Cha của Hứa Bình qua đời.

Ông bị ung thư vòm họng, khi phát hiện được đã là giai đoạn cuối, đưa vào giải phẫu chỉ tốn mười lăm phút đồng hồ, bác sỹ rạch cổ họng của ông ra lật lật vài cái, sau đó lại chiếu nguyên dạng may lại. Tế bào ung thư đã di căn lên phổi và xoang mũi, muốn cắt bỏ đi hết những khí quan đã bị lây nhiễm là không quá khả năng, giả như thực sự cắt xuống bệnh nhân cũng không còn bao nhiêu ngày để sống.

Bác sỹ tháo khẩu trang, nói với Hứa Bình đã chờ sẵn bên ngoài phòng giải phẫu: “Gia quyến phải chuẩn bị tâm lý sẵn sàng.”

Hứa Bình sửng sốt nửa ngày mới hiểu được ý tứ của bác sỹ, không la hét cũng không náo loạn, hỏi: “Cha tôi còn bao nhiêu thời gian?”

Bác sỹ có chút kinh ngạc vì thái độ bình tĩnh của anh: “Lâu thì nửa năm, chậm thì mấy tháng.”

Hứa Bình không rõ, những bác sỹ khoa ung bứu như bọn họ hàng năm phải chứng kiến bao nhiêu lần tử vong mới có thể mặt không đổi sắc tuyên bố tin tức bệnh nhân không còn khả năng cứu chữa như vậy. Tuy rằng lý trí nói cho Hứa Bình biết người trước mặt là một bác sỹ, bệnh tình của cha anh không thể đổ lên đầu người ngoài, thế nhưng cảm xúc lại không cách nào khống chế được mà căm hận người tuyên bố cái tin tức tàn nhẫn này.

Hai người đối mặt lặng im không nói gì hồi lâu.

Bác sỹ có chút lúng túng mở miệng cáo từ trước: “Tôi còn những bệnh nhân khác cần theo dõi…”

Hứa Bình không khống chế nổi tâm tình của mình đỏ mắt: “Bác sỹ cứ tự nhiên, tôi vừa vặn cũng muốn yên lặng một chút.”

Ngày cuối cùng Hứa Bình đi gặp cha mình, trên đường anh vô tình nhìn thấy một cái cây không biết tên nở đầy những đóa hoa nhỏ màu hồng phấn, từng chùm từng chùm hoa áp đến cành lá rũ hẳn xuống, từ xa nhìn lại hệt như một đám mây thất lạc giữa nhân gian.

Anh chắp tay sau lưng đứng yên dưới tán cây thật lâu, xem ánh mặt trời giữa trưa mùa xuân xuyên qua những phiến lá cây xanh nhạt chiết xạ một chút kim quang.

Năm đó Hứa Bình ba mươi lăm tuổi, làm biên tập ở một nhà xuất bản có chút danh tiếng, công tác bình thường chính là đọc những bài viết được gửi tới, sàng chọn những tác giả có tiềm lực cộng tác. Tuy rằng tiền lương thường thường, bất quá cảm giác thỏa mãn kia không phải tiền tài có thể cân nhắc.

Cha của Hứa Bình là Hứa Xuyên, một diễn viên gạo cội, có rất nhiều người nhận thức ông. Trên tòa nhà cao tầng đối diện phòng làm việc của Hứa Bình còn có biển quảng cáo thuốc dạ dày mà ông làm đại diện, trong hình ông đầu tóc bạc trắng, khí độ phi phàm. Hứa Bình đôi khi nhàn nhã cầm tách trà đứng bên cửa sổ nhìn xuống, còn có thể thấy được vài bà cụ chống gậy nhìn biển quảng cáo của cha mình không nhấc nổi chân.

Người trong nhà xuất bản không mấy ai biết gia cảnh của Hứa Bình, duy nhất chỉ có thủ trưởng kiêm bạn tốt của anh, chủ biên Vương Tắc Đống. Khi đối phương vừa biết được còn rất kinh hãi, nhìn trái nhìn phải lại nói: “Đừng gạt người, bộ dạng của cậu một chút cũng không giống Hứa Xuyên trên TV.”

Hứa Bình cười cười, anh biết bộ dạng của mình không hề đẹp trai, cũng không phản bác thủ trưởng: “Đợi anh nhìn thấy em trai tôi sẽ biết.”

Hứa Bình có một người em trai, gọi là Hứa Chính.

Vương Tắc Đống liền bất mãn: “Tôi sớm đã nghe nói cậu có một người em trai, quen biết đã lâu như vậy cũng không thấy cậu mang người ta ra giới thiệu, giấu được thật sâu nha.”

Hứa Bình không tiếp nhận đề tài này, trực tiếp chuyển tới dự toán năm sau của nhà xuất bản.

Mấy tháng nay, 12 giờ rưỡi trưa hằng ngày Hứa Bình đều rời khỏi phòng làm việc, đi qua ba con phố, leo một cây cầu vượt đến Bệnh viện Nhân Dân thăm người cha đang nằm viện của mình.

Mỗi ngày anh đều đi ngang qua gốc cây ấy thế nhưng một lần cũng chưa từng dừng lại.

Hôm nay không biết vì sao, anh từ xa nhìn thấy gốc cây này tản ra sinh cơ bừng bừng dưới ánh nắng, trong lòng chợt giật nảy.

Sinh mệnh lực phồn thịnh như vậy tựa hồ giáng thẳng một đấm vào mặt anh, khiến cả người anh đều thiêu đốt đến hoang tàn.

Hứa Bình tìm một thanh niên công nhân đang ngồi xổm hút thuốc gần đó, đưa cho người kia hai mươi đồng.

“Giúp tôi bẻ một đoạn cành có hoa xuống.”

Anh công nhân cau mày nhìn Hứa Bình lại nhìn gốc cây kia, không cử động. “Bị bắt được phải đóng tiền phạt.”

Hứa Bình hơi nhấc mắt kính. “Lại thêm hai mươi.”

Anh công nhân suy nghĩ một chút, bốn mươi đồng tiền đổi một nhánh cây, đi. Điếu thuốc bị vứt thẳng xuống đất, đứng dậy hỏi: “Mấy cành? Nếu nhiều thì phải thêm tiền.”

Hứa Bình cầm theo cành cây nở đầy hoa nhỏ màu hồng phấn, mang theo một túi quả táo bước vào bệnh viện.

Hôm đó tinh thần của cha Hứa Bình có vẻ rất tốt, anh cắm nhánh cây vào bình hoa trên đầu giường ông, xoay người lại thấy cha đang mỉm cười nhìn mình.

So với gương mặt bình thường của Hứa Bình, ông Hứa cho dù đã có tuổi cũng không giấu được đường nét anh tuấn trên.

Ông cả đời làm diễn viên, là vai phụ kỳ cựu hàng chục năm. Lúc ông còn trẻ lưu hành diễn viên mặt chữ điền mày rậm thể tráng, chính khí đường đường, ông lại anh tuấn quá phận, nhìn thế nào cũng có chút tà khí. Đợi đến khi nhóm tiểu sinh Hồng Kông lưu hành vẻ đẹp cá tính như Lưu Đức Hoa, Quách Phú Thành, Trần Quán Hy ùa vào Đại lục, ông cụ cũng đã già rồi.

Hứa Bình kéo ghế ngồi xuống bên giường, cầm dao gọt quả táo.

Ông Hứa vẫn nhìn chăm chú vào con trai lớn của mình.

Hiện tại ông cụ đã gầy đến chỉ còn khung xương, gân xanh trên bàn tay đều lộ hết ra ngoài. Bởi vì ông mắc chứng ung thư vòm họng, vậy nên chuyện ăn uống nói năng đều phi thường thống khổ, thế nhưng cho dù suy yếu thành như vậy, mỗi ngày mái tóc của ông vẫn là một sợi cũng không rối loạn.

Hứa Bình cắt quả táo thành từng miếng nhỏ đặt lên đĩa, dìu ông ngồi dậy. Ông cầm lấy một mảnh, trắc trở nhai nát rồi nuốt xuống, nhìn Hứa Bình mỉm cười gật đầu, ý tứ là khá ngon.

Hứa Bình rút báo hôm nay ra, nhẹ nhàng hỏi: “Con đọc tin tức hôm nay cho cha nghe nhé?”

Ông cụ gật đầu.

Hôm nay là ngày 17 tháng 5 năm 2006, là một ngày dương quang tươi sáng thiên hạ thái bình, cả tờ báo đều là những tin tức nhàm chán, cả thế giới ngày hôm nay giống như đều cách xa thiên tai nhân họa. Quốc vương Campuchia lại muốn đến viếng thăm, tháng sau thành phố Tokyo của Nhật Bản sẽ cử hành hội nghị nguyên thủ các nước, tác phẩm của một vị văn hào người Ba Lan nào đó chuẩn bị lần đầu tiên dịch ra tiếng Trung.

Ông Hứa dựa vào giường an tĩnh lắng nghe.

Đợi Hứa Bình đọc xong cả tờ báo cổ họng đã có chút đau đớn, anh gấp tờ báo lại, bắt đầu nói đến chuyện làm ăn và tình huống của em trai. Buổi chiều mỗi ngày anh đều ở lại bệnh viện, một ngày 24 giờ ngắn ngủi lại có thể phát sinh bao nhiêu việc, vậy nên rất nhanh đã nói xong.

Hai cha con ngồi đối diện nhau, yên lặng không nói gì.

Hứa Bình nhìn quanh một vòng, hỏi cha mình: “Cha có muốn uống nước không?”

Ông cụ lắc đầu, cổ họng Hứa Bình đã đau rát lại cứng rắn chống đỡ ngồi yên không cử động.

Hứa Bình trầm mặc một hồi, đột nhiên mở miệng: “Con nghĩ, không bằng ngày mai con đưa Tiểu Chính đến thăm cha.”

Ông Hứa suy nghĩ một chút, chậm rãi lắc đầu.

Ý tứ của ông cụ rất rõ ràng, ông không muốn Tiểu Chính đến bệnh viện.

Hứa Bình mấp máy môi định nói gì đó, cuối cùng cũng không thốt ra.

“Vậy ngày mai con lại đến một mình.” Hứa Bình nhìn đồng hồ, đứng dậy chuẩn bị tạm biệt cha.

Ông Hứa vươn tay làm ra động tác muốn viết chữ, Hứa Bình lấy giấy viết từ trong túi ra đưa cho ông.

Ông cụ cầm viết, run rẩy viết một hàng.

“Đừng bỏ rơi em trai con.”

Mũi của Hứa Bình đau xót, nước mắt hơi kém tràn mi mà ra.

“Cha, xem cha kìa, Tiểu Chính là em trai con, con làm sao có thể mặc kệ nó!”

Ông cụ suy nghĩ một chút, lại viết tiếp.

“Thằng bé không biết, đừng nói với nó.”

Đừng nói với nó, đừng nói cho thằng bé chuyện gì đâu?

Trái tim Hứa Bình đã đau đến ngỡ ngàng thế nhưng không dám hiển lộ lên mặt, nghiêm trang gật đầu: “Cha cứ yên tâm đi.”

Anh nhẹ nhàng hỏi: “Cha còn chuyện gì muốn dặn con không?”

Ông cụ lắc đầu, dúi giấy viết lại vào tay Hứa Bình, còn nhẹ nhàng vỗ vào tay phải của anh, ông vốn định giơ tay cao hơn một chút nhưng lại không còn khí lực.

Hứa Bình nắm lấy bàn tay khô gầy của ông, từ tốn đặt lên gò má của mình.

Bàn tay của hai người hình dạng tương tự, kích cở giống nhau, đều là đốt xương hơi lộ, ngón trỏ dài hơn.

Hứa Bình nghĩ, người này thực sự là cha của mình, chúng ta chảy cùng một dòng máu, tạo hóa ngay cả khi nắn ra bàn tay của anh cũng rập khuôn theo bàn tay của người này.

Thế nhưng người này đã sắp chết.

Hứa Bình trong lòng bi thống, nhịn không được gọi một tiếng: “Cha —— “

Ông Hứa mỉm cười một chút, hướng về phía Hứa Bình nghịch ngợm chớp mắt.

Ông đã đóng phim cả đời, ý tứ thể hiện từ sớm không cần dựa vào ngôn ngữ.

Ông nói: “Được rồi, con trai, chúng ta ngày mai gặp.”