"Buồn cũng thế, đã trót sinh ra con nhà nghèo. Đành vậy thôi, ngay 2 buổi sớm hôm đi làm! Nghèo vì thế nên, bạn cũng không tình yêu cũng muộn! Tay trắng nên âm thầm quạnh hiu! Rồi trời cũng sẽ có lúc cho ta qua phận nghèo. Vì không ai, giàu 3 họ khổ đau 3 đời. Một ngày biết đâu giàu có sao tự an ủi mình. Đời đâu phải riêng mình cơm áo gạo tiền"

-"Cuộc đời thử hỏi có ai chẳng muốn mình sang giàu. Hỏi có ai muốn bấp bênh trong cảnh nghèo khó. Đã trót sinh ra mang được ngay tiếng con nhà ngèo. Đành thế thôi học trèo cao chỉ thêm té đau. Nghèo thì thử hỏi có ai muốn kết bạn tâm tình. Hỏi có ai, thèm lắng nghe lời người nghèo khó. Muốn nói yêu ai nhưng lại thôi bởi thân phận nghèo. Chỉ mong sao, kiếp sau cho ta qua phận nghèo. Cầu mong sao cho kiếp sau, không còn nghèo khó!!!"

Chẳng biết từ bao giờ cái bài hát ấy, cái giai điệu ấy như một thói quen khi đêm xuống lại nhè nhẹ phát ra từ con 2730 huyền thoại cuả nó trong căn hộ rẻ tiền ở khu chung cư bình dân, nơi HN thủ đô xa hoa và lộng lẫy. Chẳng hiểu tại sao mà tối nào nó cũng nghe và chỉ nghe mỗi bài đó, nghe đi nghe lại mà không biết chán tai, phải chăng đó là cuộc đời cuả nó: Số Nghèo! Vâng! Nó-Nguyễn Nhật Bảo Nam, 24t, chàng sinh viên nghèo quê Hải Dương vừa mới tốt nghiệp trường đại học kinh tế quốc dân tròn vẹn 1 tháng. Nó cũng đã từng có 1 gia đình chan chứa yêu thương, có ông bà, bố mẹ và cả nó nữa, tuy cuộc sống có nghèo khó vất vả nhưng họ rất hạnh phúc. Dòng họ Nguyễn nhà nó do 5ae ông nó làm gốc, ông nó là thứ 2 trong 5ng và bố nó cũng thế, là con thứ 2 cuả ông sau bác cả Dương trai và trên chú Lập út. Là con 1 nên từ nhỏ nó đã được cưng chiều, có miếng gì ngon họ đều dành cho thằng cháu trai, con trai của mình nhưng họ không "cưng quá", phần vì hoàn cảnh gia đình, phần vì dòng máu kỉ luật a bộ đội đã chảy trong người bao thế hệ dòng họ nhà nó. Họ luôn dạy nó những điều hay lẽ phải, truyền cho nó nghị lực sống, dạy nó đạo đức làm người, cách đối nhân xử thế và hơn hết, đó là lòng tự trọng của người nghèo. Cũng chính cách "dạy con từ thuở còn thơ" đúng đắn cuả họ, từ bé đến lớn ai cũng khen nó đẹp trai, ngoan ngoãn, chăm chỉ và tốt bụng. Nó thấy tự hào lắm, về những lời khen kia và về gia đình của nó nữa. Nó mong muốn cuộc bình yên này cứ thế mãi diễn ra. Nhưng không, 1 ước mơ nhỏ nhoi đơn giản thế thôi mà ông trời cũng không cho nó được toại nguyện. Cuộc đời thật bất công với người ngèo mà, khi nó học lớp 8, bàn tay của thần chết đã cướp đi người cha, người mẹ vô cùng yêu thương của nó. Ngôi nhà đương xây dở dang của 1 người trong làng bất ngờ đổ sập sau đêm mưa bão, bố mẹ nó đã không chạy kịp. Lớp 8, 13t đầu thôi nhưng nó đã đủ hiểu biết nhận ra nỗi đau quá lớn khi mất người thân, nó thật sự sốch trước sự ra đi cuả 2ng và tất cả người thân, họ hàng nhà nó cũng như vậy

2 cỗ quan tài nằm song song trong căn nhà cấp 4 cũ kĩ ai nhìn cũng rơi nước mắt. Nhưng nó không khóc, ông nó dạy đàn ông con trai không được khóc, khóc là hèn hạ, dù có bất cứ truyện gì xảy ra phải mạnh mẽ mà đối mắt với nó, có thế ta mới trưởng thành được. Giọng nói rắn rỏi của người lính Trường Sơn năm xưa cùng cái vỗ vai truyền nghị lực sống làm nó đỡ tủi rất nhiều, nhưng nó biết ông cũng đang kìm nén nỗi đau mất con quá lớn, tóc ông bạc thêm và những nếp nhăn in hằn nhiều hơn trên khuôn mặt ông. Còn nó, làng xóm nhìn thằng bé loắt choắt chống gậy chịu tang ai cũng vừa thương vừa khen, khen tí tuổi đầu mà bản lĩnh nhưng họ đâu biết, bên ngoài nó không rơi 1 giọt nước nào nhưng bên trong trái tim nó, huyết lệ đang dâng trào. Bố mẹ nó mất cũng chính là lúc cuộc sống lam lũ vất vả cuả nó bắt đầu. Sau đám tang, ông bà vẫn ở cùng nó, họ hàng đôi bên nội ngoại ai cũng góp tiền, góp gạo để nuôi nó và ông bà, nói thế cho oai thôi chứ họ cũng chẳng khá giả gì, gọi là thêm tí rau tí chao cho qua ngày thôi. Nhiều lúc nó đã muốn chết theo bố mẹ, nhưng nó nghĩ làm thế thì 2ng đâu sống lại được, nó phải tiếp tục tồn tại để thay bố mẹ nó hiếu thảo với ông bà. Nó quyết tâm lao vào học, học miệt mài cho thật giỏi. Sáng đi học, chiều nó đi làm thuê để có tiền trang trải cuộc sống, họ hàng cũng chỉ giúp được phần nào thôi chứ không mãi được. Nó làm tất cả, từ gặt thuê, cấy thuê, phụ vữa,...bất kể nghề gì ra tiền là nó làm. Dáng người nhỏ bé, nhễ nhãi mồ hôi, bặm môi gồng người ôm từng ôm lúa gắng sức, xách từng xô vữa nặng nhọc ai nhìn cũng thương hại. Biết được hoàn cảnh của.....