Như thường lệ, mặt trời vẫn mọc. Cuộc sống lại trở về như cũ.

Trần Nhứ lập ra kế hoạch ôn tập trong kì nghỉ đông.

Dựa theo chương trình học và thời khóa biểu, mỗi ngày đều làm đề, trong sách bài tập và các loại sách tham khảo. Có đôi lúc làm bài làm tới điên, gặp phải bài khó lại ngồi khóc.

Mặc dù toàn xã hội xem thi đại học như một căn bệnh, nhưng cô muốn có một cuộc sống tốt hơn, vì thứ mộng tưởng gọi là trời cao biển rộng trong tương lai.

Diệu Dĩnh làm chủ nhiệm bộ nghiên cứu trong bảo tàng, sắp về nghỉ hưu. Như thường lệ thứ hai sẽ đóng cửa tiệm. Một đám người chuẩn bị mở nửa ngày, bàn bạc mở năm ngày bán đồ sứ  Đại Tống ra hải ngoại.

Xe mà hậu cần đặt vé về quê đã đến.

Đồ trong cửa hàng tiện lợi cũng không tệ lắm. Có dầu ô liu, hoa quả khô, thịt tươi đông lạnh, còn có bánh quy, kẹo, đồ uống, đồ cửa hàng có thể xếp đầy rương.

Bà Diệp Dĩnh bình thường đi bộ đi làm.

Bà đành phải gọi điện thoại cho Tạ Nghiêu Đình, để khi anh tan tầm sẽ lái xe tới đón.

Tối hôm qua, Tạ Nghiêu Đình thay người khác trực ca đêm. Anh nổi tiếng là người tốt, vừa ít nói, lại dịu dàng, rộng lượng, hay giúp người. Trong nhà đồng nghiệp có việc không đi trực được, liền tìm anh nhờ giúp. Sau sự kiện náo loạn ở bệnh viện lần trước, anh trở thành một anh hùng trong mắt các y tá ở bệnh viện.

Nhận được điện thoại từ Diệp Dĩnh, đúng lúc anh đang trên đường về nhà.

Ngay sau đó, liền đánh tay lái, lái tới sân sau viện bảo tàng.

Diệp Dĩnh đứng trên cầu thang. Nhìn anh dừng hẳn xe. Tạ Nghiêu dừng xe ở trạm, sau đó mở cốp. Xoay người bê từng thùng để vào. Đồ vật rất nhiều, không xếp vừa, ở sau cũng đã xếp 2,3 thùng rồi.

Vừa đúng lúc viện trưởng Trình Thuyên làm việc từ ngoài về, nhìn thấy Tạ Nghiêu Đình, cười chào hỏi: "Bác sĩ Tạ vừa đến sao"

Tạ Nghiêu Đình vội vàng chào lại, cùng ông bắt tay: "Đã lâu không gặp bác rồi."

Anh lại hỏi: "Sức khỏe vợ bác gần đây đã tốt hơn chưa?"

Trình Thuyên: "Tốt hơn rồi. Uống xong đơn thuốc lần trước cháu kê không bị mất ngủ nữa, tinh thần vô cùng tốt, mỗi sáng đều đi tập Thái Cực Quyền. Bác có ông bạn già, cũng vừa phẫu thuật xong, nói muốn tìm trung y điều dưỡng, bác đã bảo ông ấy đến tìm cháu." 

Tạ Nghiêu Đình gật đầu: "Dạ."

Trình Thuyên nở nụ cười, quay sang bà Diệp Dĩnh nói: "Chuyện lần trước tôi nhờ, ý bác sĩ Tạ như thế nào?"

Tạ Nghiêu Đình giật mình.

"Nó cả ngày bận rộn. Tôi đây hơn nửa tháng chưa gặp mặt rồi. Nếu không phải không còn biện pháp xử lý đồng đồ này, tôi đã không cần gọi nó tới đón."   Diệp Dĩnh bất mãn cười nói.

Trình Thuyên cười ha hả, chuyển hướng tới Tạ Nghiêu Đình: "Người trẻ có tâm trong công việc rất tốt. Cháu gái tôi kìa, du học từ Đức về liền làm việc tại đài truyền hình. Đề tài được chú ý gần đây trên mạng chính là do nó làm đấy. Tôi và Diệp chủ nhiệm có nói qua, muốn 2 người trẻ tuổi gặp mặt làm quen nhau."

Tạ Nghiêu Đình nghe theo. Đa phần các trưởng bối đều thích ghép đôi loạn cho nam nữ thanh niên độc thân.

Anh trời sinh tính ôn hòa, sẽ không từ chối xem mắt, chỉ cười mà không lên tiếng.

Diệp Dĩnh khen: "Tôi thấy trên TV, nó càng lớn càng xinh đẹp."

Trình Thuyên lại khen: "Hiếm có người nào hiểu chuyện, biết nguyên tắc và có suy nghĩ như vậy. Lần trước, bệnh viện cháu xảy ra chuyện ầm ĩ, con bé có đến hiện trường để phỏng vấn, thậm chí còn muốn đưa tin sâu hơn nữa. Cháu có gặp được con bé không?"

Tạ Nghiêu Đình vẫn không nói gì, chỉ lắc đầu cười.

"Chưa thấy mặt không sao, có thể tăng thêm thời gian trò chuyện."

Trình Thuyên tiến tới gần.

Nhìn thấy hốc mắt Tạ Nghiêu Đình đỏ bừng, dưới mí mắt có quầng thâm, cắt lời muốn nói: "Còn trẻ không nên ỷ vào thân thể tốt mà thức đêm liên tục, cuối cùng thua thiệt vẫn là mình."

Tạ Nghiêu Đình đáp: "Do tối hôm qua có ca trực đêm, nên giờ phải về sớm nghỉ ngơi."

Trên đường trở về, Tạ Nghiêu Đình thấy cơ thể mình có chút nóng rần lên, đầu óc mê man. Để nâng cao tinh thần, anh hạ cửa kính xe xuống một nửa cho gió lạnh thổi vào.

Trời càng rét đậm, sắc trời cũng đã sớm chuyển sang màu đen, đèn nê ông nhuộm sắc hồng đậm tựa như chân trời, trước mắt anh đột nhiên thoáng qua khuôn mặt của Trần Nhứ.

Chẳng biết bắt đầu từ lúc nào, dáng vẻ đơn bạc, gầy yếu kia, vẫn là gương mặt quật cường của người con gái ấy, tựa như cây nhỏ, lén lút mọc rễ trong lòng anh, nảy mầm, chậm rãi phát triển nhưng lại không thể nào bỏ qua.

Bên trong siêu thị náo nhiệt, người bán hàng đều sử dụng hết tất cả vốn liếng để thu hút khách.

Bia đen nước Đức được xếp thành hình tháp, tủ lạnh ở trên bục tỏa ra khói trắng lạnh buốt, trên khay chứa đầy kẹo xếp thành một biển màu rực rỡ, từng túi gạo thơm của Thái Lan giống như xi măng được xếp chồng lên nhau thành chiến hào. 

Trần Nhứ làm thêm công việc tuyên truyền bán hạ giá cho sản phẩm mới đưa ra thị trường A Giao.

Vì để hấp dẫn sự chú ý, trên người cô mặc một bộ tạp dề màu phấn hồng, trên đầu mang theo mũ cùng màu, chỉ lộ ra khuôn mặt, cái cổ buộc lên một cái nơ con bướm màu tím rất khoa trương, bộ dạng thoạt nhìn có chút buồn cười.

Người đến người đi.

Trần Nhứ bưng lấy khay, dùng kẹp gắp từng miếng, mời người đến thử ăn. Một bên không ngừng giới thiệu ưu đãi.

Chúc An An bị mẹ kéo đi mới chịu đi ra ngoài.

Cô không đẩy xe mua hàng, dọc đường oán trách. Kỳ thi Đại Học này như cánh cửa địa ngục, học sinh lớp chọn đều bán tinh thần cho quỷ Satan.

Bên cạnh cô còn có bạn học mỗi ngày đều giống như chiến sĩ mà chiến đấu đến phát sốt nhưng vì sợ chậm trễ bài học nên truyền nước luôn trong phòng. Thậm chí, trong lớp hơn hai mươi mốt học sinh được phụ huynh phát tiền dự trữ, mua một máy photocopy để trong một góc phòng học, không ngừng in khoa thi và đề thi.

Chúc An An càu nhàu, con làm gì có thời gian cùng mẹ đi siêu thị dạo mua đồ tết đâu.

Vừa dứt lời, liền nhìn thấy Trần Nhứ.

Trần Nhứ cũng nhìn thấy cô ta.

Chúc An An bám vào người mẹ, ghé vào tai mẹ nói mấy câu. Ở khoảng cách gần, Trần Nhứ có thể nhìn rõ trên mặt cô ta trang điểm dày đặc, toàn thân hàng hiệu thật giả lẫn lộn, thậm chí còn ngửi thấy trên người cô  tabay ra mùi nước hoa rẻ tiền.

Cô vốn muốn né tránh đi một chút. Ngực không chỉ lại bởi lòng hư vinh quấy phá mơ hồ đau đớn. 

Trần Nhứ và Chúc An An lại một lần nữa đưa mắt nhìn nhau.

Cô cười chào: "Trần Nhứ, thật là cậu sao. Tôi còn tưởng nhìn nhầm người chứ. Cậu ở đây làm gì vậy?"

Trần Nhứ nhàn nhạt trả lời: "Tôi làm thêm ở đây trong kì nghỉ đông."

Chúc An An nhíu mày, trên mặt lộ ra vẻ thương cảm: "Ba mẹ cậu không quản cậu sao? Giai đoạn này, thời gian đối với chúng ta rất quý giá, giờ quan trọng nhất là chuyện học tập."

Mẹ của cô ta đẩy xe mua hàng đứng ở bên cạnh Trần Nhứ: "Đúng vậy, từ khi sắp đặt mọi chuyện, dì liền mỗi ngày chăm sóc nó, một ngày ba bữa cơm, thay đổi món liên tục để bổ sung dinh dưỡng cho nó. Đáng thương cho tấm lòng các bậc cha mẹ. "

Chúc An An giới thiệu:"Mẹ tôi."

Trần Nhứ khom người lễ phép chào: "Cháu chào dì."

Trần Nhứ trầm mặt một chút, nhắc nhở mình đang làm việc, cô thấp giọng nói: "Dì, dì nhìn lầm rồi. Là ba trăm chín mươi tám đồng một hộp. Mua bốn tặng một."

Bà lập tức thay đổi sắc mặt: "Quá mắc, sao mấy thứ này lại mắc vậy."

Chúc An An giật tay áo bà, kéo dài giọng trách móc bà: "Ai nha, mẹ, chúng ta lấy trước đã nha."

Bà trực tiếp từ chối, đẩy xe mua hàng lên trước: "Không, không mua. Chúng ta đi xem cái khác."

Chúc An An dậm chân, cũng đi theo sau.

Trần Nhứ thở dài, chân mày nhíu lại, trong lòng ẩn giấu chút buồn phiền.

Tiền, thật sự là xương sống con người sao. Cô nhớ tới giấc mơ buổi tối hôm qua mơ, ngủ đến nửa đêm, mở cửa phòng ngủ của người nhà lấy áo khoác ngoài tủ, liên tục phun ra tiền giấy màu hồng phấn dường như phủ khắp cả gian phòng. 

Cô xoay người lại.

Thấy một biển người, Tạ Nghiêu Đình cũng đứng ở đó.Phía sau là màu đỏ của câu đối Trung quốc kết hợp với màu đại dương, phảng phất khói lửa nhân gian trong một một quang cảnh kỳ lạ.

Cảm giác thích một người là sao đây?

Là lúc anh xuất hiện, bầu trời đang âm u, bỗng nhiên tỏa ra từng tia nắng vàng như mật ong. Là châu báu trong cuộc sống đời thường, là uống xong thuốc miệng rất đắng dùng kẹo ngọt để xoa dịu.

Nửa đường Tạ Nghiêu Đình nhận điện thoại từ ba.

Ông không có sở thích nào khác, ngoại trừ kê thuốc cho mọi người còn biết nấu ăn, nấu ra các món ăn ngon, đầy đủ màu sắc hương vị. Hai ngày này, Ông nấu món  mới cần một loại gia vị đặc biệt, chỉ siêu thị này mới có thể mua được.

Lại gặp nhau.

Hai người ngồi gần lối ra vào tại siêu thị.

Cái bàn không lớn dán bốn tấm áp phsch. Mỗi bàn đều có hai băng ghế dài hẹp. Bởi ngoài trời nhiệt độ thấp, người qua đường đều có dáng vẻ vội vàng. Giờ phút này không một bóng người.

Trần Nhứ ngồi ở chỗ kia, lấy mũ và khăn trùm đầu xuống,sợi tóc mai bị mồ hôi thấm ướt.

Phía sau là một gian đồ uống lớn nhỏ cho khách. Một nửa không gian là để tủ lạnh, tràn đầy các loại kem ly màu sắc và đồ uống. Một nửa khác là bàn điều khiển, một nối Kant nóng hôi hổi, trứng luộc nước trà và it đậu rang, lò nướng chậm chạp chuyển động, trên đỉnh đầu sáng đèn các nhãn hiệu đồ uống.

Tạ Nghiêu Đình cầm một ly trà lê tuyết nóng.

Hơi nóng bốc lên tạo lên một tầng sương trắng mỏng. Anh khoác chiếc áo khoác màu xanh lá, cổ áo lông bẻ ra, một tay đút trong túi, rất kiên nhẫn chờ ở nơi đó. Ánh sáng ngọn đèn dầu chập chờn xa xa,  anh lúc sáng lúc tối, không khí xung quanh đều vắng lặng. Nội tâm Trần Nhứ có chút hốt hoảng.

Trần Nhứ nhận lấy ly nước nóng. Uống một ngụm, ngọt.  Miệng đầy mùi thuốc.

Ngược lại, Tạ Nghiêu Đình quay lưng về phía cái bàn, ngồi xuống vị trí đối diện cô. Hai tay đặt trong túi quần, một bộ dáng thoải mái. Đôi chân dài duỗi ra, đặt trên bậc thang trước cửa. Radio của siêu thị phát ca khúc chủ đề bằng tiếng Anh của một bộ phim đã chiếu cách đây khá lâu, Shape Of My Heart. Tự nhiên đề tài nói chuyện cũng dời sang lĩnh vực này.

Trần Nhứ: "Tên sát thủ này không quá lạnh lùng."

Tạ Nghiêu Đình gật đầu: "Ừ, cô xem rồi sao?"

Trần Nhứ lắc đầu: "Chưa. Chỉ là lúc đó có đọc qua. Tôi còn nhớ câu nói kinh điển nhất:  Is life always this hard, or is it just when you"re a kid?"

Tạ Nghiêu Đình cười nhạt, đáp: "Always like this."