Tương Vương đưa tiền thưởng tới, làm Giang Long nhớ lời ở lại rừng hạnh Hoài Vương trướcmặt mọi người hứa thưởng một nghìn lượng vàng, chính là một vạn lượng bạc trắng.

Vốn hắn đã quên chuyện này rồi, cho nên cũng không tính đi đòi.

Nhưng hiện giờ Tương Vương thực hiện lời hứa, đúng lúc trong phủ thiếu tiền, cho nên cũng muốn nhắc Hoài Vương thực hiện ước hẹn.

Muốn xây dựng trại chăn nuôi lớn ở nông trang cần tiêu tốn không ít bạc.

Bởi vì không có thức ăn chuyên dành cho gia súc, cho nên do với thế giới kiếp trước, dê trâu nơi này gầy hơn một chút.

Bình thường dê trưởng thành niên có thể cho bốn mươi cân thịt, giá thị trường khoảng mười lăm văn một cân, đây là dê béo đã thiến mới có giá này, nếu như chỉ là thịt dê thường, giá còn thấp hơn khoảng mười văn.

Dê cái không có mùi tanh, nhưng người nuôi dê cũng không nỡ giết dê để bán thịt, vì muốn nó sinh đẻ ra dê con, khi nào dê cái già mới đem đi giết để bán, mà thịt dê già dai như củi khô nhai không nổi, hơn nữa mùi vị khó ngửi.

Cho nên một cân cũng khoảng mười văn tiền.

Một cân mười lăm văn, nếu có thể bán bốn mươi cân thịt, cộng thêm da dê, tổng cộng khoảng sáu trăm văn tiền, nếu nuôi dưỡng tốt mới có thể bán giá này.

Mà mua dê giống sẽ rẻ hơn nhiều, nhưng nuôi dưỡng ba tháng cũng tiêu tốn khoảng một trăm năm mươi văn, dê cái thì giá cao hơn nhiều, vì nó có thể sinh sản, thậm chí một năm có thể sinh đẻ hai lần, một con giá khoảng chín trăm năm mươi văn.

Một con dê con thêm một con dê mẹ, một ngàn lượng bạc trắng có thể mua một ngàn dê con cùng một ngàn con dê mẹ.

Mà nhân khẩu ở nông trang có khoảng một ngàn ba trăm người, chia đều ra thì một người còn không có được hai con dê.

Trẻ con trong nông trang không ai được đi học, cho nên cũng không biết chữ đọc sách, cho nên đều nhàn rỗi, dù có thể xuống ruộng làm việc, cũng chỉ có thể tính bằng một nửa người lớn, mà nuôi dê nuôi trâu chỉ cần chăn thả cắt cỏ là được, dùng thể lực ít, cho nên trẻ con sáu bảy tuổi có thể tính bằng một nửa người lớn.

Cho nên nếu tính theo đầu người cũng không thể tính theo hộ gia đình.

Trâu giá cả đắt hơn nhiều.

Trâu trưởng thành thể lực tốt, có thể kéo cày, kéo xe hàng.

Già rồi có thể giết lấy thịt, giá gần bằng thịt dê, nhưng không tính xương, thịt dê thì tính cả xương, cho nên nếu tính toán, giá trâu rẻ hơn một chút, tuy nhiên da trâu thì lại không rẻ.

Một cái là mười lăm lượng bạc.

Trâu cái càng quý, tuy thể lực không bằng trâu đực, nhưng không kém bao nhiêu, lại có thể sinh nghé con, một con cũng phải hai mươi lượng bạc.

Nếu vậy một ngàn lượng bạc cũng không nhiều lắm.

Đương nhiên, nếu muốn chăn nuôi gia súc, thì không thể thiếu lợn và gà.

Tuy thịt lợn và thịt gà rẻ hơn, khoảng bảy văn một cân, bình thường gia đình nào có điều kiện đều nuôi mấy con lợn, tới ngày lễ tết sẽ bán đi lấy tiền.

Cho nhiều người nuôi dưỡng nên giá cả rẻ hơn, nhưng cũng kiếm được một ít tiền.

Nguyên nhân chủ yếu là lợn lớn nhanh, mùa xuân nuôi lợn con, mùa thu có thể xuất chuồng, thịt nhiều, ít nhiễm bệnh.

Nuôi gà cũng lợi một ít, vừa có thể bán thịt, vừa có thể bán trứng.

Nhưng cần phải có quy mô.

Mà nuôi gà có khuyết điểm rõ ràng, đó là nhiều bệnh tật, một trận bệnh dịch, chết gần hết, chính vì nguyên nhân này dân chúng không dám nuôi nhiều gà.

Mặt khác còn có thể nuôi vịt và ngỗng.

Vịt và ngỗng dễ nuôi hơn, ít nhiễm bệnh, cũng có thể bán trứng, điều kiện duy nhất phải có ao hồ lớn.

Trong ao hồ phải có tôm tép cùng các thức ăn khác, vịt và ngỗng ăn nhiều lớn nhanh lại khỏe mạnh, cho nên sinh đẻ tốt cho nhiều trứng.

Giang Long và Điền Đại Tráng thảo luận qua, đầu tiên sẽ nuôi trâu, nuôi dê và chăn lợn.

Nuôi dưỡng trâu, dê thì Điền Đại Tráng có kinh nghiệm, chỉ là lúc mua về phải chú ý không mua gia súc bị bệnh là được.

Lợn có da dầy, chỉ cần không bị đói thì không có việc gì.

Sau khi thảo luận xong, họ lập tức bắt tay hành động.

Thu mua dê con, dê cái cùng với nghé con, trâu cái phải do Điền Đại Tráng tự mình xử lý.

Để cho người không có kinh nghiệm xử lý tuyệt đối không được.

Cho nên thành ra Điền Đại Tráng bận túi bụi, cả ngày không thấy bóng dáng.

Trừ thu mua, bên nông trang còn phải sửa chữa chuồng trại.

Giang Long muốn làm lớn, cho nên muốn quy hoạch hóa chăn nuôi, như vậy quản lý tiện hơn, hiệu suất cũng cao, không phải để cho tá điền tự mình mang gia súc về nhà tự nuôi.

Hai mặt đều phải cùng tiến hành, không đủ người cho nên Điền Đại Tráng đề cử hai người khái linh hoạt cho Giang Long.

Một người tên Trịnh Trì, một người tên Dương Cường.

Hai người cuộc ở nông trang, trước kia cũng không sợ Hồ quản sự, nhưng quan hệ của hai người với Hồ quản sự cũng không quá gay gắt như Điền Đại Tráng và Hồ quản sự.

Giang Long gặp hai người xong, phát hiện hai người là người gian hoạt, không thể trọng dụng.

Thậm chí lúc hai người chuyển động con ngươi, hắn còn co thể thấy hai người như đang xem diễn trò.

Hiển nhiên là cảm thấy hắn có tiền nên làm việc càn quấy, đến lúc nuôi trâu dê lợn không tốt, bị phạt tiền.

Tuy Giang Long không thích hai người, nhưng trong những tá điền trong nông trang phần lớn đều là người chất phác, như là con rối bảo gì làm đó, dù Giang Long có tám cái miệng cũng chỉ huy không nổi.

Cho nên đầu tiên phải tạm dùng hai người.

Hai người này đúng là có chút năng lực, lựa chọn nơi làm chuồng, liên hệ mua gạch, tìm thợ thủ công, chỉ cần Giang Long nói ra yêu cầu là được, cũng không cần hỏi nhiều.

Dù là vậy, Giang Long cũng bận bịu ba ngày mới có thể nhàn một chút.

Không có biện pháp, có một số việc liên quan đến ngân lượng khá nhiều, Điền Đại Tráng và hai người đều không quen thuộc Giang Long, cho nên việc tiền bạc không dám tự quyết định, cho nên phải báo cáo rồi mới dám thi hành.

Tuy nhiên tiếp xúc ba ngày, họ phát hiện Giang Long rất toáng đạt, rộng rãi, cũng không nổi giận, cho nên không phải lúc nào cũng chạy đến tiểu viện.

Lâm Nhã cũng có việc bận, vì Giang Long đưa bạc cho nàng quản lý.

Giống như kế toán kiếp trước.

Ba người muốn lấy bạc, nàng phải hỏi rõ ràng, ký sổ, đồ mua về phải cần tìm người xác nhận.

Trưa hôm nay, thời tiết sáng sủa, Giang Long luyện quyền xong, mang Ngọc Sai và Bảo Bình cùng mấy người hộ vệ đi ra ngoài, đầu tiên đi tới gần nông điền.

Thời tiết trở nên ấm áp, mấy người tá điền ngoài mang đồ che nắng cho chuồng gia súc, mấy người còn lại đều làm việc trong nông điền.

Sắp gieo hạt, cần phải cày ruộng.

Nhưng khi Giang Long thấy họ dùng sức người kéo cày, mày hắn nhướng lên.

Ở kiếp trước gần như cơ giới hoá hoàn toàn, dùng trâu cày ruộng cũng không có bao nhiêu.

Mà dùng sức người cày ruộng ngoài trừ cực kỳ vất vả, sức khỏe không có bao nhiêu, càng khó có thể thâm canh.

Chỉ có thể cày một tầng đất mỏng.

Cày sâu một chút thì không kéo nổi.

Đến từ hiện đại, lại ở cô nhi viện làm qua việc nhà nông, tất nhiên Giang Long biết ý nghĩa của thâm canh là như thế nào, có thể xới đất, vỡ đất, cải tạo kết cấu thổ nhưỡng, sau này tưới nước, còn có thể tăng hàm lượng thổ nhưỡng.

Sau khi thâm canh, có thể chịu được mười ngày khô hạn, chính là đạo lý này.

Còn có, thâm canh còn có thể tăng lượng không khí trong đất, do đó tăng chất dinh dưỡng trong đất.

Ba là có lợi cho việc trừ cỏ dại và sâu bệnh.

Bốn là trợ giúp cây lương thực phát triển rễ sâu.

Năm, bón phân càng sâu, có lợi cho đất hoang hoá đã lâu, giúp rễ cây tăng không gian hấp thu dinh dưỡng.

Nhiều ưu thế tập trung lại, tất nhiên tăng sản lượng của cây lương thực.

Giang Long mang theo mọi người đi tới bờ ruộng, thấy một lão đầu tóc hoa râm già đang ngồi hút thuốc, liền đi tới.

Từ xa nhìn thấy mấy người Giang Long, lão tá điền khẩn trương đứng dậy, thần sắc cẩn thận khẩn trương.

- Lão trượng không cần khẩn trương.

Giang Long khoát nhẹ tay áo, cười nói:

- Ta muốn hỏi thăm một chút.

Lão tá điền mặc quần áo bằng vải thô, toàn miếng vá, nghe vậy mặt mới hoãn một tí, cung kính trả lời:

- Tiểu thiếu gia cứ hỏi, lão nô mà biết, sẽ không giấu diếm.

- Bình thường nông trang chúng ta trồng những cây lương thực gì...

Theo Giang Long hỏi, biết được thời đại này gần giống Trung Hoa cổ đại.

Bình thường cây lương thực có lúa mì, ngô, lúa nước, cao lương, kiều mạch, cùng với cây họ đậu.

Trong đó lúa nước thích hợp trồng ở phương nam, phương bắc đất đai thích hợp trồng lúa nước ít hơn.

Sau khi Giang Long tỉ mỉ thăm hỏi, phát hiện Đại Tề hình như không có trồng ngô, khoai tây cùng khoai lang.

Khoai lang còn có tên khác là hồng thự.

Nên biết ngô, khoai lang và khoai tây là ba loại cây lương thực cho sản lượng cực cao.

Nếu tìm được cây giống, ít nhất có thể cho người trong nông trang không bị đói.

Nhìn lão tá điền quần áo cũ nát, Giang Long khó có thể tưởng tượng lão lớn tuổi như vậy làm sao có thể sống qua những mùa đông giá rét.

Vải thô giữ ấm kém, còn bị gió thổi qua, mùa đông đi lại bên ngoài, chỉ cần có gió, cả người giống như là không mặc quần áo, gió thổi đều tới cả người.

Năm nay nhất định phải giúp cho tá điền giàu có hơn, không bị đói, cũng không cần mặc loại quần áo này.

Giang Long thầm nhủ trong lòng.

Tiếp theo Giang Long hỏi sản lượng, mới giật mình hiểu ra tại sao nông trang có nhiều đồng ruộng như vậy nhưng vẫn nghèo đói.

Trung bình một mẫu lúa mì chỉ có hai trăm năm mươi cân.

Đây là ruộng tốt.

Ruộng thường khó khăn lắm mới có thể đạt tới hai trăm cân.

Ruộng cát thì không cần nói, trừ người ngoài không nghe lời khuyên, cũng không ai dám gieo trồng lúa mì trên ruộng này.

Cao lương tính theo mỗi mẫu thì cao hơn một chút, nhưng kém xa so với hiện đại, bình thường gia đình trong nông trang đều trồng một ít cao lương, trong ruộng tốt thì trồng lúa mì, thu hoạch xong bán đi đổi lấy tiền, gia đình chỉ có thể ăn gạo cao lương.

Gạo cao lương vừa đắng vừa chát, Giang Long tuyệt đối nuốt không trôi.

Qua xuân canh, sẽ phải gieo hạt.

Giang Long thăm hỏi một lúc, rồi nhớ đến chuyện gấp trước mắt.

Giờ hỏi thăm cây giống ngô, khoai lang và khoai tây sợ là không kịp.

Hắn nghĩ đến chính là tăng dinh dưỡng đất.

Vì sao sản lượng lương thực hiện đại cao như vậy?

Nguyên nhân chủ yếu là phân bón tốt sao.

Tuy nhiên phân bón hóa học chế tạo quá mức khó khăn.

Cho nên Giang Long chỉ có thể nghĩ tới phân hữu cơ.

Phân hữu cơ tuy không bằng phân hóa học, nhưng đối với việc tăng sản lượng có tác dụng rất lớn.

Càng có thể cải thiện tính chất của đất, nếu kiên trì nhiều năm, ruộng vườn cũng không kém bao nhiêu so với hiện đại.

Chuyện này khá là gấp, bây giờ cách thời gian gieo hạt chỉ có mấy ngày, hơn nữa để tạo phân hữu cơ cần có tất cả nguyên liệu, còn mấy ngày lên men, Giang Long liền cáo từ lão tá điền, lập tức cho người mời Điền Đại Tráng cùng Trịnh Trì và Dương Cường lại đây.

๑๑۩۞۩๑๑