Bức Mona Lisa Trong khoảnh khắc, đứng ở lối cầu thang thoát hiểm, Sophie quên hẳn họ đang tìm cách rời khỏi Bảo tàng Louvre.

Cú sốc bởi trò anagram này chỉ có thể sánh với nỗi ngượng do cô không tự mình giải mã được lời nhắn. Sự thành thạo của Sophie trong việc giải những dòng mật mã phức tạp đã khiến cô bỏ qua những trò chơi chữ đơn giản mà cô biết đáng lẽ cô phải nhìn ra. Nói cho cùng, cô đâu có lạ gì anagram - nhất là anagram bằng tiếng Anh.

Khi cô còn nhỏ, ông cô thường dùng nanagram để luyện chính tả tiếng Anh cho cô. Có lần ông viết từ tiếng Anh "planets" (các hành tinh) và bảo Sophie rằng có tới chín mươi hai từ tiếng Anh khác có độ dài khác nhau có thể được ghép bằng cùng những chữ cái đó một con số đáng kinh ngạc. Sophie đã mất ba ngày ngồi bên một cuốn từ điển cho đến khi cô tìm thấy tất cả những từ ấy.

"Tôi không thể tưởng tượng được". Langdon vừa nói vừa nhìn chằm chằm vào tờ giấy, "Làm thế nào mà ông cô lại nghĩ ra được một anagram rắc rối đến thế chỉ trong vòng vài phút trước khi chết!".

Sophie biết lời giải thích cho thắc mắc đó, và việc nhận ra điều đó càng khiến cô cảm thấy xấu hổ hơn. Đáng ra mình phải thấy ra điều đó! Rồi cô nhớ ra rằng ông cô - một người say mê chơi chữ và yêu nghệ thuật - đã tự tiêu khiển như một chàng trai trẻ bằng cách sáng tạo những anagram bằng tên các tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng. Trên thực tế, một trong những anagram của ông đã từng khiến ông gặp rắc rối, đó là khi Sophie còn rất nhỏ. Trong khi được một tạp chí nghệ thuật của Mỹ phỏng vấn, Saunière đã nhấn mạnh sự chán ghét của mình đối với trào lưu chủ nghĩa lập thể hiện đại bằng cách nhận xét rằng kiệt tác của Picasso "Les Demosielles d Avignon (Các cô nàng vùng Avignon)" là một anagram hoàn hảo của cûa vile meaningless doodles (những nét nguệch ngoạc xấu xí vô nghĩa). Những người hâm mộ Picasso không cảm thấy hài lòng về chuyện này.

"Ông tôi có lẽ đã tạo ra cái anagram về Mona Lisa này từ lâu rồi", Sophie nói, liếc nhìn Langdon. Và tối nay ông bắt buộc phải sử dụng nó như một mật mã tạm thời. Như thể tiếng ông cô từ thế giới bên kia vọng về với một độ chính xác rợn người.

Leonardo da Vinci!

Bức tranh la Lisa!

Tại sao những lời cuối của ông cho cô lại quy chiếu về bức tranh nổi tiếng ấy nhỉ. Sophie không biết, nhưng cô có thể nghĩ về một khả năng duy nhất. Một khả năng khiến cô thật rối trí.

Đó không phải là những lời cuối cùng của ông…

Cô phải đến chỗ bức tranh Mona Lisa ư? Liệu ông có để lại cho cô một lời nhắn nào ở đó không? Ý này có vẻ hoàn toàn hợp lí. Rốt cuộc, bức tranh nổi tiếng ấy đang được treo ở Salle des Etats - một phòng bày riêng biệt chỉ có thể vào từ Hành Lang Lớn. Thực tế - lúc này, Sophie nhận ra - cửa vào phòng bày riêng đó chỉ cách nơi ông cô chết hai mươi mét.

Rât có thể ông đã đến thăm Mona Lisa trước khi chết.

Sophie ngoái nhìn cầu thang thoát hiểm và cảm thấy phân vân. Cô biết cô nên đưa Langdon ra khỏi bảo tàng ngay lập tức, tuy nhiên linh tính lại mách cô làm ngược lại. Khi Sophie nhớ lại chuyến viếng thăm đầu viên hồi còn nhỏ đến Cánh Denon, cô nhận ra rằng nếu ông cô có một bí mật muốn nói với cô thì hiếm nơi nào trên trái đất này thích hợp hơn bức hoạ Mona Lisa của Da Vinci.

"Cô ấy chỉ còn cách một chút xíu nữa thôi", ông cô khẽ thì thầm, nắm chặt bàn tay nhỏ của Sophie sau khi dẫn cô đi khắp bảo tàng vắng lặng hàng giờ liền.

Sophie sáu tuổi. Cô cảm thấy nhỏ bé và chầng có ý nghĩa gì khi ngước lên thấy trần nhà to tướng, còn cúi xuống thì lại thấy sàn rộng đến hoa mắt, chóng mặt. Bảo tàng vắng ngắt làm cô sợ mặc dù cô không hề muốn ông biết điều đó. Cô cắn chặt răng và cứ để ông dắt đi.

"Ngay phía trước là Salle des Etats đấy", ông cô nói khi bước đến căn phòng nổi tiếng nhất bảo tàng Louvre. Dù thấy rõ là ông rất hào hứng, Sophie vẫn muốn về nhà. Cô đã nhìn thấy những bức ảnh chụp Mona Lisa trong nhiều cuốn sách và chẳng thích nó chút nào cả. Cô không hiểu tại sao mọi người lại làm rùm beng đến thế.

"C est ennllyeux"(1) Sophie càu nhàu.

"Boring(2) chứ", ông cô chữa lại. "Ở trường, nói tiếng Pháp. Ở nhà, nói tiếng Anh".

"Le Louvre, c est pas chez moi!"(3). Cô bé cãi.

Ông cười mệt mỏi: "Cháu nói đúng. Vậy thì chúng ta nói tiếng Anh cho vui thôi".

Sophie dẩu môi rồi tiếp tục bước đi. Khi họ bước vào Salle de Etats, cô bé đưa mắt khắp căn phòng hẹp rồi dừng lại ở một vị trí danh dự chính giữa bức tướng bên phải, nơi có một bức chân dung lẻ loi treo sau lớp plexiglas bảo vệ. Ông cô dừng lại nơi cửa ra vào và ra hiệu về phía bức tranh.

"Bước tới đi, Sophie. Không mấy ai có cơ hội tới thăm cô ấy một mình đâu".

Nén nỗi e sợ, Sophie chầm chậm đi ngang căn phòng. Sau tất cả những gì cô nghe nói về bức họa Mona Lisa cô cảm thấy như đang đến gần long nhan cô ấy. Tới trước tấm plexiglas, Sophie nín thở và ngước lên, và ngay lập tức, cô bé cảm nhận được tất cả.

Sophie không hình dung được đích xác điều mà cô chờ đợi sẽ cảm nhận dược, nhưng chắc chắn nó không phải như thế này.

Không giật mình kinh ngạc, không một khoảnh khắc ngỡ ngàng. Gương mặt trứ danh này trông cũng y hệt như trong sách thôi. Cô đứng yên lặng một hồi lâu tướng như bất tận, chờ một điều gì đó xảy đến. lNào, cháu nghĩ thế nào?" ông cô thì thầm, lúc này đã tới đằng sau cô. "Đẹp chứ".

"Cô ấy bé quá".

Ông Saunière mỉm cười: "Cháu cũng bé mà vẫn đẹp đấy thôi!

Mình đâu có đẹp, cô nghĩ Sophie ghét mái tóc đỏ quạch và những vết tàn nhang của mình và cô còn bự hơn tất cả bọn con trai trong lớp nữa chứ. Cô quay lại nhìn bức Mona Lisa và lắc đầu: "Thậm chí cô ấy còn xấu hơn cả trong sách. Mặt cô ta trông… brumeux"(4).

"Foggy"(5) , ông dạy.

"Vâng, foggy", Sophie nhắc lại, biết rằng cuộc trò chuyện sẽ không tiếp tục khi cô chưa nhắc lại cái từ mới ấy.

"Người ta gọi đó là phong cách hội họa sfumato". Ông nói với cô rất khó thực hiện. Leonardo da Vinci làm ngón này giỏi hơn bất kì ai".

Sophie vẫn không thích bức tranh ấy: "Trông cứ như thể cô ta biết một điều gì đó… giống như trẻ con ở trường có một cái gì bí mật ấy".

Ông cô bé cười rộ. "Đó là một phần lí do khiến cô ây trở nên nổi tiếng. Người ta thích đoán xem tại sao cô ấy tủm tỉm cười".

"Ông biết tại sao cô ấy tủm tỉm cười phải không ạ?".

"Có thể", ông cô bé nháy mắt, "một ngày nào đó ông sẽ nói tất cả điều đó cho cháu".

Sophie giậm giậm chân. "Cháu đã bảo ông rồi, cháu không thích những bí mật!".

"Này công chúa", ông mỉm cười, "Cuộc sống chứa đầy những bí mật. Cháu không thể nào biết hết được ngay lập tức đâu".

"Tôi sẽ quay trở lại", Sophie tuyên bố, tiếng cô ồm ồm trong khoang cầu thang.

"Đến chỗ bức tranh Mona Lisa phải không?". Langdon đáp lại.

"Ngay bây giờ sao?".

Sophie cân nhắc sự mạo hiểm: "Tôi không bị tình nghi giết người. Tôi sẽ liều một phen. Tôi cần hiểu ông tôi định nói gì với tôi "Thế còn đại sứ quán thì sao?".

Sophie cảm thấy có lỗi khi biến Langdon thành một kẻ đào tẩu để rồi lại bỏ rơi ông, nhưng cô không thấy lựa chọn nào khác. Cô chỉ xuống một cánh cửa kim loại. "Hãy đi qua cánh cửa đó, rồi theo những biển đèn hiệu chỉ lối ra. Dạo xưa, ông tôi thường đưa tôi xuống đây. Những đèn hiệu này sẽ đưa ông đến một cửa xoay an toàn. Cửa chỉ xoay một chiều cho người đi ra". Cô đưa Langdon chìa khoá xe ôtô của mình: "Xe của tôi là chiếc SmartCar màu đỏ ở khu vực để xe của nhân viên.

Ngay bên ngoài tường ngăn. Ông có biết đường đến đại sứ quán không?".

Langdon gật đầu, đưa mắt nhìn chiếc chìa khoá trong tay mình.

"Nghe này", Sophie nói, giọng cô dịu hẳn đi. "Tôi nghĩ chắc ông tôi đã để lại cho tôi một lời nhắn ở chỗ bức tranh Mona Lisa một thứ đầu mối để lần ra kẻ nào đã giết ông. Hoặc để biết tại sao tôi đang gặp nguy hiểm". Hoặc điều gì đó xảy ra với gia đình mình. "Tôi cần đến đó xem sao".

"Nếu ông cụ muốn nói với cô lý do cô đang gặp nguy hiểm, thì tại sao ông lại không viết luôn điều đó lên sàn nơi ông bị giết? Tại sao lại cần đến trò chơi chữ phức tạp này?".

"Bất kể điều ông tôi định nói với tôi là gì, tôi nghĩ ông cũng không muốn bất kỳ ai khác cùng nghe. Kể cả cảnh sát". Rõ ràng ông cô đã làm mọi thứ có thể trong phạm vi khả năng của mình để gửi trực tiếp đến cô một thông điệp bí mật. Ông đã viết nó dưới dạng mật mã, kể cả những chữ cái đầu tên biệt danh của cô và bảo cô đi tìm Robert Langdon - một người thông thái nắm vững vấn đề bằng vào việc nhà ký tượng học người Mỹ này đã giải được mật mã của ông. "Nghe thì có vẻ kì thật đấy", Sophie nói, "nhưng tôi nghĩ ông tôi muốn tôi đến chỗ bức tranh Mona Lisa trước khi ai đó kịp đến".

"Tôi sẽ cùng đến đó".

"Không! Chúng ta không biết Hành Lang Lớn sẽ còn vắng vẻ bao lâu nữa. Ông phải đi đi".

Langdon có vẻ do dự, như thể tính tò mò bác học trong ông Có nguy cơ lấn át óc nhận định tỉnh táo và đẩy ông rơi trở lại vào tay Fache.

"Nào, ông đi đi chứ", Sophie nở một nụ cưới tri ân với ông.

"Tôi sẽ gặp ông ở đại sứ quán, ông Langdon".

Langdon có vẻ không thật hài lòng: "Tôi sẽ gặp lại cô ở đó với một điều kiện", ông đáp, giọng nghiêm nghị.

Cô dừng lại, giật mình: "Điều kiện gì?".

"Rằng cô thôi không gọi tôi là ông Langdon nữa".

Sophie phát hiện thấy một lời ám chỉ lờ mờ đằng sau nụ cười gượng gạo trên gương mặt Langdon, rồi cô cảm thấy mình mỉm cười đáp lại: "Chúc may mắn, Robert".

Khi Langdon đi hết cầu thang, một thứ mùi không thể nhầm lẫn được của dầu hạt lanh và vôi vữa xông vào mũi ông. Phía trước là tấm bảng sáng đèn ghi chữ SORTIE/EXIT (Lối ra) có mũi tên chỉ xuống một hành lang dài.

Langdon bước vào đoạn hành lang.

Bên tay phải, một xưởng phục chế tối lờ mờ từ trong đó ngó ra cả một đạo quân tượng ở các công đoạn sửa chữa khác nhau.

Bên trái, Langdon nhìn thấy một dãy phòng trông giống như những lớp học nghệ thuật ở Đại học Harvard - hàng hàng giá vẽ tranh, bảng màu, dụng cụ đóng khung - một dây chuyền lắp ráp mỹ thuật.

Đi xuôi theo hành lang, Langdon tự hỏi liệu có thể đến lúc nào đó, ông giật mình tỉnh giấc thấy mình nằm trên chiếc giường ở Cambridge. Ông cảm thấy cá buổi tối hôm nay giống như một giấc mơ kỳ quái. Mình sắp sửa lao ra khỏi bảo tàng Louvre… một kẻ trốn chạy.

Lời nhắn thông minh vận dụng anagram của Saunière vẫn ở trong đầu ông, và Langdon tự hỏi Sophie sẽ tìm thấy gì ở bức Mona Lisa… nếu như quả là có gì. Xem ra cô tin chắc rằng ông mình cố ý bảo cô đến thăm lại bức tranh nổi tiếng ấy một lần nữa. Mặc dù đây có vẻ là một kiến giải hợp lý, lúc này đây Langdon vẫn cảm thấy bị ám ảnh bởi một nghịch lý rắc rối.

P.S. Hãy tìm Robert Langdon.

Saunière đã viết tên của Langdon lên sàn, bảo Sophie tìm ông. Nhưng tại sao chứ? Chỉ đơn thuần để Langdon giúp cô ấy giải một anagram.

Điều này có vẻ vô lý.

Xét cho cùng, Saunière chẳng có lý do gì để nghĩ rằng Langdon đặc biệt giỏi đoán anagram. Mình với với ông ta thậm chí còn chưa hề gặp nhau cơ mà. Quan trọng hơn, Sophie đã tuyên bố thắng rằng lẽ ra cô ấy đã có thể tự giải lấy anagram đó. Chính Sophie là người nhận ra dãy số Fibonacci và chắc chắn là nếu có thêm một ít thời gian nữa, cũng chính Sophie sẽ là người sẽ giải mã được lời nhắn đó mà chẳng cần sự giúp đỡ của Langdon.

Sophie có phận sự phải tự giải lấy anagram đó. Langdon dột nhiên cảm thấy tin chắc hơn về điều này. Nhưng kết luận đó rõ ràng để toác ra một lỗ hổng trong logic hành động của Saunière.

Tại sao lại là mình? Langdon tự hỏi, trong khi vẫn tiến về phía đầu toà nhà. Tại sao Saunière khi chết lại muốn đứa cháu đến tìm mình? Cái gì là điều mà Saunière nghĩ rằng mình biết?

Bất ngờ giật thót người, Langdon dừng phắt lại. Mắt mở to, ông thọc tay vào túi, lôi ra tờ giấy in từ máy tính. Ông nhìn chằm chằm vào dòng cuối cùng trong lời nhắn của Saunière.

P.S Hãy tìm Robert Langdon.

Ông dán mắt vào hai chữ cái.

Trong khoảnh khắc đó, Langdon cảm thấy cái mớ bòng bong các biểu tượng của Saunière đột nhiên sáng rõ. Tựa một hồi sấm rền, hiểu biết về ký tượng học và sử học đủ cho cả một sự nghiệp nghiên cứu ào ào đến quanh ông. Mọi thứ Jacqué Saunière đã làm đêm nay dột nhiên trở nên hoàn toàn có nghĩa.

Những ý nghĩ của Langdon lướt nhanh trong khi ông cố lắp ghép những ý nghĩa hàm chứa trong tất cả cái đó. Quay ngoắt lại ông nhìn ngược về hướng mà từ đó ông đã đi đến.

Liệu còn kịp không.

Ông biết điều đó không quan trọng.

Không chút do dự, Langdon chạy như bay về phía cầu thang thoát hiểm.

Chú thích:

(1) Tiếng Pháp trong nguyên bản: Thật chán ngắt.

(2) tiếng Anh: chán ngắt

(3) Tiếng Pháp trong nguyên bản: Bảo tàng Louvre đâu phải nhà mình.

(4) Tiếng Pháp trong nguyên bản: mờ như sương.

(5) tiếng Anh: mờ như sương

Chương 22Quỳ ở hàng ghế đầu, Silas giả vờ cầu nguyện trong khi hắn lướt nhanh qua cách bố trí của toà thánh đường. Saint-Sulpice, giống như hầu hết các nhà thờ khác, được xây theo hình một cây thánh giá La Mã khổng lồ. Phần trung tâm kéo dài của nó gian giữa của giáo đường dẫn thẳng đến bàn thờ chính, bị cắt ngang bởi một phần ngắn hơn, được gọi là cánh ngang. Phần giao nhau của cánh ngang và gian giữa giáo đường nằm ngay dưới mái vòm chính và được coi là trái tim của nhà thờ… nơi thần bí và linh thiêng nhất.

Không phải tối nay, Silas nghĩ Saint- Sulpice giấu những bí mật của mình ở nơi khác. Ngoảnh đầu về bên phải, hắn đưa mắt nhìn sâu vào phần phía nam của cánh ngang về phía quãng sàn trống bên kia mấy hàng ghế cuối, nhắm đến mục tiêu mà những nạn nhân của hắn đã miêu tả.

Nó kia.

Gắn sâu vào sàn đá granite xám, một thanh đồng dài mảnh nhẵn bóng lấp lánh… một đường thẳng vàng xiên chéo qua sàn nhà thờ. Đường thẳng có những dấu chia độ như một chiếc thước kẻ. Đó là thước đồng hồ mặt trước. Silas đã được nói cho biết thế, một khí cụ thiên văn học thế tục giống như một chiếc đồng hồ mặt trời. Các khách du lịch, các nhà khoa học, sử học và cả những người ngoại đạo từ khắp nơi trên thế giới đổ về nhà thờ Saint-Sulpice để chiêm ngưỡng đường thẳng nổi tiếng này.

Đường Hoa Hồng.

Chậm rãi, Silas đưa mắt dõi theo đường đi của thanh đồng khi nó cắt ngang sàn từ phải sang trái, xiên chéo trước mặt hắn theo một góc xệch xẹo, hoàn toàn trật khấc với sự đối xứng của nhà thờ. Nó cắt ngang cả bàn thờ chính, Silas thấy nó như một vết thương rạch ngang một khuôn mặt đẹp. Thanh đồng đó xẻ đôi hàng lan can chỗ làm lễ thánh thể, rồi chạy suốt chiều rộng của nhà thờ và cuối cùng tới góc phía bắc của cánh ngang, nơi nó bắt gặp đế của một cấu trúc cực kỳ bất ngờ.

Một bia tưởng niệm khổng lồ kiểu Ai cập.

Tại đây, Đường Hoa Hồng lấp lánh quặt một góc thẳng đứng chín mươi độ và tiếp tục ngay trên mặt bia tưởng niệm, lên cao thêm khoảng mươi mét tới chót đỉnh của cái kiến trúc hình tháp đó để cuối cùng chấm dứt ở đó.

Đường Hoa Hồng, Silas nghĩ. Hội kín đó giấu viên đá đỉnh vòm dưới đường Hoa Hồng.

Chập tối, khi Silas nói với Thầy Giáo rằng viên đá đỉnh vòm của Tu viện Sion được cất giấu bên trong nhà thờ Saint-Sulpice, thầy đã tỏ ý nghi ngờ. Nhưng khi Silas nói thêm rằng các thành viên của hội này đều đã nói cho hắn biết vị trí chính xác, liên quan đến một dải đồng xuyên suốt nhà thờ Saint-Sulpice, thì thầy hức lên một tiếng, ngộ ra: "Vậy là con nói về Đường Hoa Hồng?".

Thầy nhanh chóng nói cho Silas biết về kiến trúc xây dựng kì lạ của nhà thờ Saint-Sulpice - một thanh đồng dài, mảnh đã chia nhà thờ thành hai nửa tạo ra một trục bắc-nam hoàn hảo.

Nó là một kiểu đồng hồ mặt trời thời cổ, là một vết tích của đền thờ ngoại giáo từng có thời ngự ở chính chỗ này. Các tia mặt trời, chiếu xuyên qua lăng kính trên bức tường phía nam, mỗi ngày một dịch xuống, chỉ sự trôi chảy của thời gian, từ đông chí qua hạ chí.

Cái dải bắc-nam đó được biết đến dưới cái tên Rose Line: Đường Hoa Hồng. Trải qua hàng thế kỷ, kí hiệu Rose (Hồng) đã gắn liền với những tấm bản đồ và với việc dẫn đúng đường, chỉ đúng hướng. Vòng Hồng ghi hướng địa bàn - được vẽ trên hầu hết mọi tấm bản đồ - xác định các hướng bắc, đông, nam, và tây. Thoạt kỳ thuỷ được gọi là Hoa Hồng Gió (Wind Rose), nó chỉ hướng của ba mươi hai loại gió, thổi từ những hướng của tám ngọn gió trưởng, tám ngọn gió nhị phân và mười sáu ngọn gió tứ phân. Khi được đồ thị hóa trong một hình tròn, ba mươi hai điểm này của la bàn trông giống hệt một bông hồng ba mươi hai cánh. Cho tới tận ngày nay, công cụ định hưóng cơ bản trong hàng hải vẫn được gọi là Rose Compass (La bàn Hoa Hồng), hướng cực bắc của nó được đánh dấu bằng một đầu mũi tên… hay phổ biến hơn là kí hiệu hoa loa kèn.

Trên quá địa cầu, một Đường Hoa Hồng cũng được gọi là kinh tuyến là bất kỳ một đường thẳng tưởng tượng nào nối cực bắc với cực nam. Đương nhiên, số Đường Hoa Hồng là vô hạn bởi vì từ mỗi điểm trên quả địa cầu đều có thể vẽ một kinh tuyến đi qua, nối cực bắc và cực nam với nhau. Vấn đề đối với các hoa tiêu thời xưa là đường nào trong các đường này là Đường Hoa Hồng đường kinh tuyến số không đường mà người ta lấy làm gốc để đo các đường kinh tuyến khác.

Ngày nay, đường đó nằm ở Greenwich, Anh.

Nhưng không phải bao giờ nó cũng ở đó.

Rất lâu trước khi chế định Greenwich là kinh tuyến gốc, thì kinh tuyến số không của trái đất đã đi qua Paris, đi qua nhà thờ Sain-Sulpice. Thanh đồng đánh dấu ở nhà thờ Saint-Sulpice trở thành một đài tưởng niệm kinh tuyến gốc đầu tiên của thế giới, và mặc dù Greenwich đã tước đi của Paris vinh dự ấy vào năm 1883, đường Hoa Hồng ban đầu vẫn còn hiển thị đến tận ngày nay.

"Vậy là truyền thuyết đó là sự thật". Thầy Giáo nói với Silas. "Người ta nói viên đá đỉnh vòm của Tu viện Sion nằm dưới Đường Hoa Hồng".

Lúc này, vẫn quỳ trên một chiếc ghế, Silas liếc quanh nhà thờ và lắng tai nghe để chắc chắn rằng không còn ai ở đây.

Trong một thoáng, hắn nghĩ là nghe thấy tiếng xột xoạt trên ban công hợp xướng. Hắn quay người và nhìn chăm chú trong vài giây. Chắng có gì cả.

Mình chỉ có một mình thôi.

Đứng dậy, hắn quay mặt về phía ban thờ và xuống gối ba lần. Rơi quay sang trái, hắn đi theo thanh đồng về phía bắc dẫn đến bia tưởng niệm.

Cùng lúc đó, tại Sân bay quốc tế Leonardo da Vinci ở Roma, lốp xe xóc nẩy mặt đường băng làm giám mục Aringarosa tỉnh giấc.

Mình đã ngủ quên mất, ông nghĩ ngạc nhiên thấy mình vẫn đủ thanh thản để ngủ.

"Benvenuto a Roma"(1), hệ thống loa phóng thanh thông báo.

Ngồi dậy, Aringarosa xốc thẳng lại chiếc áo choàng đen và tự cho phép mình nở một nụ cười hiếm hoi. Đây là một chuyến đi mà ông sung sướng thực hiện. Mình đã thụ động quá lâu rồi.

Nhưng đêm nay, quy tắc đã thay đổi. Chỉ năm tháng trước đây thôi, Aringarosa còn lo sợ tương lai của giáo phái này. Còn bây giờ, cứ như là ý Chúa, giải pháp cho vấn đề đã tự hiện ra.

Sự can thiệp thần thánh.

Nếu đêm nay ở Paris mọi thứ diễn ra như đã định, Aringarosa sẽ sớm sở hữu một thứ sẽ khiến ông ta trở thành người có quyền lực nhất trong cộng đồng Cơ đốc.

Chú thích:

(1) Tiếng Ý trong nguyên bản: Chào mừng quý khách đến Roma