Nạp Thiếp Ký II

Chương 111: Binh Lâm Thành Hạ

Sáng hôm sau mặt trời lên ba sáo, Dương Thu Trì và tiểu quận chúa thức dậy ra khỏi giường, rửa mặt xong xuôi, nha hoàn đến thưa nói lão phụ nhân thỉnh gặp.

Hai người nắm tay nhau đến phòng khách, chỉ thấy ở giữa có ba cái rương sắt lớn đẹp đẽ vô cùng, trên có khóa, có giấy niêm phong có ấn đỏ của Sở vương phủ.

Lão phụ nhân ngồi ở giữa nhà, cho hai người ngồi xuống, cười híp mắt bảo: "Phụ vương của Phượng nhi giao cho ta ba rương tài bảo hiện giờ đã đặt ở đây, ấn chương niêm phong còn chưa động, các ngươi đến kiểm tra đi."

Dương Thu Trì bước tới cúi đầu nhìn, quả nhiên hoàn chỉnh không thiếu gì, hơn nữa còn có biên hiệu, liền cười nói: "Đa tạ cữu mẫu! Cháu có thể mở ra xem được không?"

"Thứ của các ngươi hiện giờ giao cho các ngươi rồi, đương nhiên có thể xem!"

"Chìa khóa đâu?"

Lão phụ nhân lắc đầu: "Không có chìa khóa, không nhìn thấy sau? Lổ khóa đã bị đổ chì, muốn mở chỉ còn có cách bẻ gãy khóa."

Dương Thu Trì thán phục Sở vương đúng là lo lắng đến từng chút, giao tài bảo cho người ta bảo quản mà phí tận tâm tư đề phòng người ta. Hắn liền lấy một đơn đao, vận kình chém ba nhát, khiến ba cái khóa trên rương đứt ra, hé mở cái nắp rương sắt nặng nè nhìn vào trong, chỉ thấy đó là một rương châu báu, toàn là những thứ trang sức châu ngọc quý trọng. Dương Thu Trì kiếp trước là Trấn quốc công, kiến thức sâu rộng, cầm một vốc châu báu lên xem, biết là những bảo bối giá trị không nhỏ. Chỉ đáng tiếc là cả rương này toàn là châu báu, không có đĩnh vàng bạc nào!

Châu báu tuy quý, nhưng không thể trực tiếp dùng làm tiền tệ sử dụng. Muốn bán thì trong thời binh hoang mã loạn này bán cũng không được bao nhiêu tiền, hơn nữa ở chỗ xa xôi này e rằng không tìm được người mua. Cái hắn cần hiện giờ là vàng bạc, là vàng bạc có thể dùng làm tiền tệ!

Mở rương khác ra, thấy đều là các loại vật dụng quý giá. Rương thứ ba càng đặc biệt, toàn là lụa là gấm vóc, rất nhiều thứ hắn chưa hề thấy, e rằng đó là cống phẩm của phiên quốc.

Dương Thu Trì vô cùng thất vọng, ba rương châu báu dụng cụ lụa là gấm vóc này quả nhiên đều là bảo bối, tổng giá trị liên thành, nhưng mà hắn có thể bán ở đâu để đổi ra vàng bạc bây giờ?

Dương Thu Trì cười cầu tài nói với lão phụ nhân: "Cữu mẫu, cái này.... có thể tìm chỗ nào mua thích hợp không, cháu muốn bán một số bảo bối này, đổi lại thành vàng bạc..."

"Cái gì?" Lão phụ nhân trừng mắt, "Những thứ tốt như thế này vì sao lại muốn bán? Không được! Các ngươi nếu thiếu tiền cữu mẫu cho là được, muốn bao nhiêu?"

Chính vào lúc đó, một người hầu dẫn hai hộ vệ vội chạy vào, trong đó có Phó Quan lưu lại Kiềm Dương huyện. Y cung thân thi lễ với Dương Thu Trì, rồi đưa một phong thư hỏa tốc cho hắn: "Dương gia, quân tình khẩn cấp!"

Dương Thu Trì rúng động, vội tiếp lấy xé ra xem, sắc mặt đại biến: 'Đây là thông báo của Lôi tri huyện, nói Trương tặc quân đã đánh hạ Trường Sa, Hồ Quảng tuần án Lưu Hi Tộ, Thiên Nguyên tuần phủ Lý Càn Đức, tổng binh Khổng Hi Quý hộ tống Phúc vương, Huệ vương lui về Hành châu ở với Quế vương. Trương tặc quân bám theo sau, đánh chiếm Hành Châu. Hồ Quảng tuần án Lưu Hi Tộ và Thiên Nguyên tuần phủ Lý Càn Đức mang đại quân giả vờ yểm hộ ba vị vương gia triệt lui về Vĩnh châu, còn tổng binh Khổng Hi Quý ngầm bảo hộ ba vị vương gia giả trang lui về An Khánh. Vĩnh Châu sau đó bị Trương tặc quân công hạ, Hồ Quảng tuần án Lưu Hi Tộ chiến tử. Trương tặc quân phát hiện ba vị vương gia thật tế chạy về An Khánh, đã từ Trường Sa phái binh đánh chiếm An Khánh. Ba vị vương gia lại được tổng binh Khổng Hi Quý dẫn binh bảo hộ triệt về Kiềm Dương huyện. Lôi tri huyện bảo ta thỉnh binh tặng viện."

Tiểu quận chúa hô lên một tiếng cả kinh, túm giữ chặt lấy cánh tay Dương Thu Trì, run bần bật.

Lão phụ nhân sắc mặt đại biến: "Hiền tế, như vầy... như vầy thì tính làm sao?"

Dương Thu Trì hỏi Phó quan mới biết khi họ rời khỏi thành, Trương tặc quân còn chưa đánh tới Kiềm Dương huyện, nhưng xem ra không còn xa nữa. Dương Thu Trì vội hỏi lão phụ nhân: "Trấn viễn phủ có bao nhiêu thủ binh có thể tăng viện?"

Lão phụ nhân lắc đầu đáp: "Không biết."

"Mau mang cháu đi gặp tri phủ!"

Lão phụ nhân mang Dương Thu Trì vội vã đến tri phủ nha môn. Dương Thu Trì tỏ rõ thân phận, trình báo quân tình khẩn cấp lên, tri phủ sợ đến ngây người, nói rằng tuy Trấn Viễn vệ có mấy trăm binh sĩ, nhưng thuộc quân đội vệ sở, cần phải có quân phù của binh bộ mới có thể điều động, ông ta cũng chẳng có biện pháp nào.

Dương Thu Trì vô cùng thất vọng, thầm nghĩ mấy trăm vệ sở binh chẳng có tác dụng gì, hắn chợt nghĩ đến binh lính của Đồng trại, và nhị đương gia Vũ Kỳ của bọn thảo khấu cũng có nói qua, rằng Đồng trại có thể dễ dàng chinh triệu hơn vạn đồng binh. Đây là một chi sinh lực quân, hắn cần phải đến Đồng trại mượn binh ngay, rồi khẩn cấp chi viện cho Kiềm Dương, cứu ra Băng nhi cùng các thiết bị chế tạo vũ khí nữa. Còn về ba vị vương gia thì hắn không có trách nhiệm bảo hộ, cũng không có năng lực đó.

Dương Thu Trì vội trở về phủ của lão phụ nhân. Ba cái rương sắt đó đã được đưa lên 3 xe ngựa. Lão phụ nhân còn lấy thêm 3 nghìn lượng bạc cho Dương Thu Trì, dặn là không được bán tài bảo giá trị liên thành của Sở vương lưu lại, nếu thiếu tiền thì đi tìm bà ta.

Dương Thu Trì không khách khí gì thu lấy, hắn đang cần xây dựng quân đội, lúc này cần nhất là vàng bạc. Sau đó hắn dẫn theo tiểu quận chúa đi suốt ngày đêm đến Đồng trại.

Mấy ngày sau đến nơi. A Hạnh Ny vô cùng mừng rỡ ra đón đưa vào trong trại. Sau khi nói chuyện qua loa, biết được thổ ti Dát Các Ước cũng đã được triều đình ra chiếu chỉ dẫn 5000 Đồng binh đến Thần Long quan hiệp đồng với quân đội của các thổ ti khác cùng đề ngự quân của Trương Hiến Trung đang đánh tới.

Dương Thu Trì vội kể quân tình của Kiềm Dương huyện. A Hạnh Ny cảm thấy tình hình nghiêm trọng, lập tức triệu tập tộc trưởng các trại thương nghị, nói nếu như Kiềm Dương thất thủ, thì sẽ trực tiếp uy hiếp sự an toàn của Đông trại. Sau khi thương nghị, họ nhất trí đồng ý điều khẩn cấp 5000 Đồng binh từ các thôn động tăng viện cho Kiềm Dương.

Đồng trại của Dát Cát Ước ngoài 1000 Đồng binh chính quy ra, còn có quân dự bị là nam tử từ 18 đến 60, lúc vào mùa thì làm nông, khi nông nhàn thì tập trung huấn luyện, vũ khí đều tự bảo quản. Thời bình họ là dân, thời chiến họ là binh. Cho nên, sau khi lệnh chinh triệu phát ra, chỉ cần nửa ngày là 5000 đồng binh vũ trang đã tập kết hoàn tất, cờ xí chói lòa, đội ngủ chỉnh tề.

A Hạnh Ny toàn thân nhung giáp, cưỡi một thớt ngựa trắng, trong tay cầm cây trường thương, dùng tiếng của người Đồng tiến hành động viên trước khi ra chiến trường. Dương Thu Trì nghe không hiểu, nhưng thấy Đồng binh vô cùng hứng khởi, nắm tay giơ cao, lòng hắn vô cùng khâm phục.

Dương Thu Trì quan sát thấy Đồng binh không những quân kỷ nghiêm minh, mà trang bị cũng không tệ, được trang bị hơn 200 cây súng toại phát loại mới, hỏa thằng thương cũng có tới 700 cây, hỏa khí chiếm 1/5, tỷ lệ khá cao. Ngoài ra, họ còn dùng lừa ngựa kéo hơn 10 đại pháo, mấy trăm viên đạn sắt đặc ruột và đạn khai hoa (đán bắn văng ra bi sắt, mảnh vụn).

Đội ngủ tập hợp xong, lập tức xuất phát. A Hạnh Ny tự thân dẫn quân theo Dương Thu Trì tăng viện cho Kiềm Dương.

Kiềm Dương cách Đồng trại lộ trình nửa ngày. Khi ngang qua núi Tuyết Phong, nhị đại vương Vũ Kỳ nghe tin báo Dương Thu Trì sắp hành quân qua, liền ở cửa núi bày tiệc rượu nghênh đón.

Dương Thu Trì uống liền ba bát lớn, lần nữa yêu cầu Vũ Kỳ nhập bọn.

Vũ Kỳ vốn cảm kích ân cứu mạng của Dương Thu Trì, hiện giờ thấy Dương Thu Trì đã mượn được Đồng binh, quả không phải kẻ tầm thường. Y biết Trương tặc quân đã đánh xong An Khánh, kéo tới Kiềm Dương, biết là tổ lật rồi làm gì còn trứng nữa, cần phải hợp lực mới có thể chống lại đại quân của Trương Hiến Trung. Do đó, y liền chọn hơn 100 người tinh nhuệ giỏi võ, thề chết trung thành và nghe theo sự chỉ huy của Dương Thu Trì.

Số người mà y chọn ra tuy ít, nhưng ai ai cũng có võ công, hơn nữa lại có mấy chục cây toại phát thương, không thể khinh thường. Hơn nữa, Đồng binh chẳng qua là quân mượn, không phải của riêng Dương Thu Trì. Hắn có hơn trăm người này theo cùng, coi như đã có một chi quân đội riêng, cho nên rất cao hứng.

Đêm đó, đại quân khi sắp tới Kiềm Dương huyện, nhóm tiền tiêu quay về báo, nói ngoại thành Kiềm Dương huyện đang kịch chiến, quân đội của Trương Hiến Trung đanh đánh rát huyện thành.

Dương Thu Trì cả kinh, ra lệnh khẩn cấp hành quân về huyện thành.

Khi sắp đến nơi, hắn cho đại quân chuẩn bị đuốc. Từ binh lính cầm hỏa súng, binh lính khác mỗi người cầm ba cây đuốc, chờ phía trước khai chiến thì lập tức đốt đuốc xông ra cửa núi, lớn tiếng hò hét chế tạo thanh thế sau đó tiến công. Dương Thu Trì và A Hạnh Ny cùng Vũ Kỳ mang theo một nghìn quân cầm súng dây lửa, súng kíp của Đồng binh và Sơn tặc đẩy hơn 10 cây đại pháo nhân trời tới vượt qua cửa núi mò về gần huyện thành.

Từ xa, họ đã nghe tiếng chém giếng vang trời, chen vào đó là tiếng pháo. Khi gần đến nơi, họ phát hiện quả nhiên là quân đội của Trương Hiến Trung, đang dùng thang dây tấn công huyện thành, số lượng xem ra đến hai vạn. Trên thành lâu có Minh quân đề kháng, có thể là bộ đội của tổng binh Khổng Hi Quý lui về thủ bảo vệ ba vương gia. Ngoài ra còn có một số dân chúng trong thành.

Không ít Trương tặc quân đã đánh lên thành lâu, nhưng không biết vì sao lại lập tức ngã xuống hết, tiếng gào thảm thiết không ngớt cất lên, tay đứt chân rụng chỗ nào cũng có.

Chú thích:

Người dân tộc Đồng thật ra là một chi của người Miêu (người Mèo), hiện nay sống tập trung ở vùng Quý Châu - Trung quốc.

Nhân tiện nói thêm, súng kíp của người mèo được cho là khá hiệu quả, với nòng súng dài. Có thể tác giả đã dựa vào chi tiết này để viết truyện