Đại Trưng, Thiên Chính năm thứ mười một.
Tháng chín cuối thu trời se lạnh, tiếng chim hót ríu rít dưới ánh ban mai khắp kinh thành.Sắc trời trong veo không một gợn mây, kinh đô phồn hoa xinh đẹp hẵng còn yên giấc ngủ. Trên gác cao vang lên tiếng chuông báo sáng lan toả khắp các phố phường. Một ngày mới bắt đầu.Cửa phường mở toang sau khi kết thúc giới nghiêm. Đường xá mới khi nãy còn vắng tanh mà giờ đây đã tràn ngập người. Thương nhân bắt đầu bày hàng ra bán, tiếng mời chào khách xen với tiếng người trò chuyện rất nhanh đã khiến kinh thành tấp nập hỗn loạn.Tại phủ đệ khang trang phía đông kinh thành, thị nữ bưng một chậu nước đồng khắc hoa mẫu đơn rảo bước trên hành lang.Nàng dừng lại trước căn phòng cách đó không xa rồi khẽ đẩy cửa. Căn phòng rộng lớn thoang thoảng mùi trầm hương, đồ vật bày trí chỉ lướt sơ qua vài món cũng biết là loại thượng phẩm.Phòng ốc rộng lớn và sa hoa như vậy nhưng lại mang một vẻ trầm buồn u uất. Phía sau bức bình phong khảm nạm phản chiếu lên thân ảnh nhỏ bé gầy gò đang chậm rãi ngồi dậy.Thị nữ thấy vậy liền cúi người, nàng nhỏ giọng cung kính: "Tiểu thư, là Uyển Nhi ạ".Không đợi cho người phía sau bức bình phong đáp Uyển Nhi liềm tiếng đến gần, đặt chậu đồng lên bàn gỗ nhỏ bên cạnh. Nàng ta nhúng chiếc khăn trắng vào trong chậu rồi vắt cho ráo nước.Trên tay cầm chiếc khăn trắng lau cánh tay phải cho nữ nhân đang nửa nằm nửa ngồi trên giường.Phía sau bức bình phong là một nữ nhân dáng dấp nhỏ bé làn da trắng nhợt nhạt. Hốc mắt sâu, môi nàng tái nhợt như thể bị bệnh. Mái tóc đen óng buông xoã ngang hông. Trên gương mặt vô cảm của nàng thấy rõ sự tiều tụy.Uyển Nhi cầm tay nàng một cách rất rụt rè và không chắc chắn, giống như thể sợ nó sẽ gãy vậy. Cánh tay ấy gầy đến mức như thể chỉ có da bọc xương.Vệ sinh cơ thể xong cho nàng Uyển Nhi dìu nữ nhân ấy đứng dậy. Nàng ấy không quá cao, thậm chí là thấp hơn thị nữ này một cái đầu. Nàng là tam tiểu thư Nhiếp thị Nhiếp Tư Mặc.Nhiếp Tư Mặc ngồi xuống trước bàn trang điểm, Uyển Nhi dùng chiếc lược đồng khắc hình chim nhạn tinh xảo chải từng lọn tóc đen nhánh cho tiểu thư. Xong xuôi nàng vấn tóc theo kiểu 'đan loa' rồi cố định bằng một cây trâm hình hoa sen bằng bạc.Nữ nhân trong gương tuy thần sắc có phần tiều tụy ốm yếu nhưng nếu nhìn kỹ thì nàng cũng có vài phần nhan sắc. Mi mục thanh tú, nước da trắng như vậy, nếu có chút da thịt chắc chắc sẽ chẳng thua kém giai nhân chốn kinh thành nào.Uyển Nhi lấy xuống chiếc áo choàng dày màu xanh lá mạ có thêu hoạ tiết hoa mẫu đơn tỉ mỉ treo trên giá gỗ. Vừa khoác lên người Nhiếp Tư Mặc, nàng vừa nói:"Chiếc áo này là cho chính tay phu nhân lựa chọn cho người, vải là loại thượng hạng do nước phía đông tiến cống. Tiểu thư, trời cũng lạnh rồi người phải giữ sức khoẻ".Nhiếp Tư Mặc đưa mắt nhìn chiếc áo choàng nàng đang mặc trong gương, trầm ngâm một lát:"Cũng sắp đến sinh thần của mẫu thân rồi, ta cũng nên lựa một món quà cho người". Giọng nói nàng là trầm khàn cất lên.Nói rồi nàng đứng dậy đi ra khỏi cửa, Uyển Nhi thấy vậy liền hớt hải bưng chậu nước theo: "Tiểu thư người định đi đâu ạ?".Nhiếp tiểu thư đưa mắt về phía cây đào chục tuổi đang rụng đầy hoa trước phòng, điềm tĩnh đáp: "Ở trong phòng nhiều ta cảm thấy có chút ngột ngạt, đi thỉnh an phụ thân và mẫu thân rồi dạo quanh kinh thành một lúc cho khuây khỏa".Uyển Nhi rũ mắt, giọng nói của nàng có vài phần không chấp thuận: "Bệnh tình của tiểu thư vẫn chưa tiến triển, không nên ra ngoài đâu ạ, kẻo..."."Khụ... khụ...!"Nhiếp Tư Mặc đưa tay che miệng. Như thể đã quen với tiếng ho không dứt ấy của vị tam tiểu thư mà những nô bộc xung quanh chẳng ai buồn để tâm đến nàng.Thị nữ Uyển Nhi chạy tới đỡ lấy tiểu chủ tử ho đến mệt người kia, sắc mặt co lại: "Tiểu thư, ta bảo rồi, chúng ta quay lại phòng thôi!".Nhiếp Tư Mặc bị cơn ho ấy hành cho mệt cả người, đến lấy hơi để nói chuyện cũng khó khăn. Nàng xua tay, ngượng cười nói với Uyển Nhi: "Ta không sao, chỉ là một cơn ho thôi...ta quen rồi. Cũng đã rất lâu ta chưa đến thỉnh an cha mẹ"."Tiểu thư!". Đây là lần thứ bao nhiêu Uyển Nhi phải lên giọng với chủ tử. Nàng thực sự vừa long lắng vừa tức giận vị tiểu thư này.Tam tiểu thư Nhiếp thị từ khi sinh ra thân thể đã ốm yếu và rất mẫn cảm. Chỉ cần một trận gió thôi cũng đủ khiến nàng phải nằm trên giường suốt mấy ngày rồi. Lúc còn nhỏ nàng chẳng bao giờ được đặt chân xuống đất, ngày nào cũng chỉ quanh quần chờ người mang thiện và thuốc đến.Cảnh nhàm chán ấy cứ lặp đi lặp lại từ ngày này qua tháng nọ. Nàng vốn là thiên kim tiểu thư nhà họ Nhiếp nhưng lại chẳng mấy hạnh phúc. Từ lúc biết nàng còn nhỏ đã mắc mấy thứ bệnh nan y khó chữa thì cả Nhiếp thị này đều lạnh nhạt với nàng, kể cả phụ thân. Trên nàng còn có hai người ca ca. Đại ca của nàng là Nhiếp Hàn Thanh, là một đô úy trẻ tuổi văn võ song toàn và hắn cũng như những người khác trong Nhiếp thị, cũng lạnh nhạt với chính muội muội ruột.Nhị ca nàng là học sĩ tại Quốc tử giám, hắn là có lẽ là người duy nhất trong Nhiếp thị thật lòng quan tâm yêu thương nàng. Lúc nhỏ khi mẫu thân không ở bên chính nhị ca đã chăm sóc cho nàng, đút cho nàng từng thìa thuốc, khi không còn cùng nàng luyện chữ. Mỗi khi đi xa trở về hắn luôn mang theo những món bảo bối cho tiểu muội. Có lẽ cũng vì vậy mà giữa hắn với phụ thân luôn xảy ra hiềm khích, dù cho nhị ca có tài giỏi và danh tiếng chẳng thua kém gì Nhiếp Hàn Thanh cũng luôn bị phụ thân xem nhẹ.Lớn lên trong sự thiếu tình thương và bệnh tật đeo bám, Nhiếp Tư Mặc cũng đã quen thuộc rồi chấp nhận với cuộc sống tù túng nhàm chán và cả cảnh bị dòng họ mình dè bỉu. Cuộc sống quanh quẩn chốn khuê phòng cũng không hẳn quá vô vị. Suốt quãng thời gian ấy Nhiếp Tư Mặc đã nhờ mẫu thân nàng thỉnh thầy dạy cho nàng.Nàng sớm đã thành thạo chữ viết và cũng đã đọc qua Tứ thư ngũ kinh. Trong phòng nàng kê ba tủ sách lớn, tất cả đều là sách của đạo gia và nữ huấn. Ban đầu nàng đọc chúng cũng chỉ với mục đích gϊếŧ thời gian và bớt buồn chán, nhưng lâu dần nàng cũng thấm nhuần tư tưởng của đạo giáo. Số sách trong phòng nàng cũng mỗi lúc một nhiều. Có những lúc nàng vẫn luôn tự hỏi rốt cuộc đọc chúng để làm gì? hiểu những điều ấy để làm gì? Trong khi nhìn lại chính mình, cuộc sống chỉ quanh quẩn bố bức tường mà chính nàng còn không định đoạt được số phận của mình, ngày ngày bị bệnh tật dày vò không sớm thì muộn cũng sẽ chết thôi.Nàng căn bản không muốn đấu tranh, nàng không muốn dành dật sự sống. Nàng chấp nhận sống yên phận ngày nào hay ngày ấy.Ít nhất Nhiếp thị vẫn chưa bỏ mặc nàng đã la điều may mắn rồi.Chính bởi cách nghĩ ấy của nàng mà người làm tôi tớ như Uyển Nhi còn cảm thấy ấm ức mà thương cho chủ tử....Tiểu thư...sao người lại ngốc như vậy chứ?