Nhà ông ba Phàn, thú y kiêm bà mụ của súc vật ở tận đầu thôn, phía đông, nơi khởi đầu của vạt đất hoang chạy dài về phía dông nam, sát bờ sông Mực. Sau nhà là con đê cao cao của sông Thuồng Luồng, dài hàng trăm dặm. Bị mẹ thúc ép, Thọ Hỉ phải ra khỏi nhà, sợ đến rủn đầu gối. Anh trông thấy mặt trời sáng lòa phía trên rừng cây, những tấm kính màu của nhà thờ rục rỡ, và trên cùng tầm cao với tháp chuông nhà thờ là đài quan sát, ông chủ Phúc Sinh Đường đang nhảy như con choi choi trên đó, vừa lớn tiếng thông báo quân Nhật sắp vào thôn, giọng đã bắt đầu khản đặc.

Một số người nhàn rỗi đứng khoanh tay, ngẩng mặt lên nhìn. Thọ Hỉ dừng lại ở đầu ngõ, phân vân lựa chọn lối đi đến nhà ba Phàn. Có hai đường đến nhà ba Phàn: một đường qua phố lớn; một đường đi dọc theo con đê. Đi đường đê thì sợ đánh động đàn chó đen nhà họ Tôn. Ngôi nhà cũ kỹ của nhà họ Tôn nằm ở phía bắc của con hẻm, có tiếng vây thấp, mặt trăng sạt lở mấy chỗ nhẵn bóng, thường xuyên có lũ gà đậu ở đó. Chủ nhà họ Tôn là Tôn Đại Cô, chỉ huy năm thằng cháu trai đều câm. Cha mẹ chúng như chưa hề tồn tại trên đời. Chúng trèo qua tương, trèo đi trèo lại thành năm chỗ lõm hình yên ngựa. Chúng ngồi nối đuôi như cưỡi ngựa trên các vết lõm. Tay gậy tay cung, hoặc những thanh kiếm gỗ, chúng giương những cặp mắt đầy lòng trắng, chăm chú dõi theo những người hoặc động vật đi qua ngõ. Chúng tương đối lịch sự đối với người, nhưng tuyệt đối không lịch sự với súc vật, bất kể là trâu bò hay mèo chó, ngan ngỗng hay gà vịt, chỉ cần phát hiện ra là đuổi kỳ cùng. Chúng dẫn theo đàn chó, biến thôn xóm thành bãi săn. Năm ngoái, chúng hè nhau giết chết con la sổng chuồng to bự của nhà Phúc Sinh Đường, lột da xẻo thịt giữa đường phố đông đúc. Mọi người chờ đợi màn kịch sẽ xảy ra: Phúc Sinh Đường là đại gia, có chú bác làm đến Trung đoàn trưởng, trong nhà nuôi cả đội súng ngắn. Ngang nhiên làm thịt la của nhà họ, chẳng khác tự tìm lấy cái chết.

Nhưng ông Hài nhà Phúc Sinh Động là Tư Mã Khố, một con người bắn giỏi như thần, có miếng bớt bằng bàn tay trên mặt - không những không rút súng ra, mà còn thưởng cho năm anh em nhà câm năm đồng bạc trắng.

Từ đó, lũ trẻ câm càng ngạo ngược, súc vật mà gặp chúng, chỉ tiếc không mọc thêm đôi cánh. Khi chúng cưỡi trên tường, năm con chó mục đen tuyền uể oải nằm dưới chân, mắt lim dim như đang mơ ngủ. Lũ trẻ câm nhà ho Tôn cùng đàn chó của chúng đều có thành kiến sâu sắc với Thọ Hỉ ở cùng ngõ. Thọ Hỉ không hiểu vì sao, ở đâu và từ khi nào đắc tội với đám yêu tinh này. Chỉ cần gặp cảnh người trên tường, chó dưới chân là Thọ Hỉ biết mình săp gặp vận đen, mặc dù mỗi lần đi qua, Thọ Hỉ đều mỉm cười với lũ câm, nhưng vẫn không tránh khỏi đàn chó lao như tên bắn, xông ra tập kích, dù chỉ là hù dọa, da thịt không bị đớp miếng nào, nhưng vẫn khiến anh ta bị một phen khiếp hãi, cứ nghĩ đến là lại rùng mình. Thọ Hỉ định đến nhà ông ba Phàn bằng con đường lớn xuyên ngang thị trấn, nhưng theo con đường lớn tất phải đi qua trước cửa nhà thờ, mà lúc này, ở đó có ông mục sư Malôa to lớn, tóc đỏ mắt xanh, đang ngồi xổm vắt sữa dê dưới gốc cây hoa gạo tây với thân cành đầy gai cứng. Hai bàn tay ông đỏ au đầy lông mịn màu vàng vuốt trên bầu vú căng mọng của con dê cái già dưới cằm có ba chòm râu. Những tia sữa màu trắng xanh vọt thành tiếng trong chiếc chậu tráng men han gỉ. Từng đàn từng lũ nhặng xanh đầu đỏ bay vòng quanh mục sư Malôa và con dê. Mùi hăng hắc của cây gạo, mùi gây gây của sữa dê, mùi ngầy ngậy của mục sư, quyện vào nhau và tỏa ra dưới ánh sáng mặt trời, ô nhiễm cả nửa đường phố. Thọ Hỉ không chịu nổi cái nhìn lườm lườm đầy ác cảm của ông mục sư, mặc dù nét mặt ông cố tỏ ra thân thiện với nụ cười thông cảm. Vì là cười mỉm, nên ông mục sư hé môi, để lộ hàm răng trắng lóa, bàn tay hộ pháp bẩn thỉu làm dấu trên bộ ngực đầy lông lá, A men! Khi ấy, Thọ Hỉ chỉ thấy ruột gan lộn tùng phèo, một tình cảm khó tả, khiến Thọ Hỉ cụp đuôi bỏ chạy như chó. Tránh đàn chó dữ của lũ trẻ câm là vì sợ. Tránh mặt mục sư Malôa và con dê của ông ta là vì ghét. Càng đáng giận hơn là vợ Thọ Hỉ có cảm tình đặc biệt với ông tóc đỏ này. Cô ta là tín đồ trung thành của ông. Ông là Thượng đế của cô.

Cân nhắc kỹ, Thọ Hỉ quyết định đi lên phía bắc rồi quặt sang đông đến nhà ông ba Phàn, mặc dầu quang cảnh ở chỗ tháp canh rất hấp dẫn. Ngoại trừ trên tháp canh Tư Mã Đình nhảy nhót như khỉ, trong thôn vẫn bình thường. Thế là tâm trạng sợ Nhật tan biến, Thọ Hỉ phục sát đất khả năng phán đoán của mẹ. Để phòng thân, anh ta nhặt hai cục gạch cầm tay, nghe rõ tiếng lừa rống rất to trên phố và tiếng gọi con của một người đàn bà nào đó.

Đi qua nhà họ Tôn, Thọ Hỉ sung sướng khi thấy trên tường vắng tanh, khống có lũ trẻ câm cưỡi trên những chỗ lõm, đàn gà cũng không, đàn chó cũng không nằm mơ dưới chân tường. Tường nhà họ Tôn vốn rất thấp, những chỗ lõm lại càng thấp, Thọ Hỉ dễ dàng nhìn vào trong sân, thấy ở đó đang diễn ra một cuộc đại tàn sát! Kẻ bị giết là những con gà cao ngạo, kẻ ra tay tàn sát là bà nội của lũ câm, một người đàn bà võ nghệ cao cường, mọi người gọi bà là Tôn Đại Cô. Nghe nói Tôn Đại Cô hồi trẻ có phép khinh công, là một tay cự phách trên chốn giang hồ, sau vì phạm trọng tội, phải hạ mình lấy anh thợ đắp lò họ Tôn. Thọ Hỉ trông thấy trong sân đã có bảy con gà bị giết. Trên nền đất phẳng phiu ngả màu trắng, vương đầy những vòng tròn của vết máu gà. Đó là những con gà giẫy giụa trước khi chết. Lại một con gà nữa bị cắt cổ. Tôn Đại Cô quăng nó ra sân. Con gà nằm xạ, nhảy như choi choi thành một vòng tròn. Năm thằng câm đều cởi trần, ngồi xổm giương mặt nhìn những con gà xoay tròn giẫy chết, thỉnh thoảng lại nhìn bà nội tay cầm con dao sắc lẹm. Nét mặt, cử chỉ của chúng giống nhau đến kinh khủng, ngay cả đến cái đảo mắt hình như đều thống nhất từ một hiệu lệnh. Tôn Đại Cô là người nổi tiếng ở thị trấn, thực ra chỉ là một bà già, mặt mỏng mà đanh. Khuôn mặt bà, sắc thái của bà, tầm cao và phong cách của bà, đều nói lên dĩ vãng, người ta có thể đoán được vẻ đẹp của bà xưa kia. Năm con chó ngồi chụm một chỗ, đầu nghểnh lên, ánh mắt đầy bí hiểm và hoang dại, không ai đoán nổi chúng đang nghĩ gì?

Quang cảnh trong sân nhà họ Tôn như một trò chơi đầy ma lục, Thọ Hỉ như bị hút chặt, không rời mắt và cũng không muốn bỏ đi. Anh ta quên hết mọi sầu não, quên luôn ca mệnh lệnh của mẹ. Người đàn ông nhỏ thó bốn mươi hai tuổi này, qua đầu tường nhìn vào sân, anh ta cảm thấy ánh mắt sắc lạnh của Tôn Đại Cô nhìn về phía mình như một lưỡi gươm, sắc như nước, mạnh như gió, hầu như có thể phạt rơi đầu mình. Bọn trẻ câm và lũ chó của chúng cũng nhìn ra. Mắt bọn trẻ cũng lóe lên những tia tinh nghịch, chúng đang hồi hộp. Lũ chó ngoẹo đầu, nhe hàm răng sắc nhọn, gầm gừ trong họng, đám lông cứng trên gáy dựng ngược. Năm con chó như năm mũi tên đã đặt trên dây cung, sẵn sàng lao ra bất cứ lúc nào. Thọ Hỉ đã định bỏ chạy, chợt nghe thấy Tôn Đại Cô dặng hắng một tiếng, những nét mặt đang hoan hỉ của lũ câm bỗng ỉu xìu, đàn chó tỏ ra phục tùng, duỗi dài chân trước, nằm bẹp xuống. Thọ Hỉ nghe thấy Tôn Đại Cô hỏi, giọng dịu dàng:

- Thằng cả nhà Thượng Quan đấy hả? Mẹ cháu đang làm gì ở nhà!

Thọ Hỉ không biết nhất thời trả lời câu hỏi của Tôn Đại Cô như thế nào, lời lẽ đã trào lên khóe miệng, nhưng y hệt một tên trộm bị bắt quả tang.

Tôn Đại Cô thản nhiên mỉm cười, không hỏi gì thêm. Bà ta chộp lấy con gà sống cuồng có bộ lông đuôi màu đen pha dỏ với những chiếc lông mịn màng như nhung. Con gà sợ hãi kêu cùng cục. Bà nhổ sạch túm lông đuôi của con gà, bỏ vào cái bị cói. Con gà trống quẫy đạp điên cuồng, cặp móng sắc hất tung từng đám đất. Tôn Đại Cô hỏi:

- Bọn trẻ nhà cháu biết đá cầu lông không? Lông đuôi gà nhổ khi còn sống, làm cầu lông thì khỏi nói! Ôi, lại nhớ ngày nào...

Bà nhìn chằm chằm vào mặt Thọ Hỉ rồi ngừng bặt không nói nữa, chìm trong một trạng thái đờ đẫn. Mắt bà như dính vào một điểm trên tương, như muốn nhìn xuyên qua bức tường. Thọ Hỉ nhìn bà không chớp, không dám thở mạnh. Cuối cùng, bà như một quả bóng xì hơi, ánh mắt sáng rục trở lại dịu dàng, xa vắng. Bà dùng chân chặn lên đôi chân con gà trống, kẹp đôi cánh gà vào hổ khẩu bàn tay trái, ngón cái và ngón trỏ thì kẹp lấy cổ gà. Con gà không động cựa. Bà dùng ngón cái và ngón trỏ vặt lông ở cổ gà, lộ ra một mảng da màu đỏ tía.

Bà cong ngón giữa búng búng chỗ cổ con gà đã vặt lông. Rồi bằng con dao lá liễu sắc như nước, bà nhẹ nhàng khứa một nhát. Những giọt máu đỏ sẫm, giọt to nối tiếp giọt nho phóng ra... Tôn Đại Cô giơ con gà đầy máu lên, chậm rãi đứng dậy nhìn xung quanh như tìm kiếm vật gì ánh nắng rực rỡ khiến bà lim dim mắt. Thọ Hỉ đầu óc quay cuồng. Mùi hoa hòe xộc vào mũi- Này! Thọ Hỉ nghe thấy bà Tôn Đại Cô nói vậy. Con gà sống lộn một vòng trong không khí rồi rơi xuống giữa sân. Thọ Hỉ thở dài nhẹ nhõm, vô tình rời tay khỏi mép tường. Lúc này anh ta mới nhớ tới chuyện phải đi mời ông ba Phàn đến đỡ đẻ. Chính lúc anh ta sắp sửa bỏ đi, thì như có phép lạ, con gà trống xòe hai cánh đỡ lấy thân, đứng lên đầy vẻ bất khuất. Nó đã bị vặt trụi lông đuôi, chiếc phao câu trần trụi cong lên, trông vừa xấu xí vừa quái đản, khiến Thọ Hỉ vô cùng kinh hãi. ở chỗ cổ con gà lồi ra một cục thịt, máu me đầm đìa. Nó không giữ nổi cái mào vĩ đại trên đầu, cái mào trước đây màu đỏ tươi, nay đã xám ngoét. Nhưng nó vẫn gắng ngẩng đầu lên, lên chút nữa, ngừng lại, rồi lại lên nữa, rồi gục xuống. Con gà lắc lư cái đầu chống đít xuống đất, máu sủi bọt ứa ra hai bên mép và ở nhát cắt trên cổ. Mắt nó như hai đốm lửa màu vàng. Tôn Đại Cô có vẻ bồn chồn. Bà ta lấy cỏ khô lau tay, miệng chuyển động như đang nhai, nhưng thực ra bà chẳng ăn gì cả. Đột nhiên, bà nhổ một bãi nước bọt, quát với lũ trẻ câm:

- Cút!

Thọ Hỉ ngã ngồi xuống đất.

Khi anh ta vịn vào tường để đứng lên thì lông gà đã bay lung tung trong sân nhà họ Tôn. Con gà sống cuồng đã bị lũ chó xé tan xác, máu thịt vương vãi khắp sân. Lũ chó dữ như dàn sói, tranh nhau ăn bộ lòng của con gà. Lũ trẻ câm vỗ tay cười ngớ ngẩn. Tôn Đại Cô ngồi trên bậu cửa, hút thuốc bằng tẩu cán dài, vẻ đăm chiêu.