Khi Hàng Rong Gặp Quản Lí Đô Thị

Chương 5: Quản lí cũng sợ bị nhìn lén

Ở quê  tôi có một quặng mỏ quy mô nhỏ, nơi này mỗi ngày đều có những tiếng động ầm ầm phát ra từ các khe hở quanh mỏ, từ các khe đó chảy ra từng khối đen thùi lùi ( Ở đây chắc là dầu mỏ nhỉ?) . Mới đầu các phụ lão hương thân đều cho rằng quặng mỏ này có thể giúp làng chúng tôi giàu có, phát triển hơn. Tuy nhiên không bao lâu sau, có quá nhiều người bị thương hoặc tử vong khi tham gia khai thác. Dần dần nơi này cũng bỏ hoang.

Một thời gian dài, nền quặng mỏ sụp xuống, dần thành hình một cái hố đất, qua bao lần mưa lũ, nước mưa tích tụ lại trở thành một cái hồ to, rộng.

Hàng năm cứ tới mùa hè, Đinh Đại Bằng lại lôi tôi tới đây, tụt quần kéo áo rồi nhảy ùm vào bơi lội. Tuy là kĩ thuật bơi lội của tôi không tốt lắm, chỉ dừng ở mức bơi chó nhưng chơi loanh quanh thì vẫn thoải mái.

Thời gian sau, càng ngày càng nhiều trẻ con đến đây. Mùa hè nóng nực, người người nhà nhà chen chúc trong một cái  hồ. Đứa nào lớn thì khoảng 17,18, đứa nào nhỏ chỉ tầm 6,7 tuổi. Một lũ từ con nít đến thanh niên cởi truồng tắm lộ thiên, đùa giỡn không biết trời đất. Đôi khi có vài cô gái đi qua chỉ còn cách che mắt, đỏ mặt, bước thật nhanh.

Cho nên, tôi sớm đã rèn luyện một thân mình đồng da sắt, không còn quan tâm đến ánh mắt người khác nữa.

( Nói chung ý cả cái đống trên là em nó mặt dày từ bé =))))

Đặng Thiệu đứng trước cửa WC nhìn  chằm chằm, tôi bình tĩnh tự tin không cay cú tẩy sạch sẽ,anh  thì vẫn như cũ đứng ì đấy không phát ngôn câu nào, tôi hỏi: “ Có xà phòng không?”

“Phì...... Xà phòng?”

“Ừ” Tôi lấy tay vắt qua tóc: “Là loại dùng để tắm và gội đầu ấy.”

Đặng Thiệu lấy lại phong độ, cười như chưa từng có chuyện gì xảy ra: “ Nhà tôi đúng là không đáp ứng nổi nhu cầu cậu rồi. Giờ chỉ có chai sữa tắm và dầu gội để ở góc tường kia kìa, cậu dùng tạm đi nhé.”

Người thành phố đúng là kỳ quặc, rõ ràng xà phòng dùng tốt hơn hẳn mấy cái chai lọ phiền phức này. Ở quê tôi, xà phòng là hàng hiếm đấy, sang chảnh lắm một năm cũng chỉ dám mua hai bánh. Mỗi bánh có thể dùng tới 3,4 tháng. Vừa để rửa mặt, vừa gội đầu, vừa cọ rửa, vừa kì chân được.

Đặng Thiệu lé mắt, tầm mắt liếc xuống dưới một chút, cười nói: “ Xà phòng dùng để cọ rửa nhiều chỗ như thế không vệ sinh đâu, coi chừng lây bệnh phù chân”

Tôi sửng sốt: “ Thế có sao không?”

Đặng Thiệu tốt bụng đột xuất, lắc đầu: “ Không sao, cậu rửa nhanh lên, xong còn ra ăn cơm”

Đặng Thiệu đóng cửa lại, dựa theo những gì anh dặn, tôi lấy chai sữa tắm và chai dầu gội ra dùng,  ấn ấn vài cái lại phun ra một đống nhầy nhầy màu màu trông gớm chết. Trước tiên tôi gội sạch đầu rồi mới kì cọ cơ thể.

Tắm rửa xong xuôi, tôi với trên giá một cái khăn lau khắp người, mặc lại bộ quần áo cũ.

“Tắm xong rồi sao cậu bé? Lại đây ăn chút gì đi”

“Cám ơn thím”

Đặng Thiệu thấy tôi gọi mẹ anh như thế, cười nắc nẻ: “Cậu gọi dì là được rồi.”

“Dạ” tôi ngồi lên ghế, ánh mắt không cưỡng nổi một bàn đầy thức ăn: “Dì”

“Được rồi, gọi là gì chẳng được, ăn nhanh đi con” Mẹ Đặng Thiệu nhét vào tay tôi đôi đũa, quay ra nói với anh: “Con trai, buổi tối hai đứa chịu khó ngủ chung phòng nhé.”

Đặng Thiệu nhiệt tình tiêu diệt đồ ăn, thoải mái nói: “Ok, mẹ cứ ngủ trước đi.”

Mẹ anh không nói thêm, nhìn tôi cười khẽ một cái.

Phòng khách giờ chỉ còn hai người, tôi không khách sáo gì ăn từng miếng, từng miếng. Đặng Thiệu nhìn tôi chằm chằm một lúc mới nói: “ Sáng sớm mai tôi đưa cậu về, nhớ mua một cái khăn mặt mới trả tôi”

Tôi nhồi một miệng toàn thức ăn, cố nhai nuốt cho trôi hết mới nghẹn ngào thốt nên lời: “Tôi không có tiền”

“A, làm gì đến mức đó. Có 6,7 đồng một cái thôi, cậu không nghèo đến mức đó chứ?”

“6,7 đồng?” Tôi nhất thời nóng nảy: “6,7 đồng ở quê tôi đủ mua 3 cái luôn đấy.”

“Đừng có chi li thế, cậu dùng khăn mặt của tôi, cũng phải mua bù cái mới chứ”

Có lẽ Đặng Thiệu ghét bỏ tôi cả người bẩn thỉu, đã như vậy thì đành nhận mệnh thôi. Tuy nhiên 6,7 đồng tiền một cái khăn mặt là quá đắt, tôi không cam tâm lãng phí tiền như thế, đầu nghĩ tay làm kéo khăn mặt trên vai xuống, lấy chân chà chà chà.

“Cậu làm cái gì vậy hả?”

Tôi cẩn thận quan sát chân, nhìn một lượt từ ngón chân đến gót chân đều sạch sẽ trắng hồng rồi mới ngẩng đầu cười: “ Ngày mai tôi mua mới cho chú, còn cái này là của tôi, tôi sử dụng thế nào chú quản được chắc?”

“Đệt” Đặng Thiệu đang ăn canh nên chẳng dám hé răng, nhưng hai mắt thì như phụt ra đốm lửa, hận không thể đem tôi nướng chín thành BBQ.

Ăn cơm xong,  bụng tôi đã sớm no đến phình căng, Đặng Thiệu tựa vào ghế sô pha, thi thoảng lườm tôi vài cái.

“Ăn xong rồi à?” Mẹ Đặng Thiệu ra khỏi phòng.

“Vâng ạ, con cảm ơn dì đã cho ăn, ngon lắm ạ”

Mẹ Đặng Thiệu cười hiền lành: “Ăn ngon là được rồi, sau này đến chơi với dì tiếp, dì nấu nhiều món ngon hơn cho con.”

Tôi vừa định mở miệng đồng ý, Đặng Thiệu đã kịp thời trao tặng ánh mắt bốc mùi nguy hiểm, tôi đành bất đắc dĩ nuốt lại lời nói, cười cho có lệ: “ Con cảm ơn dì”

“Các con về phòng nghỉ đi, để bát đó dì rửa cho”

“Để cậu ta rửa” Đặng Thiệu chỉ vào người tôi, sắc mặt âm trầm. Nhưng nhìn kĩ vẫn thấy ý cười sung sướng trong mắt anh.

“Cái thằng này, vào cửa đều là khách, có ai để khách rửa bát không hả?”

Đặng Thiệu cười: “Nấu cơm thì không cần rửa bát, rửa bát thì không cần nấu cơm, đây là quy định ở nhà mình, nhập gia tùy tục, đây là bình thường mà nhỉ?” Đặng Thiệu miệng thì cười hi hi, mắt lại lườm tôi tóe lửa

Tôi biết bản thân chạy trời không khỏi nắng, vui vẻ thu dọn bát đũa. Khi tôi mang bát đũa vào phòng bếp, loáng thoáng nghe tiếng mẹ hắn: “ Con trai à, con quá phận quá rồi đó, thằng bé này cũng thật đáng thương”

Những lời sau đó tôi nghe không rõ, cũng chẳng muốn nghe. Dùng đầu gối để nghĩ cũng biết Đặng Thiệu chẳng phun nổi lời hay.

Tôi ở nhà thường làm những công việc yêu cầu sức khỏe, thỉnh thoảng cũng giúp mẹ làm việc nhà. Loại việc cỏn con như rửa bát đũa sao làm khó được tôi. Nhanh chóng hoàn thành công việc, vừa ra khỏi cửa đã thấy nụ cười cợt nhả của ai đó: “Rửa xong rồi à?”

“Ừ”

“Rửa xong là tốt rồi, hôm nay cậu ngủ sô pha” Đặng Thiệu chỉ vào sô pha nói.

“Sô pha?”

“Ừ, SÔ PHA” Đặng Thiệu cố tình cường điệu thêm.

“Nhưng ban nãy dì nói chúng ta ngủ chung phòng mà” Tôi cúi đầu than thở.

“Hừ, cậu còn không biết thế nào là chém gió à?” Đặng Thiệu đứng lên, đi đến cửa phòng ngủ: “ Cậu muốn ngủ trong phòng cũng được, gọi mấy tiếng “chú” dễ nghe xem nào”

Tôi đứng ì tại chỗ, thừa biết tên này muốn tôi phải giơ tay chịu thua. Không, còn lâu tôi mới chịu yếu thế, ngẩng đầu ưỡn ngực, chí khí oai hùng nói: “ Chú là cháu tôi” =)))

“Cậu nói cái gì?” Đặng Thiệu không tin nổi những gì vừa nghe, sắc mặt xanh mét, quát ầm lên: “Có gan lặp lại xem nào?”

Tôi biết Đặng Thiệu nóng nảy sắp phát điên rồi, cũng không có dũng khí mà vuốt râu hùm tiếp, cúi đầu buồn rầu: “Không có gan ạ”

Đặng Thiệu lườm một cái rồi đi vào phòng, tôi vội vàng bám theo. Vào phòng, anh lục lọi mấy ngăn tủ, lấy được bộ quần áo  thì ném tới: “ Mặc vào, bằng không thì đừng hòng lên giường”

Tôi cầm áo ngủ, cũng chẳng quan tâm Đặng Thiệu có nhòm trộm hay không, quang minh chính đại đứng trước mặt anh lột sạch đồ, mặc đồ mới lên, nhìn ống quần và áo đều thừa ra một đoạn, tôi nhỏ giọng than: “ Hơi lớn”

“Đàn ông con trai lớn phải có cơ bắp một tí, ai như cậu trông như con gà luộc” Đặng Thiệu xốc chăn chui vào nằm.

Tôi ngồi xổm trên đất gấp ống quần cho vừa vặn, giờ mới ngoan ngoãn bò lên giường. Nhưng cũng không dám nằm gần Đặng Thiệu, sợ anhthật sự ghét bỏ tôi, vì thế mặc dù nằm chung một cái chăn nhưng giữa hai người vẫn có một khe hở lớn.

Một đêm ngủ không mộng mị, đến lúc tỉnh lại, tôi giống như con lười cả người bám chặt lấy Đặng Thiệu, anh vẫn ngủ thật an ổn. Tôi vội vàng lăn xuống khỏi người anh, có lẽ động tác quá mạnh, Đặng Thiệu mở đôi mắt nhập nhèm, ngái ngủ nói: “ Sáng sớm cậu làm loạn cái gì? Tối qua loạn chưa đủ hả?”

“Tôi không làm loạn ”

“Lại còn không làm loạn?” Đặng Thiệu tựa người vào đầu giường, xoa xoa đôi mắt, kể tội đứa trẻ đáng thương là tôi: “Đêm qua cậu luyện võ cả đêm, làm thế nào cũng không im. Tôi chỉ còn cách ôm chặt cậu mới ngủ yên.” ( Dê vợ mà bày đặt =)))

Đã nói mà, làm sao tôi lại trèo lên người tên này nằm được, hóa ra là anh động tay động chân với thân thể trong trắng này.

“Sao chú không gọi tôi dậy?” Tôi nhìn anh chăm chú.

“Gọi cũng có dậy đâu? Ngủ gì mà ngủ như lợn chết, tôi gọi cậu dậy kiểu gì???”

“Ồ”

“Đừng dài dòng nữa, mau rời giường, tôi đưa cậu về”

Đặng Thiệu rời giường, thay quần áo trước mặt tôi, nhưng lại chỉ quay lưng cho tôi nhìn. Khỉ, đàn ông đàn ang với nhau có gì mà phải che chắn.

Lúc này, tôi giả vờ choáng váng chạy tới cửa sổ, quay đầu lại nhìn lén. Đặng Thiệu vội vàng bảo vệ hạ bộ, mắng: “ Nhóc xấu xa, nhìn cái gì mà nhìn”

Hóa ra anh thật sự sợ bị nhìn, tôi đắc ý: “ Không có gì, cháu vừa rồi thấy đau đầu, muốn hít thở không khí cho thông thoáng đầu óc”

Đặng Thiệu bán tin bán nghi, xoay người lại dùng tốc độ thần tốc mặc quần áo

“Đi thôi”

Tôi theo Đặng Thiệu ra cửa, mẹ anh hình như đi đâu mất rồi.

Bên ngoài có vẻ rất tĩnh lặng.

Lúc quay lại, Đinh Đại Bằng có mặt ở cửa hàng, từ xa đã nhìn thấy tôi, Đinh Đại Bằng chạy lại vỗ mạnh vào mông tôi: “ Thằng ranh con này mày đi đâu vậy hả? Có biết anh và chị dâu sốt ruột cả đêm không hả?  Một tiếng cũng không báo”

“Khụ khụ” Đặng Thiệu đứng bên cạnh, xấu hổ ho vài tiếng.

Bấy giờ Đinh Đại Bằng mới để ý Đặng Thiệu lái mô – tô đứng ngay cạnh: “Ể, anh Đặng đây mà, anh với thằng nhóc nhà yêm cũng đi với nhau à?”

(Yêm: Cái này gần giống em hoặc tôi, một số vùng miền hay dùng như vậy nên thôi cứ giữ nguyên, nghe cute mà nhỉ)

Đặng Thiệu ho khan, cười vài tiếng: “ Không có gì, trùng hợp gặp nhau thôi. Nếu người đã về thì đừng mắng cậu ấy nữa”

“Anh Đặng nói chí phải” Đinh Đại Bằng cười ân cần

“ Đúng rồi, nếu anh còn tiếp tục đặt quầy hàng ở trên đường, vậy chờ tôi tới chuyển nhà giúp anh luôn nhé” Đặng Thiệu lớn tiếng dạy dỗ Đinh Đại Bằng, Đinh Đại Bằng thành thật gật đầu chịu tội: “ Dạ, lần sau không thế nữa, cam đoan không có lần sau đâu”

“Vậy tôi đi đây” Đặng Thiệu quay đầu đi mất.

Tôi ngây ngốc đứng đó nhìn bóng dáng Đặng Thiệu biến mất sau ngã tư.

“Nhìn? Nhìn cái gì mà nhìn? Người cũng đi rồi, chú mày nói thử xem sao lại đi cùng ôn thần(*) vậy hả?”

Ôn thần? Xem chừng Đặng Thiệu mà biết sau lưng anh bị mọi người gọi là ôn thần chắc tức giận phọt máu não mất.

(*) Ôn thần: vị thần gieo rắc bệnh tật, tai họa cho con người.