Trên trường đấu thì hai chiến tướng lao vút vào nhau, sau đó chợt chạm rồi chợt tách mà vút qua đối phương, chúng nhân đều ồ lên thán thưởng. Nói một cách công bằng thì cả Cố Hưng Tổ và Cầm Bành có kĩ thuật Kỵ Mã khá cao, đáng được khen ngợi. Nguyên Hãn cũng có hơi gật đầu tán thưởng. Nhưng tiếng va chạm binh khí đinh tai nhức óc không có diễn ra như mọi người suy nghĩ. Chỉ một tiếng vang kẽ của hai binh khí chạm nhau và một tiếng két kết răng kéo dài mà thôi.

Nguyên Hãn lần này cũng đưa tay lên vỗ vài cái tán thưởng Cầm Bành, tên này rõ rang đầu óc linh hoạt hơn Cố Hưng Tổ nhiều. Trong chiến trường thì Cố Hưng Tổ dùng đại đao triển khai thế công đại khai đại hợp, chiêu chiêu thức thức đều là bá mãnh vô cùng, cộng với lợi thế đại đao của hắn thì việc bổ chém trở nên cực kì nguy hiểm. Nhưng rõ ràng tên Cầm Bành tránh chiến, hay nói đúng hơn là tránh va chạm trực tiếp. Thương pháp của Cầm Bành là từ người cha gốc Đại Việt truyền tới, lấy cương nhu cùng phối hợp. Rõ ràng đây là thương pháp nổi danh của các tướng quân họ Lạc trên đất Đại Việt, chính thương pháp Trần Gia của Nguyên Hãn cũng có bắt nguồn xuất xứ từ đây nên hắn hiểu rất rõ. 

Bộ thương pháp của các Lạc Tướng tộc Việt đi theo chiều hướng Xảo và Khoái, nhưng vì thể chất con cháu Trần Gia luôn rất tốt. Thế nên tổ tiên của Trần Gia đã thêm vào một điểm đó là Bá vào trong thương pháp để tận dụng sức mạnh thiên bẩm của mình. Nhưng khoan hãy nói đến Trần Gia thương. Trên chiến trường Cầm Bành đang thực hiện rất tốt hai chữ Xảo và Khoái trong thương pháp của hắn, vậy nhưng Nguyên Hãn thấy tốc độ ra chiêu của Cầm Bành vẫn còn chưa đạt yêu cầu. Chỉ thấy Cầm Bành xảo diệu tung ra những chiêu đâm vào chỗ hiểm của Cố Hưng Tổ khi tên này vừa chuẩn bị xuất đại chiêu. Do vậy chiêu thức của Cố Hưng Tổ chỉ có thể xuất ra đến 5,6 thành thì bắt buộc phải biến chiêu nếu không sẽ bị thương ngay lập tức. Nhưng vì Cầm Bành tốc độ vẫn chưa đủ nhanh nên không thể tận dụng những lúc Cố Hưng Tổ bị ép biến chiêu mà đâm thêm một đóa hoa thương trí mạng. Nguyên Hãn thầm nhủ, có lẽ lúc nài đó sẽ giáo tên này thêm một chút thì có lẽ Cầm Bành sẽ trở thành mãnh tướng thực sự dưới trướng của Nguyên Hãn. 

Chính vì tốc độ vẫn chưa đạt đến mức yêu cầu thế nên trận chiến trở nên ngang tay trong thời gian ngắn. Binh khí của Cố Hưng Tổ chuyên để chém và bạt vậy nên nếu va chạm trực tiếp thì Cầm Bành sẽ bất lợi lớn do vũ khí đối phương nặng hơn nên lực tạo ra là cực lớn. Xong Cầm Bành đã xảo diệu mà chọn những điểm va chạm trên thân đao của Cố Hưng Tổ để giảm lực xung kích sau đó trượt dài thân thương như độc xà mà tấn công vào chỗ yếu hại của Cố Hưng Tổ. Vậy tên tên chiến tướng Đại Minh bắt buộc phải biến chiêu để hất ra ngoài mũi thương của Cầm Bành đang như giò bọ mà bám chặt thân đao. Đây là nguyên nhân để những tiếng két dài tê răng liên tiếp đả kích tai những người đang quan khán trận đấu. 

Nhưng thế cân bằng dần bị phá vỡ, hai người có chung thể trạng và đẳng cấp, Vũ khí đại đao của Cố Hưng Tổ thì nặng hơn trường thương của Cầm Bành gần 6kg. Thêm váo đó mỗi lầ xuất chiêu thì Cố Hưng Tổ đều bị Cầm Bành quấy nhiễu mà phải biến chiêu giữa chừng. Điều này khiến cho sức lực của Cố Hưng Tổ giảm đi nhanh chóng, nếu là ở tình huống bình thường thì cũng không đến nỗi như vậy. Vì với sức lực đầy đủ thì Cố Hưng Tổ có thể đánh cùng Cầm Bành tầm 50 đến 60 hiệp mà không xuống sức. Trong thời gian đó Cầm Bành rất dễ mắc sai lầm mà bị hạ gục, bởi đấu pháp của Cầm Bành cần thân pháp và sự tập trung cực cao. Chỉ cần mọt sai lầm nhỏ thì rất có thể không cản được đại chiêu cảu đối phương, lúc đó người bị chép dưới ngựa là Cầm Bành rồi. Nhưng vấn đề ở đây là hai tên này vừa đấu vật, sức lực đã cạn khô, nghỉ ngơi nửa canh giờ chỉ hồi phục được ba phần mà thôi. Chính vì vậy chỉ sao tầm 10 hợp đi qua thì Cố Hưng Tổ đã mặt đỏ gay, mồ hôi dòng dòng mà thở dốc phì phò. Trong khi đó Cầm Bành vẫn khá là khí định thần nhàn, chưa thấy dấu hiệu mệt mỏi.

Quả thật đúng như Nguyên Hãn dự đoán chỉ sau 15 hợp thì Cố Hưng Tổ không thể cố sức thêm được nữa mà bị một sảo thương đập trúng lưng mà té xuống ngựa. Thân binh của Cố Hưng Tổ vội vàng ùa ra đỡ lấy hắn mà đưa vào trướng bồng chăm sóc. Còn tên Cầm Bành thì cưỡi hồng mã lượn một vòng trường đấu mà giơ cao ngọn thương diễu võ dương oai. Khi đến bên đài điểm tướng hắn vội vàng xuống ngựa mà khấu đầu với Nguyên Hãn và Chu Kiến Văn. Thế nhưng bắt gặp ánh mắt quái dị cùng nụ cười đểu cảu Nguyên Hãn thì tên này chột dạ đỏ bừng bặt xấu hổ mà cúi thật thấp đầu xuống.

Chu Kiến Văn ở bên cạnh Nguyên Hãn cũng vỗ tay tán thưởng:

- Hổ tướng như vậy mà xém chút nữa theo tên Chu Đệ nghịch tặc… cũng may là đầu nhập vào Vương Đệ. Ngươi thấy lối mà quay đầu như vậy coi như cũng lấy công chuộc tội rồi. Lần này thể hiện tốt như vậy trước ba quân ta ban cho ngươi một chiếc Mãng bào sao…

- Tạ ơn Hoàng thượng tạ ơn Vương gia.

Chu Kiến Văn biết Cầm Bành là đại tướng cảu Nguyên Hãn nêm không dám vượt mặt mà ban chức tước cũng như vàng bạc, điều đó rất dễ gây hiểu lầm là khoét vách tường nhà người. Hắn ban Mãng bào ( áo vàng thêu hình rắn) coi như một kiểu huân chương mang tính chất vinh dự là chính. 

Nguyên Hãn vẫn cười đểu nhìn tên Cầm Bành này, hắn lại khá thưởng thức tính toán đục nước béo có của tên này trong cách bày binh bố trận. Tướng quân là nên dùng cái đầu để chiến, còn nếu dùng cơ bắp mà chiến đấu thì chỉ có thể là Chỉ Huy Sứ dẫn dầu ba quân xung trận mà thôi.

- Hoàng huynh thật ra cái tên này ái tướng của ta không dũng mãnh bằng Cố Hưng Tổ đâu, ha ha pháp môn mưu lợi của hắn không mấy ai nhìn ra cả đâu…. Cầm Bành ta nói như vậy ngươi cũng không nên xấu hổ mà lấy làm tự hào. Ta thích nhất là sử dụng trí tướng, ngươi làm rất tốt… biết sử dụng luật lệ, hoàn cảnh, cũng như lợi dụng tâm lý chiến để thắng trận nhẹ nhàng nhất. Vậy đi Ban cho ngươi làm Thành Dực Tướng quân, chờ ta mở rộng hải quân đến 2 vạn thì ngươi đã là thiếu tướng hàng thật giá thật rồi đó…

Tên Cầm Bành giờ đây đang run run quỳ phía dưới, tai hắn bùng nhùng rồi. Cầm Bành không quan tâm mình được phong chức gì, được lĩnh bao quân vì hắn nghe được hai chữ “ái tướng” từ chính miệng Nguyên Hãn nói cho Chu Kiến Văn nghe. Chỉ cần nghe thấy hai từ này thì hắn biết rằng hôm nay mình đặt cược chuẩn xác rồi, Vương gia là thích trí tướng chứ không phải loại chỉ biết dùng cơ bắp mà hùng hục lao về phía địch nhân. Từ nay trở đi tương lai của hắn sẽ mở rộng không tưởng, hắn dám chắc như vậy đấy vì trong tay tên Cầm Bành này còn một lá bài nặng kí. 

Lúc này đây Cầm Bành lại quỳ sụp xuống trước mặt Nguyên Hãn và Chu Kiến Văn mà thổn thức. 

- Khởi bẩm Hoàng thượng, khởi bẩm Vương Gia. Trước kia tội thần là bị Chu Đệ che mắt mà làm loạn tội đáng muôn chết, may mắn thay có Vương gia thu nhận. Tội thần biết mình vẫn là cần lập càng nhiều công lao hãn mã để lấy công bù tội. Nay tội thần muốn tiến cử một người cùng Vương Gia, người này chiến lực nhất lưu chiến tướng... Tội thần lấy mạng đảm bảo người này tuyệt đối trung thành cùng Vương gia. 

Chu Kiến Văn bên cạnh nghe đến nhất lưu chiến tướng thì thèm dỏ dãi ra nhưng mà người ta là tiến cử cho huynh đệ mình rồi nên cũng chịu thôi. 

- Thú vị... Nhất lưu chiến tướng thời này khá hiếm. Người này là ai gọi vào đây luôn. 

Nguyên Hãn thấy thật là thú vị một chiến tướng cấp bậc nhất lưu thời này khá hiếm có. Thời buổi này ít có kiểu đấu tướng diễn ra trước trận tiền nữa rồi mà chỉ là chiến tướng chỉ đạo ba quân cùng nhau xông lên mà đánh đập thôi. Tất nhiên ở thời đại vuc khí lạnh chiếm ưu thế như hiện nay thì một hang tướng vẫn rất quan trọng trong việc dẫn theo một đội ngũ tinh nhuệ đục thủng hàng ngũ đối phương. Nhưng loại tướng quân này chỉ có thể chỉ huy đến 1 vạn quân là hết cỡ, họ không thể có cái nhìn bao quát hoàn toàn chiến trường được. Cố Hưng Tổ là một trong điển hình của loại chiến tướng này. Con đường phát triển của Cố Hưng Tổ sẽ hạn chế hơn Cầm Bành khá nhiều trong tương lai. Nếu trang bị như nhau, quân số như nhau, chất lượng tương đương thì 2 ngàng quân trở xuống Cầm Bành và Cố Hưng Tổ đấu ngang tay, 4 ngàn binh thì Cố Hưng Tổ sẽ yếu thế, 6 ngàn binh thì chắc chắn Cố Hưng Tổ sẽ bại trận mà bo chạy thoát thân, nếu quân số tăng đến 1 vạn quân thì đảm bảo Cố Hưng Tổ sẽ bị đồ sát không có cửa trốn thoát khỏi tay Cầm Bành. Đây là điểm khác biệt của Chiến tướng xông trận và Trí tướng. Càng có nhiều quân Trí tướng càng mạnh, đây là điểm mà Nguyên Hãn luôn ưu tiên Trí Tướng hơn. Nhưng có một điểm mà Chiến tướng Xung trận cực mạnh đó là họ có thể thổi hồn cho một đoàn quân, đôi khi rơi vào nghịch cảnh, một chiến tướng hung mãnh có thể vực dậy tinh thần của cả đoàn quân mà lao lên trước làm tấm gương giết địch, từ trong tuyệt địa phùng sinh. Điều này trí tướng không thể thực hiện được. Vậy nên sự kết hợp cả trí và dũng là tốt nhất. Nếu một chiến tướng có cả hai điều này thì đó là may mắn của ba quân, nếu không được thì nên bố trí trong quân đoàn có cả trí tướng và dũng tướng. Trong đó dũng tướng sẽ bố trí dưới quyền chỉ huy của trí tướng. Nhưng thực tế ngoài đời rất khó làm được chuyện này, bởi những tên dũng tướng thường chỉ phục kẻ nào mạnh hơn họ, họ chính là những kẻ kiệt ngạo bất tuân trong quân ngũ. Nguyên Hãn rất mong chờ vị Chiến tướng nhất lưu này yết kiến để xem cái trí và cái dũng của hắn là ra sao