Có một ngày tôi sẽ cầu xin cái chết diệu kỳ. Nhưng hôm nay tôi đã không chết. Ánh đèn sáng quắc trên trần nhà làm tôi phát choáng. Mấy vết máu khô đông cứng trên trán như những cái vảy khiến da tôi ngứa và khô khốc. Người ôm lấy tôi lúc này là Văn. Không biết con bé xuất hiện từ khi nào, nó ôm tôi chặt cứng làm cho tôi càng khó thở. À phải rồi, họ đã bỏ đi hết. Tôi dám chắc rằng tôi sẽ không muốn gặp lại họ thêm một lần nào nữa. Cơn đau nhức vẫn triền miên kéo dài. Ai đó đã đỡ tôi lên tràng kỷ. Bé con vẫn không rời khỏi tôi.

- Đừng gọi cấp cứu, tôi nghỉ một lát là đỡ ngay. – Tôi níu lấy tay áo của ba con bé, thều thào mấy lời mà ngay cả tôi cũng chẳng nghe rõ nữa. Có lẽ tôi quá mệt mỏi chứ không phải vì vết thương quá nặng.

- Đi đi! – Tôi bồi vào một câu.

Nhưng họ không rời đi, chỉ cần mở mắt ra là tôi có thể nhìn thấy họ ở dưới sàn nhà, lấy bút vẽ và giấy của tôi để nghịch phá. Tôi nhắm chặt hai mắt, có lẽ cơn đau làm cho tôi không thể nào thiếp đi được. Tôi nghe rõ ràng tiếng cười khẽ của Văn, nghe tiếng ba của con bé nhẹ giọng gắt: “Im lặng.” Họ thật sự phiền tôi đến mức phát điên lên được. Tôi bật dậy, nắm lấy cái khăn vắt trên tràng kỷ đi vào nhà tắm, bé con cuống quýt bỏ bút màu xuống chạy theo tôi.

Cái đồng hồ treo tường gõ mấy tiếng, lúc này là giữa đêm. Tôi nhìn vào gương mà có chút ớn lạnh. Máu đã khô, nhưng việc bóc nó ra khỏi da tôi thì hơi cực nhọc. Huống chi tôi lại là người thô lỗ như vậy, không khéo thì cái vết thương này sẽ tồi tàn hơn. Văn nhìn tôi chăm chú, con bé suy nghĩ gì đấy rồi reo lên đầy đắc ý. Mấy giây sao, ba nó cũng đi vào.

- Để tôi giúp cô.

Anh rút cái khăn mùi xoa trong túi của mình, nhún ít nước nóng cần thật lau lên vết thương của tôi. Lúc sau liền sạch đi những vết máu ghê tởm kia. Tôi nói họ trở về, nhưng bé con đã leo lên giường và bắt đầu chìm vào giấc ngủ. Hôm nay là một ngày mệt nhọc.

- Uống cà phê chứ? – Tôi hỏi, anh đáp lại tôi bằng một cái gật đầu.

- Anh tên gì?

- Thành Lãm.

- Lúc chiều, tôi nghe bé con gọi anh là gì nhỉ? Tú, Ba Tú? – Tôi cười cợt, đặt cái cốc lên trên bàn. Cú va chạm phát ra một tiếng khẽ, nhưng đủ phá tan cái không khí lặng yên như tờ này.

- Con bé thích gọi thôi. Cô Hạ Quyên, để Như Văn làm phiền cô thì ngại quá.

- Tôi cảm giác anh Lãm đang trả treo với tôi vậy.

Tôi nói những lời đó mà không kịp suy nghĩ. Lãm nhếch môi định nói gì đó nhưng rồi anh chàng lại đứng lên, đi về phía giường ôm bé con vào lòng. Họ thật sự chẳng hề ngại ngùng tí nào trong nhà của tôi. Mọi thứ đi vào trong Tôi không tài nào chợp mắt nổi. Bây giờ đã sang hè, mấy con ve sầu trên cây phượng vĩ trước nhà lại râm rang mấy khúc não nề. Tôi lại bắt đầu nhớ lại chuyện ban chiều. Hẳn đêm nay là một đêm dài đăng đẳng…

Khi tôi tỉnh dậy, mặt trời đã chiếu lên đỉnh đầu. Lãm đã đi, nhưng bé con thì vẫn ở lại cùng với tờ giấy nhỏ: “Chăm sóc bé con giúp tôi, chiều tôi sẽ quay lại.” Tôi chẳng hiểu sao tôi phải gánh cái trách nhiệm tồi này.

Bé con hôm nay không quấy phá tôi như mọi khi, nó ngồi yên trên cái xích đu ngoài vườn, lặng lẽ nhìn tôi tô màu cho mấy khóm hoa hồng trong bức tranh. Mấy hôm nay vào hạ, trời nóng bức hơn mọi khi, mấy nhành hoa trong vườn cũng ủ rủ, não nề hơn. Bé con đột ngột leo xuống, nó bám lấy chân tôi, nói khẽ: “Con ở đây với cô luôn được không?”

- Con không về nhà, mẹ con sẽ lo lắng! – Tôi chấm vệt màu trắng lên bầu trời, mấy cánh chim nhạn bắt đầu hòa vào mây trắng. Phía dưới bức họa là những khóm hoa đỏ rực rỡ chen mình trong màu xanh ngắt tươi mới giữa lòng phố thị ngọt ngào nơi Paris.

- Con không có mẹ, ba Tú suốt ngày đi làm, ba bỏ con ở nhà một mình. – Hai mắt con bé ngấn mấy giọt nước mắt, chực trào ra.

- Đó là lý do để con trộm tiền của ba con. – Con bé làm tôi bật cười.

- Là lỗi của ba. – Con bé phụng phịu ngồi lại trên chiếc xích đu, cái chân nó ngắn củn đung đưa trên không trung. Nó lại không nói nữa, nó bắt đầu chìm vào thế giới riêng tư của nó.

Mấy vần mây trắng trên bầu trời cũng đã xong. Tôi gỡ bức tranh xuống, lại đặt một tấm giấy trắng lên trên giá vẽ. Tôi bắt đầu phát họa ra hình ảnh bé con xinh xắn.

- Tôi không có tiền để nuôi con đâu. – Tôi vẽ, con bé vẫn bày ra bộ mặt dỗi hờn với tôi.

- Không sao, con có tiền, rất nhiều tiền.

Buổi trưa, nắng gắt. Trên mái nhà nổ lộp bộp mấy tiếng. Bé con hình như không chịu được nóng, nằng nặc đòi tôi cùng nó ra ngoài. Tôi cuốn mấy bức họa đã vẽ trước đó để vào cái giỏ mây mà đợt đi lên Tây Bắc năm trước tôi được một cô gái H’Mông đan tặng khi tôi vẽ tranh cho cô ấy (ngoài ra còn có chiếc váy đỏ của cô gái vùng cao dệt). 

- Cô đi bán tranh ạ?

- Ừ!

Tôi đắp, tôi đeo cái giỏ trên lưng như những thiếu nữ vùng cao, một tay dắt bé con, tay còn lại cầm giá vẽ. Ngoài đường nóng như lửa đốt, bé con đội cái nón lưỡi trai của tôi cứ sụp xuống khiến con bé loạng choạng. Tôi kéo nó vào sát người để con bé thấy thoải mái hơn. Tôi dẫn con bé đến một phòng tranh ở quận ngoài để giao tranh cho họ. Sau đó, chúng tôi tiếp tục đi tìm bối cảnh để vẽ. Thật ra tôi mới là người đi, có vẻ như bé con chỉ là người bất đắc dĩ theo chân tôi.

Án chiều nhuốm lên những cánh hoa dại ven đường. Thành phố bắt đầu hòa vào hoàng hôn, mọi thứ dần mất kiểm soát. Tôi cho là vậy. Dòng người qua lại tấp nập, mấy người cảnh sát cố gắng điều khiển nhưng vô dụng. Con đường chật ních xe cộ. Tôi dắt Văn đi qua một quãng liền mệt lữ người. Lúc này, ngọn đèn đã thế chổ cho ánh mặt trời chói chang. Bé con ngồi xụp xuống đất rầu rĩ, nó không chịu đi nữa.

- Bị làm sao?

- Chân con đau.

- Đừng giả vờ, tôi phải trả con về cho ba con.

Nó ăn hết mấy cái kem ở cửa hàng tiện lợi rồi bắt đầu dở chứng với tôi.

- Chân con đau. – Con bé bắt đầu tức tưởi. Nó thu hút ánh nhìn của người qua đường.

Tôi xem chân nó, quả thật đã bị lột da. Tôi quên mất nó chỉ là trẻ con, đâu có trải qua nhiều sương gió như tôi. Đột nhiên tô thấy xót, cái cảm giác ấy dường như đã ngủ yên suốt nhiều năm rồi nhỉ, nhưng nó lại đột ngột đến và tôi nghĩ rằng tâm trạng của tôi đã bị ảnh hưởng khá nhiều.

Tôi cõng bé con trên lưng. Có lẽ do quá mệt mà bé con đã ngủ say sưa trong khi tôi thì vẫn đều đều bước đi trên lối mòn quen thuộc. Tôi gặp lại Vũ.