Edit + Beta: A Cẩn

Liên hoan lớp cuối tuần bao một phòng lớn trong KTV. Lúc chúng tôi tôii thì đã hơn bảy giờ, những người khác đều đã đến.

Xem ra tụi nó đã chơi một trận, âm nhạc trong phòng nhẹ nhàng êm dịu, mọi người ngồi thành vòng tròn, ở giữa đặt một chai bia, đang chơi trò nói thật hay thử thách. Hai nữ sinh đang hôn nhau, bên cạnh còn có người đếm thời gian “Mười, chín, tám, bảy…”  Lớp phó học tập của lớp tôi vui vẻ gọi tôi ngồi xuống bên cạnh cậu ta, mấy nam sinh kêu la ồn ào bảo lớp phó thật là có máu mặt. Lớp phó ngơ ngác nghe không hiểu, Cận Sở nghe hiểu nhưng chỉ mỉm cười, còn tôi thì cố gắng đè nén cơn giận đang phun trào trong lòng, chỉ lạnh lùng nhìn họ không nói lời nào.

Bọn họ tự chịu mất mặt, bèn kéo chúng tôi cùng chơi trò chơi.

Tôi cảm thấy họ không có ý tốt, muốn tìm lý do nào đó để từ chối, nhưng Cận Sở lại kéo áo tôi.

Quy tắc trò nói thật hay thử thách rất đơn giản, bình rượu quay tôii ai thì người đó phải nói thật hoặc thực hiện thử thách. Người đầu tiên bị quay trúng chọn nói thật, người thứ hai chỉ có thể thực hiện thử thách. Nói thật là trả lời câu hỏi do người bị quay trúng trước đó đặt ra, còn thực hiện thử thách thì nhận trừng phạt bằng cách rút thăm một tờ giấy đã được viết sẵn từ trước.

Lúc quay vòng thứ ba thì quay trúng Cận Sở. Vòng đó là thực hiện thử thách, cậu ấy rút tờ giấy, bị rót ba ly bia.

Vòng thứ mười quay trúng tôi, nữ sinh bị quay trúng vòng trước đỏ mặt hỏi tôi:

– Hà Ý, cậu có người trong lòng không? Mặt nhỏ đỏ quá sức, người chung quanh phát hiện ra, thế là bắt đầu nháo nhào, bảo tôi trả lời nhanh lên.

Tôi chần chờ một lúc rồi hỏi:

– Thế nào mới gọi là thích?

Mọi người im lặng trong chốc lát, sau đó bảy mồm tám miệng nói:

– Không thấy được là nhớ thương.

– Muốn hôn người ta.

– Muốn bảo vệ người ta.

– Hy vọng người ta mỉm cười mỗi ngày.

Tôi ngẫm nghĩ, sau đó đáp một cách thành thật:

– Hình như là có.

Có người bắt đầu huýt sáo, có người hỏi sao lại hình như, còn có người thừa dịp lộn xộn hỏi ai thế ai thế. Tôi nói:

– Đây là câu hỏi thứ hai rồi.

Chơi được một nửa thì nhỏ kia nói muốn đi toilet, một đám bạn cùng lớp tự nhận là hiểu lòng người đẩy tôi ra, bảo tôi đi cùng với nhỏ đó.

Tôi muốn từ chối ngay, nhưng nhìn thấy bộ dáng thấp thỏm không yên đỏ mặt của nhỏ, lại cảm thấy không đành lòng.

Trên đường từ toilet trở về, nhỏ nói cảm ơn tôi, tôi bảo:

– Đừng khách khí, bạn cùng lớp mà, phải giúp nhau chứ.

Sắc mặt nhỏ đột nhiên tái nhợt, sau một lúc lâu mới cố vui cười nói:

– Nhưng dù thế cũng phải nói câu cám ơn.

Vừa đi tôii cửa phòng đã nghe thấy có người nói lớn tiếng:

– Mày tức cái gì mà tức? Tao chỉ hỏi đại một câu thôi mà, sao tao biết nó không chịu trả lời chứ? Không chịu trả lời không phải là cam chịu sao?

Tôi mở cửa đi vào, nhìn thấy lớp phó đỏ bừng mặt đang tranh cãi với người khác, tức đến mức nói không rõ ràng:

– Cậu… Cậu đang sỉ nhục người khác đấy biết không hả?!

Tôi còn chưa biết đang xảy ra chuyện gì thì thằng kia lại ném quả bom nguyên tử ra:

– Sỉ nhục chỗ nào? Tao chỉ hỏi nó có phải là đồng tính luyến ái hay không mà thôi nhá! Không phải thì phủ nhận đi, cho dù là người câm thì cũng phải biết lắc đầu chứ!

Cái gì… Đồng tính luyến ái? Hỏi ai cơ?

Tất cả mọi người đều im lặng, lớp phó thở hồng hộc. Người kia thấy tôi vào, bỗng chỉ vào tôi cười lạnh:

– Nó với Hà Ý dính nhau cả ngày, có khi thích Hà Ý cũng nên. Thật ghê tởm.

Tôi nhìn theo tầm mắt của thằng đó thấy sắc mặt Cận Sở dưới ánh đèn tái đến mức ghê người. Đa số người trong phòng đều nhìn cậu ấy, số còn lại đang nhìn tôi.

Trong lòng tôi lúc thì lạnh lúc thì nóng, chân như mọc rễ, đứng cứng ngắc ở cửa, muốn đi cũng không đi được.

Cậu ấy bình tĩnh ngẩng đầu nhìn tôi, sau đó đứng dậy rời khỏi phòng.

Tôi chưa bao giờ nhìn thấy biểu cảm hờ hững đến vậy của cậu ấy. Không cười, không cáu giận, chỉ có bình tĩnh, bình tĩnh đến mức hờ hững. Cậu ấy thản nhiên rời đi, không thèm nhìn bất cứ ai.

Tôi muốn giữ cậu ấy lại nói rằng không phải thế, nhưng không biết sao lại không thể nâng tay lên được. Tôi nghĩ là sắc mặt của tôi nhất định là rất khó coi, bởi vì mọi người đều rất sợ hãi. Cánh cửa sau lưng tôi khép lại, mọi người nhìn nhau, sau đó tiếng xì xào nhanh chóng vang lên.

Tôi nghe thấy có người nói không ngờ thằng đó không chỉ câm mà còn biến thái nữa. Có người lén lút nhìn tôi bằng ánh mắt đồng tình, nói tôi thật đáng thương. Còn có người bảo đó là tại tôi tự làm tự chịu, chơi với lửa có ngày chết cháy.

Tôi gào thét trong lòng, nói không phải là thế đừng có nói nữa chúng mày đều sai hết rồi! Nhưng tôi lại không nói được một chữ nào. Tôi cũng biến thành người câm rồi.

Tôi đứng ở cửa cả buổi, mãi đến khi nữ sinh đứng sau lưng tôi nhẹ nhàng đẩy tôi một chút, lo lắng hỏi:

– Cậu ổn chứ? – Vẻ mặt lo lắng của nhỏ rất là chân thành tha thiết, nhỏ giọng bổ sung một câu:

– Thật ra thì con người Cận Sở rất tốt… Cậu ấy không phải là biến thái… Cậu đừng nghe họ nói bậy.

Tôi đáp nhỏ:

– Tôi không sao, cảm ơn cậu.

Nhiều năm sau tôi mới hiểu ra, khi mỗi người lớn lên đến một lứa tuổi nhất định thì đều sẽ trải qua một quá trình dần dần trưởng thành. Vừa ở trong lòng nhận định rằng tôi là khác biệt, lại cảm thấy kinh ngạc thậm chí là nghi ngờ sợ hãi những thứ chân chính khác biệt nhất. Chán ghét và xa lánh bắt nguồn từ sự sợ hãi ở sâu trong nội tâm, cùng với một loại tâm lý theo đám đông rất kỳ diệu. Nhưng chờ đến khi thời kỳ này trôi qua thì mọi người lại mắc phải bệnh hay quên. Có lẽ mười năm sau gặp lại, họ còn nhớ rõ cảm giác nảy sinh tình yêu năm mười sáu tuổi, nhưng không nhớ năm đó tôi từng chửi rủa một thiếu niên hay thiếu nữ cùng lứa tuổi bằng cách ác độc nhất.

Dường như những ác ý đó chưa bao giờ tồn tại trên cõi đời này. Ngoại trừ người kia, không còn ai nhớ rõ.

Nhưng bạn còn có thể nói được gì nữa đây? Cho dù nhắc lại, cũng chỉ được xin lỗi bằng một câu “Năm đó còn nhỏ nên ko hiểu chuyện” mà thôi.

Tôi nhìn lướt qua lớp phó tức đỏ mặt, xoay người đuổi theo.

– Cận Sở! Tôi ra sức gõ cửa nhà cậu ấy. Trong nhà tối mịt, không có đèn, không có tiếng động, cũng không có người mở cửa cho tôi.

Nhưng tôi biết cậu ấy ở nhà. Không còn chìa khóa dưới chậu hoa. Chỉ có tôi với cậu ấy là biết chỗ đó.

Tôi không biết tôi đã đứng chờ ngoài cửa bao lâu. Đêm đầu xuân vẫn lạnh lẽo. Tôi bắt đầu hắt xì, trong lòng biết ngày mai có lẽ lại sắp bị cảm rồi.

Tay chân đều lạnh cóng, cho dù đi tôii đi lui trước cửa cũng không có tác dụng, không có chút nhiệt lượng nào cả. Tiếng “cót két” lúc mở ra của cánh cửa gỗ cũ kỹ vang lên, chưa bao giờ tôi lại phản ứng nhanh nhẹn đến mức đó.

Cậu ấy mặc áo lông mỏng tanh, bị tôi ôm vào lòng. Thân thể cậu ấy ấm áp lại mềm mại, khiến tôi nhớ tôii cây liễu mùa xuân, bánh mật được nấu mềm mại, bánh bông lan xốp mềm trong lò nướng.

Cậu ấy đẩy tôi ra, nhưng cuối cùng dần dần biến thành một cái ôm.

Chúng tôi đứng ở cửa ôm nhau. Tôi không nói gì cả, cậu ấy cũng vậy, chỉ ôm chặt lấy nhau. Trong đêm xuân se lạnh này, chúng tôi ôm chặt lấy nhau.

Cậu ấy dẫn tôi vào nhà. Chúng tôi rất ăn ý không nhắc lại trò cười tối nay nữa. Cậu ấy nấu một ly nước gừng đường đỏ ấm cho tôi.

Thế nên hôm sau tôi may mắn không bị cảm. Tôi nghĩ công lao phần lớn là do cậu ấy.

Lớp phó học tập rất áy náy chạy tôii xin lỗi cậu ấy. Cậu ấy viết lên giấy bảo không sao, đó không phải là lỗi của lớp phó. Nụ cười của cậu ấy vẫn dịu dàng như trước, tràn đầy an ủi tâm hồn người khác.

Tất cả những gì xảy ra vào tối hôm đó đều được mọi người ngầm hiểu quên đi, không ai nhắc lại chuyện đó.

Tôi nghi là họ bị mất trí nhớ tập thể, nếu không thì sao lại tốt bụng thế được chứ? Nhưng tôi không hỏi, tự hiểu lòng nhau là đức hạnh tốt đẹp truyền thống của dân tộc Trung Hoa.

Đầu tháng tư, thời tiết dần dần trở nên ấm áp, hoa anh đào trước tòa nhà dạy học nở rộ.

Tôi không thích hoa, bởi vì nó quá yếu ớt. Nhưng cậu ấy lại rất thích.

Những thứ đẹp đẽ đều rất yếu ớt, cậu ấy nói thế, cho nên cần che chở.

Hơn nữa hoa anh đào thoạt nhìn giống như tuyết ấy. Cậu ấy nói thế.

Tôi không hiểu chuyện giống tuyết thì có liên quan gì tôii yếu ớt, nhưng tôi có thể chấp nhận tất cả suy nghĩ của cậu ấy. Tôi cảm thấy cậu ấy cũng yếu ớt và xinh đẹp như đóa hoa vậy, cần được che chở.

Tôi không thích học môn ngữ văn. Giọng nói không có trầm bổng của giáo viên ngữ văn khiến tôi buồn ngủ. Cho nên lúc bị giáo viên chủ nhiệm gọi tôi ra ngoài vào giờ ngữ văn thì tôi còn cảm thấy vui vẻ.

Nhưng sau đó tôi vui không nổi nữa. Vẻ mặt của giáo viên chủ nhiệm rất nặng nề, ánh mắt nhìn tôi cũng tràn đầy đồng tình.

– Thầy rất xin lỗi phải nói với em chuyện này.

Thầy ấy nói, ánh mắt vẫn khiến người ta sợ hãi cùng với đồng tình.

– Bố mẹ em…  Bố mẹ em ra sao? Tôi rất nôn nóng, nhưng tôi lại không nghe thấy gì cả. Hai tai ù đi, chỉ nhìn thấy miệng thầy hé mở, giống một con cá mắc cạn.

Sau đó vẻ mặt thầy chợt trở nên kinh hoàng, vươn tay về phía tôi. Tôi ngã xuống, thầy ấy không thể đỡ lấy tôi.

Sau đó tôi xin nghỉ bệnh gần một tháng.

Đã lâu lắm rồi tôi chưa bị bệnh nặng như vậy. Tôi cảm thấy có lẽ tôi sắp chết rồi.

Cận Sở vẫn ở trong bệnh viện chăm sóc tôi. Lần đầu tiên tỉnh lại tôi nhìn thấy cậu ấy vẫn canh giữ trong bệnh viện, mắt đỏ hoe như con thỏ. Tôi bảo cậu ấy về đi học đi, cậu ấy chỉ lắc đầu, sau đó đút một thìa cháo độ ấm vừa phải vào miệng tôi.

Đa số thời gian trong ngày tôi đang hôn mê. Trên người lúc lạnh lúc nóng, ngực vẫn rất đau, lúc ho khan thì càng đau. Tôi thà ngủ say.

Nhưng mỗi khi tôi tỉnh lại, cậu ấy vẫn ở đó. Có lúc ngồi tựa vào gần cửa sổ đọc sách, có lúc chỉ ngẩn người nhìn ra ngoài cửa sổ. Đôi khi cậu ấy nhẹ nhàng nắm tay tôi, nằm ngủ bên giường.

Bàn tay cậu ấy rất ấm áp, ủ ấm tay tôi.

Lúc tôi tỉnh táo thì nói chuyện với cậu ấy. Cậu ấy im lặng nắm tay tôi lắng nghe. Có lúc hơi mỉm cười với tôi. Nhưng đã lâu rồi tôi chưa từng nhìn thấy lúm đồng tiền của cậu ấy.

Tôi không hỏi cậu ấy rốt cục bố mẹ tôi ra sao. Tôi biết hết, chẳng qua là không muốn thừa nhận mà thôi. Lúc thầy chủ nhiệm đến thăm tôi thì chỉ bảo tôi nghỉ ngơi cho tốt, chờ khỏe rồi lại đi học. Thầy nhìn tôi bằng ánh mắt thương hại hơn trước.

Tôi nghĩ tôi cũng giống cậu ấy rồi, không còn gì cả.

Nửa tháng sau, bệnh của tôi khá hơn nhiều, ho ra đờm không còn có máu nữa, cũng không cảm thấy lúc lạnh lúc nóng tức ngực khó thở. Thế là dưới sự kiên quyết của tôi, bác sĩ cho phép tôi xuất viện.

Trên đường về nhà cậu ấy vẫn nắm chặt lấy tay tôi, cứ như thể nắm chặt tay một đứa bé có thể đi lạc bất cứ lúc nào.

Cậu ấy không đưa tôi về nhà mà dẫn tôi tôii nhà cậu ấy, sau đó đưa chìa khóa dưới chậu hoa kia cho tôi.

Tôi không từ chối. Thậm chí tôi sợ hãi nhìn thấy nơi đã từng chung sống với bố mẹ.

Làm bộ như không biết, thế là có thể coi như họ vẫn còn sống.

Dường như cậu ấy biết rõ tất cả nên nhân lúc tôi ngủ, cậu ấy giúp tôi thu dọn quần áo với đồ dùng hằng ngày tôii đây, chưa bao giờ nhắc đến chuyện bảo tôi về nhà. Cứ thế tôi ở trong nhà cậu ấy.

Nhà cậu ấy có rất nhiều phòng, nhưng cậu ấy bỏ hết đồ đạc của tôi vào phòng ngủ chính, dọn nửa tủ quần áo cho tôi sử dụng. Cậu ấy nấu cơm cho tôi, gọi tôi uống thuốc đúng giờ, lúc tôi không ngủ được thì nhẹ nhàng vỗ vai tôi an ủi.

Giấc ngủ của cậu ấy trở nên rất nông, thường xuyên tỉnh lại lúc nửa đêm để đắp chăn lại cho tôi. Tôi ôm lấy cậu ấy trong bóng tối, thân thể cậu ấy mảnh khảnh mà ấm áp, đủ để hòa tan vụn băng trong cơ thể tôi.

Tôi dần dần phát giác, cậu ấy cũng không phải là đóa hoa xinh đẹp yếu ớt. Nhưng cảm giác che chở yêu thương cậu ấy càng hơn trước kia.

Tôi biết thế là không đúng, nhưng tôi không thể khống chế được bản thân.