Danh Môn

Chương 391: Giang Hoài phong vân (6)

Trương Hoán nói một loạt điều kiện, khiến mặt Sở Hành Vân trắng bệch ra. Nghe hết ba điều kiện Sở Hành Vân mặt xám như tro, hắn hiểu rõ rằng Trương Hoán muốn dùng Sở gia để “ giết một răn trăm” Nhưng nếu đáp ứng ba điều kiện này thì cơ nghiệp mấy chục năm của Sở gia thế là mất hết. Sở Hành Vân như kiệt sức đứng lên chắp tay nói: “ Sự việc quan trọng, một mình ta không thể quyết định được, xin giám quốc đại nhân cho phép ta về thương lượng với người trong tộc. Trong vòng mười ngày sẽ có câu trả lời chắc chắn, như vậy được không?”

“ Được! ta cho các ngươi mười ngày suy nghĩ.” Trương Hoán quay người lại nghiệm nghị nhìn Sở Hành Vân, gằn từng chữ: “ Trong vòng mười ngày, ta sẽ không tấn công thành Giang Đô!”

Tại cung Thái Cực ở Trường An. Trong khoảng thời gian gần đây sự theo dõi, hạn chế của các thị vệ trong cung với Thôi Tiểu Phù đã buông lỏng hơn trước. Không chỉ có một số tiểu hoạn quan vài lần được phép ra khỏi cung mua đồ dùng mà các thủ tục khác cũng đã đơn giản hóa đi nhiều. Không cần phải có cần Trung Lang tướng đóng dấu nữa mà chỉ cần nói với hiệu úy đang làm nhiệm vụ là có thể được ra khỏi cung. Đối với sự thay đổi này Thôi Tiểu Phù suy nghĩ nhiều lần nhưng không có cách giải thích nào. Nếu như Trương Hoán muốn lên ngôi, thì càng phải quản lý mình chặt hơn mới phải làm sao lại có thể buông lỏng hơn trước được? Bà ta thử dò xét bằng cách cho hoạn quan thân tín là Phùng Ân Đạo ra khỏi cung một chuyến. Phùng Ân Đạo cũng ra khỏi cung thuận lợi. Điều này khiến cho Thôi Tiểu Phù thất kinh. Việc này khiến trái tim như đã chết hẳn của Thôi Tiểu Phù lại nhen lên ngọn lửa hi vọng.

Giữa trưa, Thôi Tiểu Phù vừa mới tỉnh giấc ngủ trưa, đang nhắm mắt hưởng thụ cảm giác do cung nữ cắt tỉa tóc mang lại. Mặc dù cung Thái Cực cũ hơn Đại Minh cung nhưng Thôi tiểu Phù không thể không thừa nhận, điều kiện sống ở Thái Cực cung tốt hơn Đại Minh cung rất nhiều. Không chỉ có trang phục xa xỉ dắt hơn mà số hoa quả tươi cũng tăng lên rất nhiều. Việc này cũng khiến Thôi Tiểu Phù thích thú một chút. Nhưng mà Thôi Tiểu Phù cũng không thật sự để ý đến vấn đề này.

“ Phùng Ân Đạo đã về chưa?” Thôi Tiểu Phù lại hỏi lần nữa. Phùng Ân Đạo đi ra ngoài từ sang sơm đến giờ chưa về, vì thế Thôi Tiểu Phù đã hỏi đến ba lần.

“ Thưa Thái hậu, lão công công chưa trở về.”

“ Hắn về thì bảo lập tức đến gặp ta.” Thôi Tiểu Phù vừa dứt lời đã nghe hoạn quan bên ngoài bẩm báo: “ Lão công công đã về.”

Cửa từ từ mở ra, Phung Ân Đạo đầy vẻ lo lắng bước vào. Thôi Tiểu Phù quay vội người lại nôn nóng hỏi: “ Sao, gặp hắn chưa?”

Phùng Ân Đạo vội vàng cụp mắt xuống, giống như đang tránh né ánh mắt của Thôi Tiểu Phù. Do dự chốc lát hắn mới từ tốn nói: “ Lão nô đã gặp hắn.”

“ Tất cả các ngươi lui ra.” Thôi Tiểu Phù quát lớn đuổi hết đám cung nữ ra, cẩn thận đóng cửa lại. Lúc này mới lạnh lẽo nhìn hắn hỏi: “ Lý Miễn nói sao?. Ngươi không được giấu ai gia một chút nào.”

“ Lý thượng thư nói việc thị vệ thả lỏng việc cấm cản hoạn quan là do hắn tốn nhiều tiền lo lót với Lý Định Phương. Hơn nữa thời gian chỉ có một tháng nên ông ta hy vọng có thể tận dụng thời gian này.”

Mắt Thôi Tiểu Phù sang lên, Lý Miễn quả nhiên không để bà thất vọng. Nắm được cơ hội Trương Hoán đi Giang Hoài là bắt đầu hành động. Bà cố ném tiếng cười to khích động, vừa hỏi tiếp: “ Hắn có đưa cho ngươi thư từ gì không?”

“ Có!” Phùng Ân đạo gỡ mũ từ trên đầu xuống cầm kéo cắt dọc theo mũ. Rồi từ lớp lót mũ lấy ra một mãnh lụa trắng đưa cho Thôi Tiểu Phù: “ Đây là thư của hắn gửi cho Thái hậu.”

Thôi Tiểu Phù hấp tấp trải miếng lụa trắng lên mặt bàn, đọc cẩn thận. Phương án của Lý Miễn rất đơn giản. Dù Trương Hoán được phong là Ung vương hay giám quốc cũng đều do chiếu thư của Thái hậu gia phong, nhưng trên thực tế Thái hậu cũng chưa hề hạ chiếu thư như vậy mà do Trương Hoán tự tiện dùng quốc ấn giả mạo chỉ dụ của vua. Cho nên ông ta hi vọng Thái hậu có thể tố cáo việc này với tôn thất. Một khi tội danh đã được định thì Trương Hoán chắc chắn sẽ bị trong thiên hạ chê cười. Ngôi vị hoàng đế hắn sẽ khó mà leo lên được. Cuối thư Thôi Tiểu Phù thấy Lý Miễn dùng máu để ký tên, biểu hiện sự trung thành với mình vẫn không hề thay đổi. Đôi mắt Thôi Tiểu Phù thoáng ươn ướt, hoạn nạn mới thấy chân tình chỉ có lúc này nàng mới có thể thấy lòng trung thành chân chính của thần tử.

Suốt cả buổi chiều, Thôi Tiểu Phù ngồi trên giường suy nghĩ về phương án của Lý Miễn.Mặc dù đây không phải là phương án tốt nhất nhưng họ làm thế là cố gắng hết sức rồi. Nàng cuối cùng hạ quyết tâm thà mạo hiểm thử một lần cũng không để Trương Hoán được toại nguyện yên ổn lên gôi. Bà ta thà chết cũng không chịu chết già ở trong lãnh cung . Thôi Tiểu Phù ngay sau đó liền viết một mảnh lụa trắng hồi âm đích thân khâu nó vào mũ của Phùng Ân Đạo. Bà trịnh trọng nói: “ Ngươi lại đi đến gặp Lý Miễn giao thư này cho hắn, nói cho hắn biết ta sẽ toàn lực phối hợp với hành động của hắn.”

Phùng Ân Đạo kinh ngạc mắt tràn ngập vẻ kích động nhìn Thôi Tiểu Phù. Một hồi lâu sau, ông ta bất đắc dĩ thở dài, cẩn thận đội cái mũ lên đầu rồi một lần nữa ra khỏi cung.

Không tấn công Giang Đô nhưng Trương Hoán cũng không án binh bất động. Ngày hai mươi ba tháng tư bốn vạn quân của Lận Cửu Hàn ở huyện Đương Đồ từ phía nam kéo lên, nhanh chóng tiến dọc theo bờ bắc. Hai ngày sau đại quân đã tới huyện Giang Ninh. Hai vạn thủy quân Sở gia đóng ở Giang Ninh do phó đô đóc thủy quân Đan Duyệt thống lĩnh vội đầu hàng triều đình. Hơn một ngàn ba trăm chiến thuyền theo neo tại bờ sông ngfGiang hoàn toàn lọt vào tay Trương Hoán. Quân Lũng Hưu nhờ vậy mà có được trong tay đội thủy quân đầu tiên. Trương Hoàn lập tức phong cho Đan Duyệt làm Thủy quân trung lang tướng đóng tại Giang Ninh. Đồng thời ba trăm vạn quan thuế bị Sở gia giữ lại cũng được đưa lên thuyền. Cả đoàn thuyền chở tiền trùng trùng điệp điệp theo đường thủy đi tới Tương Dương..

Cùng ngày mà Lận Cửu Hàn tới Giang Ninh, tại huyện Dương Tử, Sơ Kinh Lôi tướng chỉ huy quân Sơ gia bố trí phòng ngự tại đây biết được quân địch đã vượt sông qua bến Đương Độ. Trong tình thế khẩn cấp hắn chỉ huy một vạn thủy quân bỏ thuyền từ bờ bắc đến cứu Giang Ninh. Tới huyện Dương Tử thì gặp ba ngàn quân của Lận Cưu Hàn ở Bạch Sa trấn, hai bên kịch chiến, quân Lũng Hữu ít người hơn nên buộc phải rút lui tới huyện Lục Hợp, quân Sở gia tổn thất ba ngàn người, Sở Kinh Lôi cũng bị trúng tên. Hắn biết tình thế ở Gian Ninh đã không thể cứu vãn được nên dẫn hơn sáu ngàn tàn quân còn lại ôm hận rút về huyện Giang Dương trấn giữ con đường phía nam Quảng Lăng.

Huyện Cao Bưu, cách huyện Giang Đô hơn một trăm dặm, Đại Vận Hà đi xuyên qua cả huyện, đây cũng cửa ngõ phía bắc của Giang Đô. Ngày hai mươi bảy tháng tư, khi mãn đêm vừa buông xuống, tám vạn quân Lũng Hữu đi qua Cao Bưu.

Nhiều đội binh lính cưỡi ngựa xếp hàng dài phóng nhanh, đước được đốt lên thành hai chuỗi sang theo dọc hai bờ sông kéo dài mười dặm như tranh sang với dải Ngân Hà trên trời cao. Dưới dòng kênh đào lương thảo được vận chuyển liên tục xuống thuyền. Trên mũi thuyền có treo đèn lồng giống như chuỗi sao trời chập chờn trong gió đêm thỉnh thoảng lại có tiếng kèn để thuyền dân tránh.

Mấy ngày trước Trương Hoán bị cảm nhẹ quân y nói hắn bị cảm lạnh cần nằm nghỉ mấy ngày. Nhưng hắn không chịu ở lại Lâm Hoài dưỡng bệnh mà nhất định theo đại quân xuôi nam. Thuộc hạ bất đắc dĩ đành phải đưa hắn lên một chiếc thuyền. Nhưng lên thuyền hắn cũng không nghỉ ngơi. Từ sớm đến tối hắn hoặc tiếp quan viên địa phương hặc suy nghĩ về con đường phát triển tiếp theo của Đại Đường.

Lúc này, Trương Hoán vừa mới triệu Huyện lệnh và Huyện thừa huyện Cao Bưu vào báo cáo. Nói chuyện một lúc hắn mới biết ở huyện Cao Bưu vẫn còn mấy ngàn hộ dân năm ngoái chạy nạn Trung Nguyên tới đây. Bọn họ phần lớn thuê nhà của người giàu huyện Cao Bưu để ở. Huyện Cao Bưu giàu có đông đúc lại không bị chiến loạn ảnh hưởng giống như tiên cảnh đối lập hẳn với Trung Nguyên. Mấy ngàn hộ chạy nạn không hề muốn trở lại Trung Nguyên nữa. Cứ tiếp tục như vậy lại gây phiền toái cho quan lại địa phương.Triều đình với dân chạy nạn không ai quan tâm đến, không có một biện pháp giải quyết nào, cuối cùng là muốn trục xuất bọn họ trở về nguyên quán hay cho họ nhập hộ vào Hoài Nam. Cuối cùng là dùng nguyên tắc sở hữu hay nhập tịch quan đại phương khó mà quyết định. Nhưng nếu không quản lý bọn họ thì vẫn sinh sống tại bản địa và số lượng đong đảo, nếu quan hệ không tốt với dân bản xứ thì rất dễ tạo ra nguyên nhân hỗn loạn trong vùng.

Sau khi tiễn quan địa phương huyện Cao Bưu đi, Trương Hoán liền lập tức viết thư về triều cho Bùi Hữu. Yêu cầu ông này nghiên cứu quốc sách khai phá Giang Nam. Hắn có ý tưởng đưa dân chúng Trung Nguyên trở lại Giang Hoài. Không những đem kỹ thuật canh tác tiên tiến của người phương bắc phổ biến xuống phương nam mà quan trọng hơn là việc tranh giành ruộng đất ở phương nam ít hơn phương bắc. Có lợi cho việc chuyển nhân khẩu tới vùng đất mới.

Cho nên trong thư Trương Hoán gửi Bùi Hữu, hắn đưa ý kiến của mình là cho phép dân chạy nạn được nhập tịch làm nhân khẩu phía nam. Cho họ vào phạp vi quản lý của quan phủ phía nam.