Chốc lát sau, tên thị vệ dắt một con chó tới. Hiệt Kiền Già Tư ấn đầu con chó xuống và đem đổ rượu ở trong cái bình kia vào miệng nó. Rất nhanh sau đóm con chó giật giật mấy cái, rồi tuyệt khí mà chết.
“ Bọn người Đại Đường chết tiệt, dám hãm hại Khả Hãn chúng ta” Hiệt Kiền Già Tư hung hăng ném cả bình rượu đổ văng ra mặt đất: “ Các ngươi lập tức điều binh, đem toàn bộ bọn người Đại Đường kia bắt hết lại cho ta”
Lúc này không khí trong toàn quân doanh đã như sôi trào lên hết cả, vô số binh lính hướng về phía đại trướng của công chúa Đại Đường mà vọt tới đầy giận dữ. Bùi Minh Viễn ở bên này nghe thấy có những tiếng dị động nên cũng lao ra khỏi lều trướng, thì cũng vừa lúc có mấy chục con chiến lao đến chỗ hắn ta. Dược La Cát Linh ngồi ở trên ngựa hô to: “ Các người chạy mau, Hồi Hột đã phát sinh nội loạn. Hiệt Kiền Già Tư đã phái người đến để giết các ngươi đấy, hãy mau chạy về phía đông ngay đi. Ta sẽ phái người bảo vệ cho các ngươi rời khỏi đây”
Bùi Minh Viễn sớm đã có sự chuẩn bị rồi, thế cho nên Dược La Cát Linh vừa nói là hắn đã tung mình lên ngựa, hướng Dược La Cát Linh cao giọng nói: “ Chúng ta cũng nhận được tin tức, có gần tám vạn đại quân Hồi Hột đang tiến thẳng về Hàn Nhĩ Đóa Bát Lý. Nhất định là Hiệt Kiền Già Tư muốn đảo chính chiếm đoạt ngôi vị Khả Hãn rồi”
Sau khi khản cổ nói cho Dược La Cát Linh biết tình hình , thì Bùi Minh Viễn liền quất ngựa, nhắm thẳng hướng đông mà chạy đi, và rất nhanh chóng, bóng dáng của hắn đã biến mất trong màn đêm. Dược La Cát Linh sửng sốt hồi lâu, mà ngây người không có bất cứ phản ứng gì. Rồi bỗng nhiên, ông ta lại ra roi, quất mạnh vào chiến mã, nhắm hướng đông bắc mà chạy đi như điên. Tháng mười hai năm Đại Trị thứ năm, trong cái đêm mà Hồi Hột tiến hành nghênh đón công chúa Đại Đường, thì cũng là đêm mà Trung Trinh Khả Hãn đột nhiên chết bất đắc kỳ tử. Tô Nhĩ Mạn và Hiệt Kiền Già Tư đã gài tang vật, vu oan cho công chúa Đại Đường cố tình dùng rượu độc để ám hại Trung Trinh Khả Hãn. Điều này đã khơi dậy sự tức giận vô cùng mãnh liệt của phe quân đội và thương nhân Túc Đặc. Bọn chúng rối rít yêu cầu được đuổi giết công chúa và đoàn sứ giả của Đại Đường. Nhưng nhờ có Dược La Cát Linh nhìn thấy được tình thế nguy ngập, nên đã dẫn theo toàn bộ người trong bổn tộc bảo vệ cho công chúa Đại Đường an toàn chạy thoát khỏi Hồi Hột. Và ngay sau cái chết của Trungg Trinh Khả Hãn, các thế lực ở Hồi Hột như quân đội, người Túc Đặc, Ma Ni Giáo đều nhất trí ủng hộ việc tôn tướng quốc Hiệt Kiền Già Tư lên làm tân Khả Hãn của Hồi Hột. Ngay sau khi Hiệt Kiền Già Tư đăng vị, ông ta đã chính thức tuyên bố hủy bỏ việc hôn sự với Đại Đường, và còn nói rõ Đại Đường và Hồi Hột từ nay sẽ là kẻ thù của nhau, đồng thời hủy bỏ tất cả các điều ước hữu hảo mà Khả Hãn tiền nhiệm đã từng kí kết với Đại Đường. Song song với đó, Hiệt Kiền Già Tư lại có nhiều hành động thể hiện rõ tư tưởng “ thân Đại Thực” như: Lấy công chúa Đại Thực và lập nàng ta làm Khả Đôn, phái sứ giả sang Ba Cách Đạt để chính thức kết minh cùng Đại Thực. Có thể nói sau vụ chính biến ở Hàn Nhĩ Đóa Bát Lý vừa qua, Hồi Hột đã chính thức nghiêng hẳn về phía Đại Thực rồi.
Trong tháng này tuyết rơi tại Trường An nhiều hơn so với các năm trước, cơ hồ mỗi ngày đều có những bông tuyết bay bay, cũng không dày đặc, những bông tuyết này bay múa trên không trung, rơi trên mặt đất, tạo nên một tầng tuyết hơi mỏng.
Ngày thứ ba sau tết Nguyên Tiêu, có vài cỗ xe ngựa do vài ngàn vũ lâm quân hộ tống rời thành Trường An, hướng về phía Đông nơi Tân Phong huyện, xe ngựa đi qua một bờ ruộng, cách đó không xa có một loạt tiếng cười cười nói nói truyền đến, trên chiếc xe ngựa màn xe được kéo ra, Lý Kỳ tò mò nhìn cảnh sắc phương xa.
Cánh đồng lúa ở phía xa xa, một nhánh sông Vị Hà chảy xuyên qua cánh đồng, đứng hai bên bờ sông có thể dễ dàng bắt gặp guồng nước cao lớn, lúc này trời bắt đầu lại có tuyết rơi, hoa mai cùng bông tuyết bay trên không trung tạo thành một mảnh tuyết vụ mông lung. Phương xa cảnh sắc trở nên không rõ rệt, cách đường cái không xa có khoảng hơn mười nông dân đang ngồi dưới gốc cây nghỉ ngơi uống nước. Bọn họ nói chuyện với nhau, mặc cho tiếng gió, bông tuyết rơi trên vai, rơi trên đồng lúa ở bên cạnh bọn họ. Bọn họ cũng không cảm thấy phiền hà, ngược lại càng thêm vui vẻ.
Lý Kỳ vươn tay, cảm nhận những bông tuyết phất phới trong suốt ngoài cửa sổ xe. Bông tuyết nhẹ nhàng rơi vào mu bàn tay hắn, lập tức hòa tan, cảm giác lạnh buốt khiến cho hắn nở nụ cười.
- Điện hạ đang cười gì vậy?
Sư phó Lý Bí cùng ngồi xe với hắn buông bức thư trong tay, ghé vào trước cửa sổ xe cười hỏi hắn.
- Khi chúng ta đi ngang qua thành Trường An toàn nghe thấy lời phàn nàn đối với việc tuyết rơi không dừng. Các thương nhân nói đường xá lầy lội khó đi, phàn nàn thời tiết không có ngày nào đẹp, ảnh hưởng đến việc buôn bán của họ. Tuy nhiên khi ra khỏi thành đến đồng ruộng này, lại nghe thấy nông dân ngợi khen bông tuyết, ta liền nghĩ, ông trời nên nghe ai, đến tột cùng là công thương quan trọng, hay là nông nghiệp quan trọng.
Lý Kỳ năm nay đã mười bốn tuổi, sau năm nay hắn sẽ không ở lại trong hậu cung nữa mà sẽ tới Ung Vương phủ của Thập Vương, mỗi ngày cùng bách quan vào triều. Tuy nhiên hắn phải tới Hoằng Văn quán ở Đông cung đọc sách, mỗi ngày học xong sẽ tới nội cung thỉnh an mẫu hậu , sau đó lại quay về vương phủ. Từ sau sự kiện leo cây lần trước, Trương Hoán vô cùng coi trọng sự phát triển giáo dục của con mình, cách hai ba ngày hắn sẽ chọn một việc nào đó do quan dân dâng tấu chương, sao thành bản phụ sai người đưa cho con đọc, xem con trai khi xem xong tấu chương sẽ phát biểu ý kiến của mình thế nào. Hoặc có khi hắn xuất ngoại thị sát, cũng nhất định mang theo con trai, giúp hắn ngoài việc học chữ, cũng có thể ra ngoài tìm hiểu một số việc. Hôm nay Trương Hoán đi Tân Phong huyện thị sát một xưởng dệt, đặc biệt mang theo con trai đi cùng.
Lý Bí thấy Lý Kỳ nói chuyện rất có hứng, rõ ràng là ý nghĩ của mình, lại đổ cho ông trời. Hắn cười cười nói:
- Đây không phải vấn đề bên nào nặng, bên nào nhẹ. Dân chúng phải theo thời tiết, nông nghiệp giống như trời, mà đất nước lấy tài làm phú, công nghiệp chính là đất, cũng có thể coi như âm dương, nông nghiệp là dương, công thương là âm. Nếu âm thịnh dương suy, mọi người đều theo thương đi kiếm tiền, triều đình muốn cổ vũ canh chức, sẽ tăng thuế áp thương.
Còn nếu dương thịnh âm suy, sẽ ảnh hưởng đến tài chính của triều đình. Cho nên triều đình vừa muốn giảm thuế thích hợp, lại muốn nâng cao sự tích cực của công thương, đương nhiên âm dương phối hợp là tốt nhất. Ngươi xem phụ hoàng ngươi đều làm như vậy, mười ngày trước mang theo ngươi đi thị sát thủy lợi, nói chuyện với nông dân tại đồng ruộng, hôm nay lại mang ngươi đi thị sát xưởng dệt, đây là hai sự phối hợp. Vì thế người chấp chính quan trọng không phải làm đại sự gì, mà là có thể phát hiện ra các vấn đề đang tồn tại trong luật pháp, tiến hành giải quyết ổn thỏa, làm cho Đại Đường có thể nhanh chóng khôi phục thực lực của đất nước, ngươi hiểu chưa?
Lý Kỳ dường như suy nghĩ cái gì, gật gật đầu
- Hôm trước ta xem một quyển tấu chương, là Hộ bộ thị lang viết, nói rằng từ mấy năm trước Trung Nguyên mở rộng trồng bông, đến nay nguyên liệu sung túc, triều đình bắt đầu khuyến khích người dân Quan Trung, Hà Đông hai khu thương nhân xây dựng nhà xưởng, kết quả có rất nhiều tá điền vào thành làm công, trong các trang viên xuất hiện tình trạng đồng ruộng bỏ hoang. Ở Quan Trung và Hà Đông có không ít nơi xuất hiện tình trạng bán tháo đất, hoặc là giảm tiền thuê xuống. Trong lịch sử hẳn chưa từng thấy qua, trăm năm nay đất đai Đại Đường luôn xuất hiện vấn đề về khế đất, ta quả thực rất cảm khái, xem ra phát triển công thương không phải là không có lợi.
Lý Bí nở nụ cười:
- Đây thực ra là do phụ hoàng ngươi cùng vài vị tướng quốc suy tính sâu xa mà có kết quả này. Mấy năm trước đầu tiên là nghiêm khắc loại bỏ chế độ nông nô, kê biên tài sản của hơn mười gia đình chống lại việc phế nô quyền quý, thậm chí ngay cả gia đình Quách Tử Nghi cũng bị xử phạt năm vạn xâu tiền, tịch thu tám vạn khoảnh đất. Sau đó tại Giang Hoài, Giang Nam, Ba Thục thu điền sản, dùng chỗ cao lương đó làm nguồn cung cấp lương thực cho Đại Đường. Đồng thời tiến hành khai thác mỏ bạc, thực hành chế độ đóng thuế, dùng tiền mặt đóng thuế, bức bách tất cả các gia đình có dư nhân khẩu phải làm cho công thương. Bởi vậy, dân chúng không làm ruộng cũng có cơm ăn, có một con đường khác để sống, ai còn nguyện ý làm tá điền để bị người khác bóc lột nữa? Những gia đình không còn trồng trọt, lại dư thừa nhân khẩu, thêm vào đó lại mất đi ý nghĩa của trồng trọt, hàng năm vẫn phải nộp một khoản thuế đất, cho nên trong hai năm qua việc đất đai không còn nghe nói đến nữa, thì ra là vì nguyên nhân này.
Lý Kỳ trầm ngâm một lát, lại hỏi:
- Bây giờ là do thiếu dân cư, nếu như tương lại dân cư đạt tới mức tám trăm vạn hộ như thời Khai Nguyên cường thịnh, thậm chí còn nhiều hơn, lương trồng trọt không đủ nuôi sống những người trong nước, khi đó liệu có thể tạo nên nhu cầu đất đai hơn không? /span>