Mùng tám tháng giêng, tỷ đệ Chu Tâm Ái theo Từ thị về nhà mẹ đẻ.

Sau khi trở về, bọn chúng quơ tay múa chân, đi theo Đường Hà miêu tả vườn rau Từ gia thôn, “Rất nhiều mầm đậu hà lan, ruộng trải rộng bát ngát, không thấy điểm cuối.” Mỗi người tự mình nộp lên hai bó nhỏ đậu hà lan, “Ông cậu nói tiền lì xì không nhiều lắm, bổ sung bằng mầm đậu hà lan.”

Đường Hà trố mắt. Phần tiền lì xì này, thật là đặc sắc.

May mà hôm qua thịt gà mới ăn một nửa, hôm nay còn dư lại nửa con và một bát tô nước luộc gà. Đường Hà chặt nhỏ gà thành món ‘bạch trảm kê’ (Món này giống món gà mái tơ luộc ở VN mình, để nguội rồi chặt miếng. Gia vị gồm có: Rau thơm, gừng, hành, dầu vừng, xì dầu). Rửa sạch nấm, cắt đôi, củ cái trắng cắ miếng, rửa sạch một rổ mầm đậu hà lan, giã nát ớt làm nước tương, mọi sự đã sẵn sàng, buổi tối sẽ nấu cùng nước luộc gà.

Bọn nhỏ ít tuổi, mỗi đứa một đùi gà, không ăn nhiều thêm được nữa. Nhưng lần đầu tiên được ăn mầm đậu hà lan, chúng rất hứng thú. Mầm đậu giòn non, nước gà vàng óng, khó trách bọn chúng vui vẻ đến vậy.

“Ăn thật ngon nha.” Lượng Lượng chớp mắt nhìn Đường Hà, “Mẹ, nhà ta cũng trồng đậu hà lan đi.”

Kỳ thật, mỗi năm nàng đều trồng một luống, nhưng không ăn mầm, mà để cho nó lớn lên, ra hoa kết quả.

Hết tháng giêng, chẳng mấy mà lập xuân (Ngày 3, 4, 5 tháng hai âm lịch). Dân bổn địa có phong tục lập xuân. Đường Hà thừa dịp trời nắng đẹp, rửa sạch củ cải, cắt thành sợi nhỏ, phơi cho héo, dùng muối và dấm muối thành củ cải muối. Ngày lập xuân sẽ lấy cho bọn nhỏ ăn. Tâm Ái còn may, cô bé thích ăn chua, Lượng Lượng xảo quyệt, không muốn ăn, lại không dám chống đối mẫu thân, mắt chuyển động, bưng chén nhỏ chạy ra ngoài, “Con đi tìm Đại Bảo cách vách chơi.”

Không lâu sau, gió Nam thổi tới. Trời nồm, chân tường đọng nước, nấm mốc mọc đầy trên tường. Cây cổ thụ trên đường thôn mọc đầy chồi non, cây bông gòn thi nhau nở hoa, được sương mù mùa xuân hun lên, phát ra hương thơm nồng đậm.

Đường Hà lấy thóc giống, cho vào bao buộc chặt, nhúng vào nước.

Đất đã được cày xới, đến khi gieo hạt, chỉ chờ hạt nảy mầm sẽ gieo xuống đất.

Qua mấy ngày, nàng lấy bao thóc giống từ trong hồ nước trở về, mở ra nhìn, mầm đã nảy. Đường Hà đặt mầm vào thùng gỗ, xách theo phân gà, ra ruộng gieo hạt.

Gần tới thanh minh, khí trời lúc lạnh lúc nóng. Bọn nhỏ thấy cảnh xuân đẹp, theo nàng ra ruộng. Nàng vừa làm, vừa ngẩng đầu nhìn bọn chúng đứng cạnh mấy bông hoa, khoái trá hét lên, đuổi bắt ong mật và bươm bướm.

Nàng không khỏi cười một tiếng.

Đến tiết thanh minh. Người dân lạy tế tổ tiên, bọn nhỏ theo ông nội, bà nội leo núi tảo mộ. Sau khi trở về, hăng hái miêu tả với nàng: “Đầu tiên là ngồi thuyền, đi từ bên này đập chứa nước đến bên kia, chúng con xuống thuyền phải leo núi. Trên núi không có đường, tự chúng con mở đường. Đường rất khó đi, không thể gạt cỏ dại, vì cỏ sẽ cắt đứt tay.”

Nhưng có rất nhiều chuyện thú vị, tỷ như núi đá có hình dáng con trâu lớn, còn có sơn động thật sâu, lão nhân bê cạnh sẽ kể chuyện xưa về dã nhân. Bọn nhỏ nghe được đồng thanh kêu, sợ nhưng muốn nghe. Dọc theo đường đi có quả dại, lá cây, đều có thể ăn, mùi vị vừa chua vừa chát. Bọn nhỏ sôi nổi tự mình phân biệt, tìm được loại nào ăn được thì kiêu ngạo.

Lượng Lượng về đến nhà, kiêu ngạo cầm một bó quả dại đưa cho Đường Hà, “Cho mẹ ăn!”

Tâm Ái hái cho nàng mấy đóa hoa, đóa hoa giống Bạch Mẫu Đơn. Nếu như đang ở thành thị, không có núi lớn, không thể tưởng tượng phong cảnh núi non có bao nhiêu hoa, bao nhiêu cảnh vật.

Bé con miêu tả với Đường Hà miêu tả cảnh vật trong núi sâu, “Đến giữa sườn núi, có chỗ bằng phẳng, chúng con ngồi xuống nghỉ ngơi, ăn chút đồ, uống miếng nước.”

Lượng Lượng vừa nghe đến ‘ăn’, ánh mắt sáng lên, “Mẹ, lúc nào thì tảo mộ nữa? Con thích tảo mộ, các bá bá đều bùm bùm, đốt rất nhiều pháo trúc, múc gà vịt chia cho chúng con ăn, còn được một nắm cơm nếp to! Cơm nếp lạc rất thơm.”

Tâm Ái len lén liếc mắt xem thường, kiên trì miêu tả cảnh sắc trên núi, “Trên núi toàn là hoa, rất nhiều hoa nhỏ màu tím chen chúc nhau.”

“Nhất định rất đẹp.” Đường Hà sờ sờ đầu bé, cười nói.

Thật ra nàng có chút bân tâm, sau khi sinh Tâm Ái, nàng quá mức mừng rỡ, đây là hài tử đầu tiên của nàng, nàng không tự giác mà dẫn dắt con bé rất nhiều, dạy học chữ, đi thưởng thức thiên nhiên. Nhưng Tâm Ái không phải một cô bé đô thị hiện đại, bé phải lớn lên giống những tiểu cô nương trong thôn, làm một thôn cô từ đầu đến đuôi, mới chân chính là vận may và hạnh phúc.

Chu Nam Sinh ở vấn đề giáo dục, nuôi dạy hài tử thì vui vẻ nhiều lắm, “Hài tử chúng ta khỏe mạnh, sống vui vẻ, chúng ta chỉ cần biết được bọn chúng hiểu được cảm ơn và trách nhiệm là đủ.”

Nghĩ nhiều không ích gì, dù sao bọn nhỏ luôn có khả năng trưởng thành nhanh hơn so với cha mẹ dự liệu.

Đầu tháng tư bắt đầu cày bừa vụ xuân. Cả ngày khom người cấy mạ là một việc cực khổ. Chu Nam Sinh mua thêm ruộng của các huynh đệ khác, trong nhà có hai mươi mẫu cả ruộng cạn, ruộng nước. Khá nhiều, hài tử còn nhỏ, sức lao động sử dụng được chỉ có phu thê bọn họ, tự mình làm đương nhiên không hết việc. Cho nên huynh đệ ba người đều có suy nghĩ thuê người làm.

Ngay cả như vậy, Đường Hà vẫn ra ruộng làm, nàng sinh ra là một nông dân, nông dân không ra ruộng, không trông nom hoa màu, còn gọi gì là nông dân?

Lúa nước là vật canh tác rất tốt, gieo hạt xong cấy mạ, cấy mạ xong làm cỏ bón phân, sau lại tưới nước, giết sâu bọ.

Đường Hà con chuẩn bị cả vườn rau. Rau muống giống quý, lớn chậm, nàng chờ rau nhà khác mọc um tùm, mua một ít rau của người ta, trở về cắt thành đoạn ngắn, cắm vào trong đất, không lâu sau, rau muống mọc dài, đẻ rất nhiều cây non, là có thể ăn.

Đau khổ nhất chính là rau muống nhiều châu chấu, lá cây bị cắn thủng lỗ chỗ. Nhưng ở hiện đại, truyền thống đi chợ mua rau, bác gái đối với rau của mình bị sâu ăn rất kiêu ngạo: “Rau không có sâu chính là phun thuốc, dám ăn sao?”

Lúc này, rau nàng ăn chính là rau sạch.

Trừ rau muống, còn có các loại rau dưa khác, gieo hạt rau cải, sau khi lớn, là có thể ăn, không thì để một thời gian nữa, chờ đến khi cây ra hoa, có thể xào ăn.

Còn có rau xà lách và cải thìa, chỉ tỉa lá ăn, đến mùa thu nhổ lên, lấy thân cây thái miếng, xào ăn với thịt, rất ngon.

Một vườn rau nhỏ, nhưng có rất nhiều tiềm năng. Cho dù là trong ruộng nước trồng lúa, rau trong ruộng gặp nước là lớn, hai ngày không hái, đã phát triển rậm rạp.

Đường Hà trồng cả khoai tây. Một củ khoai tây mọc rất nhiều mầm, giống như hạt gạo nhỏ lén lút chui ra từ trong cơ thể. Nàng sẽ cắt củ khoai tây thành từng khối nhỏ, vùi vào trong từng hố được đào sẵn.

Còn có cây đậu đũa, cây đậu đũa dễ trồng, sau khi chồi lên khỏi mặt đất, sẽ mọc rất nhanh, mầm đến bắp chân sẽ phải cắm cọc cho leo, quấn dầy đặc quanh cái cọc, cuối cùng nở hoa, quả đậu đũa dài dài sẽ treo lơ lửng dưới cuống lá.

Dây mướp cũng giống vậy, tùy tiện mọc tại góc sân, có khi chỉ tưới chút nước, bất tri bất giác đã lớn, bám vào tường mà leo lên, hoa màu vàng nhạt, quả mướp nhỏ bằng ngón tay cái, dần dần lớn như cánh tay.

Trong vườn rau, rau dưa là vô tận. Đường Hà rất hứng thú, mỗi loại trồng một chút. Lần đầu tiên trồng ra quả hồng đỏ, ngửi thấy mùi quen thuộc, nàng lấy làm kinh hãi.

Sau nàng thử trồng dưa lưới, bọn nhỏ rất thích, trong đám lá xanh phát hiện một quả dưa, là có thể hoan hô lên. Duy nhất không hoàn mỹ, chính là dưa lưới sẽ mời gọi chuột, thời điểm gần được ăn thì phải đề phòng, nếu không sẽ bị mấy con súc sinh lông ngắn gặm thành một lỗ thủng.

Đôi khi Đường Hà đứng trong vườn rau, nhìn quanh, một vườn rau xanh mướt, hai bên ruộng tận dụng hết, nơi nào cũng mọc đầy rau húng chó. Còn có vài cây ớt, nở đầy hoa trắng, treo vào trái ớt nhỏ.

Có khi nàng nhìn hai bàn tay mình, suy nghĩ: “Trời ạ, tất cả những thứ này đều do hai tay ta trồng ra. Sao ta lợi hại vậy đây?”

Đối với Chu Nam Sinh và tỷ đệ Chu Tâm Ái, đây quá là chuyện bình thường. Nhà nào không có một vườn rau xanh đây?

Nhưng Đường Hà vẫn cảm thấy sợ hãi. Một năm bốn mùa đều được thu hoạch.

Ngọn bí đỏ hái để xào, trái bí đỏ còn có thể nấu cháo. Về phần củ mài, các ngươi cho rằng chỉ có thể ăn củ ở dưới đất sao, quả nho nhỏ dính ở trên dây cũng có thể ăn, thơm thơm, bùi bùi.

——-

Giữa hè, mặt trời lên cao, phơi đến choáng váng đầu. Ban đêm trăng sáng phủ kín trời đất, đom đóm bay dập dờn. Lượng lượng đuổi theo bọn chúng, bắt lấy bỏ vào đèn lồng Chu Nam Sinh làm cho.

Đom đóm vụt sáng, bọn nhỏ không muốn bỏ qua niềm vui thú như vậy. Hô gọi bằng hữu, thỏa mãn chạy vào thôn huyên náo, thỉnh thoảng sẽ nghe cha mẹ một nhà quát theo bóng lưng hài tử: “Không nên chạy xa quá, có rắn! Không được đến gần hồ nước, nguy hiểm!”

Hài tử đáp lời “Biết rồi!” trong tiếng hét hỗn loạn của các bằng hữu, mơ hồ không rõ ràng.

Đường Hà cũng đã hoàn toàn trở thành một mẫu thân nông thôn.

Thừa dịp bọn nhỏ không ở nhà, nàng múc nước từ giếng lên giặt quần áo. Chu Nam Sinh ngăn nàng lại, “Tối rồi đừng làm nữa.”

Nàng nghĩ cũng đúng, không cần vội vàng dậy sớm, không cần vắt óc suy nghĩ. Cuộc sống của nàng không có sầu bi, nàng không cần vì nó mà phải lo lắng. Nàng không cần làm gì, cứ nằm đó mà nhìn lên trời cao.

Nông thôn đêm hè, côn trùng, ếch nhái kêu to. Đường Hà nghe đã quen, cơ hồ không chứ ý đến sự tồn tại của bọn chúng. Chu Nam Sinh lấy quạt hương bồ, quạt cho hai người, “Hôm nay Tâm Ái và Lượng Lượng đi câu ếch à?”

“Đúng,” Đường Hà cười, nhớ đến bộ dạng phơi nắng ủ rũ của hai đứa, “Hai đứa ngốc, nhìn thấy một con ếch to nằm sấp trong ruộng lúa, một lòng muốn câu. Nhưng mà lúa dày, dây câu không thả xuống được, lại sợ động tác mạnh, dọa con ếch chạy mất, hai đứa giữa trưa nắng thử gần một canh giờ. Cuối cùng con ếch nhàm chán chạy mất, bọn chúng khóc nhè chạy về nhà.”

Chu Nam Sinh cười ha ha, “Buổi sáng Lượng Lượng còn vỗ ngực nói với ta, muốn câu ếch nấu cháo ếch cho ta ăn đây.”

“Chàng ngàn vạn lần đừng nhắc lại, không nó lại khóc nhè.”

“Ha ha, tối mai ta dẫn nó ra ruộng câu ếch.”

Đường Hà chần chờ, “Tiểu hài tử phải đi ngủ sớm.” Vừa nói vừa rướn cổ nhìn về phía cổng, “Hai cái đứa nghịch ngợm này, đi chơi không biết đường về, ta đi gọi bọn chúng.”

“Không cần, ban ngày dính ve sầu, buổi tối bắt đon đóm, hài tử trong thôn đều như vậy mà lớn lên. Cho bọn chúng đi chơi, chơi mệt ngủ cho ngon.”

Đường Hà đành phải thôi.

“Tại sao thở dài?” Chu Nam Sinh nhìn nàng.

Bọn họ sống chung nhiều năm, nhắm mắt lại cũng có thể miêu tả dung nhan đối phương.

“Cảm thấy hạnh phúc,” nàng trả lời, “Trong lòng quá vẹn toàn, phải thở ra một hơi mới có thể cảm thụ được.”

Hắn cười, ôm nàng, hai người chuyện phiếm chút chuyện đầu thôn cuối xóm.

Hoàn