Âm Công

Chương 34: Tống tiễn cửu phái quy tây thiên - mọi ẩn tình đến lúc bộc lộ

Theo sau là tràng cười đắc ý của mụ Vô Vi Tiên Tử:

- Hạ.hạ.ha…! Nạp mạng thôi, tiểu nha đầu. Đỡ!

Nhìn về phía đó, Từ Nguyên Hậu lo lắng tột cùng thì thanh kiếm của Đoan Mộc Hạ vừa bị nhuyễn kiếm của mụ yêu phụ đoạn gãy.

Từ Nguyên Hậu lại nghe Bạch Bất Phục hô hoán:

- Oanh Oanh. Mau đưa cho ta thanh loan Tình kiếm.

Thôi Oanh Oanh nghe thế liền chạy vội đến.

Nhưng Thanh Từ đạo trưởng còn nhanh hơn Thôi Oanh Oanh.

Vừa ném kiếm cho Đoan Mộc Hạ, Thanh Từ đạo trưởng vừa trầm giọng, kêu lên:

- Thất Tinh Kiếm Trận đã thắng, bần đạo tạm thời không cần đến kiếm nữa. Tiếp lấy nào, Đoan Mộc môn chủ.

Lời nói của Thanh Từ đạo trưởng ngoài việc giúp cho quần hùng phấn khích hùng tâm còn làm cho mụ yêu phải nghiến răng ken két:

- Giỏi cho bọn cuồng đồ khả ố. Mối hận này bổn Tiên Tử nhất định phải báo phục. Đỡ!

Tung một kiếm về phía Đoan Mộc Hạ vừa chộp được bảo kiếm của Võ Đang phái, hất một ngọn chỉ kình về phía Bạch Bất Phục cũng vừa mới hoàn hồn, mụ yêu phụ sau đó tung người lao đi.

Sợ mụ yêu phụ lại giở trò hồ điệp xuyên hoa để tái diễn trò thảm sát, Bạch Bất Phục vội lớn tiếng đề tỉnh:

- Mọi người phải cẩn trọng. Đề phòng… Chàng chưa kịp nói rõ là phải đề phòng việc gì, một tiếng chấn kình liền vang lên.

Tiếp đó là tiếng kêu lúc thảm tử của gã Đệ Nhất Bạch Y Vệ.

Sau cùng lá bóng nhân ảnh của mụ yêu phụ cứ xa dần.

Không ngờ mụ lại đang tâm, nỡ hạ độc thủ với chính môn nhân của mụ, Bạch Bất Phục tỉnh ngộ gào lên… - Dừng tay!

Thế nhưng, tiếng kêu của chàng hoàn toàn chìm lấp vào hư không đang đầy ắp những tiếng kêu tiếng quát lẫn tiếng giao phong.

Chàng càng thêm bấn loạn đến phải quay đầu nài nỉ Từ Nguyên Hậu và ba vị chưởng môn của ba phái Võ Đang, không động và Hoa Sơn:

- Chư vị… Tâm địa độc ác của mụ là muốn sát nhân diệt khẩu. Chúng ta cần phải lưu lại ít nhất là một tên Bạch Y Vệ. Chư vị mau mau nghĩ cách giúp tại hạ.

Kịp hiểu ra, bọn họ Đoan Mộc Hạ và Thôi Oanh Oanh cũng nhanh chân lao đến ba trận thế còn lại.

Đúng lúc đó, Phiêu Di sư thái dùng phất trần trên tay tả ra chiêu tối hậu:

- Nạp mạng.

Không hề chậm hơn, tiếng niệm phật trầm hùng của một trăm linh tám vị tăng nhân hiệp lại cũng vang lên:

- Ạ.Di…Đà…Phật…!

Sợ Thanh Thành phái vì quá phẫn nộ cũng hạ độc thủ với tên Bạch Y Vệ duy nhất còn sống sót, Bạch Bất Phục đánh liều thi triển Tứ tuyệt thân pháp.

Chàng còn tận lực quát lên:

- Đình thủ, mau.

Nhưng, Bạch Bất Phục chưa kịp hạ thân, tai liền nghe tiếng rít căm phẫn của Vi Hữu Đạo:

- Giết!

Thế là tên Bạch Y Vệ cuối cùng cũng phải thảm tử khi bị một lúc chín ngọn kiếm xuyên thấu.

Toàn trường bỗng lắng đọng trong sự thất vọng của Bạch Bất Phục.

Nhưng sau đó không lâu, toàn trường lại vỡ ra khi những người vừa ngưng giao chiến vì phát hiện thảm trạng của đồng môn sư huynh đệ nên cùng kêu thét lên đến não lòng.

Giữa bao tiếng huyên náo đó, Từ Nguyên Hậu bước đến trấn an chàng:

- Nhị đệ đừng phiền luỵ nữa. Dẫu sao chúng ta cũng có một manh mối.

Chàng hỏi bằng giọng bỗng chùng lại:

- Manh mối gì nữa, đại ca ? Vô Vi Cung toa. lạc ở đâu, chúng ta còn chưa biết thì làm sao trừ khử được mụ yêu phụ ?

Đoan Mộc Hạ nói xen vào:

- Nhị ca! Thái sư phụ trước lúc lâm chung có đề cập đến một chữ:

võ! Theo muội, chỉ có Võ Di Sơn mới có thể là nơi toa. lạc của Vô Vi cung.

Chàng cười buồn:

- Cho dù là Võ Di Sơn thì sao ? Chúng ta không người dẫn đường, đến một lời cung xưng của chính bọn chúng cũng không có, ai dám nói chắc Vô Vi cung không là Long Đàm Hổ Huyệt, có đầy dẫy những cơ quan ám tàng.

Thôi Oanh Oanh lên tiếng như muốn trách:

- Phục ca làm sao rồi? Cơ quan ám tàng thì sao? Mà Long Đàm Hổ Huyệt thì sao?

Không lẽ vì ngại hiểm nguy nên Phục ca không dám mạo hiểm?

Chàng lắc đầu và nhìn quanh:

- Nếu chỉ một mình ta, có hiểm nguy nào làm ta chùn bước ? Đáng tiếc, Vô Vi Tiên Tử bây giờ không còn là thù nhân của riêng ta nữa rồi. Hãy xem những tội ác mụ vừa gây ra cho các phái, mụ đã là công địch của võ lâm. Như vậy, sẽ còn phải có bao nhiêu người thiệt mạng nữa ? Muội đã rõ ý ta chưa ?

Từ tâm của chàng vô tình khiến quần hùng khâm phục và ngưỡng mộ.

Thanh Từ đạo trưởng lên tiếng:

- Vô lượng thọ phật ! Lời của Bạch cung chủ quả là chí lý. Vậy theo cung chủ, chúng ta phải tiến hành ra sao ?

Chàng lại nhìn mọi người và lắc đầu ngao ngán:

- Đạo trưởng đã hỏi, tại hạ không dám dấu. Theo thiển ý của tại hạ, các phái nên mau chóng hồi sơn thì hơn. Còn việc trừ khử mụ yêu phụ… - Không được. Tệ phái Thiếu Lâm đã bị Vô Vi Cung tàn hại nhiều nhất. Bần tăng nếu không tự tay báo thù, đệ tử bản phái đã chết làm sao nhắm mắt được ?

Cũng một ý như Ngộ Thiền đại sư, bốn phái còn lại cũng nhao nhao đòi kéo đến Võ Di Sơn. Riêng Thanh Từ đạo trưởng của phái Võ Đang thì đề xuất:

- Bần tăng có ý này, chư vị nghĩ sao ? Với bao nhiêu cái chết uổng này, đúng là các phái khó lòng bỏ qua. Nhưng đường đến Vô Vi Cung nguy hiểm trùng trùng, chúng ta lại càng không thể phải hy sinh tính mạng một cách oan uổng. Theo bần đạo, ngoài trừ chư vị chưởng môn là người đi đến Võ Di Sơn với Bạch cung chủ, tất cả các phái đều hồi sơn. Một là để lo hậu sự cho đồng môn vừa thảm tử, hai là làm sống lại các phái do tình thế bắt buộc phải bỏ trống cả một tuần trăng.

Thanh Từ đạo trưởng vừa dứt lời, hầu hết những vị chưởng môn nhân đều tán thành.

Không còn cách nào khác khả dĩ hơn, Bạch Bất Phục đành phải chấp thuận.

Chàng nói:

- Nếu tất cả không còn ý gì khác, tại hạ xin nói thêm một lời.

Ngộ Thiền đại sư ứng thanh đáp nhanh:

- A di đà phật ! Chuyến đi này hung đa cát thiểu, bần tăng nguyện phục tùng mọi dẫn dắt của Bạch thiếu hiệp Bạch cung chủ. Cung chủ xin cứ nói.

Như một dấu hiệu, năm vị chưởng môn cũng chúng khẩu đồng từ hô lên:

- Nguyện phục tùng Bạch cung chủ.

Bạch Bất Phục cười gượng:

- Chư vị chớ có quá lời. Thật tâm, tại hạ cũng định nói những lời như chư vị.

Chúng ta không thể người chèo xuôi kẻ chống ngược. Nhưng việc chọn tại hạ làm người dẫn dắt, tại hạ không đương nổi đâu.

Thanh Từ đạo trưởng vốn dĩ là người khâm phục Bạch Bất Phục trước, nên dõng dạc lên tiếng:

- Vô lượng thọ phật. Sự khiêm tốn của Bạch cung chủ thật đáng khâm phục.

Nhưng bần đạo thử hỏi:

ngoài cung chủ ra, ở đây còn nhân vật nào có thể khiến quần hùng tâm phục khẩu phục ?

Phiêu Di sư thái phẩy phất trần một lượt như tỏ rõ tâm ý, sau mới nói:

- Binh pháp có câu:

rèn sắt ngay lúc còn nóng, đánh địch nên nhân lúc hùng tâm của địch không còn. Bạch cung chủ xin đừng chần chừ nữa, cứ khởi phát ngay lúc này thì hơn.

Bạch Bất Phục còn đang tìm lời đối đáp, Từ Nguyên Hậu vụt bảo:

- Nhị đệ ! Chư vị chưởng môn nhân có tin ở đệ mới dám giao phó trọng trách. Là nam nhi đại trượng phu đệ chớ chối từ.

Nhìn thấy ánh mắt khích lệ của mọi người, kể cả hai vị hồng nhan tri kỷ là Đoan Mộc Hạ và Thôi Oanh Oanh cũng đang ngưỡng mộ nhìn chàng, Bạch Bất Phục bèn vòng tay thi lễ khắp lượt:

- Được chư vị phó thác trọng trách, Bạch Bất Phục tại hạ dù tài sơ đức thiển cũng chẳng dám từ nan.

Ngay sau đó, chàng quay sang Từ đại ca và Thôi Oanh Oanh:

- Cái Bang vốn có trụ sở rộng khắp, đoạn đường từ đây cho đến Võ Di Sơn nhờ đại ca hướng dẫn cho. Còn Oanh Oanh! Muội vốn tinh thông việc sắp bày cơ quan, từ Võ Di Sơn là phần muội dẫn đạo.

Nhìn mọi người, chàng mỉm cười:

- Việc đang lúc khẩn trương, chư vị có đi xin nhớ cẩn trọng. Đi nào!

Với thành phần tinh nhuệ nhất, một đoàn gồm mười người do Từ Nguyên Hậu dẫn đầu liền lao vào một hành trình gian khổ nhất, quyết liệt nhất.

… Tương truyền từ ngàn xưa lưu lại, Võ Di Sơn vốn là một ngọn núi được Võ Vương chọn làm nơi khai lễ tấn binh, sau đó khôi phục giang sơn, tạo phúc cho trăm họ.

Có đến gần mới hiểu, tại sao Võ Vương không chọn bất kỳ một địa điểm nào trong tam sơn ngũ nhạc mà lại chọn Võ Di Sơn.

Thuở đó Võ Di Sơn chỉ được mọi người biết đến qua danh xưng Ngư Đầu Sơn, vì có hai ngọn núi bỗng cao vượt lên, tợ như hai chiếc sừng. Một ngọn thấp hơn được giới tao nhân mặt khách gọi là Vọng Nguyệt. Ngọn thứ hai cao hơn và quanh năm mây phủ nên được gọi là Phù Vân đỉnh.

Chỉ khi sự nghiệp của Võ Vương tựu thành và nghiệp bá đã có, để tưởng nhớ công đức của Võ Vương, dân gian bèn gọi là Võ Di Sơn. (Võ:

Võ Vương, Di là di chuyển, di dời, ý muốn nói đến lần dấy binh tiên khởi của Võ Vương) Vì ngay những bước chân đầu tiên đặt đến Võ Di Sơn, quần hùng đều nhìn thấy toàn là những địa hình hiểm trở. Đến như họ đều là những nhân vật giang hồ mà cước trình còn phải chậm lại, đủ biết địa hình của Võ Di Sơn hiểm trở như thế nào.

Đã thế, hầu như sau mỗi một bước chân, Thôi Oanh Oanh phải chú tâm nhìn rất kỹ rồi mới dám bước tiếp.

Thế nhưng mười nhân vật đều là nhất môn chi chủ dù đã lên đến ngọn Vọng Nguyệt vẫn chưa gặp phải một kháng lực nào để cả cơ quan ám tàng.

Điều này khiến cho Bạch Bất Phục phải nghĩ lại, mong đoán được ý đồ của mụ yêu phụ Vô Vi Tiên Tử.

Từ Nguyên Hậu cũng nhận thấy điều này, và biết Bạch Bất Phục đang băn khoăn suy nghĩ nên mở miệng lên tiếng:

- Nhị đệ ! Có phải vì mụ không tin bọn ta kéo đến nên không cần giương bẫy chăng ?

Thôi Oanh Oanh nghi ngại:

- Hoặc giả, Vô Vi Cung không hề toa. lạc ở Võ Di Sơn này?

Dù bao nhiêu người còn lại không ai nói gì nữa nhưng Bạch Bất Phục biết họ cũng có ý nghĩ giống như Từ Nguyên Hậu và Thôi Oanh Oanh.

Chàng tìm cách vừa trấn an vừa đề tỉnh mọi người:

- Nếu từ đại ca nói đúng, chúng ta nắm chắc phần thắng vì đến vào lúc mụ không ngờ. Nếu đúng như Oanh Oanh, chúng ta dù phí công cũng loại bỏ được Võ Di Sơn ra khỏi ý nghĩ. Tại hạ chỉ ngại Vô Vi Cung thì đúng ở đây, nhưng mụ không giở trò vì mụ đang có điều gì đó để ỷ trượng. Đó là điều gì, tại hạ không biết nên không dám nói chắc. Vì thế, đoạn đường từ đây đến đỉnh Phù Vân, chúng ta càng không thể khinh suất.

Dứt lời, chính Bạch Bất Phục dành phần đi trước.

Vừa lọt vào tầng mây che phủ mấy mươi trượng đường còn lại dẫn đến đỉnh Phù Vân, Bạch Bất Phục cảm thấy khắp châu thân đều bị rung động.

Đoan Mộc Hạ hỏi khẽ:

- Có chuyện à, nhị ca ?

Chàng gật đầu và đưa tay chỉ về phía trước:

- Chúng ta đến được Vô Vi cung rồi. Ở đó, mụ có treo hai tấm phướng.

Quần hùng nghe thế cùng nhìn về hướng tay chỉ của chàng. Nhưng ngoài lớp mây mù, họ không thấy những gì chàng vừa nói.

Thôi Oanh Oanh nôn nóng hỏi:

- Nếu chỉ là hai tấm phướng, Phục ca đâu phải chấn động ?

Chàng cười gượng:

- Muội nói không sai ? Vì trên hai tấm phướng đều có những tự dạng.

- Tự dạng gì ?

- Mụ yêu phụ viết gì trên hai tấm phướng ?

Hầu như mọi người đều nhao hỏi những câu đại loại như hai câu vừa được Đoan Mộc Hạ và Thôi Oanh Oanh hỏi!

Chàng hít mạnh một hơi thanh khí rồi đáp:

- Trong hai tấm phướng, có một tấm dành cho chư vị:

Tống Tiễn Cửu Phái Qui Tây Thiên.

Lần này đến lượt chín người còn lại phải rúng động đến tận tâm can. Bởi lẽ, họ vừa đúng chín người và dù là tăng ni đạo tục hay nam phụ lão ấu, bọn họ đầu là nhất môn, chi chủ của sáu phái, một đại bang, một môn và một giáo!

Lời lẽ của tấm phướng dù cao ngạo nhưng quả thật nó cũng có điều đáng để cao ngạo. Vì tấm phướng đã minh chứng rằng nhất cử nhất động của họ đều bị mụ yêu phụ Vô Vi Tiên Tử giám sát.

Và quần hùng đến lúc này đều phải suy nghĩ đến lời đề tỉnh lúc mới rồi của Bạch Bất Phục:

mụ ta có chỗ ỷ trượng ? Đó là gì ?

Nhìn mọi người đều có vẻ thất thần như vậy, Bạch Bất Phục thật sự không biết dùng lời lẽ gì để trấn an.

Huống chi, mụ Vô Vi Tiên Tử không nêu con số chín đâu phải là bỏ qua cho chàng.

Thôi Oanh Oanh vụt hỏi, làm mọi người phải chú tâm kịp hoàn hồn:

- Trên tấm phướng kia có viết gì, Phục ca?

Chàng kêu thầm:

- “không cho họ thấy đủ những hiểm nguy, đâu dễ gì họ chấp nhận liều với cái chết để tìm con đường sống?” Chàng vụt cất cao giọng như ngâm nga:

- “TỐNG TIỄN CỬU PHÁI QUY TÂY THIÊN, THU HỒN BÍCH DẠ ĐÀY VẠN KIẾP?” Sau đó, chàng cười rống lên:

- Hạ.ha…ha…! Yêu phụ ngươi hãy còn quên một điều. Ta họ BaÏch tên Bất Phục!

Rừng đao núi kiếm còn chưa khuất phục được ta, sá gì hai ngọn phướng nhuốm mùi tà giáo! Hạ.ha…ha… Ngay lập tức, quần hùng nghe giữa tầng mây mù có một âm thanh lạ tai vang ra:

- Tiểu tử Bạch Bất Phục kia! Ngươi cho là tà giáo vậy có dám đi qua hai tấm phướng mà vào Vô Vi cung không?

Chàng ngẩn người vì lời nói này.

Âm thanh lạ tai vì không phải là âm thanh của mụ yêu phụ Vô Vi Tiên Tử. Tiếp đó, giọng nói gọi đích danh Vô Vi cung mà không xưng là tệ cung, không lẽ người vừa phát thoại không phải là người của Vô Vi cung?

Chàng còn đang ngẫm nghĩ bỗng nghe có tiếng Từ Nguyên Hậu thầm thì hỏi Ngộ Thiền đại sư:

- Đại sư có bị hai tấm phiến kia gợi nhớ một điều gì không ?

Hồ nghi, chàng lắng nghe lời đối đáp của Ngộ Thiền đại sư và mọi người:

- Ýù của Từ bang chủ muốn hỏi gì, khi dùng hai chữ gợi nhớ?

Từ Nguyên Hậu nói:

- Dùng hai tấm phướng chiêu hồn, đại sư không thấy lạ sao?

- A di đà phật! Phướng chiêu hồn à?

Thanh Từ đạo trưởng hỏi xen vào:

- Từ bang chủ cho đây là tiêu ký của nhân vật nào đó sao?

Từ Nguyên Hậu đáp:

- Mỗ không nhớ rõ nên không dám chắc. Nhưng quả thật, mỗ đã từng nghe quá lâu lắm rồi có một nhân vật luôn lấy phướng chiêu hồn là tiêu ký. Trong chư vị, có ai nhớ rõ không ?

Thôi Oanh Oanh lẩm bẩm:

- Dùng phướng chiêu hồn làm tiêy ký, điều này đúng là tà quái như Phục ca vừa nói.

Ngộ Thiền đại sư cũng lẩm bẩm theo:

- Tà quái…! Tà quái…!

Đoan Mộc Hạ kêu khẽ:

- Muội nhớ ra rồi, đại ca!

Từ Nguyên Hậu nghi ngờ:

- Chuyện xảy ra đã lâu, làm sao tam muội nhớ được ?

Thanh Từ đạo trưởng hỏi với giọng nôn nóng:

- Không kể đúng sai, Đoan Mộc môn chủ nhớ thế nào?

Đoan Mộc Hạ nói như phân minh:

- Là muội đọc trong di tự của môn chủ đời trước lưu lại. Trong đó có nhắc đến một nhân vật. Ngoại hiệu của nhân vật này có đủ hai chữ tà và quái!

Từ Nguyên Hậu hối thúc:

- Lúc nãy ta nói sai, tam muội chớ để tâm làm gì. Nhân vật đó có ngoại hiệu là gì, tam muội?

Có phần hả dạ vì lời tạ lỗi khéo léo của Từ Nguyên Hậu, Đoan Mộc Hạ nói:

- Quái Phướng Tà Đạo!

Đến lúc này Phiêu Di sư thái mới lên tiếng:

- Quái Phướng Tà Đao ư ? Không lẽ lão ma đầu vẫn còn sống ?

Thôi Oanh Oanh kinh ngạc:

- Sư thái biết nhân vật này ư ?

Phiêu Di sư thái đáp bằng giọng sợ sệt nghe khá rõ:

- Theo những chưởng môn đời trước của tệ phái di ngôn, Quái Phướng Tà Đao xuất thân từ một đảo lân cận với ngoại bang Phù Tang. Vào Trung nguyên, lão đã tạo ra phong ba bão táp gây khiếp đảm cho quần hùng lúc bấy giờ.

Lâm Kiến Tường kêu lên:

- Lâm mỗ nhớ lại rồi. Đúng là có nhân vật này. Nhưng nghe kể, lão ma đầu đã bị Bạch Hạc Đảo đảo chủ đánh bại và biệt dạng luôn sau đó. Nếu đúng là nhân vật này, làm gì lão còn sống ?

Vi Hữu Đạo không chịu:

- Lâm huynh vừa mới nói là lão chỉ bị đánh bại, lão chưa chết thì làm sao lại không sống ?

Đến lượt Trương Luân Hồi lên tiếng:

- Mỗ cũng nhớ một điều, nghe đâu Quái Phướng Tà Đao là hậu nhân của một người đã từng bị võ lâm Trung nguyên ta trục xuất. Do người này đã tùng dùng lời lẽ ma mỵ, xúi giục các phái vì nghi kỵ phải giao chiến liên miên. So với hành vi mấy lúc gần đây của Vô Vi cung luôn nhắm vào các phái, không lẽ nhân vật vừa phát thoại chính là Quái PHướng Tà Đao?

Lâm Kiến Tường cười gằn:

- Nếu là lão, niên kỷ phải gần trăm. Hạng ma đầu như lão lại thọ đến thế sao ?

Từ Nguyên Hậu bảo:

- Không phải lão thì cũng là hậu nhân của lão. Nói tóm lại, chỉ có những ai có liên quan đến Quái Phướng Tà Đao mới có thái độ thù địch với võ lâm trung nguyên.

Đoan Mộc Hạ nói thêm:

- Lão nhân Bạch y công tử cũng thọ ngang bách tuế, Quái Phướng Tà Đao có thọ cũng không lạ. Duy có điều, âm thanh lúc nãy hãy còn trầm hùng, người phát thoại chỉ có thể là hậu nhân của Quái Phướng Tà Đao mà thôi.

Nghĩ đến thực tại, Thôi Oanh Oanh chợt hỏi:

- Võ công của Quái Phướng Tà Đao là thế nào?

Ngộ Thiền đại sư chép miệng:

- A di đà phật. Năm xưa, chỉ có kiếm pháp thượng thừa của đảo chủ Bạch Hạc Đảo là khắc chế được tà đao. Bản lãnh như thế nào. Thôi giáo chủ tự nghĩ lấy. Còn về Quái Phướng, hà… Phải chi tệ huynh hãy còn sống thì hay biết mấy.

Từ Nguyên Hậu kinh ngạc:

- Đại sư hãy còn trưởng huynh ư ? là ai vậy ? Sao lại chết ? Còn sống thì sao ?

Quần hùng hầu như cùng ngơ ngẩn khi nghe Ngộ Thiền đại sư bộc lộ ẩn tình:

- A di đà phật ! Đã bao năm rồi bần tăng đã định tâm sẽ không bao giờ nhắc đến tệ huynh. Nay nghĩ lại, bần tăng thêm thẹn. Chư vị tin hay không cũng được, Khấp Quỷ Tăng chính là tệ huynh, người vừa là bào huynh vừa là đồng môn sư huynh của bần tăng.

Thôi Oanh Oanh chính là người ngạc nhiên nhiều nhất:

- Thảo nào diện mạo của đại sư và gia sư có nhiều điểm giống nhau.

Ngộ Thiền đại sư thở dài:

- Do cố chấp, bần tăng bấy lâu nay chỉ xem tệ huynh là người là ô uế thanh danh tệ phái nên không bao giờ dám nhìn. Nếu không nghe những gì Thôi giáo chủ thuật lại, có lẽ bần tăng vẫn chưa đổi ý và nói cả ra.

Từ Nguyên Hậu chép miệng:

- Chậc…chậc… Xem ra mọi chuyện đã được minh bạch. Đại sư không trách lệnh huynh nữa là được rồi. Chốn cực lạc, lênh huynh hẳn đang mỉm cười khi nghe đại sư nói những lời này. Trở lại chuyện lúc nãy… Thôi Oanh Oanh cướp lời của Ngộ Thiền đại sư định đáp lời Từ Nguyên Hậu:

- Là đại sư muốn nhắc đến Khấp Quỷ Âm công?

Ngộ Thiền đại sư niệm phật hiệu:

- A di đà phật ! Đúng là như vậy. Không hiểu…Thôi Oanh Oanh điệt nữ có học được hết chân truyền của tệ huynh chưa ?

Thôi Oanh Oanh cũng thay đổi cách xưng hô với Ngộ Thiền:

- Sư thúc. Gia sư bảo nội lực của điệt nhi hãy còn kém nên không cho luyện Khấp Quỷ Âm Công! Nhưng … Từ Nguyên Hậu hỏi xen vào:

- Như đại sư hỏi, không lẽ chỉ có Khấp Quỷ Âm công mới khống chế được Quái Phướng?

- Không sai. Vì thế bần tăng mới hỏi đến điều này.

Thôi Oanh Oanh kêu lên:

- Khẩu quyết luyện âm công, Phục ca cũng biết. Xem ra ở đây, chỉ có ngũ tuyệt âm công Bích Dạ của Phục ca là có thể ngăn được Quái Phướng mà thôi.

Nghe nhắc đến Bạch Bất Phục, mọi người đều đổ dồn mọi ánh mắt vào chàng.

Bạch Bất Phục tuy vẫn quay lưng về phía mọi người nhưng chàng đã nghe không sót mọi lời bàn tán của họ.

Trọng trách càng thêm nặng, chàng liền quay lại phân phó:

- Như chúng ta đã bàn định, chư vị tạm thời bố trí Bát quái loạn trận, đề phòng mụ yêu phụ xuất hiện. Đối phó với Tà Đao, đã có Thập Toàn kiếm pháp của Đoan Mộc Hạ. Phần Quái PHướng sẽ do tại hạ đảm trách.

Quay sang Đoan Mộc Hạ, chàng trấn an:

- Tam muội yên tâm. Theo ta, thái sư phụ Bạch y công tử chính là đảo chủ Bạch Hạc Đảo. Bằng không, sao thái sư phụ nói Bạch hạc là do tiền nhân của người lưu lại ?

Từ giữa tầng mây mù, giọng nói lúc nãy lại quát ra:

- Kẻ nào là hậu nhân của lão bạch y Bạch Hạc Đảo?