhà phát ra, hoảng quá tôi lao vào. Bên trong là hàng tá người bâu xâu vào em, còn em một thân một mình chống cự, cơ thể em vốn yếu ớt từ nhỏ do vậy em hoàn toàn bất lực. 

" DỪNG TAY " Tôi chen vào chỗ em, đau đớn ôm em, che cho em khỏi những cánh tay xấu xa đang chà đạp em. Mặc dù đa phần là phụ nữ nhưng họ đều là nông dân, người lao động vì vậy sức họ rất khoẻ. Tôi bất lực dùng cả cơ thể mình ngăn chặn những cú đấm nặng như tạ của bọn họ. 

Khi tôi đã mệt lự người thì bọn họ cũng chịu dừng lại tuy nhiên bọn họ đã cảnh cáo em: " Liệu hồn đấy, nếu bố cô ko cho chúng tôi câu trả lời thích đáng thì lần sau ko còn là cảnh cáo nữa đâu " Bọn họ đi khỏi, tôi vội vàng hỏi han em. Chỉ thấy em nước mắt đầm đìa, hỏi cái gì cũng ko trả lời. Rồi em gục đầu vào người tôi khóc nức nở, có cảm giác em đã dồn nén những ấm ức, tủi hờn từ rất lâu và bây giờ mới có cơ hội bộc phát.

Bây giờ là hơn 11h30 đêm, vậy mà em vẫn nhốt mình trong phòng. Dù tôi gọi, gõ ko biết bao nhiêu lần em vẫn ko trả lời. Hết cách tôi dựa lưng vào cửa, tự hứa với em: " Ly à, dù nhà em xảy ra chuyện gì, anh cũng ko bao giờ bỏ rơi em. Anh sẽ luôn ở bên cạnh em, yêu thương em. Vì vậy cầu xin em hãy mở cửa cho anh đi " 

Thằng Cường gọi điện cho tôi, nó bảo bố em bị điều tra về tội ăn chặn tiền thù lao của công nhân. Bị phát hiện ông liền bỏ trốn ngay lập tức. Về phía những người lao động kia, họ đã cùng nhau tới nhà em, gây khó dễ cho em. Tôi nhận ra bây giờ xung quanh em chẳng còn người thân nào nữa, bố em vì lợi ích riêng mà đùn trách nhiệm sang cho con gái, mặc kệ em đối mặt với hàng nghìn sự chỉ trích của công nhân. Hiện tại em chỉ có mình tôi thôi, chỉ còn mình tôi mà thôi. 

Em cũng chịu mở cửa nhưng là lúc tôi ngủ quên mất, sợ tôi cảm lạnh, em cẩn thận đắp chăn cho tôi trước khi rời đi. Em ko ý thức được việc mình đang đi đâu, đôi chân lang thang khắp nơi này tới nơi khác. Chỉ đến khi trước mặt là công viên nước em mới ý thức được ngày xưa bố từng dẫn em tới đây. Em lặng người mỉm cười hạnh phúc, hồi đó mẹ chính là người đóng giả gấu phát những chùm bóng bảy sặc sỡ cho trẻ nhỏ. Lúc đó nhà em vẫn chưa giàu như thế này, mỗi ngày, mỗi giờ, em đều khóc vì nhớ mẹ, bố thương em sẵn sàng bỏ việc dẫn em tới công viên nước, để em thấy mẹ từ đằng sau. Rốt cuộc ông ko dám để vợ phát hiện ra hai bố con, ông sợ bà buồn nên ông liên tục nhắc em chỉ ngắm mẹ từ đằng xa. Em cũng hiểu ý lắm, chăm chú nhìn mẹ, ko hề phát ra tiếng động nào.