Niên Đại 90: Mẹ Kế Muốn Chạy

Chương 3: Làng cổ tích[1] nhưng không phải chuyện cổ tích

*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

Raw: downxs

Convert: ❄TieuQuyen28❄

Edit: Yu

Lâm Đại Thuận giới thiệu tên mình và em trai xong, sau đó lại giương mắt chờ mong nhìn vào nồi sắt lớn trên bếp lò.

Trong nhà chỉ có duy nhất một cái nồi, may mà hiện nay nhà họ Lâm không nuôi heo, nếu không người và heo phải ăn chung một cái nồi rồi.

Triệu Chanh đem cỏ tranh gạt sang một bên, phân tán vừa phải, cố gắng làm cho củi "mềm" cháy chậm một chút, đừng vèo một cái đã cháy hết sạch.

Khi lửa đã cháy lên, Triệu Chanh đứng lên lấy nước ở cái lu bên cạnh bếp. Mở tấm ván gỗ đạy trên lu ra, vừa nhìn trong lu nước cũng không còn bao nhiêu, phía dưới cùng còn đọng một tầng cặn đen, đó là do nước bẩn lắng xuống.

Mặt Triệu Chanh không đổi sắc thả nhẹ động tác, dùng gáo nhẹ nhàng múc nước trong phía trên. Đem nồi sắt cọ rửa qua một chút cho sạch, rồi sau đó lấy hai nắm ngũ cốc[2] đem đi vo, quay đầu liếc mắt nhìn Lâm Nhị Thuận ở đằng sau, thế là Triệu Chanh lại lấy thêm một chút gạo lức nữa.

Chỉ có một cái nồi, Triệu Chanh nấu một chén cháo gạo lức nhỏ cho Lâm Nhị Thuận trước, sau đó mới nấu cháo ngũ cốc cho mình và Lâm Đại Thuận.

Tuy Lâm Đại Thuận mới năm tuổi, nhưng đứa trẻ này cũng đã ăn hai, ba năm thô lương[3] như vậy rồi.

Trong nhà gạo lức vốn ít, Triệu Chanh nghĩ muốn coi nó như trẻ con mà chăm sóc cũng không thể thực hiện được.

Bởi vì củi lửa trong nhà không nhiều, lại không kiên nhẫn hầm, cho nên cũng không hẳn là cháo, không thể giống vài thập niên sau dùng lửa nhỏ hầm thành dạng sền sệt. Đây chỉ có thể nói là đem gạo nấu chín, đổ vào trong bát, vừa có hạt gạo vừa có nước canh.

Lâm Nhị Thuận cũng chỉ được một bát, nhưng Triệu Chanh vẫn thấy tốn nhiều củi. Lại buồn bực trong chốc lát, dù sao cũng tốn nhiều hơn một chút dầu gạo.

Trong lu chỉ còn lại một chút nước đó, hôm nay nếu không đi gánh nước thì ngày mai cũng phải đi. Triệu Chanh là người nóng tính, vại gạo không còn nhiều gạo còn chưa tính, bởi vì cô sốt ruột thì cũng không có biện pháp giải quyết.

Nhưng lu nước hết cô lại không chịu được muốn đổ đầy luôn không muốn để sang ngày mai.

Cảm giác trên người bởi vì uống hai bát nước canh cháo mà khôi phục được một chút sức lực, Triệu Chanh đem chén đũa để xuống. Lâm Đại Thuận thỉnh thoảng ngẩng lên nhìn em trai ngồi bên cạnh đang húp cháo gạo lức một cái, rồi lại cúi xuống sì sụp húp cháo ngũ cốc của mình trong bát. Triệu Chanh nhìn Lâm Đại Thuận đang ngồi ăn cháo ở phía tây nói: "Trong vại nước cũng không còn nhiều, cô đi gánh hai thùng nước trước để hôm nay dùng tạm, cháu ở nhà trông em cẩn thận nha."

Lâm Đại Thuận nghe vậy, vội vàng buông bát đứng lên: "Khoan đã, cô cũng không biết giếng nước ở nơi nào, để tôi dẫn cô đi. Nhị Thuận một mình ở nhà ăn là được."

Dù sao em trai có đồ ăn là sẽ không chạy lung tung, ngộ nhỡ mẹ kế nguyện ý nấu cơm cho bọn nó cũng chạy mất, nó cũng không phải ba ba, đi đâu tìm được một người mẹ kế đây?

Triệu Chanh nhìn Lâm Đại Thuận, liếc mắt liền nhận ra đứa trẻ này là sợ cô đi mất. Trước đó vẫn còn dùng ánh mắt cảnh giác nhìn cô, bây giờ sao lại sợ không thấy cô nữa?

Chẳng lẽ là cha nó – Lâm Kiến Thành trước khi đi đã lặng lẽ dặn dò nó phải để mắt đến chính mình?

Trong lòng thì suy nghĩ như vậy nhưng Triệu Chanh cũng không thể hiện ra trên nét mặt, chỉ cười cười: "Cô tìm không thấy giếng chẳng lẽ cũng không biết tìm một người trong thôn hỏi hay sao? Yên tâm đi."

Suy nghĩ một chút lại nói: "Đúng rồi, nếu cháu không biết gọi cô như thế nào, thì có thể trực tiếp gọi tên của cô. Cô tên Triệu Chanh, có nghĩa là quả cam chanh[4]."

Lâm Đại Thuận biết quả cam trông như thế nào. Ba từ bên ngoài trở lại có mua một lần. Ăn cực kỳ ngon, so với quýt vỏ đỏ ở trong thôn ngon hơn nhiều.

Nghe Triệu Chanh nói quả cam chanh, Lâm Đại Thuận nhất thời nhịn không được nuốt nước miếng một cái. Một đôi mắt trong veo, tròng mắt đen trắng rõ ràng nhìn chằm chằm Triệu Chanh. Đột nhiên nhìn mẹ kế càng nhìn càng thấy thuận mắt, dù sao tên nghe đều thấy ngon như vậy mà.

Nếu Triệu Chanh đã nói như vậy, hơn nữa Lâm Đại Thuận quay đầu nhìn thấy bọc quần áo đặt ở cuối giường kia; nhớ tới mẹ kế muốn chạy cũng không thể nào chọn thời điểm trời sắp tối đen không mang theo cái gì mà chạy. Bên ngoài trên núi buổi tối còn có sói, bởi vậy cũng yên tâm hơn.

Triệu Chanh dưới sự giúp đỡ của Lâm Đại Thuận tìm được hai cái thùng nhựa cao su đen và tìm được cái đòn gánh đặt ở phía sau cánh cửa.

Đòn gánh là cái gậy chuyên dùng để gánh thùng nước. Nó được làm từ gốc tre già, hai đầu gậy gồ lên tạo thành một cái rãnh ở giữa, sau đó buộc dây vào hai đầu. Đầu dưới của dây buộc vào một cái móc bằng gỗ.

Cái móc được móc vào quai sắt trên tay cầm, hai cái thùng nước được treo vào bên phải và bên trái.

Triệu Chanh đem đòn gánh đặt trên vai, nhìn thoáng qua hai đứa bé mặt dính đầy bùn.

Lâm Đại Thuận liếc mắt nhìn theo hướng này của cô một chút, còn Lâm Nhị Thuận thì như trước vùi đầu nghiêm túc ăn cháo. Bữa cơm này không có mỡ cũng không có thức ăn gì, mà hai đứa bé lại ăn đến đặc biệt thỏa mãn. Thật giống như được ăn một bữa đại tiệc vậy, đúng là con nít. Dù đã sớm quyết định muốn rời đi nhưng đáy lòng Triệu Chanh vẫn rất đau xót.

Đương nhiên, cũng chỉ thế thôi; cô cũng không thể chỉ vì hai đứa trẻ mà vứt đi ý định rời khỏi đây của mình được.

Từ nhỏ đến lớn Triệu Chanh chỉ nhận được sự ấm áp khi ở bên bà ngoại. Mặc dù lớn lên có mối qua hệ tốt với bạn bè xung quanh, nhưng rốt cuộc vẫn không được như bà ngoại đối xử tốt với cô là do xuất phát từ nội tâm. Những người khác bây giờ có thể làm bạn với cô nhưng khi quay lưng ai biết họ có thể vì lợi ích mà đâm cho cô một nhát dao hay không.

Triệu Chanh đã trải qua nhiều việc nên nhìn thấu lòng người. Nếu nhẹ dạ, hết lòng vì người khác thì đều là kẻ ngốc; dù được tán thưởng thì đã sao, cô tuyệt đối sẽ không vì vậy mà học tập.

Ngôi nhà của Lâm gia được sửa chữa đặt ở cuối làng. Những người hàng xóm gần nhất cũng phải cách xa hàng trăm mét. Khi Lâm Kiến Thành kết hôn ra ở riêng thì chính là được phân đến đây. Ba mẹ hắn sửa chữa cho một gian nhà bằng đá chật hẹp, rách nát. Còn ngôi nhà cũ, phòng ở có gạch xanh mái ngói toàn bộ đều để lại cho con trai cả.

Cũng bởi vì con dâu cả khuyến khích bà làm như vậy, nên lúc đó mới quyết định sửa chữa phòng ở của Lâm Kiến Thành tại cuối thôn, xa xôi hẻo lánh như vậy.

Những chuyện này đều là nguyên chủ ở nhà nghe mẹ của mình thuận miệng nhắc tới. Triệu Chanh cũng biết một chút chuyện giống như vậy. Khi mình đang sốt cao hôn mê lúc ấy có nghe thấy giọng của một người phụ nữ đã lớn tuổi nói rằng không rảnh chăm sóc cô. Thiết nghĩ giọng nói đó chính là của mẹ Lâm Kiến Thành.

Suy nghĩ một chút, Lâm Đại Thuận với Lâm Nhị Thuận đói bụng một ngày một đêm cũng không được ăn cơm, Triệu Chanh cũng biết bà không phải chỉ nói đùa. Nói không chiếu cố thì thật sự sẽ không chiếu cố, ngay cả hai đứa cháu nội đều "Đối xử bình đẳng".

Đây là chuyện hư hỏng trong nhà người khác, Triệu Chanh cũng lười đi quản, không muốn suy nghĩ nhiều.

Bởi vì ở cuối thôn, nên Triệu Chanh chỉ cần tìm đường vào trong thôn là được. Trên đường gặp hai người - một bác gái đã lớn tuổi cùng một cô gái trẻ tuổi đang khiêng cuốc trên vai còn đeo thêm một cái gùi trên lưng, Triệu Chanh cười hỏi đường.

Đôi mắt của bác gái nhìn thẳng vào mặt Triệu Chanh, một tay thì giơ lên chỉ về một hướng nói: "Cháu chính là người vợ mà Lâm Kiến Thành mới cưới về sao?"

Cô gái bên cạnh bác gái này lớn lên thô ráp ăn mặc cũng bẩn, nhưng mà dù sao hai người chắc đều mới từ ngoài đồng về, trên người dơ một chút cũng là đương nhiên.

Triệu Chanh thấy tròng mắt bác gái đảo nhanh như chớp, vẻ mặt bát quái, nhưng cũng không có ác ý gì, bởi vậy cười cười giả bộ xấu hổ gật đầu, nhỏ giọng nói cám ơn. Một bộ làm dáng vẻ sợ người lạ: "Bác gái trong nhà con vẫn đang chờ nước để đun. Hôm nay không tiện ở lâu nói chuyện với người được."

Bác gái cũng không dây dưa lâu, cười cười coi như đáp lại song cũng quay đầu đi luôn. Bà cũng đang vội vàng muốn về nhà làm cơm đây. Sau đó những người đàn ông cũng kết thúc công việc trở về nhà, nếu khi trở về mà cơm vẫn chưa có để ăn, vợ cùng con gái đều sẽ bị chửi.

Dọc theo đường đi Triệu Chanh lại gặp mấy người phụ nữ, vài cô gái đi làm về nhà nấu cơm. Đến lúc múc được nước trong cái giếng xưa gánh trên vai, Triệu Chanh bị ép tới không còn sức lực cùng người khác chào hỏi, nói chuyện.

Theo lý thuyết nguyên chủ ở nhà mẹ đẻ làm việc vất vả hẳn đã thành thói quen. Chỉ là thay đổi một cái linh hồn, thân thể vẫn là thân thể đó, da dày thịt béo chắc là không nên có biến đổi gì chứ?

Ban đầu Triệu Chanh dám một mình đi gánh nước về nấu, chính là vì nghĩ như vậy. Không nghĩ tới bây giờ trên vai lại nặng như vậy, Triệu Chanh cảm thấy vô cùng tốn sức, nơi bả vai cũng bị đòn gánh ép cho đau.

Không biết rốt cuộc là mình xuyên đến nơi nào. Tuy rằng môi trường địa lý nơi này rất giống với tỉnh Cam Túc[5] ở Cao nguyên Hoàng Thổ, nhưng Triệu Chanh biết rằng đây chắc chắn không phải thế giới mà cô từng sống, dù cho quá trình phát triển của lịch sử giống nhau như đúc.

Quốc gia này gọi là Hoa Quốc, chỗ ở trước kia của nguyên chủ gọi là tỉnh Hoàng Hải, nghe nói sở dĩ gọi như vậy vì tất cả đất ở đó đều là đất vàng, đất badan, giống như ở biển vậy.

Đất ở nơi này với Cam Túc không khác biệt lắm, đều chỉ thích hợp trồng những cây khoai tây và khoai lang, đây là những giống cây chịu hạn tốt. Người dân ở đây đều dựa vào hai loại cây này để làm no bụng cả năm.

Mặt khác nước ở đây cũng không coi như là quá phong phú, nếu gặp phải mùa hè khô hạn muốn uống miếng nước cũng là điều xa xỉ.

Có điều chỗ chân núi này vẫn tốt hơn rất nhiều so với ngọn núi ở nhà mẹ đẻ nguyên chủ trước kia từng sống. Ít nhất không phải gánh nước vẩn đục về nhà nấu cơm.

Vì thôn Tiên Nữ, có một cái giếng xưa vào mùa khô hạn cũng không lo cạn. Cái giếng này đã cứu dân làng không biết bao nhiêu lần.

Bởi vì cái giếng này đàn ông trong thôn Tiên Nữ muốn lấy vợ càng dễ dàng ở những làng khác. Vì thế mà người dân trong thôn còn làm một cái rào chắn bao quanh giếng để bảo vệ miệng giếng xưa này.

Tác giả có điều muốn nói : Cái giếng xưa này tôi đã viết trong rất nhiều truyện rồi. Nguyên mẫu của nó chính là cái giếng ở trong thôn tôi sống, nằm sát cánh đồng lúa của chúng tôi.

Ai nha chờ về sau tôi bảy, tám chục tuổi cái giếng này khẳng định cũng sẽ được treo một tấm biển "Đây là giếng cổ XX" để cho khách tham quan, tôi đoán là như vậy.

------------Hai chương trước số lượng từ cũng không nhiều nên tôi sẽ đăng thêm hai chương nữa. Nào các thiên thần nhỏ hãy động viên tôi đi.

CHÚ THÍCH

[1] Làng cổ tích: đây hình như là tác giả chơi chữ, vì Tiên Nữ thôn có nghĩa là làng cổ tích.

[2],[3] Ngũ cốc: hay chính là thô lương gồm các loại hạt như: ngô, đậu, khoai, sắn, cao lương trộn lẫn nhau.

[4] Quả cam chanh: (danh pháp khoa học: Citrus) là một chi thực vật có hoa trong họ Cửu lý hương (Rutaceae), có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới ở đông nam châu Á.Quả là loại quả có múi, một dạng quả mọng đặc biệt, hình cầu hay cầu thuôn dài, bên trong quả khi bóc lớp vỏ và cùi sẽ thấy lớp vỏ mỏng, dai, màu trắng bao quanh các múi bên trong chứa nhiều tép mọng nước.

[5] Cam Túc (甘肃): là một tỉnh ở phía tây bắc của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Cam Túc nằm giữa tỉnh Thanh Hải, Nội Mông và Cao nguyên Hoàng Thổ, giáp với Mông Cổ về phía Bắc. Hoàng Hà chảy qua phía nam tỉnh này. Cam Túc còn gọi tắt là Cam hay Lũng cũng còn gọi theo tên cũ là Lũng Tây hay Lũng Hữu vì có núi Lũng ở phía đông Cam Túc.

_________________

TRUYỆN ĐƯỢC CHUYỂN NGỮ TẠI: https://lilyyu305.wordpress.com/