Tang lễ của Chiêu Hoa được thực hiện ai náy đều khóc thương rất đau lòng.

Cả phủ nhà họ Chu đều phủ một màu trắng tang thương.

Mọi người bên ngoài đều bàn tán xôn xao, Tiểu thư nhà họ Chu bị người ta hãm hiếp đâm ra xấu mặt mà tự treo cổ.

Ai nấy đều bàn tán xôn xao, đều truyền đi khắp nơi không ai mà không biết.

Rất nhiều người đến thăm viếng ai nấy đều xót thương cho vị tiểu thư trẻ tuổi như vậy mà đã chết.

Chiêu Hoa chỉ mới có 14 tuổi vẫn còn một tương lai phía trước vô cùng rộng mở vậy mà nay đã lạnh lẽo nằm đó.

Chiêu Hoa vẫn không thể gặp mặt Nguyệt Sinh lần cuối, Chiêu Hoa vẫn là không đợi được chàng về.

Tang lễ sẽ được tổ chức ba ngày, đến cả quan tài cũng là màu đỏ mà Chiêu Hoa thích.

Ngày cuối cùng của tang lễ Nguyệt Sinh cũng đã trở về.

Khi vừa về đến thành, chàng vẫn còn chưa về nhà mà là đi thẳng đến phủ nhà Chiêu Hoa.

Bước từng bước chân lạnh lẽo từ cửa phủ vào nơi đang đặt quan tài của Chiêu Hoa.

Nguyệt Sinh khóc, lòng anh đau đớn vô cùng người con gái mà anh luôn một lòng thương nhớ lại đang nằm đây.

Khuôn mặt xinh đẹp vẫn còn nhưng lại vô cùng lạnh lẽo, mắt đã nhắm nghiền không còn có thể mở ra nhìn anh lần cuối.

Nguyệt Sinh khóc vì lời hứa đưa nàng lên kiệu hoa vẫn còn chưa thực hiện được.

Nhìn thân xác tiều tụy, đầy những vết thương chưa lành hẳn mà lòng Nguyệt Sinh đau thắt.

Làm sao có ai có thể hiểu được nổi đau của chàng ngay lúc này.

Nguyệt Sinh quỳ lạy bên chân của phụ mẫu Chiêu Hoa mong rằng vẫn có thể hoàn thành lời hứa với nàng khi còn sống.

" Nay Chiêu Hoa đã mất, lòng con cũng vô cùng thương tiếc, chỉ mong có thể thực hiện hẹn ước cùng nàng, chúng con đã thề hẹn chỉ cần con trở về không quan tâm có đỗ đạt hay không vẫn sẽ cho nàng một hôn lễ long trọng, mong Chu thúc và phu nhân thành toàn cho tâm nguyện của chúng con ".

Nguyệt Sinh khấu đầu trước đấng sinh thành của Chiêu Hoa.

Người làm cha mẹ như Chu lão gia và phu nhân đây làm sao có thể cầm lòng.

Họ chỉ có một đứa con gái là Chiêu Hoa, theo phong tục nữ nhân lớn lên phải xuất giá, khi mất sẽ được thờ phụng trong từ đường nhà chồng, nếu lỡ may có mất trước khi xuất giá thì mồ mã lạnh lẽo không thể có ai hương khói cũng không được phép thờ phụng trong từ đường nhà mình đó chính là điều không may.

Nay Nguyệt Sinh đã có ý ngõ lời, Chiêu Hoa cũng coi như có nơi nương tựa sau này không còn lo mồ hoang hiu quạnh.

Phụ mẫu Nguyệt Sinh cũng có mặt ở đó đều hiểu và thương cho Chiêu Hoa, càng hiểu cho tấm lòng chung thủy một lòng của con trai mình không làm theo e là không được.

Mọi thứ đã quyết ngày chôn cất sẽ được dời lại, thay vào đó là chuẩn bị cho lễ cưới âm dương này.

Đây chính là lễ cưới long trọng mà người trong thành này chờ đợi bao lâu, ấy vậy mà bây giờ lại thành ra như vậy.

Ai nấy đều kiên kị, cho rằng đây là điềm xui, rước một người đã chết như vậy về nhà.

Tân nương đã lạnh lẽo như vậy còn ngồi trên kiệu hoa.

Lời đồn thổi càng ngày càng nhiều, nói Chiêu Hoa chính là chết oan bị người khác hãm hại mà chết.

Chính vì vậy vô cùng linh thiêng, đêm đêm sẽ hiện về đòi mạng kẻ nào đã hại cô phải vào bước đường này.

Kể từ ngày xảy ra chuyện đó, trong ngoài Chu phủ luôn lo lắng cho Chiêu Hoa, luôn sợ chuyện này đồn ra ngoài ảnh hương danh dự của gia tộc nên chưa từng có ý định báo quan điều tra.

Nay chuyện đã đi đến bước đường này càng không thể dấu.

Nguyệt Sinh lại là quan lớn vừa mới đỗ đạt chắc chắn sẽ không để yên chuyện này, dự định sau hôn lễ chôn cất Chiêu Hoa đàng hoàng vào phần mộ của nhà họ Nghiêm cho nàng một nơi an nghĩ đàng hoàng mới bắt đầu điều tra.

Nguyệt Sinh quỳ mãi trước linh vị và quan tài của Chiêu Hoa, Chàng đã xem qua thân thể nàng nhằm tiện cho việc điều tra.

Khắp nơi đều là thương tích các vết bầm tím vẫn còn, có thể thấy nàng đã bị dày vò ra sao càng làm cho Nguyệt Sinh thêm câm phẫn hận không thể giết ngay kẻ thủ ác để báo thù.

Nguyệt Sinh tự thề với lòng chắc chắn sẽ không để chuyện này trôi qua mà không có kết quả, phải bắt cho bằng được tên đó, rữa sạch danh tiếng cho Chiêu Hoa.

Nguyệt Sinh cứ quỳ như vậy bên linh vị, túc trực trông coi, đến ngày thứ 5 của tang lễ, bên phía nhà Nguyệt Sinh cũng đã chuẩn bị tươm tất đón tân nương về nhà.

Ngày diễn ra hôn lễ sắc trời vô cùng quỹ dị, đón dâu là việc tốt thường sẽ chọn giờ lành tháng tốt để rước.

Nay tân nương cũng đã chết, đón dâu cũng không lựa giờ lành mà lại đón lúc xế chiều sập tối, mặt trời đã khuất dạng sau máy bụi tre thì kèn trống kiệu hoa mới bắt đầu xuất phát.

Rước dâu linh đình như vậy bình thường sẽ có rất đông người hiếu kì đi theo xem, nhưng đám cưới này tuyệt nhiên một bóng người ngoài đường cũng không có.

Ai náy đều đóng cửa tắt đèn, cho rằng Nghiêm phủ làm đám cưới này quả thực là quá phô trương.

Chỉ là rước một người chết về nhà mà vẫn phải kèn trống linh đình kiệu 8 người khiêng trong khi bên trong kiệu hoa chỉ là một cái xác.

Theo sau cái kiệu hoa còn là một cổ quan tài màu đỏ.

Bình thường khi rước dâu, nhà giàu có hay rãi tiền cho những người xung quanh cúi xuống nhặt ý chỉ chúc mừng cầu chúc may mắn.

Đám cưới này một bên thì rãi tiền cho người, một bên thì rãi tiền cho ma trông rất quỹ dị.

Dù hai nhà ở gần nhau, nhưng Nguyệt Sinh đã nói sẽ thực hiện cho đúng lời hứa với Chiêu Hoa phải làm cho nàng một hôn lễ thật lớn.

Phải đi rước dâu đúng một vòng thành này, cho ai nấy cũng đều phải biết Chu Chiêu Hoa bây giờ đã trở thành Nương tử của Nghiêm Nguyệt Sinh.

Từ nay về sau nàng sẽ là người nhà họ Nghiêm, không ai được phép đồn tiếu bậy bạ về nàng.

.