Trang Bách Tâm làm xong bản thảo thì rủ đồng nghiệp cũ đi ăn lẩu để cảm ơn việc lần trước đã cho Quốc Sắc Thiên Hương lê.n báo.

“Báo mạng cũng có cá.i hay của báo mạng, vừa nhanh vừa mới mẻ, muốn đăng lúc nào thì đăng; báo chí truyền thống cũng phải số hóa dần rồi, tôi nghĩ bà nên thử đi.” đồng nghiệp cũ khuyên cô như vậy.

Trang Bách Tâm cười đáp để suy nghĩ đã. Ban nãy Trầ.n Cảnh vừa hỏi có phải cô vẫn theo vụ Quan Tàng không, nghe giọng điệu ông ta như là đang đấu dịu nên cô tin.h ý nhận ra có lẽ gió đã đổi chiều rồi.

Đồng nghiệp cũ bảo: “Thế thì mừng quá, gió mà đổi chiều thật thì cả đàn lại bu vào, bà đi đầu là ăn đứt rồi.”

Trang Bách Tâm đặt đũa xuống, nhìn đồng nghiệp cũ qua làn khói lẩu, bảo: “Tôi chỉ nghĩ đến hai chữ, ‘tiếng nói’ và ‘chúng ta’.” Đồng nghiệp cũ nhướng mày không nói gì, lại uống một chén rượu, ăn mấy miếng thức ăn rồi mãi mới lê.n tiếng.

“Tiếng nói hả, thì từ mồm mà ra, mồm là để ăn, để nói cho người ta nghe thấy, chứ không lẽ bà làm lời trái tim muốn nói.”

Ăn uống xong về nhà, Trang Bách Tâm mở máy tính bắt đầu xem tài liệu về tập đoàn Quan Đạt. Đối tượng cô thực sự muốn điều tra từ đầu không phải Quan Tàng mà là Quan Tĩnh Viên và Quan Đạt của ông ta. Hơn sáu mươi tuổi mới khởi nghiệp, tám mươi tuổi trở thành đại gia bạc tỉ, trong hơn chục năm ngắn ngủi ấy là bao nhiêu lần thu mua, sát nhập có thể coi là thần kỳ như “rắn nuốt voi”, bao nhiêu lần ông ta được lê.n mặt báo vì bản lĩnh tài tìn.h của mình, ông ta khiến đám đông phải xôn xao bàn tán nhưng không ai biết được sự thật.

Trang Bách Tâm bắt đầu hứng thú với ông ta từ khi đọc được một mẩu tin giải trí về ngôi sao nữ đang lê.n nào đó vào khách sạn với một người đàn ông bí ẩn suốt bảy tiếng đồng hồ. Người đàn ông đó nghe đâu là con trai cả của tập đoàn Quan Đạt – Quan Quốc Lương. Mà hình như Quan Quốc Lương không phải con đẻ nên khả năng được thừa kế gia sản rất xa vời, rồi bao nhiêu uẩn khúc giữa cá.i chết của người vợ đầu và cuộc hôn nhân với người vợ hai của Quan Tĩnh Viên. Tờ báo lá cải đăng tin thất thiệt đã bị Quan Tĩnh Viên điên tiết kiện ra tòa và phải đăng bài cải chính, bồi thường, nói chung là cũng trở thành chủ đề nóng hổi một thời gian.

Trang Bách Tâm bỏ công đi tìm hiểu về Quan Tĩnh Viên và hai cuộc hôn nhân của ông ta để rồi thu được không ít điều bất ngờ khiến cô càng muốn đi sâu hơn nữa. Cô về tận quê ông ta điều tra và dần dần đã chắp nối được một bức chân dung sơ lược về nhà công nghiệp tư nhân Quan Tĩnh Viên này.

“Vợ ông ta tên là Quan Di, trước giải phóng bà ấy là tiểu thư nhà giàu danh giá lắm ở vùng này, con gái út đấy. Nếu không bị bệnh thì đời nào lại lấy ông ta?” cụ già tầm tuổi ấy ở quê khi nghe nói lý lịch Quan Tĩnh Viên ghi ông ta là “giai cấp tư sản” thì cười ha hả. “Ở đâu ra tư sản, có mà đẻ ra đã là nô bộc nhà họ Quan ấy! Mười mấy tuổi đã dan díu với tiểu thư nhà chủ nên bị đánh suýt chết!”

Trước giải phóng, nhà họ Quan muốn sang Hồng Kông để tránh chiến loạn nhưng giữa đường cô con gái út nhảy khỏi tàu hỏa đòi quay lại tìm Quan Tĩnh Viên, thế là bị sẩy thai. Chẳng còn cách nào khác nhà họ Quan đành để lại cho cô ta ít tài sản rồi thu xếp gả cô ta cho Quan Tĩnh Viên.

“Quan Tĩnh Viên chẳng tốt lành gì nhưng lại làm ăn rất giỏi. Ông ta kinh doanh cửa hàng nhà vợ để lại còn p.hát đạt hơn trước kia.” cụ già tự chỉ vào mình, “Chính tôi hồi ấy cũng đi làm cho nhà họ!” Mấy năm sau khi nhà nước Trung Quốc mới được thành lập bắt đầu đường lối hợp doanh tư nhân với nhà nước, Quan Tĩnh Viên đi tiên phong chủ động hợp doanh và tự bi.ến mình thành thành phần tiến bộ.

Trang Bách Tâm hỏi: “Thế mười mấy năm ấy làm sao ông ta… thoát được?”

Cụ già bật cười: “Sao mà phải thoát? Cô ngẫm đi, ông ta đâu phải giai cấp tư sản bóc lột, ông ta là nông nô bị bóc lột cơ mà! Mẹ ông ta bị bán cho tư sản làm nha hoàn. Ông ta tuyên bố đoạn tuyệt với quân tư sản đích thực, chính ông ta chủ động đấu tố đấy.”

“Quân tư sản đích thực thì… chẳng phải là…”

Cụ già gật đầu: “Từ đó mà vợ ông ta mới p.hát bệnh, nhưng cũng may là không chết. Cá.i thời ấy… biết làm sao được nữa. Nghĩ cũng xót xa, nghe nói con gái ông ta cũng không bình thường.”

Trang Bách Tâm lại đi quanh vùng tìm lại mấy người công nhân già từng làm việc cùng Quan Tĩnh Viên ở cá.i nhà máy là tiền thân của công ty sắt thép Quan Đạt. Ấn tượng của họ về ông ta luôn là một người quyết đoán, sòng phẳng, điều gì đã muốn làm nhất định ông ta sẽ làm được, thậm chí nhiều khi ông ta bất chấp thủ đoạn để đạt được mục đích. Họ khen thời ông ta quản lý xưởng thép đạt năng suất rất cao, công nhân được phân nhà tốt hơn hẳn người xưởng khác; còn họ chê ông ta bề ngoài trông đàng hoàng nhưng bản chất là loại người tiểu nhân giỏi luồn cúi, xu nịnh. Bà vợ đầu vừa chết đã vội cưới bà thứ hai, chẳng là vì thèm điều kiện nhà người ta tốt quá hay sao?

Bà vợ thứ hai của ông ta chính là Tôn Lệnh Nhàn – có người em trai làm chính trị, giờ đã là phó bí thư tỉnh ủy. Lúc kết hôn với Quan Tĩnh Viên bà ta đã có ba đứa con với người chồng trước, thiên hạ đồn rằng một trong số đó thật ra là con của Quan Tĩnh Viên, họ chỉ đợi Quan Di qua đời để đến với nhau.

Còn Quan Lạc Hoa – con gái đẻ của Quan Tĩnh Viên thì ngoài Quan Tĩnh Viên ra tất cả mọi người đều nói cô ta bị điên. Nhưng chẳng ai biết cô ta điên ra sao, cũng chẳng ai nhớ mặt mũi cô ta trông thế nào. Giống như người vợ đầu Quan Di của Quan Tĩnh Viên, dường như cô ta chỉ tồn tại trong những lời đồn thổi. Đến khi người ta lại nghe về cô ta thì đã là tin báo tử, báo tang.

Mấy năm ấy nhà họ Quan làm đến ba cá.i tang, cho Quan Di và vợ chồng Quan Lạc Hoa.

Nhắc đến chồng của Quan Lạc Hoa thì những người công nhân già đều tỏ ra bất bình thay cho anh ta. Họ bảo anh chàng thật thà tốt tính mà bị cô vợ điên đâm chết, luật pháp lại chẳng làm gì được cô ta.

“Thằng bé nhà ấy khổ lắm, từ bé đã ở với con mẹ điên thì sướng làm sao được? Cha chết thối trong nhà mà con không biết gì, cứ tưởng cha đi đâu vắng. Nó ở phòng bên cạnh, sống cùng một nhà với cá.i xác mười mấy ngày trời!”

Nghỉ trọ qua đêm, sáng hôm sau chờ qua giờ cao điểm buổi sáng họ lại lái xe lê.n đường. Nghiêm Khác Kỷ bật nhạc ầm ầm tùng tùng xèng, bảo là để Quan Tàng nghe khỏi buồn ngủ còn cậ.u thì hứng chí gân cổ hát theo. Quan Tàng chỉ cần nhìn cậ.u là chẳng bao giờ buồn ngủ.

Lái xe từ sáng đến chiều, đi qua một khu nghỉ dưỡng phong cảnh đã bắt đầu khác hẳn, khẩu âm của người dân cũng khác. Cậ.u tắt nhạc, mở cửa xe thò đầu ra ngắm đường, hỏi Quan Tàng: “Sắp đến rồi hả?”

“Ừ, nửa tiếng nữa thôi.”

“Ây gu, thầy Quan ơi bên đây biển không đóng băng đâu nhỉ?” cậ.u hào hứng hỏi, “Tí nữa đến đó có thấy được biển không?”

“Nhìn từ cửa sổ nhà thì chắc là không thấy được nhưng đi một đoạn sẽ đến bờ biển. Khác Kỷ chưa thấy biển bao giờ à?”

“Chưa thấy bao giờ, tôi còn chẳng biết bơi.” như chợt nghĩ ra điều gì, cậ.u ngoảnh lại hỏi: “Anh biết không?”

“Có biết, chú Mã đưa anh ra bể bơi tập.”

“Thật, kể ra chú Mã anh yêu mẹ anh sâu đậm thật đấy, gần năm mươi rồi mà vẫn một mình, lại còn chăm anh như con đẻ… thôi từ sau tôi sẽ bớt chọc tức ổng.”

Quan Tàng cười hì hì, bảo: “Mẹ với Alice và chú Mã là những người anh quan tâm nhất, dù gần đây anh hay làm chú Mã giận nhưng anh vẫn rất yêu chú ấy. Giờ thì lại có thêm Khác Kỷ và Mỹ Mỹ.”

Cậ.u chống tay nhìn Quan Tàng một hồi, bảo: “Này Quan Tàng, anh phải biết là t.hích tôi hay bị tôi t.hích đều chẳng an toàn đâu. Với tôi không bao giờ có chuyện chia tay êm đẹp. Lúc nào tôi t.hích là tôi bi.ến, đừng có hòng ngăn được tôi.”

Quan Tàng hơi gật đầu, ý là đã hiểu.

“Nhưng Khác Kỷ cũng chẳng ngăn anh được.”

Cậ.u vò vò mớ tóc quăn, chặc lưỡi: “Ờ phải, mình nói lý với đồ bi.ến thái làm gì vậy trời?”

Quan Tàng cười ha ha.

Gần một tiếng sau, xe đến nơi. Một biệt thự hai tầng từ thập niên 90, nhà xây thời kỳ bắt đầu cải cách nên vẫn còn hơi hướng châu Âu nhưng bên trong bài trí hoàn toàn là kiểu Trung Quốc, tính ra có vẻ hơi kệch cỡm. Tuy giờ đây trông vừa cũ kĩ vừa lỗi thời, diện tích thì quá hẹp và còn quá xa nội thành, không thể sánh bằng những nhà nghỉ cao cấp hiện đại nhưng vào thời đó đây là một thú tiêu tiền rất thời thượng, chỉ nhà cán bộ hoặc rất lắm tiền mới chơi nổi.

Trong nhà chỉ hơi bụi bặm, Quan Tàng đi xem công tơ điện và đồng hồ nước rồi quay lại bảo: “Năm nay chú Mã đến dọn nhà rồi.” Nói xong anh ta dẫn cậ.u đi dạo một vòng tầng tr.ên tầng dưới, nhà cũng ít phòng mà tất cả đều bày biện một kiểu hệt như nhà khách, công trình phụ vẫn là xí xổm, nhà tắm dùng bình nước nóng chạy bằng gas kiểu xưa, bật lê.n một cá.i là có thể thấy ngọn lửa nhỏ cháy bập bùng.

“Chưa hỏng nhưng cũng phải thay thôi. Nhà không ai ở cứ để vậy mãi.” Quan Tàng ra xe lấy ga giường sạch vào thay rồi vào phòng chứa đồ tìm được máy sưởi điện mang ra cắ.m cho cậ.u sưởi ấm. Xong anh ta vào bếp nấu hai bát mì, một bát canh nóng và một bát rau trộn, hai đứa ngồi ăn tr.ên sô pha.

“Alice ra đời ở đây à?”

“Ừ, si.nh non hai tháng, lúc đó tìn.h trạng mẹ anh không tốt lắm nên đâu kịp đưa đi viện. Nhưng nó cũng suýt chết vì yếu quá nên về sau hai mẹ con vẫn phải nhập viện. Hồi ấy chú Mã cũng phải theo một thời gian dài.”

“Thật ra vì sao Alice lại tên là Alice? Tên đó đâu vào hộ khẩu được đúng không?”

Quan Tàng lắc đầu: “Vào thì vào được, nhưng Alice cũng không có hộ khẩu. Đặt là Alice thứ nhất là vì chú Mã từng bảo mẹ anh giống Alice, thứ hai là vì con bé là con lai mà.”