Lộc Đỉnh Ký

Chương 128: Quần Hùng Mở Đại Hội Trừ Gian

Trên Hòe Thụ Bình đã người ngồi đông đặc.

Trịnh Khắc Sảng vừa tới nơi, bốn mặt đã nổi tiếng hoan hô như

sấm dậy.

Mấy chục người chạy ra đón tiếp gã vào ngồi giữa.

Cửu Nạn cùng A Kha và Vi Tiểu Bảo ra ngồi dưới gốc cây hòe tận ngoài

xa.

Hiện thời cả bốn mặt đông, tây, nam, bắc lục tục vẫn còn người kéo đến

mỗi lúc một đông.

Vi Tiểu Bảo nghĩ thầm:

- Tên gian tặc Ngô Tam Quế gây nên nhiều cừu hận. Thiên Địa Hội chúng

ta đã đánh cược với Mộc Vương Phủ xem ai trừ diệt được hắn trước. Nhưng

tên khốn kiếp này có đến hàng ngàn hàng vạn kẻ thù. Không khéo người ta hạ

thủ trước mất thì cả Thiên Địa Hội lẫn Mộc Vương Phủ đều thua hết.

Vầng trăng tỏ dần dần lên đỉnh đầu. Một lão già thân hình cao lớn, râu tóc

bạc phơ đứng giữa thảo bình chắp tay nói:

- Thưa các vị anh hùng! Tại hạ là Phùng Nan Địch xin kính chào liệt vị.

Quần hùng đứng lên đồng thanh nói:

- Phùng lão anh hùng mạnh giỏi!

Cửu Nạn khẽ bảo A Kha và Vi Tiểu Bảo:

- Lão là phụ thân của anh em họ Phùng.

Bà nhớ lại hai mươi năm trước đã có cơ duyên gặp mặt lão một lần ở trên

đỉnh núi Hoa Sơn. Thuở ấy bà lấy tên là A Cửu để hội họp với các hào sĩ giang

hồ và bà còn là một cô gái mười mấy tuổi. Ngày nay nước mất nhà tan, nhân sự

chẳng còn gì như trước. Bà không khỏi buông tiếng thở dài, trong lòng xiết

bao cảm khái. Bất giác miệng lẩm bẩm:

- Ngày trước Phùng Nam Địch là một vị thiếu niên anh hùng mà nay đã

thành hạng già nua tuổi tác. Sư tổ của y là Mục Nhân Thanh, sư phụ y là Sương

Bút Thiết Toán Bàn Huỳnh Chân chắc bây giờ không còn sống ở thế gian nữa.

Rồi bà tự hỏi:

- Sư thúc y là Viên Thừa Chí hiện thời ra sao? Còn sống hay là đã chết

rồi?

Nguyên bà với nhân vật này có mối tương quan ghi tâm khắc cốt. Nhưng tới

nay đã ngoài hai chục năm, bà không nhận được tin tức gì về lão.

Sau khi Cửu Nạn xuất gia, mười mấy năm trời lòng bà phẳng lặng như nước

hồ thu. Đêm nay chợt nhìn thấy cố nhân, muôn ngàn mối suy tư lại nhộn lên

trong đầu óc bà.

Vi Tiểu Bảo thấy cặp mắt Cửu Nạn long lanh ngấn lệ, gã nghĩ thầm:

- Sư phụ ta ngó thấy lão Phùng kia, không hiểu vì lẽ gì mà lão nhân gia

muốn khóc? Chẳng lẽ lão là nhân tình cũ của người ?

Rồi gã tự nhủ:

- Phùng thị huynh đệ là con trai của lão ư? Coi thái độ của sư phụ thì

dường như lão nhân gia hãy còn nhơ mối tình cũ kỹ. Hay là ta tìm cách tác hợp

cho hai bên để... cái gì vỡ lại lành.

Người ta thường nói "Gương vỡ lại lành" để ví đôi vợ chồng cách biệt lâu

ngày lại được trùng phùng, nhưng Vi Tiểu Bảo chỉ nhớ lõm bõm, nên gã nói như

vậy.

Lại nghe Phùng Nan Địch cất tiếng oang oang:

- Thưa các vị bằng hữu! Bữa nay chúng ta tụ hội ở đây, ai nấy đều biết là

để mưu đồ đại sự. Giang sơn gấm vóc của nhà Đại Minh bị quân Thát Đát

chiếm cứ. Kẻ đầu tội làm điều thập ác đáng phải phanh thây là...

Lão nói tới đây, quần hùng bốn phía đồng thanh la lớn:

- Ngô Tam Quế !

- Tiếp theo những tiếng la ó nổi lên.

Người thì hô:

- Quân chó đẻ!

Người lại la:

- Phường khốn kiếp !

Kẻ lại thóa mạ:

- Tổ tôn mười tám đời nhà hắn.

Quần hùng thóa mạ một lúc rồi dừng hẳn lại. Đột nhiên có tiếng trẻ nít la

lớn:

Ta nguyền rủa con bà tổ tôn mười chín đời nhà hắn.

Người ta chỉ nguyền rủa "Tổ tôn mười tám đời" mà gã này tăng thêm một

đời thành mười chín đời, khiến cho quần hào đang căm tức không khỏi nổi lên

tràng cười rộ.

Người thóa mạ câu sau cùng chính là Vi Tiểu Bảo.

A Kha nổi giận hỏi:

- Sao ngươi lại buông lời thóa mạ khó nghe như thế?

Vi Tiểu Bảo đáp:

- Quần hùng đều thóa mạ, chẳng lẽ tiểu đệ không được thóa mạ một câu

ư?

A Kha nói:

- Người ta thóa mạ khác, đâu có khó nghe như ngươi !

Gã không nói gì nữa, nhưng miệng lẩm bẩm:

- Dù ta có thóa mạ khó nghe gấp mười lần thì đã sao?

Phùng Nan Địch lại nói:

- Toàn thể mọi người đều nghiến răng căm giận tên Hán gia đó. Thậm chí vị

tiểu huynh đệ kia tuy còn nhỏ tuổi cũng không nhịn được, những muốn ăn tươi

nuốt sống, lột da róc xương. Mục đích của cuộc đại hội hôm nay là để thương

nghị tìm ra kế hoạch đặng trừ diệt tên đại gian tặc Ngô Tam Quế.

Quần hùng liền thì nhau hiến kế.

Người thì bảo:

- Chúng ta kéo đến Vân Nam đánh rốc vào phủ Bình Tây Vương giết hết

cả nhà Ngô Tam Quế không để cho một mống sống sót.

Kẻ lại nói:

- Ngô tặc dưới trướng có nhiều binh mã, dàn trận đánh không được, dùng

cách ám sát hay hơn.

Lại có người nói:

- Nếu chỉ chặt một đao cho hắn chết tươi hóa ra làm phúc cho hắn ư ?

Sao bằng khoét mắt, chặt tay, để hắn phải chịu cực hình?

Lại có người bàn:

- Chúng ta dùng độc dược cực kỳ lợi hại khiến cho toàn thân hắn phải rữa

nát.

Còn bao nhiêu kế hoạch vẫn tiếp tục đưa không ngớt.

Một phụ nữ áo đen đứng dậy nói:

- Hay hơn hết là đem cả nhà Ngô Tam Quế từ già chí trẻ giết hết đi, chỉ

để sống một mình hắn, cho hắn biết mùi đau khổ về cảnh tịch mịch thê lương.

Một hán tử trung niên nói:

- Ngô Tam Quế sở dĩ đầu hàng Thanh triều là vì ái thiếp của hắn tên gọi

Trần Viên Viên bị Lý Sấm chiếm đoạt. Sao bằng ta lại bắt Trần Viên Viên đem

đi để hắn phải đau đớn đến chết.

Một người khác nói:

- Ngô tặc tuy là phường hiếu sắc nhưng vẫn thích quyền vị sang giàu hơn

hết. Bây giờ phải làm cách nào cho hắn hết công danh phú quí cùng vợ con

để hắn chịu cảnh luân lạc cô đơn mà không chết được mới là thượng sách.

Mấy trăm hào kiệt nghe câu này đều lớn tiếng hoan hô, đồng thanh nói:

- Cách này mới là đích đáng.

Lại một hán tử nói:

- Bọn Thát Đát nhà Mãn Thanh rất yêu quí Ngô Tam Quế, phong cho hắn

đến chức Bình Tây Vương, quyền thế ngất trời. Dưới trướng rất nhiều binh

hùng tướng mạnh. Muốn trừ khử công danh của hắn cùng giết chết hết vợ con

đều không phải chuyện dễ.

Quần hào nghị luận phân vân, rút cục vẫn chưa đi đến quyết định nào.

Cha con Phùng Nan Địch đã chuẩn bị rượu thịt bánh trái đưa tới. Mọi người

hoan hô ầm ỹ, ngồi vào ăn uống thỏa thích.

Rượu uống vào rồi, quần hào không còn úy kỵ gì nữa, hào khí tưng bừng.

Một người nói:

- Sau khi bắt được Trần Viên Viên rồi chúng ta mở một kỹ viện để cho

Ngô Tam Quế thành một con rùa đen lớn.

Vi Tiểu Bảo nghe nói giơ tay tán thành, lớn tiếng hô:

- Kỹ viện này nên mở tại Dương Châu.

Một hào sĩ cười hỏi:

- Tiểu huynh đệ! ý kiến của tiểu huynh cũng hay đấy. Khi đó tiểu huynh

đệ có muốn đi thưởng thức không?

Vi Tiểu Bảo toan đáp:

- Dĩ nhiên tiểu đệ thích đi lắm.

Nhưng gã đưa mắt nhìn A Kha thấy mặt cô đầy vẻ tức giận, gã đành ngậm

miệng lại không nói nữa.

Cửu Nạn cũng bảo gã:

- Tiểu Bảo! Ngươi không nên thốt ra những lời hạ lưu của bọn đầu đường

xó chợ.

Vi Tiểu Bảo bẽn lẽn đáp:

- Dạ! Đệ tử xin tuân lời sư phụ.

Nhưng gã nghĩ bụng:

- Về việc mở kỹ viện thì cả ngàn người ở đây chưa chắc đã có ai thành

thạo bằng lão gia.

Quần hào tuy đưa ra rất nhiều ý kiến mà chưa thấy có một chủ trương nào

chân chính có thể thi hành được.

Sau mấy tuần rượu. Phùng Nan Địch bỗng đứng dậy nói:

- Chúng ta đều là người võ biền thô lỗ. Nếu cầm đao thương giết giặc thì

lòng dũng cảm liều mạng quyết không lùi bước, nhưng mưu đồ đại sự cho thiên

hạ tự biết là kiến thức hẹp hòi. Bây giờ xin mời Cố Đình Lâm tiên sinh đưa lời

chỉ giáo. Cố tiên sinh là bậc đại nho đương thời. Sau khi nước mất, lão nhân gia

bôn tẩu khắp nơi liên lạc với những bậc hiền tài, cùng nhau đồng tâm hiệp ý dự

trù kế hoạch, anh em đều đem lòng ngưỡng mộ.

Trong số quần hào rất đông người biết Cố Đình Lâm, còn thanh danh của

y thì mười phần có đến tám chín đã được nghe qua. Phùng Nan Địch vừa tuyên

bố câu này, lập tức bốn phía tiếng vỗ tay vang lên như sấm dậy.

Bỗng thấy một ông lão tướng mạo mảnh dẻ mà thanh nhã từ trong đám

đông bước ra. Y chính là Cố Đình Lâm.

Cố Đình Lâm chắp tay nói:

- Phùng đại hiệp tán dương như vậy khiến tiểu đệ rất lấy làm hổ thẹn là

không xứng đáng. Vừa rồi tiểu đệ nghe các vị thốt ra những lời trung nghĩa,

quyết chí trừ gian khiến tiểu đệ rất kính phục. Cổ nhân đã nói "Chúng khẩu

đồng từ, ông sư cũng chết". Lại có câu "Hữu chí cánh thành". Chúng ta đã đồng

tâm hiệp lực đối phó với tên đầy tội kia thì dù hắn có bản lãnh nghiêng trời

lệch đất, chúng ta cũng có thể thành công được.

Quần hùng lớn tiếng reo:

- Đúng lắm! Đúng lắm! Nhất định chúng ta sẽ thành công.

Cố Đình Lâm lại nói:

- Những mưu kế mà các vị đưa ra đều có chỗ cao kiến. Nhưng muốn đối

phó với tên gian tặc này cần phải tùy cơ ứng biến, khó mà quyết định phương

lược từ trước được. Theo ngu kiến của tiểu đệ thì chúng ta nên chia ra các ngã

tiến hành, tùy cơ hoạt động. Nhưng phải nhớ: một là đừng để cơ mưu tiết lộ

cho gian tặc biết mà đề phòng. Hai là làm việc không được lỗ mãng, phải suy

tính rồi hãy hành động cho khỏi uổng mạng. Ba là chúng ta đã coi nhau như anh

em một nhà thì không nên tranh giành công cán để tổn thương đến nghĩa khí

đồng đạo.

Quần hào lại đồng thanh hoan hô:

- Phải lắm! Phải lắm! Cố tiên sinh nói rất chí lý.

Cố Đình Lâm lại nói:

- Nhân số của chúng ta rất đông. Trong các môn phái cùng bang hội đều

s½n anh hùng hảo hán. Nhưng mạnh ai nấy lo, việc ai nấy làm, thì lực lượng bị

phân tán mỏng manh. Còn tập hợp lại thành một khối thì số người lại đông quá,

dễ khiến cho bọn Thát Đát cùng Ngô tặc phát giác, có thể nguy hại đến đại

cuộc. Tiểu đệ chưa hiểu các vị đã có mưu kế vẹn toàn nào chăng?

Quần hào lẳng lặng ngẫm nghĩ hồi lâu không ai nói gì.

Bỗng một người cất tiếng hỏi:

- Không hiểu cao kiến của Cố tiên sinh thế nào ?

Cố Đình Lâm đáp:

-Theo ý tiểu đệ thì trong nước có mười tám tỉnh. Tỉnh nào cũng có anh

hùng hào kiệt của bọn ta. Vậy chúng ta cứ mỗi tỉnh kết làm một hội. Mười tám

tỉnh lập ra mười tám hội "Sát qui"

Cố Đình Lâm ngừng lại một chút rồi nói:

- Có điều "Sát qui hội" nghe không được thanh nhã, tưởng nên kêu bằng

"Trừ gian hội". Chẳng hiểu ý kiến các vị thế nào?

Quần hùng vỗ tay như pháo nổ để hoan hô rồi nói:

- Những lời nói của người đọc sách thốt ra quả khác với bọn thô hào

chúng ta.

Nguyên Cố Đình Lâm trước kia khi đến dự Sát qui đại hội đã suy nghĩ rất

chín chắn. Y biết quần hùng đều náo nức muốn giết cho bằng được Ngô Tam

Quế. Ai cũng hùng hổ những muốn xông vào hạ thủ, vậy việc giết Ngô Tam

Quế cũng không phải việc khó khăn cho lắm. Nhưng cuộc mưu đồ đại sự chân

chính không phải chỉ trừ có một tên Hán gian mà là khu trục quân Mãn Thanh ra

khỏi biên thuỳ để khôi phục giang sơn của người Hán.

Nếu vì việc trừ diệt một người mà để xẩy cuộc thương vong trầm trọng

hao tổn nguyên khí là phương hại đến việc khôi phục đại nghiệp.

Những ý kiến của người học võ trong các môn phái khác nhau tất nhiều mà

muốn thống nhất tư tưởng của hàng ngàn anh hùng hào kiệt thì thật khó lòng

thành tựu, vì người nào cũng muốn cướp ngôi minh chủ về cho phe phái mình.

Như vậy tránh sao cho khỏi những vụ tranh đấu hoặc ra mặt hoặc ngấm ngầm.

Những kẻ thấy bại mà bụng dạ hẹp hòi tất sinh lòng ghen ghét, có khi còn đưa

đến chỗ đem việc cơ mật tố cáo với Thanh đình hoặc Ngô Tam Quế.

Cố Đình Lâm khôn ngoan ở chỗ lấy mười tám tỉnh làm mười tám đơn vị, mỗi

đơn vị đều có một minh chủ, để tránh khỏi cái nạn tranh chấp. Việc mỗi tỉnh

suy tôn một vị minh chủ tương đối dễ hơn. Nếu có xích mích xẩy ra giữa quần

hào trong một tỉnh thì việc giải quyết không khó khăn lắm.

Trong mười tám tỉnh có mười tám "Hội trừ gian", sau này còn hy vọng

khuếch trương dần dần thành những tổ chức nòng cốt trong công cuộc khởi

nghĩa phản Thanh phục Minh.

Cố Đình Lâm đưa đề nghị này ra liền được quần hào tán thành trong lòng

y rất lấy làm an ủi.

Phùng Nan Địch tuyên bố:

Đề nghị cao minh của Cố tiên sinh đã được liệt vị đồng tâm tán thành,

không ai có điều chi dị nghị, vậy chúng ta ở tỉnh nào tổ chức "Hội trừ gian" cho

tỉnh ấy. Mỗi tỉnh suy tôn một vị lên làm minh chủ.

Y ngừng một chút rồi nói tiếp:

- Cách phân chia thế này bất tất phải theo tịch quán của bản thân từng

người mà là trông vào đơn vị các môn phái. Môn phái thuộc tỉnh nào thì bao

nhiêu đệ tử của bản phái bất luận quê quán ở đâu cũng thuộc vào phạm vi tỉnh

đó. Tỷ như chùa Thiếu Lâm tọa lạc ở tỉnh Hà Nam thì những đệ tử ở phái này cả

tăng lẫn tục bất luận ở Liêu Đông hay Vân Nam đều thuộc về đơn vị tỉnh Hà

Nam. Toàn thể đệ tử phái Hoa Sơn đều thuộc về đơn vị tỉnh Thiểm Tây.

Phùng Nan Địch trình bày xong liền hỏi:

- Cách phân chia tỉnh hội như vậy, các vị có ý kiến gì không?

Quần hào đồng thanh đáp:

- Dĩ nhiên là phải như vậy. Nếu không thì mỗi môn phái bang hội đều có

người khắp các tỉnh mà người tỉnh nào về tỉnh ấy thì thành ra nát bét.

Bỗng một người đứng lên hỏi:

- Thiên Địa Hội của bọn tại hạ đều có phân đường ở các tỉnh mà tổng đà

thường xuyên thay đổi không nhất định. Vậy xin hỏi nên thuộc về đơn vị nào?

Vi Tiểu Bảo nhìn về phía người hỏi thì hóa ra là Tiền Lão Bản.

Gã mừng thầm trong bụng:

- Tiền Lão Bản cũng đến đây thì hẳn Thiên Địa Hội ta còn nhiều người

khác.

Phùng Nan Địch thương nghị với Cố Đình Lâm mấy câu rồi dõng dạc đáp:

- Theo lời Cố tiên sinh thì phân đường của Thiên Địa Hội ở tỉnh Quảng

Đông thì các vị anh hùng của phân đường này cũng thuộc tỉnh Quảng Đông.

Mục đích của cuộc kết minh này là để chung lo đại sự chứ không có ý gì đến

chuyện phân tán bang hội ra thành nhiều mảnh.

Phùng Nan Địch dừng lại một chút rồi tiếp:

- Ngôi minh chủ của "Hội trừ gian" chỉ làm việc liên lạc các vị anh hào

trong bản tỉnh để hiệp lực hành động về công cuộc này. Công việc riêng của

các môn phái hay bang hội dĩ nhiên vẫn theo lệ cũ, minh chủ không có quyền

can thiệp vào. Việc tiến hành đại sự thế nào là do quần hùng ở các tỉnh

thương nghị. Minh chủ "Hội trừ gian" không nhất định là chưởng môn một phái

hay là chúa một hội.

Bản tâm quần hùng đang lo về chuyện mỗi tỉnh suy tôn một vị minh chủ

tức là hạ thấp mình xuống, bây giờ nghe Phùng Nan Địch giải thích rõ ràng như

vậy không còn điều gì thắc mắc nữa.

Quần hào các tỉnh liền chia nhau ra họp riêng với nhau để tự bầu ngôi

minh chủ cho tỉnh mình.

Vi Tiểu Bảo hỏi Cửu Nạn:

- Sư phụ! Chúng ta thuộc về tỉnh nào?

Cửu Nạn đáp:

- Chẳng thuộc tỉnh nào hết. Ta đi đâu cũng chỉ có một mình vậy bất tất

phải gia nhập vào hội nào.

Vi Tiểu Bảo nói:

- Cứ theo địa vị và võ công của lão nhân gia thì đáng làm tổng minh chủ

cả nước mới phải.

Cửu Nạn hứ một tiếng rồi dặn:

- Từ này trở đi ngươi đừng nói những lời như vậy. Nếu bị người nghe thấy

họ sẽ cười cho thúi óc.

Sự thực trong lòng bà cũng nghĩ thầm rằng quần hùng ở đây không một ai

có địa vị tôn cao hơn bà, vì giang sơn nhà Đại Minh nguyên là giang sơn của họ

Chu nhà bà. Còn võ công thì ngoài những điều sở học ở Mộc Tang đạo nhân

truyền cho trong phái Thiết Kiếm, mười mấy năm trước đây bà còn gặp kì tích

và võ nghệ tiến bộ rất nhiều, tỷ với Mộc Tang đạo nhân, còn có phần hơn.

Hiện nay trên đời, ngoại trừ Viên Thừa Chí không biết hành tung ở đâu,

tưởng không còn ai ngang hàng với bà nữa.

Quần hùng trên thảo bình chia ra họp thành mười tám tốp.

Ngoài thảo bình còn rải rác đến bảy tám chục người. Họ đều là kỳ nhân

dật sĩ, hoàn cảnh tương tự như Cửu Nạn. Họ không muốn làm minh chủ mà cũng

không muốn tuân theo hiệu lệnh của ai.

Cố Đình Lâm và Phùng Nan Địch cũng biết đây là những cao nhân võ lâm

quen tính phóng đãng, nên không miễn cưỡng họ được. Hai người cho là họ đã

đến phó hội là có ý khi gặp việc gì họ sẽ ngấm ngầm ra tay giúp đỡ.

Chẳng mấy chốc nhiều tỉnh đã bầu xong minh chủ. Minh chủ tỉnh Hà Nam là

Hối Thông đại sư, phương trượng chùa Thiếu Lâm. Minh chủ Hồ Bắc là Thanh Hoa

đạo nhân, chưởng môn Võ Đương. Minh chủ Vân Nam là Mộc Kiếm Thanh công tử

ở Mộc Vương Phủ. Minh chủ Phúc Kiến là Trịnh Khắc Sảng, thứ công tử của

Diên Bình quận vương.

Những nhân vật trên đây đều có địa vị đặc biệt trong môn phái nên được

suy tôn một cách rất mau lẹ, chẳng ai dị nghị điều chi.

Mấy tỉnh khác xẩy ra chuyên tranh chấp không giải quyết được liền mời

Cố Đình Lâm lại rồi cũng dàn xếp đến chỗ ổn thỏa.

Trong các hội Trừ gian có ba tỉnh là do Phân đường đường chúa của Thiên

Địa Hội được suy tôn lên ngôi minh chủ. Thế là danh vọng của hội này lớn hơn

hết.

Sau cuộc suy tôn, minh chủ các tỉnh liền hội họp với nhau nhưng điểm số

người chỉ có mười ba vị, vì bọn Hối Thông thiền sư, Thanh Hoa đạo nhân cũng

một số khác không đến dự hội. Minh chủ tỉnh nào vắng mặt thì tạm thời cắt cử

đệ tử đứng ra làm đại biểu trong cuộc họp.

Lại Phùng Nan Địch dõng dạc tuyên bố:

- Bây giờ đã suy tôn xong minh chủ cho mười tám tỉnh, các vị huynh đệ

không nên nêu rõ tôm tính đại danh các vị minh chủ để khỏi tiết lộ cơ mật.

Các vị minh chủ thương nghị với nhau một lúc rồi Phùng Nan Địch lại hô

lớn:

- Chúng ta kính thỉnh Cố Đình Lâm tiên sinh đứng ra làm Tổng quân sư cho

mười tám tỉnh Hội Trừ Gian

Quần hùng liền vỗ tay hoan hô như sấm dậy.

Hào kiệt các tỉnh lại họp riêng để bàn định kế hoạch trừ diệt Ngô Tam

Quế. Chỗ này một nhóm, chỗ kia một nhóm, nơi nào cũng bàn luận sôi nổi.

Cửu Nạn nói:

- Chúng ta đi thôi!

Bà dẫn Vi Tiểu Bảo cùng A Kha trở về khách điếm yên nghỉ một đêm.

Sáng sớm hôm sau, ba người mướn xe về phía đông.

Cửu Nạn biết hôm nay quần hùng giải tán đâu về đó, dọc đường thế nào

cũng gặp người quen, nên bà vẫn mặc đồ hóa trang.

Vi Tiểu Bảo thấy Trịnh Khắc Sảng không đi theo với bọn mình thì trong

lòng khoan khoái vô cùng. Gã nói huyên thuyên không ngớt miệng về vụ Sát

qui đại hội hôm trước.

A Kha nghe gã ba hoa một lúc rồi lườm gã nói:

- Ta biết tại sao bữa nay ngươi cao hứng như vậy rồi.

Vi Tiểu Bảo cười nói:

- Sư tỷ thật là thông minh, đoán trúng được lòng dạ tiểu đệ. Bao nhiêu

hào kiệt trong thiên hạ đều hăm hở muốn giết được Ngô Tam Quế thì việc này

nhất định thành công. Dĩ nhiên trong lòng tiểu đệ rất đỗi hân hoan.

A Kha cãi:

- Hứ! Có phải ngươi cao hứng về chuyện đó đâu! Khi nào ngươi lại là kẻ

có lòng dạ hay như vậy?

Vi Tiểu Bảo hỏi:

- Thế thì kì thiệt! Vậy sư tỷ bảo tiểu đệ cao hứng về chuyện gì ?

A Kha đáp:

- Ngươi hí hửng chỉ vì Trịnh công tử... Trịnh công tử...

Vi Tiểu Bảo thấy nét mặt cô lộ vẻ buồn rầu liền cố ý châm chọc nói:

- à phải rồi! Trịnh công tử thiệt là hay quá! Vừa rồi tiểu đệ đi thuê xe

thấy y dẫn bốn vị cô nương rất xinh đẹp đi theo, cười nói rất vui vẻ. Y gặp

tiểu đệ có gởi lời vấn an sư phụ cùng sư tỷ.

A Kha trống ngực đánh thình thình, ấp úng hỏi:

- Sao ngươi không về khách điếm nói ngay? Y... có dặn gì nữa không?

Vi Tiểu Bảo đáp:

- Y bảo cùng mấy vị nữ hiệp đó đến Đài Loan thưởng ngoạn. Y dẫn các

cô về Đài Loan để hết... cái gì của địa chủ.

A Kha nghiến răng nói:

- Mối tình của địa chủ.

Vi Tiểu Bảo nói ngay:

- Phải rồi! Phải rồi! Té ra sư tỷ cũng đứng nấp đằng sau tiểu đệ và đã

nghe rõ cả rồi.

A Kha tức giận nói:

- Ta không ra đó và không nghe thấy chi hết!

Cô nói đến đây thanh âm có vẻ nghẹn ngào.

Xe đi chừng hơn hai chục dặm, bỗng nghe phía sau có tiếng vó ngựa vang

lên. Mấy chục người kỵ mã rượt tới.

A Kha nét mặt tươi lên, lộ vẻ mừng vui. Nhưng mấy chục người kỵ mã lướt

qua bên xe mà đi thẳng về phía đông, không dừng lại chút nào. Nét mặt cô lại

buồn thiu.

Vi Tiểu Bảo nói:

- Đáng tiếc ôi là đáng tiếc! Không phải...

A Kha hỏi ngay:

- Điều chi đáng tiếc?

Vi Tiểu Bảo đáp:

- Đáng tiếc đám binh kỵ này lại không phải là Trịnh công tử rượt tới.

A Kha hỏi:

- Y... Y rượt tới làm chi?

Vi Tiểu Bảo đáp:

- Tiểu đệ đã chắc mẩm y rượt tới để mời sư tỷ về Đài Loan thưởng

ngoạn.

A Kha ọe một tiếng rồi khóc oà lên.

- Cửu Nạn hiểu ngay tâm sự của cô nữ đồ đệ liền mắng Vi Tiểu Bảo.

- Tiểu Bảo! Sao ngươi lại hư đốn thế? Dám nói móc cả sư tỷ?

Vi Tiểu Bảo trong lòng rất khoan khoái nhưng ngoài miệng đáp:

- Dạ dạ ! Đệ tử không dám.

Rồi gã tiếp:

- Những vị vương tôn công tử trong thiên hạ năm thê bảy thiếp, hay tám

thê chín thiếp cũng nên. Bọn họ thật vô lương tâm. Đệ tử chắc bốn vị nữ hiệp

dung nhanh khuynh quốc kia một khi đã tới Đài Loan thì khó mà trở về được.

Anh chàng Trịnh công tử đó qua Triết Giang, Phúc Kiến chắc còn dắt thêm một

lũ gái đẹp nữa.

Cửu Nạn lại quát lên:

- Tiểu Bảo!

Vi Tiểu Bảo vâng dạ rồi không dám nói gì nữa.

Ba người đi đến trưa vào một phạn điếm nhỏ bên đường ăn uống.

Bỗng nghe tiếng vó ngựa vang lên. Mấy chục người kỵ mã từ phía Tây đi

tới.