Thời cổ đại Lý Triều cùng Trần Triều sùng Phật, việc này cũng không phải cái gì bí mật.

Thái tổ Hoàng Đế Lý Công Uẩn hồi nhỏ còn là đệ tử nhà Phật, đến thời Trần, Nhân Tông Hoàng Đế sau khi truyền ngôi cho thái tử liên quy y cửa Phật, liền trở thành một vị Phật Đế, lập nên Trúc Lâm thiền phái, bức họa Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ cũng từ đây mà có.

Các loại kiến trúc nổi tiếng nhất của Việt Nam thì có phải đến 80% liên quan đến đình chùa phật giáo.

Nói đến đây là đủ hiểu Phật Giáo thời kỳ này Hưng thịnh như thế nào.

Nhưng chuyện gì cũng vậy, hăng quá hoá dở.

Việc Phật giáo phát triển quá mức liên mang theo một số tài hại.

Chỉ đơn cử như việc phân chia ruộng đất cũng hình thành vấn đề lớn.

Khi mà ruộng đất nhà chùa quá lớn, quá nhiều.

Đất canh tác của nhân dân lại quá nhỏ, quá ít.

Luật nghiêm cấm dân chiếm ruộng đất nhưng gần như vô dụng với đình chùa.

Dân chúng có thời kì thi nhau lên chùa xuất gia dẫn đến lực lượng sản xuất bị ảnh hưởng, đó cũng là một tệ nạn diễn sinh ra.

Rồi thậm chí các nhà sư vốn tưởng tứ đại giai không, tu hành đắc đạo trong chùa nhưng không, trong triều đình bọn họ cũng có quan chức, cũng có quyền lực lớn.

Quốc sư gần như là một dạng cố vấn đặc biệt cho hoàng đế, việc đó dẫn đến bản thân họ cũng có thể ảnh hưởng đến những quyết sách của hoàng đế.

Mà theo quan điểm của Đỗ Anh Vũ thì khi chính trị mang theo màu sắc của tôn giáo, việc đó sẽ mang ảnh hưởng không tốt.

Theo hắn nghĩ những người điều hành đất nước nên là tầng lớp trí thức tức là những sĩ phu theo cách gọi của thời đại này chứ không phải là những tu sĩ.

Thay vì dùng tiền xây quá nhiều chùa chiền thì nên mở đường, mở xưởng, xây trường hoặc phát triển nông nghiệp, thủ công thương mại.

Thậm trí đầu tư vào quân đội còn có ích.

Hắn không có phản đổi tôn giáo, nhưng quan điểm của hắn tôn giáo chỉ nên phát triển trong 1 phạm vi nhất định, mà đối với hắn, vào thời điểm này Phật giáo đã vượt ngưỡng quá nhiều rồi.

Đỗ Anh Vũ mặc dù cũng không quá ưa đám hủ nho của thời đại này nhưng riêng vấn đề này hắn tán thành việc chấn áp Phật Giáo.

Tất nhiên đó chỉ là những suy nghĩ tự sướng yy trong đầu hắn mà thôi.

Đỗ Anh Vũ cũng tự biết lượng sức mình, bản thân hắn hiện tại chỉ là một thằng nhóc con 8 tuổi vô tình ( hoặc không) bị cuốn vào trong cuộc tranh đấu giữa Nho và Phật.

Mà đối với hắn hiện tại Nho giáo cũng được, Phật giáo cũng tốt, đều là quái vật khổng lồ, nghiền chết hắn dễ như nghiền chết một con kiến.

Không thể dây vào, không thể dây vào.

Nhưng may mắn thay Đỗ Anh Vũ hắn là người Việt, mang trong mình phẩm chất tốt nhất của người Việt, đó là không đánh lại, tao gọi người.

Đó là lý do hắn hiện tại đứng trước cổng của Trấn Vũ Quán.

Hắn không thể dây vào Nho giáo hay Phật giáo...

Nhưng Đạo giáo thì có thể nha!

Để chống lại những con quái vật khổng lồ, bạn cần một con quái vật khác, Đạo giáo chính là thứ như vậy.

Dù có chút im ắng, có chút điệu thấp không phát triển rầm rộ mạnh mẽ như Phật hay Nho nhưng nó lặng lẽ ăn sâu vào trong tập quán của dân chúng, từ Ngọc Hoàng đại đế đến Nam Tào Bắc Đẩu, Đạo giáo dần kết hợp với tôn giáo thờ phụng tiên tổ của người Việt hình thành một mối đan xen vô hình nhưng có sức ảnh hưởng to lớn.

Tam Giáo Đồng Nguyên - Phật Nho Đạo tất nhiên không cái nào tầm thường.

Trấn Vũ Quán chính là thủ phủ của Đạo Giáo ở Đại Việt.

...................

Con thuyền nhỏ trở 3 người từ từ cập bến.

Trần Kình tiến lên gõ cửa.

Đỗ Anh Vũ ngẩng đầu nhìn kiến trúc trước mặt cũng có chút cảm khái.

Hắn thật không rõ bản thân là xuyên qua dị giới hay vẫn là quay ngược về quá khứ nữa, ít nhất nơi này theo lịch sử mà hắn biết vẫn còn có rất nhiều sự tương đồng, nhưng có cũng có một chút thay đổi.

Hắn không phải là kẻ biết quá nhiều về lịch sử đất nước vì dù sao qua năm tháng chiến tranh, các ghi chép lịch sử bị thất thoát hoặc hư hại rất nhiều, và cũng có nhiều lúc lịch sử cũng không phải là sự thật.

Đổ Anh Vũ thấy có lẽ kiến trúc là thứ đáng tin nhất nhưng có lẽ không hẳn vậy, 1 năm nay thay đi thăm quan các loại kiến trúc quen thuộc trong kinh thành, lòng ngỡ ngàng khi thấy những nơi đó vừa quen lại vừa lạ.

Liệu là kiến trúc cũng sẽ thay đổi theo thời gian vì dù gì hắn cũng là đến từ 1000 năm sau, một thiên niên kỉ chuyện gì chẳng có thể xảy ra! Hắn luôn tự an ủi mình như vậy.

Vì cái cảm giác nơi này thật sự không phải là thế giới của hắn khiến cho Đỗ Anh Vũ cảm thấy lạc lõng.

Ít nhất trước mắt Trấn Vũ Quán so với hắn biết Trấn Vũ Quán thay đổi khá nhiều, nơi này to lớn hơn, ít đi 1 chút cổ kính, nhiều thêm một phần khí khái, đậm chất kiến trúc phương Bắc, phần lớn đều được xây bằng gỗ và đá hoa cương, toàn thể là một toà biệt viện lớn theo phong cách thứ hợp viện được xây ở vùng bán đảo.

Hai cổng vào bằng hai đường, một thủy một bộ.

Hôm nay Đỗ Anh Vũ tiến vào bằng đường thủy.

“Két!”

Cổng mở.

Từ bên trong có một cái đầu nhỏ ngó ra nhìn nhìn.

Trông thấy kẻ này Đỗ Anh Vũ liền mỉm cười vẫy tay chào.

Người mở cửa là 1 tiểu đạo đồng, tuổi 12-13, thể hình có chút mật lùn, khuôn mặt thành thật điểm chấm 1 ít tàn nhan, tiểu đạo đồng không hề xấu xí mà thậm chí còn có chút đáng yêu kute, dễ gây thiện cảm.

Đỗ Anh Vũ từ lúc trước nhìn thấy tiểu đạo đồng này liền có chút thích hắn, dù sao thì trong tiểu thuyết hay viết nhân vật chính nào chẳng có một tiểu mập mạp theo đuôi làm vật trang sức phải không nào, hắn Đỗ Anh Vũ muốn làm thời đại nhân vật chính cũng không thể lạc hậu.

Quách Vân cũng có chút mập nhưng dù sao cũng là thuộc dạng cao to, tổng thể còn cân đối nên không tính.

Nhưng còn vị mập lùn tiểu đạo đồng trước mắt thì Đỗ Anh Vũ lập tức nhận ra "vật trang sức của ta đây rồi."

Tiểu đạo đồng ngơ ngác nhìn tiến tới 3 người, khẽ a ngạc nhiên một chút rồi nhu nhu nói:

- Tiểu sư thúc, người làm sao tới....

Đỗ Anh Vũ chắp tay sau lưng, tiến tới với dáng vẻ như một ông cụ non, nhìn nhìn người bạn mập mạp rồi cười nói:

- Nhóc mập, ta là tới thăm ngươi, sao không chào đón à.

- Ta không mập, đây là cường tráng! - Tiểu đạo đồng không phục đáp.

- Đã biết, nhóc mập!

- .........

Đi theo tiểu đạo đồng tiến vào bên trong nội điện, Trần Kình cùng Công Đàm tả hữu hai bên giống như hộ pháp, Đỗ Anh Vũ thì ngược lại thoải mái như thể đang ở nhà, vắt chân ngồi uống trà, thỉnh thoảng chẹp chẹp miệng rồi ngước lên nhìn tiểu đạo đồng đang đứng hầu bên cạnh hỏi:

- Nhóc mập, sư phụ ngươi đâu?

Cả một đường bị tiểu tử trước mặt trêu chọc liền hiền lành tiểu đạo đồng cũng có chút hỏa khí, cứng rắn đáp:

- Đã nói đừng gọi ta là.....

- Nghĩa Hiền! Không được vô lễ!

Tiếng nói từ cổng cắt ngang tiểu đạo đồng khiến hắn giật mình thon thót.

Liền quay lại ủy khuất kêu:

- Sư phụ....!

Đứng ngoài cổng là một vị đạo sĩ râu tóc bạc phơ, đạo bào đen trắng hai có hình thái cực đồ, đầu đội kim quan khảm ngọc, trên tay phe phẩy cái phất trần, mày kiểm mắt sáng nhìn như thể 1 vị tiên nhân hạ phàm.

Đỗ Anh Vũ vội đặt xuống ly trà, đứng dậy chấp tay cười tươi chào đón.

- Quán chủ! Tiểu tử phiền nhiều ngài bế quan tu luyện, mong đừng trách tiểu tử.

Lão đạo xoa râu cười đáp:

- Nào có, tiểu sư đệ khách quý đến chơi, bần đạo không thể tiếp đón từ xa, tiểu sư đệ không trách ta đã là tốt.

Đỗ Anh Vũ xưa tay không dám nhận, lại mạnh mẽ nịnh nọt một câu.

Lão đạo cũng không chịu thua kém, khen ngược lại một tiếng.

Một hồi một gia một trẻ người tung kẻ hứng, lẫn nhau thổi phồng xem như bất phân thắng bại.

Trần Kình cùng Công Đàm xem như từng trải còn đỡ, tiểu đạo đồng đứng ơi một bên trố mắt nhìn không thể tin nổi đây là sư phụ.

Sau một hồi, Đỗ Anh Vũ tuổi nhỏ, đạo hạnh kém hớn chỉ có thể trước nhượng bộ lui binh.

- Quán chủ! Tiểu tử tới đây kì thật có chuyện muốn nhờ!

Lão đạo cũng ngồi xuống bên cạnh, chậm rãi uống một ngụm trà thông họng, rồi không nhanh không chậm nói:

- Tiểu sư đệ gọi ta quán chủ nghe thật xa lạ, hai chúng ta tuy tuổi tác có khác nhưng tình nghĩa đậm sâu, ngươi nên gọi ta một tiếng sư huynh mới tốt.

Đỗ Anh Vũ trong lòng chửi thầm “lão đạo sĩ thối không đứng đắn, triết sát tiểu gia” nhưng mặt vẫn mỉm cười thiện lành đáp ứng:

- Đã vậy tiểu tử cũng không làm kiêu, Anh Vũ ra mắt Huyền Chân sư huynh!

Huyền Chân lão đạo vuốt râu cười, miệng nói:

- Vậy mới tốt, vậy mới phải!

Đỗ Anh Vũ lúc này liền chắp tay hướng lão đạo, tỏ vẻ tha thiết chân tình nói:

- Sư huynh, tiểu đệ có chút khó khăn, thật mong sư huynh có thể tương trợ một chút.

Lão đạo mỉm cười, nhìn thẳng vào Đỗ Anh Vũ khiến hắn có chút gái người, rồi từ tốn đáp:

- Đã là sư huynh đệ, đệ gặp khó ta đáng lý phải giúp một tay, sư đệ cứ việc nói.....để vi huynh cân nhắc một phen!

Đỗ Anh Vũ nghĩ thầm :”mẹ kiếp, lại còn cân nhắc.”

Hắn biết hôm nay không thể dùng lời nói xuông để lão đạo sĩ buông tay giúp đỡ, phải xuất máu mới được! Nói xong Đỗ Anh Vũ liền từ trong tay áo rút ra một cuốn sách nhỏ, đặt ở trên bàn, miệng nói:

- Sư huynh bế quan lần này hắn là muốn trùng kích cảnh giới, ta chợt nhớ ra sư phụ có chút tâm đắc không biết có giúp được sư huynh một hai....

Lão đạo thấy vậy liền vui mừng thoáng chốc nhưng cảm xúc ứng chế rất nhanh, liền vuốt râu chê trách:

- Sư đệ đây là coi như chuyện gì chứ, Dương sư tâm đắc là bậc nào quý giá, sao có thể loạn chuyển, cất đi, cất đi.

- Sư huynh đừng vội từ chối, dù sao vật này đối với ta hiện tại vô dụng, nay mượn hoa kính Phật, giao cho sư huynh mới phát huy tác dụng.

- Sao lại có thể như vậy được chứ......

Tiếp theo là màn đưa đẩy, kẻ quyết cho đi, người quyết từ chối.

Kẻ nguyện đành, người nguyện bị đánh, 3 từ 3 đẩy.

Sau một hồi, lão đạo sĩ cũng nhẹ nhàng đút sách nhỏ vào trong tay áo, mặt làm vẻ bất đắc dĩ vô cùng làm Đỗ tiểu tử cũng phải than thở “Oscar thiếu nhà ngươi một tượng vàng đi.”

Quả nhiên, nhận đồ xong, Huyền Chân lão đạo liền khẳng khái:

- Sư đệ, có việc cứ nói thẳng, sư huynh tất giúp ngươi!

Nhận được câu nói này Đỗ Anh Vũ mới thở phào nhẹ nhõm.

Hắn liền đứng lên chắp tay nói:

- Sư huynh, sư đệ kì thật có chút khó xử, khẩn mong sư huynh chỉ rõ đường ngay, chuyện là....

Đỗ Anh Vũ đang nói liền ngừng lại, ánh mắt ra hiệu về phía tiểu đạo đồng đang đứng chống tàu nghe lỏm.

Lão đạo thấy vậy liền hiểu ý, hắng giọng một tiếng rồi nhìn về phía tiểu tử mập mạp nói:

- Nghĩa Hiền, trà nguội, mau mang đi hâm nóng lại cho khách nhân.

Tiểu mập mạp liền tiu nghỉu, Dạ một tiếng rồi ngoan ngoan mang bình trà đi.

Đồ Anh Vũ cũng ra hiệu cho Trần Kình cùng Công Đàm ra ngoài cánh cửa.

Trong phòng lúc này chỉ còn lại một già một trẻ, lão đạo liền ra hiệu cho Anh Vũ:

- Hiện tại sư đệ hẳn có thể nói đi....

- Sư huynh, chuyện là.....

......................

Sau một hồi nói chuyện, Đỗ Anh Vũ liền đi ra.

Lão đạo tiến theo ra đến cửa liền nói:

- Tiểu sư đệ, sư huynh không tiễn xa!

Đỗ Anh Vũ cũng chắp tay tươi cười đáp lại từ biệt lão đạo sĩ, rồi theo mông tiểu đạo đồng hướng ra cổng, nhìn nhìn tiểu đạo sĩ một chút, Đỗ Anh Vũ liền gọi:

- Này, nhóc mập!

Tiểu đạo đồng có chút bực bội, liền thờ ơ không đáp.

Thấy vậy Đỗ Anh Vũ nào có buông tha, liền hoá thân thành con ong nhỏ vo ve xung quanh tiểu đạo đồng :”nhóc mập, tiểu tử mập, tiểu mập tử, mập tiểu tử, lão mập....”

Nói chung là không gì ngoài chữ “mập”.

Tiểu đạo đồng mặt đỏ ửng, đầu tựa xì khói, không chịu đựng nổi nữa liền gắt:

- Có chuyện gì!

Đỗ Anh Vũ liền ha ha cười hiền lành hỏi:

- Tiểu tử người tên gì?

Tiểu đạo đồng đang không muốn trả lời, nhưng lại sợ kẻ này gọi mình là mập tiếp, đành không tình nguyện đáp:

- Ta gọi Hoàng Nghĩa Hiền.

Đỗ Anh Vũ lẩm nhẩm cái tên rồi tiến lên vỗ vai tên mập nói:

- Tên cũng không tệ, tiểu tử ta nói sư thúc khá thích ngươi, sau này theo sư thúc lăn lộn đi, sư thúc bảo kê ngươi!

Nói xong Đỗ Anh Vũ mang theo 2 gã tuỳ tùng quay phắt đi, bỏ lại tiểu mập mạp với đầu đầy dấu hỏi chấm ở đằng sau.

Tiểu mập mạp nhìn thầy 3 người dần dần đi xa, miệng lẩm bẩm:

- Tên kì lạ!

Ra đến cổng, Đỗ Anh Vũ lấy tay che nắng, lúc đi là sáng sớm, hết công chuyện cũng là đến trưa.

Lúc này hắn cũng có chút đói bụng, liền nhảy lên thuyền ra hiệu cho Trần Kình mang hắn trở về, Trần Kình có chút tò mò dò hỏi:

- Công tử, mọi việc đã thành?

Đỗ Anh Vũ nằm xuống thuyền, tìm một cái tư thế thoải mái nhất rồi rút một chiếc quạt giấy, xoè ra che nắng, miệng lười biếng đáp:

- Coi như thành 1 nửa.

- Một nửa? - Hai gã tuỳ tùng có chút không hiểu ra sao, nói chuyện cả buổi mới được một nửa hay sao.

- Một nửa còn lại, ta phải gặp tên kia một chuyến.

- Đỗ Anh Vũ cũng giải đáp luôn.

Miệng thì thầm:

- Tiểu hầu gia nha......

Con thuyền nhỏ vừa mới lênh đênh rời đi thì ở cổng trước Trấn Vũ Quán một chiếc hoa lệ xe ngựa liền tới, xa phu kêu 1 tiếng dừng ngựa, rồi quay lại bẩm:

- Quận chúa, đến nơi!

Một dáng thướt tha yêu kiều nhẹ nhàng bước xuống.

Lê Nghi Phượng ngước đầu nhìn tấm biển son ghi ba chữ Trấn Vũ Quán rồi điềm nhiên bước vào.