Mẹ tới đây là điều tôi không ngờ đến, riêng chuyện này cũng đủ làm tôi căng thẳng cả ngày. Đặng Thiệu thì ngược lại, anh trấn định đến lạ, nên sống thế nào thì cứ sống thế ấy, thỉnh thoảng còn đưa mẹ tôi ra ngoài shopping, tôi một mình ở lại bệnh viện vừa không có Đặng Thiệu để buôn chuyện, vừa không dám kể khổ với mẹ anh.

Còn ngày đó,mẹ tôi với bác gái nói gì tôi cũng chẳng dám hỏi thăm, cũng không muốn hỏi. Chẳng qua trực giác nói cho tôi biết, câu chuyện của hai người chắc chắn có liên quan tới hai thằng con mắc dịch.

Mẹ tới quả nhiên giúp chúng tôi không ít, tôi và Đặng Thiệu cũng an tâm mà chăm sóc Đặng Minh. Mẹ Đặng Thiệu đã có mẹ tôi chiếu cố, thỉnh thoảng rảnh rỗi quá còn có thể trộm mò sang đó nghe lén, hai người tán gẫu đến là vui vẻ, chốc chốc lại nghe tiếng cười to vang cả phòng.

Buổi tối, tôi kể cho Đặng Thiệu nghe một màn này, Đặng Thiệu nói được vậy thì tốt, nói không chừng một thời gian nữa cả hai nhà sẽ tiếp nhận chuyện chúng mình.

Cứ như thế tôi càng ngày càng lo lắng. Dù sao mẹ tôi với mẹ anh tư tưởng cũng bất đồng, mẹ trước giờ đều bướng bỉnh cứng đầu, vả lại cả cuộc đời chưa từng nghe tới ba chữ “ Đồng tính luyến”. Hiện giờ bảo bà phải chấp nhận chuyện thằng con mình sống cùng một người đàn ông khác, e rằng so với lên trời còn khó hơn.

Ngày cứ như vậy qua đi, bệnh tình của Đặng Minh ổn định hơn trước, bác sĩ đề nghị chúng tôi đưa hắn về nhà tĩnh dưỡng, còn khi nào tỉnh lại e còn phải do số trời. Nếu cứ tiếp tục ở lại viện nhận trị liệu, không chỉ là vấn đề viện phí mà ngay cả tôi và Đặng Thiệu cũng mệt đến chết. Bất đắc dĩ, mẹ Đặng Thiệu đành đồng ý cho Đặng Minh xuất viện, với điều kiện là phải đưa hắn về nhà bà, tự tay bà chăm sóc.

Chúng tôi không lay chuyển nổi bà đành phải đồng ý, mẹ tôi cũng tính ở lại Bắc Kinh một thời gian nữa. Trong thời gian này, mẹ tôi và mẹ Đặng Thiệu thay nhau chiếu cố Đặng Minh.

Từ nhà đi ra, chúng tôi cuối cùng cũng có thể thả lỏng, hai đứa sánh vai đi bộ trong viên, tôi nghịch ngợm đá bay một hòn đá cuội, cười nói: “ Chúng mình đi đón Tròn Tròn đi.”

Đặng Thiệu nhẹ nhàng ôm lấy tôi từ phía sau, cười nói: “ Ừ, chúng mình đi đón Tròn Tròn, về nhà cùng ăn một bữa cơm thỉnh soạn tẩm bộ cho Tiểu Lục béo tròn của anh.”

Tôi nghe thế nước miếng cũng muốn ứa ra, hưng phấn nói: “ Anh xem này, cả đợt vừa rồi không được ăn ngon ngủ yên, cả người  em gầy đi một vòng luôn.”

(kể khổ với chồng =)))

Đặng Thiệu thấy tôi làm nũng liền ôm siết vào lòng, nói: “ Vất vả cho em rồi, bà xã.”

Hôm ấy là ngày quốc khánh, vừa qua giờ ngọ (*) một chút, tôi và Đặng Thiệu ngồi trước mặt hai vị phụ huynh, họ cười, chúng tôi cũng cười. Mẹ Đặng Thiệu cười đặt sổ tiết kiệm lên bàn, thản nhiên nói: “ Trong này là toàn bộ tiền mẹ để dành, có cả tiền mẹ Tiểu Lục mang tới, hơn nữa tiền bán nhà và cửa hàng của Đặng Minh cũng trong này.”

Đặng Thiệu không hiểu bèn nói: “ Hai người đưa nhiều tiền như thế ra đây làm gì?”

Mẹ tôi cười nói: “ Trong khoảng thời gian này trong nhà xảy ra không ít chuyện, bác và mẹ con thương lượng một chút, chỗ tiền này toàn bộ cho hai đứa. Về phần dùng tiền này làm gì, cho hai đứa tự quyết.”

Tôi vội vàng cầm lấy sổ tiết kiệm nhìn qua, kinh ngạc nói: “Mẹ, sao mẹ có nhiều tiền thế?”

“Mẹ anh mới chỉ mang có một phần chỗ tiền tiết kiệm thôi đấy, anh tưởng bố mẹ không có tiền à?”

Tôi ồ một tiếng, đưa cho Đặng Thiệu sổ tiết kiệm.

Đặng Thiệu không vội mở sổ tiết kiệm ra, cười nói: “ Hai mẹ đã tín nhiệm tụi con như vậy, trước hết bọn con sẽ cất đi. Sau này hai nhà có việc gì cần gấp bọn con sẽ gửi lại.”

Mẹ Đặng Thiệu cười nói: “ Cho các anh tiền chứ chúng tôi có bảo cất đi đâu. Đây là cho hai đứa có vốn làm ăn, tương lai mấy ông bà già này còn phải nhờ hai đứa chăm sóc nữa mà.”

Nói như vậy…. Tôi và Đặng Thiệu quay sang nhìn nhau, rốt cuộc cũng có thể trước mặt hai mẹ không chút kiêng kị mà cười to.

Vậy ra, hai mẹ sớm đã nghĩ thông suốt?

Tôi nghĩ, đúng vậy.

Hai mẹ thủy chung không mở miệng nói: “ Mẹ đồng ý”

Tôi nghĩ, họ khó mà mở miệng.

Hai mẹ cười với chúng tôi.

Tôi nghĩ, họ đang chúc phúc cho tôi và anh.

Bởi vì nhà chúng tôi không chỉ có hai người mà còn có Tròn Tròn.

Sau khi chính thức nhận nuôi con bé, dần dần Tròn Tròn cũng chấp nhận sự tồn tại của chúng tôi.

Một nhà ba người.

Tác giả nói ra suy nghĩ của mình: Chính văn cuối cùng cũng kết thúc!

Không biết kết cục thế này mọi người có thích không?

Bản thân tôi thì rất thích. Cảm thấy mình đúng là mẹ ruột mà.

Thực ra sủng văn này viết cũng không tốt lắm, còn rất nhiều lỗ hổng, rõ ràng  bản thân có thể viết thêm để mối quan hệ của Tiểu Lục với Đặng Thiệu thêm phần tốt đẹp, nghĩ thế nào tôi lại không viết nữa.

Đại khái có thể nói, đây là câu chuyện hiện đại mang hơi hướng ngọt ngào pha lẫn đồng quê, câu chuyện tình yêu của Tiểu Lục và Đặng Thiệu ở thế giới gay hiện thực e rằng mỏi mắt cũng chẳng có nổi, cuộc sống vốn không dễ dàng mà.

Viết ra câu chuyện này cảm xúc của tôi thế nào? Đương nhiên là hy vọng mọi đồng chí trong thế giới hiện thực có thể may mắn nhận được cái gọi là tình yêu, có thể cùng nhau đi đến cuối đời thì càng tốt.

Thực ra truyện và đời thực vốn luôn đối lập nhau, ở ngoài đời thật đại đa số những câu chuyện tình yêu của các đồng chí hầu như là người thường với nhau mà thôi, đào đâu ra lắm trai đẹp với tổng tài như vậy.

Vả lại, vẻ ngoài có quan trọng đến vậy không?

Đương nhiên cái nhìn đầu tiên bao giờ cũng quan trọng, nhưng muốn có được tình yêu lâu dài cốt là phải thấu hiểu nhau, đẹp xấu thế nào nhìn lâu cũng thành quen mắt cả thôi mà.

Mặt khác, có rất nhiều đồng chí không đủ can đảm nói ra tính hướng thật của mình, chỉ có thể sống dưới vỏ bọc giả dối cả đời, bao giờ bị cha mẹ ép buộc quá thì đành kết hôn, chẳng những khiến mình không vui cả đời, còn hại hạnh phúc con gái nhà người ta. Nhưng mỗi người mỗi cảnh, không phải ai cũng sẵn sàng hay có cơ hội để trả giá.

Câu chuyện này cũng không phải tác phẩm đặc sắc gì, viết cho mọi người giải trí chút thôi.

Hai chương sau là phiên ngoại, mọi người nhớ đón đọc nha.

 (*) Giờ ngọ: Là khoảng từ 11h trưa đến 1 chiều