Lương Trữ vì lấy bản thân làm gương, phu nhân Minh Minh không muốn trở về nhà mẹ đẻ, liền cố ý bố trí cho nàng trở về nhà mẹ đẻ một chuyến, mình tìm người thuê xe ngựa, sai người nhà đi cùng, rêu rao hơn nửa vòng kinh thành. Các quan viên vốn muốn họ ra mặt thay mình đòi lại khoản phúc lợi này, chưa từng muốn họ dẫn đầu chấp hành. Bỗng chốc dù trong lòng không muốn, nhưng cũng không có ai dám nói ra.

Kỳ thực Dương Lăng cũng biết bổng lộc của các quan lại quá thấp. Đương nhiên họ sẽ có một khoản thu nhập khác. Nhưng thanh quan thì khác. Ví dụ như Dương Nhất Thanh, đường đường là một Lại bộ Thượng thư, lại không kiếm trác nhiều, vì chi tiêu cho gia dụng, thường xuyên giúp một số nhà trọ lớn, quán rượu viết biển bảng. Hoặc nhà giàu nào có hôn sự, tang sự, cưới gả, mời ông viết văn chương gì đó, kiếm lấy chút tiền. Dương Lăng thấy thế cảm thấy thật đáng thương.

Từ nay về sau bổng lộc quan viên phải được nâng cao mới đúng. Nhưng chuyện này trước mắt không thể thực hiện được, phải qua mấy năm nữa khi các dự án tân chính đã có hiệu quả mới tính tiếp. Mặc dù hiện tại có những lời oán thán, dùng những lời nói suông trấn an cũng vô dụng. Bởi vì họ tổn thất là lợi ích thực tế, nhưng, chờ qua hai năm nữa sẽ có lợi nhuận, không cần ngươi phải nói nữa, họ cũng sẽ hiểu ngày xưa làm như vậy là đúng.

Dương Lăng cũng không nhàn rỗi gì. Những chuyện này hắn đều tham dự sách lược. Nhưng, ý kiến của hắn cũng không được Nội các áp dụng hoàn toàn. Dương Lăng đã từng một thời đau đầu nhức óc đề xuất thành lập ngân hàng, phát hành trái phiếu để bổ sung quốc khố trống rỗng, đối với những đại thần như vịt nghe sấm trợn mắt há mồm kia cũng đã giải thích cặn kẽ hàm nghĩa của hai từ này, nói tới mức khô cổ dát họng, mấy vị đại thần thậm chí bao gồm cả Tiêu Phương cũng lắc đầu dường như trống bỏi.

Thương nghiệp lãi nặng, dã chạm tới giới hạn cao nhất của tập đoàn văn nhân, không ngờ khiến cho triều đình xây dựng ngân hàng, thậm chí còn phát hành công trái cho người dân. Trong lòng họ quả thực không thể tin nổi. Nếu người đề xuất không phải là Dương Lăng, sớm đã bị bọn họ chỉ trích là kẻ điên rồi.

Dương Lăng ngẫm lại cũng đúng. Bây giờ tất cả chính là một quốc gia có nền kinh tế nông nghiệp nhỏ. Thương nghiệp còn chưa phát triển hoàn thiện. Trong lòng người dân không có khái niệm về chuyện này, thậm chí còn không hiểu chút nào. Lúc này mở ra để mượn tiền cho quốc gia, tin đồn vừa truyền ra, không phải triều đình có vấn đề tín dụng hay không, mà tín dụng của triều đình lập tức sẽ bị phá sản. Ai cũng đều có thể cho rằng triều đình đã không thể tiếp tục được nữa rồi.

Cho dù là cưỡng chế thi hành, ép người dân mang tiền vào gửi, ép người dân mang tiền đi mua trái phiếu, chỉ cần có người truyền bá những lời đồn này, mà triều đình lại không đủ vàng bạc đề trù bị trả. Số tiền mượn được tất cả đều phát đi mà không lấy về được. Người dân hoang mang gửi tiền đi liệu có thu về được hay không, e là ngay cả cường hào thân sỹ cũng đều vùng lên khởi nghĩa vũ trang. Do đó chủ ý này chỉ đành để đó mà thôi.

Dương Lăng tin chắc chuyện này sớm muộn cũng có thể thực hiện được. Nhưng lúc này muốn thao tác rõ ràng là quá nóng vội. Trong những năm Bắc Tống, do vì thương nghiệp phát triển phồn thịnh, giao dịch thương phẩm cũng phát triển. Dân gian cũng đã xuất hiện tiền giấy. Tuy nhiên, vẫn chưa hình thành tín dụng mang tính quy mô và toàn dân. Tới thời kỳ Đại Minh cũng đã phát hành tiền giấy, nhưng không đủ ngạch trả tiền mặt cùng với mệnh giá vàng bạc. Độ tin tưởng quá thấp, vừa phát hành, rất nhanh chóng giá trị đã giảm xuống, cuối cùng bị coi như giấy lộn. Dương Lăng tin chắc cùng với sự quật khởi dần dần của thương nghiệp Đại Minh, kinh tế dần dần phát triển, tín dụng tiền tệ cũng sẽ sớm trở thành chủ đạo trong thị trường. Khi đó những thị trường tiền tệ này cũng tất nhiên sẽ theo đó mà sinh ra.

Phong thanh Dương Lăng tới lục bộ lập tức lan truyền. Làm quan ai mà phải là người tinh thông, ai không đoán ra Hoàng thượng lần này tiết lưu lại là chủ ý của Dương Lăng? Nhìn người tầm nhìn xa có thể thấy đây là có lợi cho triều đình. Xét từ lợi ích lâu dài mà nói, mỗi quan lại đều có lợi, có người tầm mắt nông cạn sẽ không tránh khỏi có vài câu oán trách.

Nhưng họ cũng chỉ có thể lên án vài câu sau lưng, hiện tại trong triều không thể tìm ra được một người có trọng lượng để đấu với Dương Lăng. Dương Lăng sao có thể tự hạ thấp bản thân mình xuống để đi tìm họ được chứ? Dương Lăng nghe nói vậy cũng chỉ biết mỉm cười. Trong bụng Tể tướng có thể giữ được thuyền, Quốc công hắn sao lại không có chút độ lượng nào chứ?

Cùng lúc đó, Dương Lăng cũng chú ý tới thế cục phương bắc. Lúc này chiến cuộc thảo nguyên dường như đã phức tạp hơn. Do vì chiến sự đã đi sâu vào giai đoạn vốn Bá Nhan Mãnh Khả có thể khống chế được. Đó là trong trung tâm thảo nguyên. Cho nên, bất luận là Cẩm y vệ triều đình hay là nội xưởng thần bí cũng khó mà nghe được thông tin.

Ngô Kiệt nguyên là đầu lĩnh bí mật của Cẩm y vệ ở Quan Ngoại. Khi đó y với thân phận là thương nhân đã có quan hệ rất tốt với trưởng tộc của nhiều bộ lạc trên thảo nguyên Quan Ngoại. Sau đó, y được điều tới Quan Nội liền viện cớ thấp khớp, muốn nhập quan trẩn trị, rất lâu mà không thấy tới Quan Ngoại. Lúc này người thăm dò bình thường khó mà phát huy được tác dụng. Ngô Kiệt phải đích thân xuất mã, đi theo nghề cũ, dùng thân phận thương nhân của mình để xuất quan.

Qua mạng lưới Nội xưởng, Dương Lăng cũng không thăm dò liên quân Hỏa Si, Ngõa Lạt. Bá Nhan Mãnh Khả có thể thấy được tình hình chiến bại của ba bên Hoa Đương, chỉ biết kiên nhẫn chờ đợi tin của Ngô Kiệt.

Trong những ngày này, hắn thường xuyên cho Ấu Nương, Văn Tâm với danh nghĩa lễ Phật tới Hoàng Am thăm dò tin tức Công chúa Vĩnh Phúc. Còn mình thì lại không hề lộ diện, chỉ biết được thông tin từ miệng đám người Ấu Nương bọn họ. Công chúa Vĩnh Phúc buồn bực không vui, dung nhan ngày một kém đi. Đặc biệt là mặc áo bào thâm, không chút son phấn, cười cười nói nói đấy, nhưng thực sự khiến người ta nhìn mà thấy đáng thương.

Hôm nay Liên Nhi dẫn theo Phán Nhi đi, cùng Dương đại thiếu gia theo đuôi Phán Nhi tới Hoàng Am. Chờ tới khi về phủ vừa mới vào phòng của mình thay quần áo, Dương Lăng trong thư phòng nghe tin liền lén lút tới nghe.

Dưới một tán cây đại thụ trong sân, hai nha hoàn khoanh tay đứng bên cạnh, Phán Nhi dẫn Dương đại thiếu gia, một người cầm một cây côn gỗ, đang ngồi chổng mông lên trêu đùa con sâu rơi từ trên cây xuống dưới đất.

Thấy Dương Lăng vào sân, hai nha hoàn liền phúc lễ nói:

- Bái kiến lão gia.

Dương đại thiếu gia thấy cha về, liền ngẩng mặt lên, trước tiên là hít một hơi nước mũi vào, sau đó cười hì hì nói với Dương Lăng:

- Ba ba, nào, xem con sâu róm này, con sâu róm lớn.

Nó xưng hô với Phán Nhi khác, tất cả đều là Dương Lăng ban đầu nhất thời đã quên, dạy cho nó cách xưng hô ở hậu thế. Đứa bé này cũng đã gọi quen miệng rồi. Dương Lăng đối với người khác chỉ nói đây là từ địa phương nào đó, dễ phát âm. Người khác đương nhiên là không hề nghi ngờ gì.