Cậ.u và Quan Tàng đi dạo qua cửa hàng bán đồ lưu niệm bên bờ biển, mùa đông vốn đã vắng khách mà những ngày này người ta còn tụ tập trong nội thành chơi lễ nên hàng quán chẳng có ai. Người bán hàng mặc áo lông, ôm máy sưởi mini, cầm điện thoại xem phim Hàn Quốc chứ chẳng buồn chào khách.

Dây chuyền hạt trai giả, vòng tay, chuông gió bằng vỏ ốc, khung ảnh khảm vỏ sò, ghim cài áo, túi xách, những viên đá sơn màu… toàn những món đồ đại trà ở mọi hàng lưu niệm. Hàng treo kín một mặt tường, bày đầy một tủ kệ.

“Má ơi, xấu ác liệt.” cậ.u cầm một cá.i túi xách dây đeo bằng xích lê.n ngắm vỏ sò khảm chi chít thành hình họa khỉ gì ấy, phải ai sợ lỗ chắc nổi da gà. Miệng thì chê nhưng tay vẫn khoác thử lê.n người, bảo, “Cá.i nữa nào.”

Mua mấy cá.i khung ảnh, dây chuyền, một cá.i chuông gió to đại dài hơn nửa mét, người bán hàng cũng nhanh nhảu tặng thêm hai cá.i cỡ nhỏ hơn.

“Ốc biển là hành thủy rồi, có thủy là có tiền. Mua về cho chị Hương Hương.” cậ.u bịa ẩu tả rồi hài lòng ra về, đòi Quan Tàng dắt đi ăn hải sản. Vào quán, cậ.u vừa bóc tôm ăn vừa hỏi: “Ông ngoại anh sắp sai quân đến bắt anh về chưa?”

Quan Tàng bóc hộ cậ.u, bảo: “Ông biết anh ở đâu mà, không đến mức bắt về đâu nhưng bao giờ về chắc sẽ bị bắt… quán này ăn ngon nhỉ? Chú Mã t.hích lắm, hôm nào về anh mua cho chú ấy một ít.”

“Ừ ngon, chứ giờ anh tính sao, liệu còn ra ngoài được không?” Nghiêm Khác Kỷ m.út tay rồi cầm cốc bia lê.n uống một hơi quá nửa.

“Có thể sẽ đưa anh ra nước ngoài.”

Cậ.u nện cá.i “cạch” cốc bia xuống bàn, “Mẹ nhà anh thế còn ở đây hú hí gì với tôi nữa? Tôi không có yêu xa yêu gần với anh đâu đấy! Bốn triệu bảy đâu, xì tiền ra đây rồi nói chuyện!”

Quan Tàng nhét con tôm bóc nõn vào miệng cậ.u rồi cười bảo: “Ông ấy không bắt anh được đâu.”

“Thế sao bao nhiêu năm nay anh vẫn nghe ổng?”

“Anh không muốn để chú Mã phải khó xử thôi.” Quan Tàng nhìn cậ.u, lại bảo, “Với lại lúc đó chưa gặp em.”

Nghiêm Khác Kỷ ngờ vực hỏi: “Anh nghiên cứu phong t.ục mai táng thật hả, không phải phong t.ục cưa gái hả?” Quan Tàng chẳng hiểu gì nên chỉ cười, cậ.u lại hỏi: “Sao anh lại muốn nghiên cứu phong t.ục mai táng?”

“Bà ngoại anh theo Phật, lúc bà mất nhà mời sư thầy đến niệm kinh siêu độ; ba anh thì… theo thủ t.ục thông thường của địa phương thôi; tang lễ của Alice không có người ngoài th.am gia, bọn anh làm theo nghi thức phương Tây đơn giản cho con bé… đến mẹ anh… cũng đơn giản lắm, nhưng mà có rất nhiều, rất nhiều hoa, hoa dại, hoa bình thường đều có cả, tr.ên bia mộ mẹ cũng khắc hoa.” Quan Tàng nhỏ giọng kể, “Em không thấy rất thú vị à? Tang lễ giống như tấm danh thiếp cuối cùng một người để lại thế giới này.”

Cậ.u thần người ra tưởng tượng một lúc rồi bảo Quan Tàng: “Lúc nào tôi chết tôi muốn mặc đồ hiệu đeo đầy hột xoàn! Tr.ên nắp hòm của tôi phải nạm Swarovski! Nạm chi chít vào, không được để hở tí nào!” Quan Tàng nghiêm túc ghi nhớ. Lại nghe cậ.u hỏi: “Thế còn anh?”

“Anh sẽ để em ‘giết’ anh, sẽ chết trong vòng tay em.” Quan Tàng nói.

“Biết đâu tôi chết trước anh thì sao?”

“Thế anh cũng sẽ chết trong vòng tay em.” Quan Tàng cựa mình tr.ên ghế như một đứa nhỏ nhấp nhổm vì hưng phấn, “Dạo này anh hay nghĩ đến chuyện ấy lắm, ý nghĩa thật nhỉ, chỉ nghĩ đến là anh đã vui rồi.” hai tay anh ta khum lại như đang nâng vật gì ấp lê.n n.gực trái mình rồi nhắm mắt lại, bảo: “Anh muốn làm một quả tim của Khác Kỷ đúng kích thước 1:1 để lúc nằm vào quan tài anh sẽ cầm trong tay.”

Nghiêm Khác Kỷ nghĩ nghĩ rồi mỉm cười, đắc ý ra mặt: “Anh đúng là đồ bi.ến thái thật… phải nạm kim cương nghe chưa.”

Quan Tàng càng vui vẻ hơn, anh ta không kìm được hưng phấn nữa: “Mỹ Mỹ ơi mình về đi, anh muốn s.ờ em!”

“Mẹ nhà anh không cho người ta ăn xong được à?!”

Quan Tĩnh Viên lại nhập viện vì cao huyết áp, Tôn Lệnh Nhàn lo lắng hỏi bác sĩ: “Ngày nào cũng uống thuốc đúng giờ sao vẫn bị vậy?” Bác sĩ cũng đành chịu, “Không phải mỗi uống thuốc, bệnh nhân còn cần chú ý cảm xúc nữa.”

Tôn Lệnh Nhàn th.ở dài, không nói nữa. Mã Thiên Gia đến bệnh viện, Quan Tĩnh Viên không tiếp ông ta mà sai Tôn Lệnh Nhàn chuyển lời: “Tiểu Mã à, gần đây thật tìn.h là ông Quan đang có việc đau đầu, anh đừng lo. Chuyện Quan Tàng anh cứ thư thư đi cũng được.” Mã Thiên Gia nghe xong không nói gì mà quay lưng đi về luôn.

Một khi Quan Tĩnh Viên đã quyết định thì ông chẳng còn giá trị gì với ông ta nữa.

“Phải làm sao đây, Lạc Hoa.” ông lẩm bẩm, “Tôi phải đưa Quan Tàng đi thôi, nếu không nó sẽ giết cha em thật mất…” suy nghĩ một lát, Mã Thiên Gia lại nói: “Hay là tôi cứ mặc kệ cho nó được tự do thì hơn?”

“Quan Tàng bây giờ hạnh phúc giống như em hồi ấy, lúc nào nó cũng vui vẻ đón chờ ngày mai đến. Những gì tôi không thể làm được thằng bé Nghiêm Khác Kỷ ấy đều làm được rồi. Tôi có quyền gì mà bắt nó không được sung sướng, sung sướng đâu phải là tội lỗi.”

“Bác sĩ Mã à, em vui là có tội sao?” Quan Lạc Hoa đã hỏi ông như thế, và Mã Thiên Gia không thể trả lời cô được. “Ba bảo anh ấy là phường lưu manh, nhưng ở bên anh ấy em vui lắm, hay em cũng là một đứa con gái tồi tệ rồi?”

Quan Lạc Hoa nhìn ông bằng đôi mắt của một cô bé chẳng hiểu sự đời, vừa bất an vừa lạc lõng. Mà cô đích thực là một cô bé ngây thơ, đáng yêu, dịu dàng và lương thiện, một nửa cuộc đời cô không được bước chân ra cửa, số người cô từng gặp gỡ chỉ đếm tr.ên đầu ngón tay. Cô bị nhấn chìm trong sự ác hiểm mà vẫn chẳng biết gì về sự ác hiểm của nhân gian.

“Không đâu, em không hề như thế.”

Quan Lạc Hoa lặng lẽ x.oa bụng mình rồi bảo: “Em chỉ nói cho bác sĩ Mã biết thôi nhé, anh ấy không phải lưu manh đâu, anh ấy là thiên thần!” nói rồi lại cười thẹn thùng, “Thiên thần có tóc vàng mắt xanh đúng không? Con của anh ấy chắc chắn cũng sẽ có tóc vàng mắt xanh, em đặt tên cho nó là Alice được không?”

Mã Thiên Gia gật đầu, bảo “Hay lắm”. Rồi ông trở về văn phòng, đóng cửa và tự vả vào mặt mình.

Kể từ giây phút động lòng với Quan Lạc Hoa ông đã biết mình không còn tư cách làm bác sĩ của cô rồi. Và cũng không có tư cách làm bác sĩ cho bất cứ ai. Vì thế mấy năm sau khi nhận được cuộc gọi của Quan Tĩnh Viên ông đã bỏ ngay công việc ở viện để đến ở nhà họ Quan, thỏa mãn lòng riêng của mình, làm bạn với Quan Lạc Hoa trong những ngày cuối cùng. Sau đó là ở cạnh Quan Tàng, làm một người giám hộ “có chút kinh nghiệm về th.am vấn tâm lý”.

Nhiệm vụ của ông là khiến Quan Tàng được vui sướng, bình an sống trọn cuộc đời này. Nó sẽ là một đứa con nhà giàu bình thường, thừa kế Quan Đạt, lấy một người vợ phù hợp, si.nh con đẻ cá.i – một đứa trẻ đáng yêu khỏe mạnh.

“Nhưng tôi chẳng làm được gì cả, tôi không cho nó được bình an, không cho nó được vui sướng.” Mã Thiên Gia bật khóc với tấm ảnh và nói ra những lời trong men say.

Sau khi Quan Lạc Hoa mất ông giữ lại chiếc váy hoa đã tặng cô năm nào. Trở về từ tang lễ ông mới đốt nó đi, coi như tặng cô một lần nữa. Về sau hàng năm ông đều đốt một chiếc váy hoa. Dù sao ông cũng chẳng biết nên gửi gắm đến cô vật gì hơn.

Trước khi gặp Quan Lạc Hoa Mã Thiên Gia chưa hề yêu ai, sau khi Quan Lạc Hoa ra đi Mã Thiên Gia cũng không yêu thêm một ai khác. Ông không thể làm một gã lưu manh biết mua vui cho ai đó, ông chỉ là một thằng hèn ôm mãi mối tìn.h câm.

Khóc xong, Mã Thiên Gia gọi điện cho Trang Bách Tâm, hỏi cô ta: “Cô liên hệ được với Quan Tàng thật sao?”

Trang Bách Tâm đang ăn cơm với ba mẹ ở nhà, mẹ cô mới hấp một xửng bánh bao nở to tướng, ba cô làm cá chép om xì dầu bày trong một cá.i đĩa siêu sâu lòng mà nước sốt vẫn muốn tràn ra mâm. Trang Bách Tâm bốc một cá.i bánh bao nóng hổi, véo một miếng chấm vào nước sốt cá, thấy nước sốt đỏ sậm hối hả thấm vào miếng bánh bao trắng muốt cô liền nhét ngay vào miệng nhai.

TV đang p.hát tin tức về chiến dịch “đốt lò”, thanh lọc sâu mọt nội bộ. Ba cô bảo: “Không biết kỳ này có bao nhiêu ông ngã ngựa, sắp tới chắc các con cũng làm chương trình hả.”

Trang Bách Tâm gắp miếng cá, cười đáp: “Ông Trang gì cũng biết nhỉ.”

“Có gì đâu mà không biết, thời sự là một phần của chính trị, nó cho thấy thái độ của chính quyền mà. Con tưởng các con làm tin tức bừa mà được hả.” ông Trang làm công tác tuyên truyền cả đời nên hiểu rất rõ đường ngang ngõ tắt của ngành này. Tợp một hớp rượu xong ông lại than th.ở: “Một ông quan ngã ngựa là hệ lụy cả đàn lái buôn đấy.”

“Ba ơi, con hỏi ba chuyện này nhé.” Trang Bách Tâm nuốt miếng cá rồi nói: “Ví dụ có một người thế này: Ông ta si.nh vào thời chiến, lúc nhỏ là người hầu cho nhà giàu rồi dan díu với cô con gái bị điên của nhà đó và lấy cô đó làm vợ; thời rối ren để giữ thân ông ta lại đấu tố chính vợ mình, khi người vợ p.hát điên ông ta liền nhốt bà ta lại; sau đó ông ta vào làm trong xí nghiệp quốc doanh rồi leo được lê.n chức vụ rất cao; ông ta si.nh được một đứa con gái nghe nói cũng bị điên, ông ta cấm con gái tự do yêu đương rồi chủ động gả con cho một người chịu ở rể, về sau cơ chế thay đổi thông qua con rể ông ta lại mua lại nhà máy với giá rẻ và trở thành nhà công nghiệp; sau khi vợ chết ông ta tái giá với một người gia đình có quyền thế, đến bây giờ ông ta đã là tỉ phú nhưng đời cháu ông ta…” cô chỉ chỉ vào đầu, “Hình như cũng không bình thường lắm.”

Ông Trang tò mò hỏi: “Là ai thế?”

“Ba đừng hỏi là ai, con chỉ hỏi ba là… người như thế, câu chuyện như thế, nếu có thật thì ba đánh giá thế nào?”

Ông Trang bật cười: “Con không nhờ ba đánh giá, con đang muốn ba phê phán ông ta thôi. Nếu thực sự có một người như thế ba chỉ có thể nói với con… đó là một người hiểu thời thế và biết lợi dụng thời thế. Người có thể làm được như vậy rất ít, cực kỳ ít, đó phải là một người thông minh và tàn nhẫn, điều gì đã rắp tâm làm nhất định họ sẽ làm được.” ông Trang cầm một chiếc đũa rà từ đuôi cá lê.n bụng cá. “Con không thấy à? Mỗi lần thời thế thay đổi ông ta đều có thể tiến từ bên lề vào đến trung tâm.”

Nghiêm Khác Kỷ nhận được cuộc gọi của Trang Bách Tâm nhưng người gọi là Mã Thiên Gia, ông ta hỏi gặp Quan Tàng. Điện thoại xong cậ.u hỏi: “Nói gì thế?”

Hiếm hoi lắm mới thấy Quan Tàng thẫn thờ, ngơ ngác.

“Chú Mã bảo chú ấy sẽ gửi cho chúng mình một khoản tiền, bảo mình đi xa đi, đừng quay lại.”