NGÀY THỨ MƯỜI

Atlanta nói với tôi, Bob Simon của CBS và đội của anh ta mất tích tại vùng chiến ở Kuwait. Họ được cho là bị quân đội Iraq bắt giữ. Tôi chạm trán Bob ở Jerusalem một tháng trước, anh ta nói với tôi báo chí bị hạn chế rất ngặt nghèo ở chiến trường Ảrập, anh ta phải láu hơn họ để có được tin. Tôi đề cập trường hợp của anh ta với Naji và nhờ xác nhận. Truyện "Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) "

Tôi cũng thúc ép Naji cứu xe tải CNN cùng hệ thống truyền hình vệ tinh di động bị tắc ở biên giới Jordan trong tuyết dày. Đội truyền hình CNN tập hợp gọi về Atlanta nói rằng họ lạnh và hoảng sợ. Naji gửi hai phái viên có quyền hạn mang họ trở vào nhưng họ không tìm thấy đội. Tôi giục các nhân viên thứ lại lần nữa.

Tom Johnson nói với tôi xe tải có chữ CNN sơn màu đỏ tươi trên nóc và đảm báo các nhân viên sẽ an toàn. Họ trông hoài nghi nhưng vẫn đi, tôi chất đầy thức ăn cho họ từ phòng dự trữ và cho họ vài trăm đô la tiền đi lại.

Hôm nay Naji không cạo râu và mệt mỏi. Ông ta nói tôi trông như đang thưởng thức cuộc chiến. Ông ta đúng. Tôi làm tin hàng ngày và câu chuyện thú vị rất nhiều với chính tôi. Hãng WTN gửi băng qua người đưa thư mỗi sáng cho CNN sử dụng, hình ảnh kết hợp với phần tin điện thoại của tôi. Tôi nói với Naji, CNN muốn tôi phóng vấn các quan chức cao cấp của chính phủ, ngoài các cơ quan tuyên truyền. “Thế cậu muốn ai, Saddam Hussein hả?". Ông ta bật cười. Tôi hỏi ông ta tại sao không

"Thật may là có tôi đấy", Naji nói, "Vị lãnh đạo đó còn nhiều việc quan trọng hơn để làm".

Ông đề nghị tôi chuyến đi về phía nam tới An Najaf, một thành phố Hồi giáo linh thiêng, trung tâm Hồi giáo quan trọng thứ ba sau Mecca và Medina. Ông ta cho rằng An Najaf đã bị "đánh bom dã man".

Vào ngày thứ tư trong chuyến đi, chúng tôi được đưa tới những vùng có dân cư bị tàn phá trong chiến tranh. Tôi không phàn nàn vì mỗi nơi là một câu chuyện thảm họa. Đó vốn là những gì tạo nên chiến tranh. Tôi yêu cầu tới thăm những vị trí quân sự bị tàn phá nhưng lời đề nghị của tôi đã bị từ chối vì vấn đề an ninh.

Tôi không bận tâm những bài tin của tôi viết về một phía chiến tuyến của câu chuyện. Mỗi ngày chỉ huy tối cao liên minh ở Ảrập tuyên bố danh sách các mục tiêu quân sự Iraq đã bị tiêu diệt, thậm chí đưa ra băng hình ngư lôi những vụ tấn công thành công cho truyền thông. Nhưng họ không đề cập tới những tổn thất của dân thường. Tôi biết các quan chức Iraq tin mối quan tâm của họ được đáp ứng bằng cách nhấn mạnh vào nạn nhân vô tội của chiến tranh. Tôi cảm thấy phần tin của mình đáp ứng hơn cả mục tiêu tuyên truyền của họ.

Khi những chỉ trích của CNN và của At ngày càng tăng thì những người giám sát càng trở nên dễ bao hơn, họ nới lỏng sự kìm kẹp hơn một chút. Tôi biết mình đang trượt trên băng mỏng.

Trong chuyến đi 300 dặm tới An Najaf, tôi nhận thấy nhiều xe tăng và những người đi mua sắm vào thứ bảy tấp nập trong các khu chợ, những nông dân đang làm việc trên các cánh đồng lúa mì và các trang trại chà là. Dù đánh bom thì trung tâm An Najaf vẫn sống động.

Ngồi ghế phía sau trên đường trở về, tôi viết bài trên giấy khổ rộng, kẹp đèn pin dưới cằm. Màn đêm buông xuống vừa khi chúng tôi tới ngoại ô phía nam Baghdad, một trận tấn công không quân lớn bắt đầu ở khu công nghiệp về phía bên trái đường cao tốc. Nó gần tới mức người lái xe của chúng tôi tắt đèn, đi theo ánh sáng của trận chiến chống trả máy bay. Ala'a giục anh ta, và lo lắng như tôi để thoát khỏi nguy hiểm. Nhưng ở trong trung tâm thành phố vẫn có tiếng vang chói tai của những đợt bom tấn công - một đợt tấn công khác vào nhà máy lọc dầu Dora và tiếp tục đợt tấn công vào sân bay Muthand của chính phủ gần khách sạn.

Tiền sảnh của Khách sạn al-Rashid tối và trống không. Sadoun ở trong boong ke kí phần tin của tôi mà không thay đổi gì. Anh ta nói với người giám sát khác đang quan sát cuộc gọi của tôi về Atlanta và nói rằng anh ta "quá mệt".

Chúng tôi kéo vali điện thoại nặng ra vườn. Trong cái lạnh, tôi gặp rắc rối với việc điều chỉnh hệ thống âm thanh. Người quay phim, Mohammed của WTN, đã giúp tôi. Bobbie Battista ở bàn phát thanh và cô ta giữ tôi trên điện thoại khoảng 15 phút với các câu hỏi gây nhiều khó chịu cho người giám sát, anh ta muốn trở lại nơi trú ẩn vì nghe tiếng bom rơi nhiều hơn, tôi có thể nói chuyện thoải mái hơn bình thường.

Bobbie hỏi tôi có nghe cuộc nói chuyện nào về hòa bình từ những người chúng tôi gặp không. Tôi nói có những bằng chứng bất hạnh về cuộc chiến, một quan điểm tôi đã nghe thấy trong các cuộc đối thoại với những người dân Iraq ở trong khách sạn và trên đường. Một người bán thảm trong thành phố đã lặng lẽ nguyền rủa ngày Saddam xâm chiếm Kuwait vì việc buôn bán quá tệ.

Tôi nói với Battista nhiều người Iraq đang lắng nghe những quan điểm của phía đồng minh trên các buổi phát thanh sóng ngắn từ BBC và Đài tiếng nói VOA. Cô ta hỏi tôi "có phát triển quan hệ, để nói chuyện với những người giám sát của mình không?". "Cô muốn điều đó giống như hội Stockholm phải không", tôi cười, "Khi những người bị bắt giống hệt những người đang giam giữ họ hả?" có lẽ Atlanta nghĩ tôi đã mất sự lạnh lùng của mình.

Có phải các nhà sản xuất đã không lắng nghe buổi phát hình của tôi và đoán gì đó khác chăng? Tôi hy vọng các nhà bình luận của mình sẽ không đánh đồng sự nhã nhặn của tôi với những người giám sát là không trung thành. Nếu tôi thực sự được những người Iraq tin tưởng, tôi đã không cần người giám sát.

Đêm đó Sadoun nói anh ta đã nhận được tin đầu tiên từ người vợ mang bầu và mẹ vợ. Khi trận dội bom bắt đầu, họ đã trốn tới nhà một người họ hàng ở ngôi làng xa xôi. Họ an toàn. Naji cũng gửi gia đình ông ta về vùng nông thôn và lo lắng vì không nhận được tin tức gì từ họ. Gia đình của Jalil hài lòng cùng anh ta trong boong ke. Họ chuyền nhau thức ăn, hát những bài hát vào đầu buổi tối và cười rất nhiều khi trận bom ở xa.

Sau vài chai Scoth và cô-nhắc của tôi, những người giám sát trở nên huyên náo. Sadoun nói anh ta lúng túng với sự đáp trả của Mỹ về việc xâm chiếm Kuwait của Iraq. Anh ta hành động vì bị tổn thương "Trong hàng chục năm chúng tôi nhìn người Mỹ như những người bạn và hãy xem giờ các bạn đã làm gì với chúng tôi", anh ta phản ứng. "Nước Mỹ sẽ không bao giờ lấy được lòng tin trở lại ở Iraq".

Tôi cố gắng cắt ngang điệu bộ tự mãn của Sadoun. Tôi nói nước Mỹ và thế giới tức giận với Saddam Hussein và chính ông ta là người chịu trách nhiệm. Bây giờ Iraq đang phải trả giá cho chính sách "bên miệng hố chiến tranh" của ông ta và điều đó thật đáng xấu hổ. Anh ta lắng nghe mà không có nhiều sự phẫn nộ. Một trong những người giám sát trẻ hơn chen ngang, "Sadoun sẽ kiểm duyệt anh nếu anh nói điều đó trên hình". Sadoun vẩy ngón tay to lớn của mình vào tôi và cười “đừng thử, thưa ông Peter". Truyện "Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) "

Tôi hỏi xem họ cảm nhận như thế nào về Saddam Hussein. Họ đáp lại với sự cảm thông. Ông ta là người thống trị, quyền lực tối cao và chỉ đơn giản là vậy. Một số người đã nhìn thấy ông ta trong các buổi diễu hành. Không ai trong những người giám sát đã gặp ông ta, họ ở những vị trí quá thấp. Tôi có cảm nhận thậm chí ít người trong số họ nằm trong Đảng Ba'ath xã hội chủ nghĩa, một tổ chức chính trị mà Saddam điều hành đất nước qua đó.

Trên đường về phòng, tôi đi lang thang qua tiền sảnh. Bầu trời cao quang đãng. Tôi mở cửa trước và nhìn thấy hình dáng to lớn của một chiếc xe đỗ ở đường lát xe vào nhà. Khi mắt tôi đã quen vớt ánh sáng, tôi nhận ra đó là một dàn phóng tên lửa Scud nằm ngay ở sân trước. Nếu Lầu Năm góc biết thì khách sạn al-Rashid sẽ biến mất. Tôi đóng cửa và nhón chân đi về phòng.