Dì Ghẻ

Chương 1: “ Mấy đời bánh đúc có xương...”

Nam giật mình tỉnh giấc, nhìn xung quanh nó ngơ ngác một hồi. Hình như nó chợt quên đi rằng nó đã không còn ở với ông bà ngoại nữa. Nó đang nằm trên một cái giường rộng, một căn phòng sạch sẽ với nền sơn trắng tinh, bất chợt tay no đụng phải một thứ gì đó khiến nó tỉnh hẳn, nó quay sang bên cạnh. Cái Hạnh em gái nó vẫn đang ngủ, lúc này mới là 6h sáng. Kéo cái chăn đắp ngang người cho em gái nó mở cửa phòng đi xuống cầu thang. Ngôi nhà 3 tầng khang trang, rộng rãi, căn phòng hai anh em nó đang ở nằm ở tầng 3 sát phòng thờ cúng tổ tiên. Bước xuống tầng 2, hôm nay là chủ nhật nên mọi người đều chưa dậy. Khẽ đưa chân đặt xuống cầu thang tầng 1, đang bước được nửa đường nó vội rụt chân lại. Ở dưới căn phòng ngay gần chân cầu thang tầng 1 là giọng của bố nó:

- Con nó mới về em đừng làm gì ầm ỹ. Hiện tại hai đứa nó chỉ có anh là người thân duy nhất. Anh cũng đã nói chuyện với em rõ ràng từ trước rồi còn gì.

Bố nó đang nói chuyện về hai anh em nó với cô Hường, vợ sắp cưới của bố nó. Đột nhiên nó giật nảy người khi nghe giọng cô Hường chua loét, cô đang nói như cố ý gào lên để đánh thức mọi người dậy:

- Toàn vác nợ vào thân, tự nhiên từ đâu phải nuôi báo cô hai đứa. Anh nghĩ nhà này thừa tiền chắc. Của chồng công vợ, em nghĩ cũng là nghĩ cho anh. Không phải dễ dàng mà có được cái cơ ngơi này. Sao bao năm hai đứa nó không nhận bố mà giờ lại nhận. Đúng là tiểu yêu mà, được thêm cái gia đình vợ cũ anh nữa. Rặt một lũ xúi bẩy..

Thằng Nam vội quay đi, nó rón rén bước chân thật nhẹ để không ai phát hiện ra là nó đã tỉnh giấc. Đang bước lên thì nó nghe tiếng đóng cửa rất mạnh:

“ Rầm.”

Kèm theo đó là lời của bố nó:

- Cô im đi, trẻ con nó biết cái gì mà cô nói như thế.

Nói xong ông mở cổng đánh xe đi mất, Nam núp ở trên lan can nhìn bố giận dữ bỏ đi. Nó trở lại phòng, nó nhìn cái Hạnh mà rấn nước mắt. Cái hạnh còn nhỏ quá, năm nay mới có 6 tuổi. Thằng Nam vuốt nhẹ những sợi tóc rối đang phủ lên má của em gái. Bất chợt cái Hạnh mở mắt, nhìn anh trai nó hỏi ngô nghê:

- Đến giờ đi học chưa hả anh...??

Nghe câu hỏi khiến Nam bật cười, nó trả lời em:

- Cô ngố, hôm nay là chủ nhật...

Cái Hạnh nhoẻn miệng cười khoe ra mấy cái răng sún xong lại kéo chăn ngủ tiếp. Thằng Nam ngồi đó nhớ lại buổi tối ngày hôm qua. Ngày mà bố nó đánh xe oto ra nhà ông bà ngoại đón hai anh em nó về đây. Lúc đặt chân vào đến cửa nhà nó đã bắt gặp ngay ánh nhìn sắc như dao cạo từ cô Hường, bạn gái của bố nó. Tại sao lại gọi là bạn gái vì nó biết cô Hường và bố nó chỉ ở với nhau chứ chưa cưới treo gì. Hôm nay là lần đầu tiên nó gặp cô Hường, hai anh em Nam lễ phép:

- Cháu chào cô ạ...!!

Nhưng cô Hường không trả lời chúng nó, cô đi lại phía cửa nói với giọng nũng nĩu:

- Anh đi đâu mà em gọi không nghe máy, từ đây ra đó có xa đâu mà làm gì lâu thế...

Bố Nam nhắc khéo:

- Hai con nó chào em kìa..

Lúc này cô Hường mới nhìn xuống dưới chân nói với một giọng bâng quơ:

- Ừ, chào hai đứa.

Cuộc hội thoại ngắn ngủi cùng thái độ của cô Hường khiến cái Hạnh cảm thấy hơi sợ. Hạnh nắm chặt tay thằng Nam không dám bỏ ra. Bố nó mới xách đồ đạc của hai anh em lên tầng 3 rồi nói:

- Hai anh em tự thu xếp quần áo nhé, trong phòng có nhà vệ sinh luôn. Hai đứa bảo nhau đi tắm rồi lát nữa cô Hường nấu cơm cho hai con ăn nhé. Bố phải đi có việc ngay bây giờ.

Ông xoa đầu Nam rồi quay sang nói với cô Hường:

- Đang có khách đợi anh bàn chuyện, hai đứa nó chưa ăn gì. Lát em nấu cơm cho hai con ăn nhé, nhà cứ ăn cơm trước đi không phải đợi anh.

Cô Hường nhìn bố Nam cười nhẹ nhàng:

- Dạ vâng, anh cứ đi đi. Các con ở nhà đã có em.

Bố Nam chào hai anh em rồi đi xuống dưới, vừa nghe tiếng xe nổ máy cô Hường nói với hai anh em:

- Xong thì tí nữa xuống nhà ăn cơm nhé.

Nam dạ vâng trong rụt rè, cô Hường quay đi mồm làu bàu:

- Chân với tay, móc ở đâu lên mà bẩn thế. Nhà cửa vừa mới lau xong, của nợ...

Nó lặng im không dám nói gì, mặc dù sàn nhà không hề bẩn. Đợi cô Hường đi nó khẽ đóng cửa lại rồi lấy vội bộ quần áo cho Hạnh đi tắm. Nó nói:

- Hạnh hôm nay tự tắm đi nhé, anh phải xắp đồ.

Bình thường ở nhà thì bà hay tắm cho bé Hạnh. Khổ thân con bé, đẻ ra được hai năm thì bố mẹ ly dị, hai anh em sống với ông bà ngoại để mẹ còn đi làm. Nhưng rồi ông trời bất công mẹ của chúng trong một lần đi làm về bị xe oto đâm chết. Vậy mà đến nay cũng đã hơn 3 năm rồi. Trong ba năm qua khi mẹ nó mất đằng nội không một lời hỏi thăm, cái Hạnh còn nhỏ, kinh tế của ông bà ngoại cũng khó khăn nên nay nó ở nhà bác này mấy tháng, sau lại ở nhà cậu nọ vài ngày. Số tiền đền bù từ cái chết của mẹ nó không đủ để nuôi hai anh em nó ăn học.

Bố nó khi đó cũng chỉ qua lại thăm nom hai anh em độ đâu vài tháng một lần. Nó còn nhớ khi ấy bố nó cũng chẳng có gì, mỗi lần ra thăm là ông đi con xe dream cũ. Hồi ấy nó ghét bố lắm, lúc bố mẹ ly dị nó còn rất nhỏ. Mọi người ai cũng nói bố nó cặp bồ rồi về nhà đánh mẹ nó. Không chịu nổi cảnh chồng chung nên mẹ nó đã đâm đơn ly dị rồi nuôi hai anh em nó cho đến ngày tai hoạ ập đến. Từ ấy hai anh em nó trở thành trẻ mồ côi mặc dù bố vẫn còn sống. Từ ngày mẹ mất bố nó cũng không đến thăm hai anh em nó nữa. Trong một lần có bác đến nhà thăm ông bà, thấy Nam vừa đi học về bà ấy nói:

- Nam à, gần đây bác thấy bảo bố mày làm ăn phát tài lắm. Mua nhà to, đi oto rồi cơ đấy. Mày không đi tìm bố mày à..??

Câu hỏi đó khiến Nam ngậm ngùi, một thằng nhóc 15 tuổi nhỏ không phải nhỏ, lớn cũng chưa phải lớn nhưng với những mặc cảm bao năm nay nó hiểu hàm ý trong câu nói đó là gì. Nó lẳng lặng chào bà bác rồi đi vào nhà không nói gì thêm. Trong đầu nó nghĩ bố nó có cần hai anh em nó nữa đâu mà tìm. Ở với ông bà ngoại cũng được mà, ông bà tuy nghèo nhưng quý hai anh em nó lắm. Nhất là ông ngoại, có gì ngon ông đều nhường cho anh em Nam cả. Bà ngoại hơi khó tính nhưng cũng rất thương con, thương cháu. Lắm lúc trẻ con nghịch ngợm bà hay quát nhưng lúc nào cho các cháu ngủ xong là bà mới lật bật đi ngủ.

Những năm ở với ông bà có rau ăn rau, cháo ăn cháo nhưng tình cảm ông bà bù đắp cho hai anh em vô cùng lớn. Nhưng rồi ông ngoại cũng lại bệnh nặng, ông mắc bệnh Gút nhiều năm nay. Càng lúc đi lại càng khó khăn, chân tay sưng vù, mắt một bên giờ đã không còn nhìn thấy gì. Những ngày ông bệnh tật Nam là thằng cháu chạy đi chạy lại bưng bô, rửa bô cho ông mỗi khi ông đi đại tiện, tiểu tiện. Tuổi già sức yếu lại bệnh tật kéo dài, ông ngoại Nam cuối cùng cũng nhắm mắt xuôi tay. Những ngày cuối đời Nam lúc nào cũng ngồi sát bên giường nắm chặt tay ông. Những lúc tỉnh táo ông nhìn Nam mà lệ tràn khoé mắt. Có lẽ ông lo lắng rồi đây khi ông mất đi, ai sẽ là người chăm lo cho hai đứa cháu chẳng còn nơi nương tựa. Cái Hạnh khi đó còn nhỏ tuổi, ông nằm bệnh nhưng nó không biết gì, nó chạy lại chỗ bà đòi bà chơi búp bê cùng nó. Thi thoảng nó lại hỏi:

- Ông cứ ngủ suốt bà nhỉ..??

Bà ngoại cố kìm nước mắt xoa đầu nó rồi cười:

- Ừ, ông mệt cháu ạ. Cháu lặng im, ngoan để ông ngủ nhé...

Nghe ông mệt là cái Hạnh không dám vòi vĩnh bà nữa. Ngày ông mất, thằng Nam từ khi ở với ông bà ngoại chưa bao giờ khóc. Vậy mà sao khi tiếng kèn trống vang lên nó ngồi giữa nhà khóc lên thành những tiếng nức nở, nước mắt nó chảy ra không kìm được. Nó khóc đến lặng người đi khiến họ hàng nhìn thấy không ai cầm được lòng.

Hôm sau nó đeo tang đang ngồi ăn cơm thì thấy một chiếc oto đỗ trên đường. Mở cửa xuống xe nó nhận ra đó là bố nó. Cái Hạnh cũng nhìn thấy, Hạnh định chạy lại thì bị Nam kéo tay không cho đi. Con bé mặt xịu xuống không dám đi nữa. Bố nó thắp nhang cho ông ngoại rồi đi vào nhà trong nói chuyện gì đó với bà ngoại cùng các bác, các cậu trong nhà. Xong xuôi bố nó đi ra chỗ hai anh em nói:

- Bố đón các con về nhà bố ở nhé.

Thằng Nam lắc đầu, cái Hạnh không dám nhìn bố. Im lặng hồi lâu bà ngoại đi ra nói:

- Anh cứ về đi đã, hai đứa nó còn nhỏ. Để từ từ bà khuyên, máu mủ sao bỏ được nhau..

Bố nó xoa đầu nó rồi lên xe ra về, thằng Nam nhìn cái Hạnh dặn dò:

- Đi học anh mà chưa đón thì không được theo ai nghe chưa..??

Cái Hạnh gật đầu lia lịa, vậy thôi nhưng nó sợ anh nó lắm. Đang nhớ lại chuyện cũ, những chuyện mà có lẽ cả đời Nam không quên được thì nó bỗng giật mình. Cửa phòng mở toang, cô Hường đi vào quát bằng giọng the thé:

- Làm gì mà lâu thế, nãy đã bảo xong thì xuống nhà chuẩn bị ăn cơm cơ mà. Leo lên đây mệt muốn đứt cả hơi, nhanh nhanh rồi xuống không nguội hết.

Cái Hạnh tắm xong thấy cô Hường quát như vậy nó vội vàng mặc quần áo không kịp lau khô người. Nam nhìn cô Hường vội nói:

- Dạ, anh em cháu xuống bây giờ.

Cô Hường đi ra không quên quay lại nguýt:

- Nhanh lên đấy...

Vội lau khô tóc cho Hạnh xong, hai anh em dắt nhau xuống tầng một, đi ngang qua căn phòng của bố và cô Hường, thấy cô Hường đang ngồi dũa móng tay. Thấy hai anh em Nam cô Hường nói vọng ra:

- Đồ ăn đậy trong lồng bàn ấy, hai đứa ăn xong rồi dọn dẹp sạch sẽ đấy nhé.

Nam dạ vâng rồi dắt tay em gái xuống bếp, trên bàn ăn có cái lồng bàn màu đỏ đang được úp chính giữa. Mở lồng bàn ra bên trong là hai bát mỳ tôm đã trương lên từ bao giờ, những sợi mỳ to gấp mấy lần bình thường nở đầy trong hai cái bát oto lõng bõng chút nước. Nam lấy thìa, lấy đũa đút cho em ăn. Được một miếng cái Hạnh làm nũng anh:

- Em không ăn mỳ đâu anh ơi. Mỳ nhũn hết rồi..

Nam vội đưa tay làm dấu “ Suỵt “ rồi khẽ nói với em gái:

- Cố ăn đi rồi mai anh mua kẹo socola cho em nhé...Ăn đi em, há mồm to nào...A....a.

Cái Hạnh nhăn mặt nhưng vẫn nghe anh gượng gạo mãi cũng hết được 1/2 bát mỳ. Riêng phần mình thì Nam ăn hết, ăn xong chuẩn bị rửa bát. Nam loay hoay không biết phải đổ chỗ mỳ thừa của Hạnh đi đâu thì cô Hường đứng đằng sau giãy nảy lên:

- Ăn thừa ăn mứa thế này à....Nhà này không có cái kiểu ăn thừa đổ đi như vậy đâu nhé.

Nói dứt lời cô Hường giật phâng bát mỳ còn dở trên tay Nam bước như dậm chân xuống đất về phía thùng rác, mồm không ngừng nói:

- Ăn uống đổ đi thế này đây, đúng là không có còn sĩ.

Quay sang chỗ Nam đang đứng nhìn cô Hường quát:

- Để bát đấy, mang cái túi rác này ra ngoài thùng rác đầu cổng. Để đây mai ruồi nhặng nó bâu không ai chịu được.

Nam xách túi rác ra ngoài thì đúng lúc bố về. Nhìn thấy Nam ông hỏi:

- Hai anh em ăn cơm chưa, bố mua bánh ngọt cho hai đứa này.

Chẳng hiểu cô Hường có thần giao cách cảm hay tai cô thính hơn tai loài người mà lúc bố xuống xe cũng là lúc cô Hường chạy ra đến cổng, không để Nam kịp trả lời cô Hường nói:

- Ăn rồi anh ạ, cả nhà vừa mới ăn cơm xong. Em đang dọn dẹp dưới bếp, vừa nhờ con nó đi đổ rác. Anh đi về có mệt không...??

Bố Nam cười cười rồi đưa hộp bánh ngọt cho Nam nói:

- Ăn xong nhớ bảo em đánh răng nhé. Lên phòng đi, nhớ ngủ sớm mai bố chở đi học.

Nam cầm hộp bánh gật đầu, cô Hường thấy vậy lườm:

- Vừa ăn xong lại bánh, ăn cẩn thận không kiến nó bu đấy.

Nói xong cô Hường đỡ túi cho bố Nam rồi quay lưng đi thẳng. Nam đứng đó đóng cổng, đột nhiên nó nhớ lời bà ngoại:

“ Bố cháu bây giờ đang ở với một cô khác, đến đó ở nhớ phải lễ phép ngoan ngoãn nghe chưa. Đừng để bố khó xử, nhớ nhé cháu.”

Khi đó cũng có các bác ngồi đấy, một bác nói đế vào:

- Con đấy nó nổi tiếng gớm ghê đấy, chồng chết cách đây cũng 4 năm rồi. Nghiện chết đấy, loại mắt gián ấy cẩn thận