Thôi Thực ngạc nhiên nói:

- Ngâm thơ làm phú là việc phong nhã, sao có thể nói là nhàm chán?

Dương Phàm thản nhiên cười, nói toẹt dụng tâm của bọn họ:

- Lấy việc phong nhã để làm việc thiếu phong nhã, khoe khoang chút tài thi văn, thể hiện bản lĩnh của các người, không phải sao? Khoe khoang bản lĩnh thì cũng không sao, tuy nhiên, đám người các ngwoi từ nhỏ đã được học hành, biết trước được Dương Phàm ta tuyệt đối không thể so sánh trình độ thâm sâu, bèn muốn dùng cách này để phá hư thể diện của ta, giúp Lư Khách Chi xả giận. Phương pháp này không nhàm chán sao?

Một phen đối đáp bên này nhất thời khiến cho những người ngồi chơi nói chuyện trong tiểu đình chú ý. Vì cái gọi là người tụ theo bầy, vật họp theo loài, ngồi bên kia đình là vài con cháu thế gia vọng tộc hào môn đại phú tập đoàn Quan Lũng, có điều trong đó không có Độc Cô Vũ. Độc Cô Vũ tuy còn trẻ tuổi, cũng là kẻ đứng đầu, bởi vậy ở đằng sau tòa nhà này cùng với những lão gia hỏa kia.

Các con cháu thế gia Quan Lũng này cũng không xa lạ gì con cháu sĩ tộc Sơn Đông, nhưng bọn họ cũng không nhận ra Dương Phàm. Vừa thấy cảnh tất cả con cháu sĩ tộc Sơn Đông đều vây quanh một người trẻ tuổi mình không quen biết, nhất thời lòng hiếu kỳ dâng lên, không biết người này là thần thánh phương nào mà sĩ tộc Sơn Đông chủ động nịnh bợ hắn vẫn cao ngạo ngồi yên không thèm đứng dậy, vì thế đều đi tới.

Những người này vây quanh, các con cháu quý tộc ngồi rải rác cũng tò mò tới.

Vi thị Kinh Triệu, Bùi thị Hà Đông, Liễu thị Hà Đông, Tiết thị Hà Đông, Dương thị Hoằng Nông, Đỗ thị Kinh Triệu, còn có Tiêu thị Lan Lăng vốn là một trong Tứ Đại Kiều Tính của Nam triều Đông Tấn, nay đã gia nhập vào tập đoàn Quan Lũng và trở thành một thành viên quan trọng trong đó…

Nhất thời, con cháu thế gia hai đại tập đoàn Sơn Đông, Quan Lũng đều tập trung ở đây.

Thôi Thực bị Dương Phàm một câu vạch trần dụng tâm, sắc mặt hơi xấu hổ, miễn cưỡng che giấu, cười nói:

- Dương Lang trung nghĩ nhiều rồi, ta chỉ muốn cùng túc hạ ngâm thơ đối đáp vài câu, tán gẫu giải sầu, còn về phần Lư Khách Chi thì… ha ha, Lư gia là Lư gia, chúng ta là chúng ta, sao lại can thiệp vào thay người ta?

Dương Phàm cười xì một tiếng, tiếp lời Thôi Thực:

- Dương mỗ đang rất có hứng uống rượu, không cần cái trò chơi thi từ nhàm chán này trợ hứng, nếu thực túc hạ muốn thi thơ đối đáp, nơi này còn rất nhiều người tao nhã, cũng không cần nhất thiết phải chơi cùng Dương mỗ.

Trịnh Vũ không hài lòng, nói:

- Thi từ ca phú, sao lại nói là nhàm chán?

Hơn mười con cháu thế gia vây quanh hắn, Dương Phàm vẫn ngồi trơ ra đó, hoàn toàn không có ý đứng dậy, chỉ mỉm cười lắc đầu:

- - Thương Hiệt nghĩ ra chữ vốn chỉ để ghi chép lại. Hậu nhân diễn hóa, sáng tạo ra thi từ để gửi gắm tình cảm trong lòng, văn tự hữu hạn, sao có thể tận tả tạo hóa thiên địa? Tình này cảnh này đắc ý vô cùng, chữ nghĩa văn tự đã chỉ là tiểu thừa (thấp kém), còn không nhàm chán sao?

Các con cháu thế gia đó xưa nay rảnh rỗi chỉ chuyên môn nghiên cứu thi từ, tự phụ với trình độ của mình, Dương Phàm khó có thể địch nổi. Lúc này thấy hắn khéo léo chối từ, càng thêm chắc chắn hắn đang sợ hãi, Thôi Thực cười nói:

- - Lời ấy của Dương huynh sai rồi. Thi từ phong nhã, vịnh vật đưa tình, sao có thể nói là thấp kém? Thôi mỗ từng làm một mài thơ vịnh hoa mẫu đơn:

“Khuynh quốc tư dung biệt

Đa khai phú quý gia

Lâm hiên nhất thưởng hậu

Khinh bạc vạn thiên hoa”.

Dương huynh nghĩ xem, dùng bài thơ này để vịnh hoa mẫu đơn, không phải càng tôn nhau lên, càng thêm tình thú vị sao?

(Dung mạo khuynh quốc khuynh thành

Gặp nhiều trong nhà phú quý

Thấy một nhành sau hiên

Khinh bạc hàng ngàn vạn hoa!)

Dương Phàm lắc đầu, ung dung nói:

- - Hoa mẫu đơn màu sắc diễm lệ, phẩm chủng phong phú. Có loại như Hà Liên, có loại như Phượng Đan, có đóa cao ngất khí khái như vương miện, có loài ngoài trắng trong đỏ như ánh bình minh trong tuyết, bực mỹ lệ này một lời khó nói hết. Bài thơ này của Thôi huynh, Dương mỗ chỉ thấy đắt tiền, ngoài ra cái gì cũng không tưởng được. Nếu nói là quý khí, haha, ai chẳng biết mẫu đơn phú quý. Làm chuyện thừa!

Thôi Thực cực kỳ đắc ý với bài thơ này, lai bị Dương Phàm bỡn cợt không đáng một đồng, không khỏi biến sắc.

Vương Tư Viễn không kìm nổi nhẫn nại, bước lên nói:

- Dương huynh đại tài, vậy nghe thêm bài thơ “Vịnh cây lựu” của Vương mỗ xem thế nào?

Dứt lời, không đợi Dương Phàm đáp đã đọc:

- Thiền khiếu thu vân hòe diệp tề

Thạch lưu hương lão đình chi đê

Lưu hà sắc nhiểm tử anh túc

Hoàng chá chỉ bao hồng hồ tê

Ngọc khắc băng hồ hàm lộ thấp

Ban ban tự đới tương nga khấp

Tiêu nương sơ giá thị cam toan

Tước phá thủy tinh thiên vạn lạp

Tuy bọn họ có tài làm thơ, nhưng cũng rất khó có được bản lĩnh bảy bước thành thơ như Tào Tử Kiến, những bài thơ đó đều là làm từ trước, cân nhắc từng câu từng chữ, sửa đi sửa lại nhiều lần, coi như tác phẩm xuất sắc nhất.

Dương Phàm vẫn lắc đầu:

- Không hay! Mất công đi phẩm bài thơ vớ vẩn này, không bằng ta tự mình đi nhìn hoa lựu kia, tự mình nếm hạt lựu đó, chua chua ngọt ngọt, rất ngon!

Vương Tư Viễn đen mặt, phất tay áo:

- Thật là một kẻ tục nhân!

Đằng sau đám người, Lý Mộ Bạch và Ninh Kha cô nương đã đi tới, vừa lúc cũng đứng đó nghe, thấy Dương Phàm nói vậy, Ninh Kha buồn cười, lặng lẽ che miệng, Lý Mộ Bạch vuốt vuốt chòm râu nhìn Dương Phàm, lơ đãng nhíu nhíu mày.

Trịnh Vũ Huỳnh Dương mặt mày nghiêm túc, tính tình cũng nghiêm túc nhất, y không có ý bài xích Dương Phàm, nhưng thấy hắn coi thường không thèm quan tâm đến thi từ chi đạo cũng có chút không phục, tiến lên trước:

- Trịnh mỗ có một bài thơ “Vịnh trúc”, nhờ Dương huynh đánh giá!

“Nùng lục sơ hành nhiễu tương thủy

Xuân phong trừu xuất giao long vĩ

Sắc bão sương hoa phấn đại quang

Chi xanh thục cẩm hồng hà khởi

Giao kiết xao y vô tục thanh

Mãn lâm phong duệ đao thương hoành

Ân ngân khổ vũ tẩy bất lạc

Do đới tương nga lệ huyết tinh

Ảnh xuyên lâm hạ nghi tàn tuyết

Ngã kim tàm quý tử du tâm

Giải ái thử quân danh bất diệt”

- Thơ hay! Thơ hay!

- Ngôn từ mỹ lệ, chí hướng cao thượng!

- Ý cảnh.. ý cảnh khiến cho người ta mê mẩn!

Dương Phàm còn chưa nói, người bên cạnh đã liên tiếp phụ xướng, xem ra những người này cũng sợ Dương Phàm tiếp tục cố tình chê bai, bèn trước tiên tạo thanh thế cho Trịnh Vũ đã.

Dương Phàm nhìn Trịnh Vũ, cười ha hả nói:

- Trịnh huynh viết bài thơ này mất bao nhiêu thời gian?

Trịnh Vũ ngẩn ra, cho tới giờ y vẫn chưa gặp ai hỏi điều này. Tuy nhiên, tính tình y thẳng thắn, có hỏi là đáp, hơn nữa không muốn nói dối. Ngẫm nghĩ một lát, bèn thành thật trả lời:

- - Trịnh mỗ làm bài thơ này, trước chỉ dùng không đến nửa canh giờ đã viết ra được bảy câu, sau lại cân nhắc từng lời từng chữ, lại sửa đổi vài chữ trong đó, nhưng mấy câu sau vẫn không có cảm giác. Thẳng đến một ngày say rượu về, dưới ánh trăng độc hành trong rừng trúc, chợt ngộ ra, về nhà liền hành văn liền mạch, viết hoàn bài thơ này. Ừm, trước sau tổng cộng mất mười ngày.

Dương Phàm lắc lắc đàu, thầm tiếc nuối:

- - Túc hạ xuất thân cao môn Trịnh thị, thiên tư hẳn cao hơn tất cả những người khác. Nếu trong mười ngày đó làm việc khác, không biết có thể làm được bao nhiêu việc có ích cho nước cho dân. Ngươi lại không muốn phát triển, lãng phí thời gian trên tiểu đạo, thực khiến cho người ta tiếc hận!

Trịnh Vũ không nghĩ tới hắn lại bày ra thái độ bề trên thế này, vênh vênh váo váo dạy bảo mình, không khỏi trợn mắt há mồm, nhất thời không nói được ra lời.

Thôi Dịch nói:

- - Nói bậy nói bạ! Trong sách có nói, thi dĩ ngôn chí. Thi từ thuần mỹ là gần với nhân tính nhất. Bất học thi, vô dĩ lập. Bất tri lễ, vô sở thố thủ túc (không học thi không biết lấy gì để nói, không học lễ, lấy gì để lập thân). Khổng phu tử nói: Tam thập nhi lập, có nghĩa là thông hiểu thi kinh mới có thể lập thân. Không học thơ thì dùng cái gì để nói?

Dương Phàm khinh thường nói:

- Thối lắm!

Thôi Dịch ngạc nhiên, giận tím mặt:

- - Ngươi…ngươi thân là đại quan triều đình, sao có thể thô lỗ như thế, làm càn như thế?

Dương Phàm đáp:

- - Ngươi nói không học thơ, không có gì để nói. Không phải ta đang nói sao? Ngươi xả một tràng trường thiên đại luận, ta chỉ đáp bằng hai tiếng “Thối lắm!” Là ngươi không thành người, không nói nổi hay ta không thành người, không nói nổi?

Dương Phàm chậm rãi đứng lên:

- - Thi từ có thể nung đúc tình cảm sâu đậm, chắt lọc ngôn ngữ, lại có thể nâng hứng đi chơi, nâng hứng uống rượu, nâng lạc thú. Tác dụng này cũng chỉ là loại thường. Đối với trị quốc kinh bang, đối với thiên hạ vạn dân thực không có lấy một mẩu tác dụng. Nếu có chút chí khắp thiên hạ, có chút tâm cho lê dân, không bằng làm thêm chút chuyện. Đáng tiếc bao nhiêu thời gian tốt đều bị các ngươi lãng phí để ê ê a a rồi.

Hắn khinh thường liếc bọn họ một cái, lại nói:

- - Khi các ngươi đang nâng lên đặt xuống từng từ từng chữ, có biết Dương mỗ đã làm được bao nhiêu đại sự không vì triều đình, vì xã tắc, vì dân chúng thiên hạ? Không nói đến quan viên triều đình, xem các trưởng bối chưởng sự các thế gia, có ai cả ngày phí thời gian mà rên rỉ không?

Dương Phàm ngửa mặt lên trời cười ha hả:

- - Nam nhi đại trượng phu hoặc tung hoành sa trường, hoặc kinh vĩ chính trị. Thi từ vốn chỉ là một con đường nhỏ không quan trọng, chỉ là thú tiêu khiển của đời văn nhân ngoài chính sự thiên hạ, kinh nghĩa lập mệnh, chăm lo vạn dân. Tần Hoàng Hán Vũ ai lấy thi từ lập quốc? Phòng Mưu Đỗ Đoạn ai mượn thi từ kiến công? Thi từ có thì có, không có cũng không sao. Không học thơ, không thành người, không học thơ, không biết nói chuyện? Ha ha, chó má! Còn không có ích bằng một miếng thịt khô, một miếng bánh mỳ!

Dương Phàm cười to muốn đi, Vương Tư Nguyên đỏ mặt cản lại:

- Không được đi. Ngươi…ngươi làm nhục văn hóa. Ngươi..

- Vương Nhị, đây là ngươi sai rồi. Là các ngươi muốn lôi kéo Dương Lang trung bình luận thi từ. Dương Lang trung tự có cách nhìn của mình, cho dù ngôn ngữ hơi thô tục, nhưng ta cũng cảm thấy có chút đạo lý, sao lại thành làm nhục văn hóa được?

Người vừa nói khoảng chừng hơn hai mươi tuổi, cũng là Liễu Ngôn Chí Liễu thị Hà Đông. Y vẫn tủm tỉm xem tất cả con em thị tộc Sơn Đông làm trò cười, lúc này thấy Vương Tư Nguyên kéo lấy Dương Phàm không tha, bèn nói đỡ cho hắn.

Muội muội Liễu Y Y của y đứng bên cạnh cười nói:

- Đúng vậy, ta cũng hiểu được. Đại trượng phu hoặc lập công sa trường hoặc bang phù quốc chính, thi từ chỉ là một thứ nhã nhặn, chứ chẳng phải thứ gì quan trọng, khoe khoang quá mức, thậm chí dồn hơn nửa tinh lực vào nó như thế là bỏ lớn giữ nhỏ rồi.

- Đúng thế đúng thế, lời Dương Lang trung nói thật đúng. Liễu huynh và Y Y cô nương nói thật có lý!

Đám con cháu thế gia thuộc tập đoàn Quan Lũng Vi thị Kinh Triệu, Bùi thị Hà Đông, Liễu thị Hà Đông, Tiết thị Hà Đông, Dương thị Hoằng Nông, Đỗ thị Kinh Triệu, Tiêu thị Lan Lăng đều đánh trống hò reo ủng hộ Dương Phàm.

Với Vương, Thôi, Lư, Lý, Trịnh đại biểu sĩ tộc Sơn Đông cùng với Trâu, Lỗ, Tề Vệ chi giao, chịu sự giáo hóa của Thái Công Đường thúc, cũng có phong thái Chu Lỗ, tôn trọng Nho học, luôn luôn tự cho mình là thanh lưu, về văn hóa giáo dục đương nhiên là xuất sắc nhất.

Mà thế gia đại tộc thuộc tập đoàn Quan Lũng ở nơi hiểm yếu, từ những năm cuối Tây Tấn cho mãi đến tận Đường sơ, chiến tranh loạn lạc, quần hùng cát cứ. Trong hoàn cảnh đó, các thế gia vì sinh tồn, Nho học không được coi trọng, độc tôn võ công.

Hơn nữa, từ Bắc Ngụy đến Đường sơ, rất đông người tộc Hồ gia nhập, kể cả cả Hoàng thất Lý Đường và một phần thế gia trong tập đoàn Quan Lũng cũng có huyết thống người Hồ. Cho nên tuy các thế gia đệ tử tập đoàn Quan Lũng từ nhỏ cũng đọc sách, trình độ thi từ cũng không nông, nhưng xét mặt bằng chung thì vẫn kếm hơn sĩ tộc Sơn Đông.

Thi từ không phải bản lĩnh sở trường của bọn họ, hơn nữa, họ lại tôn sùng vũ lực, đối với thi từ cũng có cách nhìn giống như Dương Phàm, hoàn toàn trái ngược với sĩ tộc Sơn Đông. Lúc này, không đứng cạnh Dương Phàm chế giễu bọn thế gia đệ tử Sơn Đông mới lạ.

Những người này vừa tham chiến, ở đây đã trở thành trận khẩu chiến giữa con cháu quý tộc Quan Lũng và sĩ tộc Sơn Đông, hai bên vung tay múa chân, lý luận tranh cãi đến đỏ mặt tía tai, không khác nào đàn bà chanh chua chửi đổng. Một bên mắng “Điền xá nô, cùng thố đại” một bên chửi “Thụ tử, phi nhân tai”. Chiến tranh vệ “đạo”, cái gọi là nhã nhặn nho nhã đã sớm bị ném tuốt lên chín tầng mây.