Mỗi ngày đều lấy chút đồ ăn thừa, thái nhỏ, cho gà ăn, dọn dẹp, giúp Thẩm thị giặt tả. Tử Tình cũng không cần biết hoàng đế là ai, triều đại gì, dù sao gia đình mình sinh hoạt dưới tầng thấp nhất và ở trong một cái thôn nhỏ, không có chiến loạn, giá hàng ổn định, Tử Tình cũng không để ý gì.

Từ ngày suýt bị lộ trưức mặt Tử Lộc, Tử Tình nhờ Tử Phúc dạy nàng chữ, học toán, mỗi ngày dành chút thời gian để Tử Phúc dạy nàng và Tử Lộc viết vài chữ, vì thế, trong ngày có nắng, thường xuyên thấy hình ảnh, dưới gốc cây đào, 10 gà con bới đất, bên cạnh có hai tiểu hài tử, cầm nhánh cây viết vẽ trên đất giống gà bới.

Ai cũng nghĩ đến chuyện Tử Tình sẽ nuôi gà một cách cẩn thận, Điền thị Chu thị biết, đều bảo Thẩm thị lãng phí tiền tài, có tiền cho đứa nhỏ, không bằng đưa tiền cho họ mua đồ, thế là thường xuyên bắt Tử Lộc lên núi bẻ củi, vốn Tử Tình cũng phải đi, nhưng Thẩm thị mãnh liệt phản đối, thứ nhất là quá nhỏ, đi đường xa như vậy cũng đủ mệt mỏi, còn phải trèo cây bẻ củi, Tử Tình căn bản không làm được, thứ hai: Thẩm thị còn ở cữ, bên người phải có người chăm sóc, còn giúp giặt tả này nọ, Tử Thọ dù sao cũng quá nhỏ. Thêm chuyện mỗi ngày cơm cũng ăn không no, sao có sức là làm việc nặng. Vì thế Tử Tình liền ở nhà.

Mỗi ngày, chỉ cần trời không mưa, Tử Tình kéo Tử Thọ, đến mảnh đất Điền thị trồng rau, đất trồng rau có diện tích không nhỏ, ít nhất cũng hơn nửa mẫu, Tử Tình biết có nhiều sâu trên cải thìa và rau xanh, bắt để cho gà ăn cũng được. Đương nhiêu Tử Tình sẽ không lấy tay bắt, một là nhổ luôn cả cây, hai là lấy 2 cái cây gắp lấy sâu, đựng trong cái lá to, cầm về, người lớn trong nhà luôn luôn cho rằng hai đứa nhỏ này ham chơi. Gà con lớn lên từng ngày, lông tơ bắt đầu biến mất, hai cái cánh nho nhỏ hiện ra, Tử Tình luôn khoe khoang với mẫu thân, Thẩm thị thì cười cười dịu dàng, cổ vũ Tử Tình vài câu. Giờ Tử Tình cũng không cần già vờ gì cả, xem ra , thì thân thể nhỏ đi thì tâm tính cũng nhỏ theo.

Tiểu Tử Hỉ cũng không còn nhiều nếp nhăn, ánh mắt to sáng, làn da trăng trắng, cái miệng nhỏ nhắn thì thích thổi bong bóng, thời gian cả ngày đều ngủ, Tử Tình thật sự rất thích tiểu đệ đệ đáng yêu này.

Trước mồng tám tháng chạp một ngày, Tăng Thụy Tường đã trở lại, thì ra trường học nơi này đều cho nghỉ phép trước mồng tám tháng chạp, qua tết nguyên tiêu mới học trở lại. Tăng Thụy Khánh làm ở nha môn, cho nên phải đến gần tết mới được nghỉ phép, nhưng vì gần Châu phủ nên số lần Tăng Thụy Khánh về nhà tương đối nhiều.

Tăng Thụy Tường vừa trở về, Tử Tình thật vui vẻ, Điền thị bắt mấy đứa nhỏ đi nhặt đậu ở nhà chính, chính là nhặt mấy hòn đá nhỏ trong đậu ra, cả nhà cùng nhau ngồi trò chuyện, Thu Ngọc lời nói dí dỏm, luôn làm cả nhà cười ha ha, hơn nữa, nàng ta thường xuyên hát vài câu dân ca, Tử Tình thật thích hương vị tết nồng đậm này, nhưng lại không tự chủ được mà nhớ đến người thân ở thế giới khác, ban ngày bận rộn còn đỡ, nhưng đến buổi tối, loại tuyệt vọng và nhớ mong lại tràn ra.

Sáng ngày mồng tám tháng chạpn Thẩm thị dậy sớm, cho con uống sữa xong, sửa sang quần áo, liền đi nhìn phòng ở của bọn nhỏ, bấy giờ mới phát hiện Tử Tình ở chung với các ca ca.

"Tình nhi, sao con ngủ ở đây? Không phải con luôn ngủ với Tử Bình sao?"

"Nương, con thích ở cùng ca ca, ca ca còn kể chuyện cho Tình nhi nghe, còn dạy Tình nhi biết chữ nữa."

"Con nhóc này, mà thôi, dù sao con còn nhỏ, vài ngày nữa cũng chuyển nhà."

"Đúng vậy, không là bảy tuổi mới khác nhau sao? Con chỉ mới năm tuổi. Đúng rồi, sao hôm nay nương lại ra ngoài, chưa hết cữ mà?"

"Ai nói cho con biết bảy tuổi khác nhau? Biết cũng không ít nhỉ, mau dậy đi, để nương chải đầu, rồi sang chỗ bà giúp việc."

Lúc Thẩm thị ôm Tử Hỉ, dắt vài đứa con đi qua, thì Điền thị đã nấu xong cháo, Chu thị lườm Thẩm thị một cái, không lên tiếng. Thẩm thị chủ động tiến lên: "Nương, đại tẩu, mấy ngày này để ngươi vất vả rồi."

"Thôi, ta có vất vả cũng không oán người khác, ai bảo ta không mệnh tốt như người ta, một người thì sinh hết đứa này đến đứa khác, còn ta thì chịu khổ." Chu thị từ từ nói.

"Được rồi, nhà lão đại múc cháo ra bát để còn cúng, nhà lão nhị thì ôm đứa nhỏ ngồi một bên đi, còn chưa hết cữ mà." Điền thị mở miệng, Chu thị không dám nói gì thêm .

Điền thị bưng một chén cháo nóng hổi, đi đến cửa lớn, giơ cao chén lên, vái ba cái, miệng lẩm bẩm, vái 4 phía Đông Tây Nam Bắc một vòng, trở lại phòng, cung kính với bài vị tổ tiên, Tử Tình kỳ quái, không phải bài vị tổ tiên đều đặt ở từ đường (còn gọi nhà thờ Tộc, Họ) sao? Tử Tình vụng trộm hỏi Tử Lộc, thì ra tập tục nơi này đều đặt bài vị cụ tổ ở nhà, ngày lễ ngày tết phải dâng cơm, dâng hương, còn tổ tiên thì cúng ở từ đường, mà chỉ có nam tử trong gia tộc mới được tế bái, trong nhà có thêm con trai, thì mồng một đầu năm cũng làm tiệc rượu mời toàn bộ nam tử trong dòng họ, nữ tử không được vào từ đường.

Điền thị tế bái xong, cả nhà mới chia một người một chén cháo, theo trình tự từ già đến trẻ, Thẩm thị ôm Tử Hỉ đặt ở trên giường Thu Ngọc, giúp chia cháo, chờ Tử Tình cầm được bát cháo thì cháo cũng vừa ấm, thơm thơm ngọt ngọt, đây là lần đầu tiên Tử Tình ăn được cái ngon khi ở đây, đáng tiếc, một chén cháo nhanh chóng uống hết, Tử Tình nhìn nhìn, không ai xin thêm chén nữa, đương nhiên Tử Tình không dám làm vật hi sinh.

Cả nhà uống xong cháo, bát đũa đầy bàn, chỉ có Thẩm thị thu dọn, Tử Tình sợ Thẩm thị phải đi rửa chén, chưa hết cữ sao có thể dùng nước lạnh được, Tử Tình thấy Điền thị và Chu thị đều im lặng, vội vội vàng vàng chạy vào trong phòng, véo mông Tử Hỉ, Tử Hỉ khóc oa oa, Tử Tình kêu to: "Nương, Tiểu tứ khóc, tả cũng ướt rồi, nương mau vào đổi cho đệ đệ đi."

Điền thị đành phải nói: "nhà lão nhị nhanh đi đi."

Thẩm thị vừa tiến vào đã định sờ tã đứa nhỏ, Tử Tình ngăn lại: "Nương, ta về nhà đổi đi, dù sao thì ở đây cũng không có tã."

Vào đến phòng mình, Thẩm thị liền hỏi: "Nói đi, con lại giở trò gì thế?"

"Không có đâu nương. Ta chỉ không muốn để nương làm việc, ngay cả bà đều nói nương còn ở cữ mà, vì sao các cô cô không rửa chén?"

"Tiểu cô của con phải thêu hoa, làm việc nhà xong thì tay chai cả, làm sao thêu hoa? Nhị cô thân thể không tốt, bà của con không muốn nàng làm việc, mà nhà ai có con dâu lại để khuê nữ làm việc đâu. Cả đời nữ nhân thỉ thoải mái khi còn ở nhà mẹ đẻ thôi con ạ.”

Không đợi Tử Tình thở dài cho số phận phụ nữ trong xã hội này, thì Tử Lộc vào tìm Tử Tình, muốn đi chợ phiên, trấn Ngô Đồng cứ 15 ngày lại mở chợ phiên, người dân trong vòng 10 dặm đều đến. Ngày bình thường, chợ chỉ mở buổi sáng, mà có khoảng 4, 5 nhà bán rau xanh thôi, người dân không đông lắm.