Sáng sớm thức dậy, như mọi khi, Triệu Thiên Chính dắt ngựa xuống ao cho chúng uống nước. Giờ này chắc An An và tiểu Nhu trong xe đã thức giấc. Hắn lấy tay vốc từng ngụm nước rửa mặt, định tiếp tục xúc miệng thì bỗng dưng hắn dừng lại, chỉ đơn giản là hắn nhớ đến lời giáo huấn của ai kia. Hắn lủi thủi quay về lều ngủ, lấy ra một cái túi nhựa, bên trong túi chứa một cái bàn chải cán dài, một chai dược (kem cùng bàn chải đánh răng á) cùng khăn mặt và ly nhựa. Hắn nhớ rõ An An đã cứng rắn nhét cái túi này cho hắn còn trịnh trọng tuyên bố: ai không vệ sinh cá nhân sạch sẽ thì đừng đến gần nàng quá ba bước.

Ban đầu không quen, hắn gần như nuốt luôn cả bọt dung dịch kia khiến hắn ói ra cả mật xanh mật vàng, tiểu Nhu cẩn thận nên muội ấy hầu như không sao. Tuy ban đầu hắn rất chán ghét cái thứ kia nhưng cảm giác sạch sẽ thoáng mát từ trong miệng rất sản khoái khiến hắn cũng từ từ yêu thích. Mỗi lần An An yêu cầu hắn và muội muội phải vệ sinh hai lần: trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy. Hắn nghĩ phải chăng tiểu cô nương nào cũng cuồng sạch sẽ như nàng?

An An thường có thói quen chạy bộ mỗi sáng sớm, dù suốt đêm không ngủ nhưng tinh thần nàng rất tốt. Cổ đại không có vật dụng hiện đại nhưng lại có không khí vô cùng trong lành. Nàng từ nhỏ đến lớn đều xoay quanh cuộc sống náo động của thành thị, bây giờ được thưởng thức phong cảnh làng quê yên tĩnh, hít khí trời an lành buổi sớm, thưởng thức cảnh mặt trời mọc tuyệt đẹp thì còn gì thích ý bằng.

Tuy vừa mới tắm ở trong không gian nhưng sau một buổi sáng vận động, cơ thể nàng đã đầy mồ hôi dinh dính khó chịu. An An lại chuẩn bị y phục cùng sữa tắm, dự định tắm thêm một lần nữa. Kẻ xấu số phải chịu thân phận cu li dĩ nhiên là nam nhân duy nhất ở đây. Hắn gần như đã quen thói sạch sẽ của nàng, ngay cả Nhu nhi cũng rất thích thói quen này.

Tắm xong An An cảm thấy thoải mái dễ chịu hơn nhiều, nàng bắt tay vào việc chuẩn bị bữa ăn sáng. Tiểu Nhu tắm xong cũng vui vẻ nhào lại giúp nàng. Hai tỷ muội vừa nấu nướng vừa cười cười nói nói rất vui vẻ.

Bữa ăn sáng tuy gọn nhẹ nhưng vẫn đủ chất, An An vẫn thích ăn sáng với món nóng sốt hơn là ăn fastfood ngọt ngấy. Mỗi người một bát cháo ngũ cốc thịt băm đủ đầy sắc hương vị. Triệu Thiên Chính đang tuổi ăn tuổi lớn nên được ưu tiên thêm một xâu thịt dê nướng sốt tương. Ba người ăn sáng trong vui vẻ rồi chuẩn bị lên đường.

An An mấy ngày nay tuy có học đánh xe nhưng vẫn còn tay mơ, chủ yếu đánh xe vẫn là Triệu Thiên Chính. Nàng cùng tiểu Nhu ngồi trong xe ngựa thích ý ăn vặt, đây là thói quen của nữ hài a. Triệu Thiên Chính tuy không thích ăn vặt nhưng bất quá hắn không từ chối hoa quả tươi. Trong khi An An và tiểu Nhu ăn những quả chua chua ngọt ngọt như táo gai, xoài sống, ổi giòn thì hắn thích nho, dâu tây hay vải. Nhìn vào cả ba người như đang du ngoạn phong cảnh chứ nào giống như xuôi về nam tìm kế sinh nhai?

Xe ngựa băng băng ra khỏi thôn làng, trên đường ba người họ vẫn thấy một số thôn dân vác cuốc ra đồng, vui vẻ trò chuyện về vụ mùa năm nay thuận lợi, hứa hẹn một năm ấm no. Xem ra thôn làng này khá giàu có, thôn dân mà có đất làm thì đã tốt lắm rồi.

Đến trưa, ba người đã bắt đầu đói bụng. Hai tiểu cô nương ăn quả chua nên đặt biệt đói hơn nhiều. An An xuất ra ba hộp cơm đã làm lúc sáng, cơm được cất vào lò giữ ấm trong không gian nên khi lấy ra vẫn là nóng hôi hổi. An An chưa bao giờ keo kiệt trong ăn uống nên cả ba hộp cơm đều được chuẩn bị rất thịnh soạn. Lấy cơm làm món chính, các khay đồ ăn còn lại là: bò kho, súp trứng, mực nang nướng được rưới sốt cà hấp dẫn, cải mầm xào tỏi, rau củ luộc chấm tương ớt, salad rau kèm theo một quả quýt tráng miệng.

Bữa ăn của họ so sánh với quý tộc hoàng gia còn cao hơn vài cấp bậc. Không phải cứ nhiều thịt, nhiều mỡ, dùng nguyên liệu cao quý là được ăn ngon. Cần phải biết dung hòa dinh dưỡng, thường xuyên đổi món, dùng gia vị thích hợp, thực phẩm phải tươi sống, cuối cùng là phải có một đầu bếp khéo léo thì bạn sẽ có được bữa ăn vừa ngon lại vừa bổ.

Càng rời xa thôn làng thì tình hình càng tồi tệ, hai bên đường đã không còn được phủ thảm cỏ xanh mướt mà thay vào đó là cảnh tiêu điều hoan vắng, xung quanh là vùng núi khô cằn cát đá. Mặt trời đã sắp xuống núi càng làm khung cảnh thêm thê lương hơn.

An An cùng tiểu Nhu xuống xe, cảnh vật quá hoan vắng nên tiểu Nhu vẫn theo sát bên nàng. Triệu Thiên Chính cúi xuống gầm xe lấy lương thực và nước uống cho ngựa. Hắn chưa kịp làm gì thì đã thấy An An dẫn Nhu nhi chạy về phía hắn, nàng quăng Nhu nhi vào lòng của hắn rồi cảnh giác xung quanh. Triệu Thiên Chính cũng phản ứng mau lẹ, hắn một tay ôm muội muội, một tay rút thanh kiếm dưới gầm xe, mắt quan sát xung quanh một lượt.

Khoản một chung trà nhỏ qua đi, bốn phía đang vắng lặng bỗng nhiên xuất hiện rất nhiều người, họ xuất hiện từ những bụi cỏ khô héo từ xa hoặc từ những gò cát đá cằn cỗi.

An An quan sát nhóm người bao vây nàng, tâm cũng thả xuống, chỉ cần không phải người giang hồ cùng đạo gia thì tốt rồi. Chỉ thấy nhóm người kia có hơn 20 người, nhìn họ nào giống lục lâm thảo khấu, một toán thanh niên cùng phụ lão nhếch nhác bết bác như dân đói tị nạn, cái khác biệt duy nhất là trên tay họ đang cầm, nào là cuốc, là xẻng, là gậy gộc...khuôn mặt vốn đang hung thần hắc sát nhưng vẻ tiều tụy đói khát đã bán đứng họ, có người vẫn còn mang vẻ mặt chân chất dân quê trong khi tay cầm cuốc đang run rẩy, gần như sắp rớt xuống. Vẻ mặt của nhóm lão nhân thì càng đáng nói, họ vốn cả đời làm lương dân, nay đi cướp người ta mà xấu hổ không dám nhìn mặt con mồi, mặt họ cúi gằm xuống làm An An tưởng dưới đất có thứ gì quý giá.

Triệu Thiên Chính nhìn An An như thăm dò ý kiến, chỉ tiếc lúc này An An xoa xoa mi tâm, tay bóp bóp trán một bộ dạng không còn gì để nói, trên đầu đã có một đàn quạ đen bay qua.

Cuối cùng cũng có một thanh niên tuổi ước chừng 20 lên tiếng:

"Để lại xe ngựa cùng hành lý, các ngươi sẽ được toàn mạng". Nói xong như có ăn ý từ trước, cả nhóm người bắt đầu lộng vũ cuốc xẻng, vẻ mặt thì càng ngày càng dữ tợn.

Triệu Thiên Chính trên trán đã nổi đầy vạch đen, còn An An thì nhìn trời nhìn đất, tựa như chuyện cướp đường này không hề liên quan đến nàng. Triệu Yên Nhu thì rối rắm, hết nhìn ca ca rồi quay qua tỷ tỷ, sau cùng nhìn lại nhóm cướp, rùng mình một cái, trốn luôn trong lòng ca ca của mình.

Nhóm cướp thấy đối phương không có sợ hãi như dự định, rối rắm một hồi, xì xào bàn tán một lúc, sau cùng chàng thanh niên phát ngôn vừa rồi tiến lên xe ngựa lục soát. Triệu Thiên Chính định tiến lên nhưng lại bị An An ngăn cản, hắn buồn bực ôm muội muội của mình bảo vệ ở một bên.

Chàng thanh niên lục soát trong xe, ngoài vài vật dụng cùng vài bộ y phục thì không còn gì nữa. Khi lục soát tới gầm xe, hắn vui mừng như bắt được vàng: hai túi lương thực dành cho ngựa và một thùng nước đầy. Hắn vui mừng chạy về phía đồng bọn báo cáo chiến công. Nhóm người nhìn thấy chiến phẩm, mắt cũng sáng lên, hiển nhiên tâm tình họ phấn chấn không thôi.

An An mắt nhìn hết thảy, nhịn không được lên tiếng: "đó là thức ăn dành cho ngựa a". Thức ăn cho ngựa là nàng mua trong một thị trấn, bên trong là gạo xay nhuyễn cùng với cỏ khô, có lẫn cả trấu cùng cát sỏi. Dành cho gia súc ăn thì không vấn đề nhưng người ăn thì...ẹc...

Chàng thanh niên quay lại, hung thần ác sát trả lời An An: "thức ăn này đã là tốt nhất với chúng ta. Bọn ăn trắng mặc trơn như các ngươi làm sao hiểu được. Khôn hồn thì mau quay về nhà kẻo không bị sói nuốt chúng ta không chịu trách nhiệm".

Nhìn vào y phục của ba người họ thì câu "ăn trắng mặc trơn " có phần hơi quá nhưng xét hoàng cảnh thực chất của ba người họ thì hoàn toàn không sai. Cả ba người cùng xấu hổ cúi gằm mặt, chẳng lẽ từ nay họ phải ăn uống kham khổ lại sao?

Huynh muội họ Triệu tuy rất muốn giúp nhóm thôn dân này nhưng bản thân họ cũng nương nhờ vào người khác, nên chỉ cúi đầu im lặng, chờ đợi quyết định của An An. An An rất hài lòng phản ứng của huynh muội họ nhưng vẫn không biểu hiện ra ngoài. Nếu họ dám tự ý quyết định hay xin xỏ cho nhóm thôn dân kia, nàng sẽ không do dự bỏ đi. Loại người tự cho là đúng rất khó sống chung và cũng là chuyên gia gây rối, nàng mới không cần bạn đồng hành như vậy.

"Các vị, ca ca ta là tiểu đại phu ra ngoài lịch lãm. Ca ca ta thấy các ngươi đều là lương dân, cùng đường lắm mới đi đến bước này. Các ngươi thiếu ăn thiếu mặc đã lâu không tránh khỏi sinh bệnh. Ca ca ta có ý đến chỗ các ngươi xem bệnh miễn phí, các ngươi có nguyện ý không?".

Nhóm nông phu giật mình sửng sốt, sau đó tất cả đồng loạt lia về phía Triệu Thiên Chính làm cho hắn một phen toát mồ hôi lạnh. Một lão ông gầy xọm bước lên, ánh mắt như khẩn cầu, như hi vọng nhìn thiếu niên trước mắt: "ngươi có thể trị bệnh sao?".

Triệu Thiên Chính trước bị nhìn, sau bị hỏi, hắn lúng túng không thôi, đời này của hắn chưa bao giờ trãi qua chuyện như vậy. An An rốt cuộc nhìn không nổi nữa, nàng một phát đá vào chân hắn, miệng cũng không lưu tình: "phụ thân cho huynh học một thân y thuật, sợ cái tính nhu nhược của huynh sẽ bị người khi dễ mới cho huynh ra ngoài lịch lãm, cơ hội tốt như vậy mà không nắm bắt thì cuốn gói về nhà luôn đi". Nói xong lại quay qua lão ông ngọt ngào nói: "cụ ông a, ca ca ta y thuật rất tốt, khổ nỗi tính tình hắn thì...ai...mà thôi đi, chúng ta chỉ là ba hài tử chưa trưởng thành, bên ngoài quá nguy hiểm, vẫn là về nhà thôi". Nói xong quay qua nhìn Triệu Thiên Chính, bộ dạng chỉ tiếc rèn sắt không thành thép, thở dài rồi lại thở dài.

Triệu Thiên Chính ngổn ngang trong gió, hắn đây là chọc gì đến nàng a, cư nhiên lôi hắn ra chắn gió. Triệu Yên Nhu thì một bộ dạng ngốc trệ, nhưng nàng bị ca ca ôm nên chẳng ai phát hiện điều gì. Nhóm nông phu đã tin 7-8 phần, quyết định mang huynh muội bọn họ về thôn, dù sao chỉ là ba đứa nhỏ, còn có thể giở được trò gì.

An An chỉ biết lắc đầu thở dài: làm người quá thật thà sẽ dễ bị người dắt mũi. Không nói tới dung mạo của nàng cùng hai người kia bất đồng, ngay từ đầu biểu hiện của Triệu Thiên Chính có chỗ nào là nhu nhược? Họ tự xưng là con cháu đại phu nhưng trong xe lại không có lấy một cọng dược liệu? Ai...quả là là nông dân chất phát a.

An An một đường theo họ về thôn trang. Chỗ họ ở lại nằm sâu trong núi, đất đai nơi đây cũng như ở bên ngoài: đều là đất cát sỏi khô cằn không thể trồng được lương thực. An An lại lấy làm lạ, Thanh Lý thôn mặc dù đất không tệ như ở đây nhưng dân Thanh Lý cũng đâu có đất gieo trồng, họ chủ yếu dựa vào rừng núi để kiếm ăn, sao dân ở đây không làm như vậy?

An An vui vẻ làm thân, bắt chuyện với một ông lão: "ông ơi, cháu nghe nói trong rừng có rất nhiều thịt và cây trái, lát nữa ông dẫn cháu đi săn và hái trái nhé?".

Ông lão nhìn tiểu cô nương hoạt bát vui vẻ, tâm không khỏi tưởng nhớ đến cháu gái của mình, nó đã mất đi vì không chống chọi được cái đói, cái rét. Hốc mắt ông lão chợt đỏ lên, nghẹn ngào nói: "rừng đã sớm không còn gì, lũ ác ma đó không chừa đường sống cho chúng ta".

Ác ma? Với tinh thần ham hiểu biết, An An dùng giọng nói còn ngọt hơn cả mật truy tìm nguồn căn hậu quả. Triệu Thiên Chính ở một bên, nhìn An An dùng tư thái của đứa trẻ biễu diễn, hắn chỉ cảm thấy toàn thân đều nổi da gà, nếu như ông lão kia thấy được cảnh nàng ta dùng tư thế lão đại để bức cung bọn trẻ thì hiện giờ lão có cùng tâm trạng với hắn hay không?

Sau một hồi hỏi đáp, rốt cuộc An An cũng hiểu được ngọn nguồn. Nguyên lai thôn ở đây gọi là Thiên Lãnh. Dân thôn tại đây cũng không khác gì thôn Thanh Lý: vào rừng săn thú, hái dã quả, đến mùa vụ thì xuống thôn lân cận xin việc. Chính xác phải nói họ một nửa là thợ săn, một nửa là nông dân. Tuy cuộc sống kham khổ nhưng họ vẫn có thể bữa đói, bữa no sống qua ngày.

Chuyện bắt đầu là lúc có người phát hiện sâu trong rừng Thiên Lãnh có một khu đất mọc đầy nhân sâm lâu năm. Chuyện bàn ra tán vào thế nào lại để ột đạo gia tình cờ đi qua phát hiện, hắn chẳng những dùng bảo bối thu luôn mảnh đất mọc đầy nhân sâm mà còn dẫn đồng bọn lùng sục khắp núi tầm quý dược.

Rừng Thiên Lãnh vốn chỉ là vô danh tiểu tốt, nay lại bị nhóm đạo sỹ kia lật tung cả lên làm cho cây cối bị tàn phá, động vật hoang dã sợ hãi lần lượt bỏ đi, thôn dân thiếu đi nguồn thức ăn chính nên cử người cầu xin các vị đạo gia cho họ đường sống, kết quả người có đi mà không về, hôm sau phát hiện xác họ đã thối rữa dưới chân núi. Thôn dân nổi giận nhưng không dám tìm người tính xổ, ai bảo bọn họ không có năng lực làm chi.

Càng quá đáng hơn nữa, nhóm đạo gia vì muốn bắt chim linh tước - một loại chim có thể phát ra linh khí - họ hạ độc nguồn nước để dẫn dụ linh tước, thành công hay không thì dân thôn không biết nhưng hậu quả sau đó thì như mọi người chứng kiến: cây cối trở nên khô cằn, héo rũ, còn sống đã là may mắn rồi chứ đừng nói chi ra trái kết hạt. Động vật hoang dã không còn thức ăn nước uống nữa, chúng từng bầy đàn rời đi Thiên Lãnh, chỉ để lại những người thôn dân đói khát.

Tại sao không rời nơi đây tìm nơi sinh sống mới à? Dễ dàng lắm sao? Thành trấn nào, thôn nào sẽ dễ dàng tiếp nhận ngoại nhân, huống chi tổ tiên họ đời đời đều chôn tại đây, vứt bỏ tổ tiên sẽ bị thần linh trừng phạt, chết không được đoàn tụ ông bà, sẽ biến thành oán linh phiêu du bất định.

Sao không ra thôn lân cận tìm việc à? Các thôn kia biết bọn họ đắc tội với đạo gia, sống chết cũng không cho họ vào thôn, nói chi đến làm việc. Bọn họ đã trãi qua tình trạng này gần cả tháng nay. Thứ ăn được thì cũng đã ăn hết, thứ không ăn được cũng lôi ra ăn, thậm chí họ còn vào rừng bức lá, cạo vỏ cây, đào đào xới xới nhưng vẫn là vô dụng. Nếu không phải trong thôn có mạch nước ngầm thì họ đã không cần chờ đến đói chết.

Nghe toàn bộ câu chuyện, An An lại càng bài xích bọn đạo sỹ. Ỷ là người tu chân thì tốt lắm sao? Có bảo bối thì hay lắm à? Một lũ ma đạo, còn không bằng cầm thú nữa là. An An ở trong lòng lôi hết mười tám đời tổ tông bọn chúng ân cần hỏi thăm ba lượt, bất tri bất giác nàng đã vào thôn Thiên Lãnh.

Cảnh thôn tiêu điều hoan vắng, một phần do trời đã tối, một phần do cuộc sống u ám của họ trong thời gian này. Toàn thôn không một tiếng động của gia súc, gia cầm, hiển nhiên nơi đây đã không còn gì để ăn nữa.

An An nói với trưởng thôn tập hợp mọi người lại, nàng muốn phân phát lương thực cho họ. Mọi người nghe nói có người muốn phân phát lương thực, tuy không dám tin nhưng bản năng sống còn cũng khiến họ tụ tập lại.

Cả thôn Thiên Lãnh hiện tại chỉ còn khoảng 70 người, số thì đói chết, bệnh chết, số thì bỏ đi, làm cho thôn vốn ít nhân khẩu nay lại càng thảm thương. An An nhìn qua một lượt rồi quay qua trưởng thôn: "chỉ có bấy nhiêu người thôi?".

"Còn một số người bị bệnh không xuống giường được".

"Bao nhiêu người nữa?".

"10 người nữa". Trưởng thôn mặc dù thấy có gì đó kỳ lạ nhưng lão giống như trúng phải thuốc, mọi việc nhất nhất nghe theo, nhất nhất trả lời từng câu hỏi của An An.

Trưởng thôn dĩ nhiên không biết, từ lúc nghe ngọn nguồn câu chuyện cùng chứng kiến tình trạng của thôn dân ở đây, An An đã sớm trút bỏ lớp vỏ hài tử khả ái mà thay vào đó là âm trầm sát khí. Với uy áp của một bậc cao thủ 500 năm công lực thì thường dân như lão sao không tuân phục cho được.

An An mượn một căn nhà nhỏ làm nơi phân phát lương thực. Bên ngoài nàng cho người chuẩn bị một bộ bàn ghế, trãi giấy tuyên thành cùng bút nghiên. Hiển nhiên đây là địa bàn hoạt động của Triệu Thiên Chính. Hắn có nhiệm vụ ghi lại số nhân khẩu cùng tuổi tác của của mỗi hộ để nàng phân chia lương thực. Triệu Yên Nhu có nhiệm vụ mang giấy đã ghi xong đưa vào nhà cho nàng. Trưởng thôn đứng ở một bên giúp thôn dân lần lượt sắp hàng và giám sát.

Căn cứ thông tin trên giấy, An An cho lương thực vào túi nhựa sao ỗi người được hai phần cháo tùy theo độ tuổi. Không phải nàng keo kiệt, mà là vì họ thiếu dinh dưỡng quá trầm trọng, tạm thời chỉ được ăn thức ăn nhẹ, dễ tiêu hóa nếu không cơ thể không chịu nổi sẽ sinh bệnh.

Dân thôn không biết suy nghĩ của An An nhưng bất quá có lương thực rồi cũng làm bọn họ vui sướng chảy nước mắt. Khi An An dặn dò ngày mai vẫn còn được phân phát lương thực tiếp thì họ khóc như những đứa trẻ, quỳ rạp xuống đất dập đầu khiến nàng gần như nhảy dựng lên.

Thiên Lãnh thôn có khoảng 80 người nhưng chỉ có 16 hộ. Vì An An chọn phân phát theo từng hộ nên chẳng mấy chốc đã phân phát xong. Nàng và hai huynh muội họ Triệu tạm thời ở lại căn nhà nhỏ đã phân phát lương thực. Dọn dẹp sơ qua một chút, ăn xong bữa tối, nàng dặn dò huynh muội họ đi ngủ trước còn nàng thì xách hòm thuốc đi khám bệnh. Tiểu Nhu có ý định giúp đỡ nhưng lại bị nàng từ chối, sức khỏe của tiểu Nhu vốn không tốt, nếu để nàng ta tiếp xúc với người bệnh không khéo lại bị lây.

Dân làng thấy trưởng thôn cứ răm rắp nghe theo tiểu cô nương vừa mới đến, hơn nữa chính tiểu cô nương lại vừa phân phát cho họ lương thực, thái độ của dân thôn đều hoan nghênh nàng, thậm chí còn có cả sự tôn kính.

An An cho trưởng thôn tập hợp 10 người bệnh lại cùng một chỗ. Nàng xem qua một lượt những người bị bệnh, cũng may họ đa phần là bị suy nhược do thiếu ăn, chỉ cần truyền dịch, nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ là ổn.

Hôm sau, An An để lại lương thực cho huynh muội họ Triệu phân phát, nàng một mình rời thôn vào rừng xem xét nguồn nước. Con suối trong rừng bị ô nhiễm rất nặng, nước nổi lên từng bọt khí xanh lè trong khi màu nước lại quá đen. An An mang bao tay vào lấy một ít nước xem xét. Nàng tiến vào không gian, thử dùng nước không gian để hóa giải. Chưa đầy một phút sau thì nước suối mang về đã trong lại, mang cho lũ thỏ hoan uống thì không thấy biểu hiện gì khác thường, hiển nhiên độc đã được hóa giải. An An thoát ra khỏi không gian, nàng dùng ý niệm đổ một lượng lớn nước không gian vào con suối, vì con suối rất lớn nên phải chờ vài ngày sau mới hóa giải được.

Giải quyết xong nguồn nước, An An quay về thôn ăn uống và thăm bệnh. Sau đó liên tiếp mấy ngày nàng biến mất vô tung vô ảnh. Đối với việc này huynh muội họ Triệu vẫn không biểu hiện gì, họ đã chấp nhận những việc làm kỳ quái của nàng mà không hề hỏi han. Họ chỉ cần làm tốt việc An An giao phó là được, nàng nói khoản vài ngày sau sẽ trở về thì nhất định sẽ về, An An chưa gạt họ bao giờ.

Hiện tại An An ở trong không gian đang bù đầu nghiên cứu sách. Nàng lôi hết sách nông nghiệp ra đọc nhưng vẫn chưa tìm được giống lương thực hay cây trồng nào thích hợp với loại đất nơi đây. Nếu biết trước chuyện này, nàng đã học thêm ngành nông học, chứ đâu bây giờ mà bù đầu vào đống sách. Nếu như có internet hoặc dữ liệu được lưu trên máy tính thì nàng đã không khốn khổ như vậy.

Thất bại nằm dài trên sopha nghỉ ngơi, bỗng nhiên An An ngồi bật dậy, nàng nhớ không lầm là mẹ nàng từng nói quê của mẹ cũng là vùng đất cát sỏi như vậy nhưng họ vẫn có thể trồng lương thực sinh sống.

Cha mẹ của An An vốn là người châu á, mẹ nàng là người Việt chính gốc nhưng cha nàng lại là người Việt gốc hoa. Mẹ sau khi học hết tiểu học thì ông bà ngoại đều mất còn cha vốn là cô nhi lưu lạc tại đất khách quê người tìm kế sinh nhai. Hai người gặp nhau lúc cả hai đều tay trắng. Mang quyết tâm đổi đời, cả cha và mẹ lúc bấy giờ đều là người hầu của một vị trung tá người Mỹ, chiến tranh Mỹ - Việt kết thúc nên họ xin di dân về Mỹ. Sau nhiều lần chí thú làm ăn dưới sự giúp đỡ của vị trung tá kia, cả hai cũng dần có sự nghiệp riêng.

Đối với nghị lực của họ, An An luôn cảm phục từ tận tâm, đặc biệt là mẹ nàng, người Việt Nam luôn biết chịu thương chịu khó. Nếu không phải thời kỳ đầu giải phóng kỳ thị người dân làm việc cho người Mỹ thì chắc hẳn cha mẹ nàng vẫn muốn bám đất, bám làng mà sinh sống.

Nàng quay về đống sách nông nghiệp tiếp tục lục lọi nhưng lần này đã có mục tiêu xác định. Một quyển sách bìa màu dạy cách trồng ngũ cốc, thứ nàng muốn tìm kiếm chính là cách trồng lương thực thích hợp cho vùng cát đá: khoai lang và ngoai mỳ. Quả nhiên, hai loại lương thực này không những dễ trồng, sống được trên địa hình đất cát mà chúng lại không cần nhiều nước, năng suất lại cao, củ của nó chỉ cần phơi khô là có thể để dành suốt năm. Nếu muốn ăn chỉ cần mang lên hấp cho chính là có thể no bụng. Nhưng vấn đề lớn nhất ở đây là: khoai lang và khoai mỳ đều là thực vật ở một thế giới khác, nếu trên Minh Hoàng đại lục không có giống cây này thì dù chúng có dễ trồng thế nào cũng không thể nảy mầm được.

Trước đây An An đã từng thử trên một số loại cây ăn quả không tồn tại ở đại lục này. Kết quả dù đất có tốt đến đâu, thích hợp với loại cây đó ra sao thì chúng vẫn không nảy mầm. Bây giờ nàng chỉ mong đại lục này thực sự có ngoai lang cùng khoai mỳ, nếu không nàng cũng hết cách .

Khi An An trở lại thôn thì đã là ngày thứ 6 kể từ lúc tá túc tại đây. Số bệnh nhân bị suy dinh dưỡng đã hồi phục rất khá, nay họ đều có thể rời giường bệnh để về nhà. An An mang từ không gian ra mấy trăm cân thịt cùng rau củ phân phát cho thôn dân. Số thực phẩm này là nàng và tiểu Vũ chuẩn bị từ trước khi đến cổ đại. Bây giờ không gian đã trồng và nuôi gia súc rất tốt nên số thực phẩm này cho đi cũng không vấn đề gì. Ngoài thực phẩm ra, An An còn cho họ vài tấn gạo cùng ngũ cốc đủ để họ sống sót qua cả năm sau.

Thôn dân vui mừng vì có đủ lương thực, họ cung kính bái lạy An An như bồ tát sống. Đối với hiểu lầm lớn thế này, An An chỉ giải thích đơn giản là nhà nàng từng cứu mạng một vị đạo gia, được họ báo ân bằng bảo bối có thể cất trữ nhiều lương thực. Ở Minh Hoàng đại lục, thứ bí hiểm nhất chính là bảo vật của đạo sỹ nên lý do của An An đưa ra cũng không ai dị nghị. Dòng suối ở trong rừng đã được giải độc, sớm hay muộn thì rừng Thiên Lãnh sẽ lấy lại sinh cơ như ban đầu.

An An dẫn theo nhóm thanh thiếu niên của thôn cùng gieo trồng thử hai giống cây khoai. Bước đầu thử nghiệm tuy không mấy khả quan nhưng ít ra cây vẫn không chết. Đến ngày thứ mười thì dây khoai đã bò ra được một đoạn còn cây khoai mỳ thì đã ra lá non. Đến đây thì An An đã phần nào yên tâm, như vậy đại lục này thực chất có hai loại giống cây này, chẳng qua nó chưa được trồng phổ biến mà thôi.

An An đọc cho Triệu Thiên Chính ghi lại cách thức gieo trồng, thu hoạch và xử lý củ ngoai lang cùng khoai mỳ để thôn trưởng phổ biến lại cho thôn dân (An An vẫn chưa viết được chữ cổ đại). Với chuyện này dĩ nhiên cả thôn cảm kích bọn họ không thôi, từ nay đất đã có thể gieo trồng, họ không cần phải lo lắng bị đói nữa, đây là niềm vui sướng bực nào a.

Nhóm của An An dừng lại thôn Thiên Lãnh đã nửa tháng, mọi chuyện đã được giải quyết ổn thỏa nên họ bắt đầu lên đường. Chuyến hành trình xuôi nam vẫn được tiếp tục.