PHỤNG HOÀNG THẦN

Tác giả
Tình trạng
Hoàn thành
Thể loại
Kiếm Hiệp
Nguồn
Đang cập nhật
Lượt xem
0K
Đánh giá
Phụng Hoàng đài thượng Phụng Hoàng du.

Phụng khứ đài không gian tự lưu.

Ngô cung hoa thảo mai u kính,
Tấn đại y quan thành cổ khâu.

Tam sơn bấn lạc thanh thiên ngoại, 
Nhị thủy trung phân bạch lộ châu.

Tổng vị phù vân năng tế nhật,
Trường an bất kiến sử phân sầu.


Tạm Dịch:
Đài Phụng Hoàng xưa chốn phụng chơi, 
Phụng đi đài vắng nước chơi vơi.

Cung Ngô hoa ngỏ dường hoang lấp, 
Triều tấn cân đai nắm mộ vùi.

Ba đỉnh núi vương ngoài khói tỏa, 
Hai dòng sông rè bãi cò xuôi.

Vừng dương ngắn nỗi mây mờ phủ,
Chẳng thấy Trường An luống ngậm ngùi.


Bài thơ này Lý Bạch đã cảm tác nhân buổi lên Phụng Hoàng đài, nhưng ông chỉ tưởng tới y quan đời Tấn và Ngô cũng do Tôn Quyền đời Tam Quốc xây dựng, mà không nhắc đến cuộc hưng suy của Phụng Hoàng đài.
Đó là một điều đáng tiếc.


Về đời Xuân Thu thành Kim Lăng thuộc nước Ngô.
Sau Câu Tiễn diệt Ngô, thành này mới thuộc nước Việt.
Việt vương Câu Tiễn diệt Ngô rồi tự cho là trong tay nắm vững sơn hà mới xây Phụng Hoàng đài để kỷ niệm thịnh sư.
Trên thực tế, Câu Tiễn xây Phụng Hoàng đài vì một hành động bí mật.


Ai cũng biết binh học Trung Hoa về thời cổ rất hưng thịnh.
Nào Lục Thao của Thái Công, nào Tam lược của Hoàng Thạch, nào binh pháp của Tôn, Ngô.
 

Việc bài binh bố trận, chế địch tiên cơ, cố nhiên không thể khiếm khuyết, nhưng cùng địch giao phong phải trông vào binh khí để thủ thắng.


Trong thập bát ban binh khí thì kiếm pháp khó luyện nhất, nên đời nào cũng coi trọng kiếm thuật.


Về cổ kiếm nổi tiếng có những thanh Cự Khuyết, Thái A, Thanh Hồng, Bạch Hồng, Thanh Sách, Long Uyên, Thuộc Lũ, Công Bố.
nhất là những thanh Can Tương, Mạc Gia thì ai cũng nghe nói đến.


Nơi đây nhắc tới một thanh thần kiếm khác, trên đời ít ai biết đến.
Đó là thanh Tường văn, mãi sau gọi là Thái Hồng.
Cổ nhân có câu “Thuộc lũ hiện, Thái Hồng phi”.
Từ đó nó lại mang tên là Thuộc Lũ.


Đời Ngô Việt xuân thu, Thuộc Lũ kiếm lọt vào tay Ngô Vương Phù Sai.
Sau Ngô vương không nghe lời can của Ngũ Tử Tư, đã dùng thanh kiếm này bắt ông tự tử.
Người thời bấy giờ cho nó là vật bất tường.


Thái Hồng kiếm lọt vào tay Việt vương Câu Tiễn.
Việt vương diệt Ngô lúc ban sư sắp xây đắp Phụng Hoàng đài.
Đem bảo kiếm chôn dấu dưới đất và đổi tên là Phụng Hoàng kiếm.
Vụ bí mật về xây đài là ở chỗ đó.
Lý Bạch không nhắc tới Phụng Hoàng đài thành ra bài thơ này chưa tả hết được cái hay cái đẹp.