Một trận mưa phùn nghênh đón năm Kiến An thứ ba.
Theo một năm mới đã đến, các lộ chư hầu cũng lại rục rịch.
Tháng giêng, Viên Thuật trao ấn thụ cho Đan Dương Tông thống lĩnh đám người Tổ Lang, liên hợp với Sơn Việt đánh lén Tôn Sách. Cùng tháng, Nễ Hành ở Giang Hạ bị Thái thú Giang Hạ là Hoàng Tổ giết chết, khiến cho người trong thiên hạ khiếp sợ. Nễ Hành, năm nay hai mươi sáu tuổi, tự Chính Bình, người quận Bình Nguyên.
Một người thiếu tài biện nhưng cậy tài khinh người, tính cách cương liệt.
Khi nguyên niên Kiến An, y có đến du ngoạn Hứa Đô. Lúc đó Tào Tháo dời dô đến huyện Hứa, Hứa Đô mới xây dựng, sĩ phu tập hợp, Nễ Hành khi ấy rất có danh tiếng, được Khổng Dung vô cùng tôn sùng, nhiều lần tiến cử với Tào Tháo, bản thân Tào Tháo cũng khá coi trọng Nễ Hành, vài lần muốn triệu kiến Nễ Hành, nhưng bởi vì Nễ Hành không ưa Tào Tháo, vì thế đã cáo ốm không gặp, còn nhiều lần kín đáo phê bình Tào Tháo, khiến cho Tào Tháo đang từ coi trong y dần dần trở nên oán hận y mà biếm chức.
Tuy nhiên, điển cố mà người đời sau nghe nhiều là "Khỏa thân kích trống mắng Tào" lại không hề xuất hiện. Đây chẳng qua là câu chuyện mà lão phu tử La Quán Trung bịa đặt ra mà thôi. Nễ Hành tuy rằng kiêu ngạo, thậm chí không ưa Tào Tháo, nhưng cũng không phải là kẻ ngốc đến mức nhục mạ Tào Tháo. Mà Tào Tháo thì cũng vô cùng căm ghét Nễ Hành. Nhưng Nễ Hành tài danh hậu thế, Tào Tháo cũng không dám xem thường mà giết đi. Vì thế lão tiến cử Nễ Hành với Lưu Biểu. Lưu Biểu nổi danh là kính hiền lễ sĩ, cho nên cũng cực kỳ hậu đãi Nễ Hành.
Chỉ tiếc là Nễ Hành có tính cách cổ quái, khiến cho không ai có thể chịu đựng được. Vì tính cách khinh mạn của mình mà y đã đắc tội với Lưu Biểu. Mà Lưu Biểu thì hiểu rõ nếu giết chết Nễ Hành, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến uy vọng của mình, vì thế đã tống khứ Nễ Hành đến Giang Hạ.
Rất nhiều người nói, Tào Tháo là mượn đao giết người, mượn tay Lưu Biểu để giết chết Nễ Hành, nhưng trên thực tế, thật sự mượn đao giết người lại là Lưu Biểu.
Thái Thú Giang Hạ là Hoàng Tổ, tính cách cũng cực kỳ dễ kích động. Tuy nhiên, gã dù sao cũng xuất thân gia tộc sĩ phu, cho nên lúc Nễ Hành mới tới Giang Hạ, Hoàng Tổ cũng lấy lễ để đối đãi.
Nhưng Nễ Hành này lại ỷ vào sủng mà kiêu, liên tiếp ở trước mặt mọi người làm nhục Hoàng Tổ. Hoàng Tổ cuối cùng không thể chịu nổi việc bị Nễ Hành làm nhục, trong cơn giận giữ đã giết chết Nễ Hành.
Giết Nễ Hành đã hoàn toàn thỏa mãn Lưu Biểu. Năm đại gia tộc Kinh Châu vui buồn liên kết, rắc rối khó gỡ, mặc dù Lưu Biểu nắm trong tay Kinh Châu, nhưng đồng thời cũng bị năm đại gia tộc kiềm chế, khó có thể thật sự nắm trong tay mình.
Trong năm đại gia tộc, chân chính quy thuận Lưu Biểu chỉ có một chi Thái thị, còn bốn gia tộc khác, mặc dù thần phục Lưu Biểu, nhưng vẫn chưa chân chính quy thuận.
Mà trong chuyện này, Hoàng Tổ nắm trong tay Giang Hạ, nắm binh mã trong tay, có xu thế siêu nhiên, khiến cho Lưu Biểu vô cùng đau đầu.
Cái chết của Nễ Hành làm cho sĩ lâm Kinh Châu chấn động, chỉ trích Hoàng Tổ rất nhiều. Mặc dù Hoàng Văn Hoàng Thừa Ngạn là anh ruột của Hoàng Tổ cũng vô cùng bất mãn với gã, trong cơn giận giữ đã mang theo vợ con rời khỏi Giang Hạ, ẩn cư tại đồi Ngọa Long. Mấy đại gia tộc khác cũng tỏ vẻ oán giận đối với hành vi của Hoàng Tổ. Lúc ấy Hoàng Tổ cũng có chút bối rối, đối mặt với việc bị mọi người xa lánh, y đành phải cầu xin Lưu Biểu giúp đỡ.
Mà Lưu Biểu thì sao? Lập tức thuận thế tỏ thái độ sẵn sàng giúp đỡ Hoàng Tổ, mời thành viên các đại gia tộc tới giải thích cho Hoàng Tổ, cuối cùng mới làm bớt đi phiền toái cho Hoàng Tổ. Nhưng bởi vậy, uy thế của Hoàng Tổ cũng theo đó mà giảm đi nhiều.
Tóm lại, Nễ Hành chết, Lưu Biểu đã đạt được mục đích lớn nhất. Sau khi thu phục được Hoàng Tổ, cũng đại biểu Lưu Biểu đã nắm Kinh Châu trong tay, tiến thêm một bước tăng mạnh uy vọng của mình.
Chỉ có điều chuyện tiếp theo lại làm cho Lưu Biểu vô cùng đau đầu.
- Tử Nhu, việc này Nguyên Cát làm thật sự là hơi quá rồi.
Ngồi trong nội đường Châu phủ, Lưu Biểu nhìn Khoái Lương ngồi ở dưới, cười khổ:
- Ta bảo hắn đi tiếp Lưu Sấm, là hy vọng có thể mượn quan hệ anh em đồng hao để tạo nên mối quan hệ tốt với Lưu Sấm. Tào Tháo đang như hổ rình mồi đối với Nam Dương, sớm hay muộn cũng sẽ xuất binh đi chinh phạt. Đến lúc đó nếu như Lưu Sấm có thể ở Bắc Hải khởi binh, ít nhất có thể tạo nên thế kiềm chế đối với Tào Tháo, làm lão ta không dám toàn lực công kích. Nhưng Nguyên Cát sao lại chạy tới Cao Mật để gây rối chứ?
Lưu Biểu, năm nay năm mươi lăm tuổi, dung mạo ôn vĩ, dáng vẻ không tầm thường. Giữa năm, y cùng Điền Lâm, Trương Ẩn, Tiết Úc, Vương Phóng, Lưu Chi, Tuyên Tĩnh và Cong Tự Cung tự xưng Bát Cố, rất có danh vọng trong sĩ lâm.
"Cố", có thể lấy đức hạnh dẫn đường người khác. Cái gọi là Bát Cố, là xưng hô mà sĩ phu Đông Hán tự tâng bốc lẫn nhau, đại biểu cho thanh danh và địa vị. Lưu Biểu nếu không có danh xưng Bát Cố, lúc trước khi nhập Kinh Châu, muốn bình định Kinh Châu cũng không phải là chuyện dễ dàng.
Khoái Lương cũng cười khổ:
- Chủ công, lần này Nguyên Cát thật sự bị trúng bẫy của kẻ khác, cho nên mới phát sinh chuyện như vậy. Chủ ý của ta và chủ công là giống nhau, cũng là hy vọng mượn hắn danh nghĩa anh em đồng hao với để tạo mối quan hệ tốt với Lưu hoàng thúc, cũng có thể trở thành đồng minh cho chủ nhân … Nhưng Nguyên Cát làm như vậy, cũng không phải là ác ý. Kinh Châu có ân oán với Giang Đông Tô thị, hắn cũng muốn phân ưu vì chủ công thôi.
Phân ưu? Chỉ sợ là mang thêm phiền toái cho ta ấy! Lưu Biểu cười nhạt, nhưng trên mặt lại lộ vẻ đồng tình.
Tôn Sách hoành hành Giang Đông, thế lực càng lúc càng mạnh mẽ, nhưng theo Lưu Biểu, đó dù sao cũng chỉ là một cậu nhóc vắt mũi chưa sạch, căn bản không có gì uy hiếp cả. Năm đó y dám giết Tôn Kiên, thì sao cần phải để ý tới Tôn Sách chứ? Luận tài cán, Tôn Sách kia chẳng lẽ phải mạnh hơn Tôn Kiên hay sao? Lưu Biểu khoát tay, nói:
- Tử Nhu không cần phải lo lắng, Lưu Bắc Hải nay chỉ giữ Nguyên Cát, chứ không gây khó xử cho y. Nếu Mạnh Ngạn thật sự muốn hạ độc thủ với Nguyên Cát, thì cũng sẽ không phái người đến báo cho biết … Nhớ ngày đó, ta cùng với Trung Lăng Hầu cũng có giao tình, nói vậy hắn cũng sẽ không thể không nể mặt mũi ta. Chỉ có điều lần này Nguyên Cát đã làm quá mức, ngày đại hôn của Mạnh Ngạn mà lại gây rối tại Cao Mật, đổi lại là ta thì cũng tức giận. Tuy nhiên nếu Mạnh Ngạn đã phái người tới đây, thì chúng ta không phải lo lắng tới tính mạng của Nguyên Cát … Đúng rồi, ngươi biết Cam Ninh chứ?
- Cam Ninh?
Khoái Lương ngạc nhiên, sau đó cười khổ lắc đầu:
- Đây là lần đầu tiên ta nghe thấy cái tên này.
- Hãy giúp ta hỏi thăm về người này.
- Ồ?
- Lưu Bắc Hải nhờ ta hỏi hai người, một người trog đó thì ta biết, nhưng về Cam Ninh thì ta lại không biết.
- Không biết đó là hai người nào?
Lưu Biểu khẽ mỉm cười:
- Một là huyện Du Hoàng Trung Hoàng Hán Thăng, người này là Cự Thạch dưới trướng Trung Lang Tướng, một lão Tốt nhĩ; người kia là Cam Ninh, nghe nói giữa năm Mạnh Ngạn từng chịu ân nghĩa của y, cho nên muốn tìm người này để báo đáp ân tình. Chỉ có điều ta lại chưa từng nghe đến cái tên Cam Ninh này.
- Cam Ninh
Khoái Việt vẫn im lặng ở trong phòng, đột nhiên hỏi:
- Có phải tự là Hưng Bá không?
- Đúng vậy.
Lưu Biểu nghe Khoái Lương nói vậy thì ngạc nhiên quay sang nhìn Khoái Việt.
- Dị Độ biết người này sao?
Khoái Việt và Khoái Lương là huynh đệ, tuy nhiên nếu bàn về sự từng trải, Khoái Việt là hơn Khoái Lương, túc trí thận trọng, khôi kiệt oai hùng. Lúc trước Đại tướng quân Hà Tiến nghe nói đến cái tên Khoái Việt đã trưng tích y làm Đại tướng quân Phủ đông Tào Duyện. Khoái Việt từng khuyên Hà Tiến tru sát Thập Thường thị, nhưng Hà Tiến lại do dự. Cũng chính bởi vì chuyện này mà Khoái Việt biết Hà Tiến không thể thành việc lớn, sớm muộn gì cũng sẽ bị hại, vì thế rời khỏi Lạc Dương.
Lúc trước khi Lưu Biểu tiến vào Kinh Châu, được huynh đệ Khoái thị giúp đỡ rất nhiều.
Y từng tán thưởng Khoái Việt có luận của Ung Quý, cũng từng tán Khoái Việt có mưu của Cối Pham, có thể nói là phụ tá đắc lực cho Lưu Biểu.
Khoái Việt nói:
- Nếu là Cam Ninh tự Hưng Bá này thì ta rất hiểu rõ y.
- Hả?
- Cảnh Thăng còn nhớ nguyên niên Hưng Bình, năm gia tộc lớn Ba Quận đã phản lại Lưu Chương không? Khoái Việt từng làm Đại tướng quân phủ đông Tào duyện, mà Lưu Biểu cũng đã làm Đại tướng quân duyện, cho nên quan hệ giữa hai người thân thiết nhiều hơn so với những người khác.
Lưu Biểu ngẩn ra, nói:
- Dị Độ nói đến loạn Hỗ Mạo
- Đúng vậy.
Loạn Hỗ Mạo theo như lời Lưu Biểu nói thật ra chính là thời kỳ đầu Hưng Bình, năm 194 Công nguyên, sau khi Lưu Yên chết, Lưu Chương lên thay làm Thứ sử Ích Châu, lúc ấy, Trường An phái người Dĩnh Xuyên là Hỗ Mạo tiếp nhận chức Thứ sử Ích Châu, đám người Kinh Châu Biệt Giá Lưu Hạp, thuộc cấp của Lưu Chương là đám người Thẩm Di liên kết làm phản, kết qua bị Lưu Chương dánh bại.
Khoái Việt nói:
- Cam Ninh kia chính là là con cháu Cam thị, một trong năm đại gia tộc tại Ba Quận. Sau loạn Hỗ Mạo, Cam Ninh dẫn tám trăm đồng khách tiến đến Kinh Châu, ở lại Nam Dương … Ha hả, nếu Cảnh Thăng vẫn nghĩ không ra, thì hẳn cũng biết Cẩm Phàm tặc Ba Quận chứ?
- Cẩm Phàm tặc Ba Quận?