Lý Đông rất coi trọng kế hoạch của mình, tin tưởng nó có thể đủ sức thay đổi tình thế. Nếu lúc trước, có ai đọc được bản kế hoạch của hắn chắc hẳn là sẽ vô cùng kinh ngạc. Bởi mục tiêu của Lý Đông chính là thành lập một binh đoàn ma, một lực lượng không binh chủng, không tên hiệu, và gần như không có tung tích, trên đời chỉ có một số ít người biết được thông tin về nó mà thôi. Binh đoàn này được thành lập với nhiệm vụ triệt hạ toàn bộ những mục tiêu cần thiết mà không để lại bất kỳ dấu vết nào. Nói cách khác chúng sẽ như những bóng ma lai vô ảnh khứ vô tung, xuất hiện bất ngờ, tấn công chớp nhoáng nhằm giáng những đòn mạnh mẽ, gây thiệt hại nặng nề vào kẻ địch, từ đó tạo ra sự hoang mang và rối loạn tột độ cho phía đối phương.

Để thực hiện được chiến thuật này, các khí tài mà Lý Đông sử dụng phải có tính cơ động cao hoặc có khả năng ẩn dấu tốt như máy bay, tên lửa hoặc tàu ngầm. Lý Đông đã quyết định sử dụng tới những công nghệ tiên tiến hơn rất nhiều so với lộ trình dự định ban đầu của hắn. Các vũ khí mới sẽ được áp dụng đồng bộ các kỹ thuật phức tạp và đa dạng.

Về mặt cụ thể, các nhóm công nghệ này chủ yếu sẽ chia thành bốn nhóm theo công năng, nhóm công nghệ làm tăng tốc độ, nhóm công nghệ chống phát hiện, nhóm công nghệ radar và nhóm công nghệ năng lượng.

Nhóm công nghệ làm tăng tốc độ gồm các công nghệ phản trọng lực như Công nghệ Điện Trọng Lực Học (Electrogravitics), Điện động học (Electrokinetics), công nghệ viễn tải bức xạ điện trọng từ trường. Lý Đông biết cho đến hiện tại các quốc gia chủ yếu vẫn sử dụng những chiếc máy bay dân dụng có hai cánh hoạt động trên các nguyên lý cổ điển như lực cản, lực đẩy, và lực nâng khí động lực học như mô hình thiết kế của hai anh em nhà Wright cách đây hơn một thế kỷ. Kỹ thuật chế tạo đương đại rất hạn chế trần bay và tốc độ bay. Công nghệ phản trọng lực gồm nhiều kỹ thuật khác nhau để tạo điều kiện cho một tàu bay không chịu ảnh hưởng bình thường của lực hấp dẫn Trái đất. Với điều kiện này, tàu bay có thể di chuyển thật nhanh từ 40 000 km/giờ trở lên, hoặc khoảng 2 vòng quanh thế giới trong 1 tiếng đồng hồ. Khi kết hợp công nghệ phản trọng lực với công nghệ quét hạt ảo trong chân không lượng tử, vận tốc tàu bay có thể vượt tốc độ ánh sáng. Nếu kết hợp các kỹ thuật này với kỹ thuật lá chắn quán tính thì người điều khiển khí tài bay hoàn toàn có thể được bảo vệ chống sốc trước sự tăng tốc nhanh và những thao tác đột ngột khác.

Công nghệ Điện Trọng Lực Học (Electrogravitics) hoạt động dựa trên nguyên tắc của một hiệu ứng khá nổi tiếng mà nhân loại bây giờ cũng đã phát hiện ra “Hiệu ứng Biefeld-Brown” và nó cũng hay được gọi là “Điện Thủy Động lực học” (Electrohydrodynamics). Công nghệ này cho phép dùng xung điện hàng megavolt trên thân và cánh tàu bay để phân hóa nó và khiến nó giảm triệt để ảnh hưởng của trọng lực. Các khí tài bay được thiết kế theo hình dạng đặc biệt với điện cực dương và âm có kích cỡ khác nhau ở hai bên và được cung cấp điện năng. Thiết kế này tạo một điện áp cao ngay giữa không trung khiến cho khí tài bay di chuyển về phía cực dương. Có hai lực kết hợp với nhau để tạo ra lực đẩy. Một lực đến từ sự tháo xả điện hoa khiến các phân tử không được ion hóa tại một số điểm nhất định trên khí tài bay, điều này tạo hiệu ứng gió ion để thổi máy bay trong không gian. Mặt khác một lực thứ hai tác động lên máy bay chính là hiệu ứng phản trọng lực điện trọng lực học, các điện tích dương khiến không gian hội tụ tạo ra một trường trọng lực còn điện tích âm khiến không gian rẽ ra tạo ra một trường phản trọng lực. Trong khi cực dương đang hít vào thì cực âm lại thổi ra không gian xung quanh và điều này khiến cho tàu bay di chuyển tới cực dương. Và như vậy bằng cách bẻ cong không thời gian xung quanh một vật thể bay, nó đã tạo thành một siêu động cơ cực mạnh. Vấn đề quán tính cũng được giải quyết với công nghệ này khi nó bị giảm tới gần bằng 0 bởi trong một tàu bay siêu nhanh mật độ trường điểm 0 trong một không gian cục bộ được giảm xuống gần như không tồn tại. Vấn đề nhận thông tin truyền dẫn từ máy tính chỉ huy cũng được giải quyết bởi các máy tính lượng tử có thể giúp truyền tin với tốc độ còn nhanh hơn ánh sáng.

Công nghệ Điện động học (Electrokinetics) hoạt động dựa trên nguyên lý các lực kéo do hạt electron gây ra khi chúng tác động lên các điện tích xung quanh. Những sự thay đổi trong dòng điện càng nhanh thì lực đẩy nó tạo nên càng lớn. Khi truyền một xung điện vào trường điểm không vốn rất hỗn loạn, năng lượng chân không sẽ gắn kết và tạo các trật tự hình học. Nói cách khác mức entropy của trường điểm không trong một không gian cục bộ sẽ giảm đáng kể. Khi điều kiện trong trường điểm không đã đi từ hỗn loạn sang trật tự thì lúc đó có thể trích xuất năng lượng để phát điện tạo lực đẩy cực lớn. Các hệ thống Electrokinetics dùng tụ điện bất đối xứng để phá vỡ tính đối xứng các lực cơ bản trong trường điểm không và từ đó tăng lực đẩy của hệ thống.

Về Công nghệ viễn tải bức xạ điện trọng từ trường thì lại có liên quan tới Lý thuyết về Trường thống nhất (Unified Field Theory). Công nghệ này thực ra đã từng được nhân loại thí nghiệm nhưng rất tiếc sau đó vì tính thiếu khuyết của nó chưa thể hoàn thiện mà bị tạm dừng. Đó chính là thí nghiệm Philadelphia.Thí nghiệm được thực hiện dựa trên Lý thuyết “Vùng hợp nhất” của tiến sĩ Franklin Reno. Hiểu một cách ngắn gọn, lý thuyết bức xạ điện từ và trọng lực nếu được triển khai cùng với một số thiết bị đặc biệt và năng lượng cần thiết có thể bẻ cong ánh sáng xung quanh và làm cho vật thể trở thành “vô hình”. Trong bối cảnh Thế chiến lần II, Lực lượng Hải quân Mỹ đã cung cấp tàu khu trục USS Eldridge cho cái gọi là “Dự án Cầu vồng” này mong tìm kiếm một công nghệ áp đảo đối thủ. Những bước thử nghiệm đầu tiên bắt đầu vào tháng 7/1943 và đạt thành công đáng kể, tuy nhiên thủy thủ đoàn lại than phiền dữ dội vì cảm giác nôn mửa kinh hoàng chưa từng có, buộc Ban chỉ huy lực lượng Hải quân phải ra lệnh tạm dừng.Thí nghiệm chính thức được tiến hành vào ngày 28/10 năm đó, trên vùng biển Philadelphia bang Pennsylvania. Lần này, Eldridge không chỉ không vô hình trước mắt nhân chứng mà chỉ còn biến mất không dấu vết trong tầm kiểm soát của sóng radar. Lạ lùng hơn ngay cùng thời điểm đó, Căn cứ Hải quân Mỹ tại Norfolk (bang Virginia) nằm cách xa hơn 600 km báo cáo: đã nhìn thấy Eldridge ngoài khơi đến vài phút, sau đó thì mất tăm - đó cũng là lúc Eldridge tái xuất hiện trên biển Philadelphia.Chấn động tâm lý để lại cho các thủy thủ trên chiếm hạm Eldridge mới thật nặng nề. Sau thí nghiệm, phần lớn những binh sĩ này ốm thập tử nhất sinh, không ít kẻ rơi vào trạng thái hoang tưởng hoặc tâm thần phân liệt, chưa kể 1 số trường hợp được ghi nhận “mất tích không dấu vết”. Hoảng hốt, quan chức Hải quân Mỹ ra lệnh ngừng lại thí nghiệm ngay lập tức. Lần lượt sau đó, những thủy thủ còn may mắn sống sót bị đào thải ra khỏi quân đội. Có người nói họ còn bị “tẩy não” để quên đi mọi chi tiết về cuộc thí nghiệm kinh hoàng trên biển Philadelphia.

Về nhóm công nghệ chống phát hiện hay công nghệ tàng hình, khả năng tàng hình của thiết bị có được nhờ sự phối hợp giữa việc giảm thiểu tín hiệu âm thanh, hồng ngoại, điện từ, quang học và radar phát ra, khiến đối phương rất khó phát hiện, theo dõi và tiêu diệt. Kỹ thuật tàng hình được áp dụng nhằm giúp máy bay có thể thâm nhập qua các hàng rào phòng không dày đặc mà máy bay chiến đấu trước đây không thể vượt qua. Máy bay sẽ được thiết kế theo các hình dáng đặc biệt năng bị nhận dạng thấp, hay các tính năng tàng hình cho phép nó thâm nhập qua những hàng rào bảo vệ tinh vi nhất của kẻ thù và tấn công các mục tiêu được bảo vệ kỹ càng nhất. Thiết bị bay sẽ có một cơ chế tàng hình hoàn hảo bằng cách uốn cong ánh sáng, mô phỏng lại công nghệ tàng hình có thể che phủ đi vật thể ở các môi trường khuếch tán. Vật thể được tàng hình này được hình thành bằng cách bao quanh vật thể với một chất liệu đặc biệt, mà chất liệu đó có khả năng làm uốn cong ánh sáng xung quanh nó. Điều đó hoàn toàn dễ hiểu, bởi vì tất cả những gì cần làm chỉ là hai chất liệu khác nhau với hệ số khuếch tán đặc trưng; bằng cách kết hợp chúng với nhau thành một chiếc áo choàng có thể khiến cho ánh sáng lan tỏa quanh vật thể theo một cách đặc biệt để từ đó nó sẽ trông như biến mất. Từ đó thiết bị có thể đạt được sự tàng hình tuyệt đối. Các vật liệu này cấu thành từ một mạng lưới bằng phẳng của cái gọi là siêu phân tử cắt từ khối thép thông thường.Với sự bổ sung của chất bán dẫn phi tuyến, siêu vật liệu có thể điều chỉnh phù hợp với công nghệ tàng hình, giúp các phương tiện quân sự tàng hình với sóng hồng ngoại, sóng vô tuyến và các loại sóng khác.

Về công nghệ radar, Lý Đông vận dụng một công nghệ dựa trên một hiện tượng bóng ma còn gọi là liên đới lượng tử, trong niên đại này vốn được Albert Einstein gọi là "hành động ma quỷ từ xa". Quang tử liên đới của hệ thống radar mới có thể phát hiện các mục tiêu từ khoảng cách rất xa vì nó dùng quang tử liên đới để nhận diện các vật thể vô hình, khác với hệ thống radar thông thường. Nguyên lý hoạt động của nó đã được vật lý lượng tử phát biểu rằng “Nếu bạn tạo ra một cặp quang tử liên đới bằng cách dùng một tinh thể chia tách quang tử gốc, sự thay đổi của quang tử liên đới ngay lập tức sẽ ảnh hưởng tới bản sinh đôi của nó, bất kể khoảng cách giữa hai cái là bao xa”. Một radar lượng tử, tạo ra một lượng lớn các cặp quang tử liên đới và bắn một trong hai cái lên trời, có thể có khả năng nhận được các thông tin quan trọng về mục tiêu, gồm cả hình dáng, địa điểm, tốc độ, nhiệt độ và thậm chí là kết cấu hóa học sơn của mục tiêu, từ những quang tử trở về. Radar lượng tử cũng như radar bình thường, vốn sử dụng sóng radio, tuy nhiên, radar lượng tử có khả năng phát hiện các máy bay tàng hình tốt hơn nhiều, khiến các máy bay này không thể lẫn vào không gian nền. Ngoài việc trang bị radar này, Lý Đông sẽ còn áp dụng thêm công nghệ vệ tinh nhằm tăng tính giám sát và cảnh báo toàn cầu cho binh đoàn.

Về công nghệ năng lượng cung cấp cho các khí tài quân sự sẽ dùng chính là năng lượng từ chân không lượng tử hay còn lại là năng lượng điểm không, đây là năng lượng vẫn tồn tại trong chân không của không gian thậm chí khi nhiệt độ là không độ Kelvin. Năng lượng điểm không là dạng thấp nhất của năng lượng trong hệ thống vật chất, còn lại khi tất cả các dạng năng lượng khác đã biến mất. Công nghệ có thể biến đổi năng lượng điểm không thành năng lượng điện có thể xử dụng qua cấu trúc “pin dao động chân không” dựa trên thiết kế tấm dẫn của Casimir Force. Việc cho phép lực thắng – nhờ đó đẩy các tấm tiếp xúc với nhau – sẽ tạo ra đủ năng lượng để chuyển năng lượng chân không thành năng lượng điện.

Như vậy với việc hoạch định và dự trù được hàng loạt giải pháp công nghệ siêu thường như trên Lý Đông tin sẽ đủ sức cải tiến và biến những vũ khí tầm thường hiện có thành những sát thần cực kỳ nguy hiểm trên chiến trường, tạo ra bất ngờ cực lớn cho đối thủ, làm lệch cán cân sức mạnh quân sự về phía đất nước