Thật thú vị khi mường tượng ra tất cả những gì đang xảy ra ở bên kia bức vách nhà mình nếu như bạn sống trong một dãy nhà liền nhau.Sara luôn tự giải trí bằng việc tưởng tượng ra những điều đang còn bí ẩn với em ở bên kia bức vách ngăn giữa trường dòng Select và ngôi nhà có người đàn ông Ấn Độ ấy. Em biết phòng học của bọn trẻ ở ngay cạnh phòng đọc sách của ông ấy và hy vọng là bức tường ấy đủ dày để ông ấy không bị phiền toái bởi những tiếng ồn do bọn học sinh gây nên sau giờ học. "Tôi thấy rất mến ông ấy" Sara nói với Emengade "Tôi ko muốn ông ấy bị khó chịu. Tôi đã cảm thấy ông ấy như một người bạn của mình mặc dù chưa từng nói chuyện với ông ấy lần nào. Bạn cũng có thể như vậy, chỉ cần quan sát họ, nghĩ về họ và cảm thông với họ cho đến khi bạn thấy có một mối liên hệ nào đó. Tôi luôn thấy lo lắng khi thấy xe của bác sĩ đến hai lần trong ngày. Chắc ông ấy phải ốm lắm." "Tôi có rất ít bạn cũng như các mối quan hệ, tôi thấy rất vui khi nghe bạn nói vậy" Emengade suy nghĩ một hồi nói. "Các bà cô của tôi lúc nào cũng chỉ có một điệp khúc: "Emengade thân yêu ơi, chấu béo quá đấy, chấu không được ăn kẹo đâu đấy", còn các ông chú của tôi hễ gặp là chỉ toàn hỏi những câu như "khi nào thì Ewward đệ tam lên ngôi?Và ai đã bị chết vì đã ăn quá nhiều cá?" Sara cười và nói: "những người mà bạn chưa bao giờ nói chuyện với thì chẳng thể nào hỏi bạn những câu hỏi như vậy được mà tôi chắc rằng kẻ cả khi quen thuộc rồi ông Ấn Độ đó cũng chẳng hỏi những câu đó đâu. Không biết vì sao tôi rất quý ông ấy."

Sara đã trở lên gắn bó yêu quý những thành viên của Gia Đình Lớn cũng chỉ vì thấy họ lúc nào cũng vui tươi còn em thấy yêu quý người đàn ông Ấn Độ vì trông ông lúc nào cũng ốm yếu và không được vui. Ông đúng là chưa hồi phục được sau những trận ốm nặng. Bộn người hầu trong nhà bếp không hiểu bằng cách nào biết được những thông tin về ông và thường xuyên đem ra đàm tiếu. Thực ra ông không phải là người ấn mà là người Anh sống ở Ấn Độ. Ông đã phải trải qua nhiều nỗi bất hạnh, có lúc tưởng chùng như không còn cách nào gượng dậy được và cuộc đời như vậy là hết. Cú sốc lớn đến mức não ông bị tổn thương rất nặng và ảnh hưởng đến sức khỏe của ông, từ đó đến giờ mặc dù số phận vẫn mỉm cười với ông và tất cả tài sản của ông đã được bồi hoàn. Nỗi khổ tâm, bất hạnh của ông cũng liên quan tới việc khai thác mỏ. "Làm gì có lắm kim cương thế!" Người đầu bếp bàn tán "Tôi mà có tiền thì chẳng bao giờ đầu tư vào máy cái mỏ kim cương ấy cả." Bà vừa nói vừa đưa mắt liếc nhìn Sara. "chúng mình cũng đã biết kết quả rồi đó." "Chắc ông ý cũng đau khổ như bố mình đã đau khổ" Sara nghĩ. "Ông ấy cũng bị ốm như bố mình nhưng thật may là ông ấy không chết." Từ đó trái tim Sara hướng vè ông nhiều hơn trước. Em cảm thấy vui khi bị sai đi làm công việc bên ngoài vào buổi tối vì lúc đó cửa sổ nhà bên cạnh chưa đóng và em có cơ hội nhìn thấy người bạn tự nhận của mình qua cửa số. Nếu như lúc đó không ai thấy, Sara thường hay đúng lại , vịn tay cào song cửa chúc ông một buổi tối tốt lành cứ như thể là ông nghe thấy được vậy. "Nếu như ông không nghe được chắc ông phải cảm nhận được" Sara cứ cho là như vậy. "Có lẽ những ý nghĩ tốt đẹp sẽ đến với người ta bằng cách này hay cách khác , có thể là qua cửa sổ,cửa ra vào hay qua những bức tường và như vậy ông cũng cảm thấy ấm áp và được an ủi hơn và chắc ông không thể hiểu nổi tại sao lại có một con bé đứng dưới trời đông giá lạnh để cầu chúc cho ông được mạnh khỏe và hạnh phúc phải không Cháu rất thương ông và lo lắng cho ông". Cứ như vạy Sara đứng thì thầm một cách nồng nhiệt. "Ước gì ông cũng có một đứa cháu như cháu đã từng vui đùa với bố chấu khi ông bị đau đầu. Cháu cũng mong được làm đứa cháu gái nhỏ của ông để tự mình chăm sóc cho ông, ông kính yêu ạ. Cháu chúc ông ngủ thật ngon nhé. Chúa sẽ phù hộ ông!" Sau mỗi lần như vậy Sara ra về với tâm hồn thanh thản, cảm thấy có cái gì đó rất ám áp trong lòng. Tình cảm của em mạnh mẽ đến nỗi em tin chắc nó sẽ đến được với ông bằng cách nào đó khi ông ngồi một mình trên ghế bành cạnh lò sưởi và gần như lúc nào ông cũng mặc chiếc áo choàng dài, chông tay lên trán vào nhìn chằm chặp vào ngọn lửa. Ông cũng nhìn Sara với cặp mắt của con người luôn bị dày vò day dứt bởi một nỗi phiền muộn. "Ông lúc nào cũng như đang nghĩ ngợi điều gì đó mà nó đang làm cho ông nhức nhối" Sara nói một mình. "Nhưng ông đã lấy được tiền rồi mà, và thế nào ông cũng khỏi bệnh mà, tại sao ông lúc nào cũng đau khổ như vậy? Chắc ông đang có nỗi khổ tâm nào đó khác nữa thì phải." Nếu như có điều gì khác nữa mà cả đám gia nhân cũng ko biết đc thì chắc người bố của Gia Đình Lớn, người mà em gọi là Ông Montmorency phải biết vì ông thường đến tăm người dàn ông Ấn ĐỘ. Cả bà mẹ cùng đàn con cũng thường xuyên đến thăm ông nhưng không nhiều bằng. Ông có vẻ đặc biệt yêu mến hai đứa con gái Janet và Nora, chính chúng đã rất ngạc nhiên khi đứa em trai cho Sara 6 đồng xu. Sự thật là trong trái tim đôn hậu của ông có một khoảng rất lớn dành cho trẻ em nhất là các em gái vì một lý do của riêng mình. Janet và Nora cũng yêu quý ông như ông yêu quý chúng nó vậy và luôn mong đợi đến các buổi thăm ngắn ngủi nhưng đc chuẩn bị rất chu đáo và có phần nghi thức vì ông là người ốm đau. "Thật tội nghiệp bác ấy" Jannet nói "Bác ấy nói chúng mình đến làm bác ấy rất vui, chúng mình cố gắng làm cho bác ấy vui nhưng không được làm ồn đâu nhé." Janet là chị cả có trách nhiệm bảo ban các em, Chính nó là người quyết đinh khi nào đc phép yêu cầu ông kể cho chúng nghe những câu chuyện về Ấn Độ. Và cũng chính Janet quyết định khi nào thì nên rút lui vì sợ ông mệt và bao cho Ram Das đến chăm sóc ông. Chúng cũng rất yêu mến Ram Das, người cũng có thể kể cho chúng nghe rất nhiều câu chuyện về Ấn độ nếu như anh ta nói được thứ ngôn ngữ khác ngoài tiếng Hindu. Tên thật của người đàn ông Ấn gốc Anh đó là Carisford. Chính Janet đã kể cho ông nghe nó đã gặp 1 cô gái ăn mày nhưng lại ko phải là ăn mày và ông cũng đã rất quan tâm tới chi tiết đó, nhất là sau khi nghe Ram Das kể về những gì đã xảy ra hôm con khỉ của ông làm một chuyên ngao du trên mái nhà. Ram Das đã mô tả chi tiết cho ông những gì mà anh đã thấy trong căn phòng gác xép hoang tàn của Sara. Chẳng hề có thảm trải sàn, vôi vữa trên trần và tương đã tróc lở và hoen ố, không lủ sưởi và giường thì cũng là chật chội. Sau khi nghe những chuyện đó, một hôm ông nói với người bố của GĐ Lớn " Carmichale, tôi không biết có bao nhiêu căn phòng gác xép như vậy trong khu này và có bao nhiêu bé gái tội nghiệp phải làm kiếp tôi đòi,phải sống trong điều kiện tồi tệ như vậy, trong khi tôi sống trên đống của cái không thuộc về mình." "Ôi ông bạn thân mến ơi, ông hãy tự bớt giày vò mình đi thì mới khỏi bệnh đc." Ông Carmichale hồ hởi nói "Nếu như ông có trong tay tất cả của cải của Ấn Độ và các vùng phụ cận thì ông cũng không thể nào làm cho thế giới này bớt những bất công được đâu. Và nếu như ông muốn sửa sang lại tất cả căn phòng áp mái của khu vực này thì vẫn còn nhiều căn phòng như vậy ở khắp mọi nơi cơ mà.Sự thật là vậy đấy!" Ông Carisford ngồi trầm ngâm cắn móng tay , nhìn vào những lớp than hồng rực trong lò rồi chậm dãi nói:"ông có cho là.... " Dừng một lúc rồi ông nói tiếp "Ông có nghĩ rằng đứa bé mà tôi không ngừng một giây nghĩ đến, đang phải sống trong hoàn cảnh tương tự như vậy không? " Ông Carmichale nhìn ông lo ngại, vì rằng chính cái điều mà ông đang suy nghĩ và luôn tự dày vò đó đang làm tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe ông.