Bạch Văn Khôi vốn không định dính vào làm gì, nhưng Đường Kính Chi nhấn mạnh chữ "duy nhất", và lại nhìn thái độ của y lúc mới tới đây thì đủ biết chuyện này y quyết làm tới cùng, nhắc một câu:

- Đường hầu gia, ngài có thánh chỉ và thượng phương bảo kiếm trong tay, muốn xử những kẻ mắc tội ở Lâm gia rất dễ dàng, nhưng tộc nhân của bọn họ làm quan trong triều có chút quyền bính.

Ý ông ta muốn nhắc Đường Kính Chi nắm được chừng mực.

- Bạch đại nhân, ăn lộc vua phải chia sẻ ưu phiền với vua. Lâm gia tội ác ngợp trời, tuy không tới mức bắt cả nhà vào ngục chặt đầu, nhưng tịch thu gia sản sung công chắc không phải quá chứ?

Nói ra ân oán của Lâm Úc Hương và Lâm gia có sâu tới đâu thì trong người nàng vẫn chảy dòng máu của Lâm gia, cái chết của mẻ nàng kẻ gây tội ác chính là chính thê kia, sau đó tới Lâm Gia Chính, y có thể nghĩ cách lấy mạng vị chính thê kia, nhưng Lâm Gia Chính thì không thể giết được.

Nếu không Lâm Úc Hương mạng tội danh giết cha, ở vương triều Minh Hà này, cha mẹ có sai tới đâu, con cái cũng không được phép oán hận, nói gì tới trả thù.

Dựa vào ký ức của Đường Kính Chi kia, y biết một câu chuyện, có một thư sinh đính ước từ nhỏ với bạn thanh mai trúc mã, sau đó kết hôn sinh con. Thư sinh đó nổi danh văn hay chữ tốt một vùng, có điều nhà nghèo, không có tiền lên kinh dự thi, sau đó lọt vào mắt phú hào, liền bỏ vợ lấy con gái phú hào đó, được cho ăn học thi cử đỗ đạt.

Rồi mười mấy năm sau, người con đỗ hẳn trạng nguyên, được hoàng đế trọng dụng, còn người cha bội bạc thì mất vướng vào vụ án lớn, khả năng mất chức, liền tới nhờ vả người con, nhưng người con kia oán hận ông ta bỏ rơi mẹ con hắn, nên đuổi ra khỏi nhà không nhận.

Việc đến tai đám ngự sự ngôn quan, liền đàn hặc hắn tội bất hiếu, hoàng đế cũng nghĩ kẻ này không có hiếu với đấng sinh thành thì sao trung với vua được, cách chức hắn.

Qua đó để thấy nếu Lâm Úc Hương muốn đối phó với Lâm gia, người ngoài biết được sẽ tuyệt đối không ai thông cảm với nàng.

Nghĩ đi nghĩ lại Đường Kính Chi thấy Lâm Gia Chính là kẻ háo sắc bạc nghĩa, chẳng bằng tịch thu gia sản của hắn đuổi ra khỏi nhà, tới lúc đó Lâm Gia Chính chỉ có thể đi ăn mày kiếm sống, nửa đời sau chịu kẻ thù và người quen cũ chửi bới đánh đập xỉ nhục, thế là đủ báo thù cho mẹ con Lâm Úc Hương rồi.

Còn đám người Lâm gia ở kinh thành, y sẽ gửi thư cho Tiêu Kiến nhờ hắn dằn mặt không cho bọn chúng can thiệp hay ra tay cứu giúp, hiện kinh thành vừa qua một cuộc tắm máu lớn, các thế lực đều hết sức cẩn thận, không ai dại gì làm phật ý một chỉ huy sứ nội xưởng.

Bạch Vân Khôi thấy Đường Kính Chi biết Lâm gia có thế lực trong kinh mà không chùn bước, không do dự nữa, lập tức tập hợp nha dịch bộ đầu, đồng thời điều thêm một trăm quân sĩ thủ thành, vây lấy Lâm phủ không cho kẻ nào chạy ra ngoài, ngăn ngừa bọn chúng cầu cứu hoặc bỏ trốn.

Nửa canh giờ sau thành thủ Bình Dương thành đã đích thân cưỡi ngựa tới bẩm báo, Lâm gia đã bị bao vây, xin chỉ thị tiếp theo.

Bạch Văn Khôi hỏi:

- Đường hầu gia, ngài có muốn đích thân đi một chuyến không?

- Đương nhiên rồi.

Đường Kính Chi muốn xem tận mắt xem Lâm gia là gia tộc thế nào, Lâm Gia Chính đó trông ra sao, sao một người làm cha lại có thể máu lạnh vô tình, con ruột bị đuổi ra khỏi phủ mà không thèm hỏi tới.

Lúc đó Lâm Úc Hương chưa tròn bảy tuổi, làm sao mà sống được, chẳng phải trơ mắt nhìn con mình tự sinh tự diệt sao?

Một khắc sau đoàn người ngựa rầm rộ tới cổng lớn của Lâm phủ, Lâm phủ đã bị bao vây, nhưng không có một ai xông vào bắt người.

Đường Kính Chi ngẩng đầu quan sát Lâm phủ này, trông không khác Tần gia là bao, nhìn là thấy khí chất của gia tộc lâu đời, nhưng nó không bốc mùi thơm của rượu hảo hạng lâu năm, mà nó bốc mùi thối rửa của thức ăn lâu ngày.

Bạch Văn Khôi hạ lệnh, tức thì có mười mấy nha dịch xông tới đạp cửa, tất nhiên là chỉ cần gõ cửa một tiếng, bên trong sẽ có người ra mở, nhưng đi soát nhà phải có khí thế, tất nhiên phải đạp cửa xông vào, tức thì bên trong vang lên tiếng kêu chói tai.

Lâm Chi Kiên, gia chủ Lâm gia nghe tiếng la hét đập mạnh chén trà xuống, đứng bật dậy, râu hổ vểnh lên:

- Kẻ nào la hét bên ngoài đó, một đám vô cụng, xảy ra chuyện gì có nắm xương già này chống đỡ.

Nha dịch xô cửa ra, Đường Kính Chi và Bạch Văn Khôi dẫn người sải bước đi vào, quân sĩ cầm trường thương cũng ùn ùn kéo vào canh giữ mỗi một tiểu viện của chủ tử Lâm gia, Đường Kính Chi thầm gật đầu khen ngợi Bạch Văn Khôi làm việc dứt khoát khí phách hơn tri châu Tịnh Châu Điền Hoành Sinh nhiều.

Lúc này toàn bộ chủ tử của Lâm gia đã tập trung ở đại sảnh, ai nấy mặt mày kinh hoàng, mấy nữ tử càng túm tụm lại một chỗ ôm lấy nhau, run lẩy bẩy, Lâm Chí Kiên quát lên cũng chỉ ổn định được đám nô bộc không dám la hét nữa mà thôi.

- Lão thái gia, không hay rồi, Bạch đại nhân dẫn một đám quan binh xông vào.

Một phụ nhân to béo chạy vào đại sảnh quỳ xuống đất kêu lớn, mụ ta là thủ hạ đắc lực của chính thê Lâm Gia Chính, quyền lực còn át cả quản gia trong phủ.

Lâm Chí Kiên gỗ quải trượng xuống nền đá, quát:

- Câm mồm, ta còn chưa chết, không cần ngươi khóc tang, ngươi nói bạch đại nhân nào tới?

Mụ béo rụt cổ lại đáp:

- Chính là tri châu đại nhân.

- Hả?

Lâm Chí Kiên lúc này cũng phải thất kinh, chẳng lẽ thằng khốn kiếp kia gây đại họa rồi, nếu không sao kinh động tới tri châu được.

Nếu là quan viên khác xông vào, ông ta còn có thể dựa vào tiền bạc và quan hệ dẹp yên được, nhưng Bạch Văn Khôi thì khác, quan lớn như Bạch Văn Khôi tự có thế lực ở kinh thành, không cần quan tâm tới thể diện của Lâm gia.

Nhớ năm ngoái Bạch Văn Khôi hiệu triệu phú hào hương thân chẩn tai, thằng con trai vô dụng ngu xuẩn của ông ta tham tiếng lại tiếc tiền, lấy gạo mốc ra ứng phó, khiến nạn dân ăn vào bị tiêu chảy, thiếu chút nữa gây họa.

Hành vi đó chẳng khác gì tát vào mặt Bạch Văn Khôi, nếu không phải ông ta mau chóng bỏ tiền mua thuốc cho nạn dân, còn bỏ tiền gấp đôi số đã hứa quyên góp cứu nạn thì Lâm gia đã gặp họa rồi.

Chẳng lẽ Bạch Văn Khôi nuốt không trôi cục tức đó, ngên ngầm sưu tầm tội chứng bất lợi cho Lâm gia, hôm nay tới bắt người?

Nếu thế ải này không dễ vượt qua!

Đường Kính Chi được mấy nha dịch dẫn tới đại sảnh Lâm gia, bước qua ngưỡng cửa, nhìn mấy chục chủ tử Lâm gia tập trung ở đó, lòng cười lạnh, các ngươi đối đãi với Úc Hương của ta ra sao, hôm nay bản hầu gia giúp nàng đòi lại cả vốn lẫn lãi.

- Bạch đại nhân, ngài làm vậy là có ý gì?

Lâm Chí Kiên thấy chuyện tới nước này lui bước là không thể, đành ưỡn ngực lên chống đỡ, tỏ thái độ cứng rắn cho Bạch Văn Khôi biết, Lâm gia không phải là phú thương bình thường cho ông làm bừa.

Nhưng lời ra khỏi miệng mới chú ý tới người trẻ tuổi kia còn đi trước cả Bạch Văn Khôi.

Bạch Văn Khôi chắp tay xin phép Đường Kính Chi, bước lên trước một bước, lạnh nhạt giới thiệu:

- Lâm lão thái gia, đây là Trung Nghĩa hầu.

Hầu tước.

Lâm Chí Kiên giật mình, người trẻ tuổi này lại là một vị hầu gia, không dám chậm trễ quỳ xuống, đám chủ tử Lâm gia sau lưng ông ta cũng vội vàng quỳ bái.

- Thảo dân Lâm Chí Kiên/ Hà Lệ Văn/ Trịnh Chi Hoa bái kiến hầu gia.

Tiếng thỉnh an vang lên khắp đại sảnh, song Đường Kính Chi chỉ chú tới ba cái tên, Lâm Chí Kiên là gia gia của Lâm Úc Hương, là lão giả đầu tóc hoa râm trông rất có khí phái gia chủ. Hà Lệ Văn là nãi nãi của nàng, là phụ nhân da dẻ nhăn nhúm không có gì đặc biệt.

Còn Trịnh Chi Hoa là mẹ cả của nàng, mà người mẹ này lại hại chết mẹ ruột của nàng, mụ tuổi chừng gần ba mấy, còn khá phong vận, đang ngẩng đầu nhìn trộm Đường Kính Chi, phát hiện y đang chăm chăm nhìn mình thì hoảng sợ cúi đầu xuống.

Dung mạo Trịnh Chi Hoa đủ biết năm xưa là mỹ nhân điên đảo lòng người, trông thế nào cũng không giống kẻ ác độc.