Cái nóng đã qua, Trường An càng thêm vẻ hùng hồn, trong gió thu những cây tùng già xanh ngắt, Vị thủy cuồn cuộn chảy về phía trước.
Theo lý mà nói, xa Trường An gần hai năm Đổng Phi lần này về phải trống giương cờ mở mới đúng, nhưng y lại không làm thế.
Để Điển Vi dẫn trung quân, Khúc Nghĩa làm phó tướng rầm rộ tiến quân, còn y thì dưới sự tháp tùng của bốn người Lý Quỳ và 200 Cự ma sĩ, âm thầm rời đại đội, xuất phát trước đám Điển Vi hai ngày.
Trước khi xuất phát, Lương Tập chính thức được bổ nhiệm làm thái thú Hà Đông, kiêm Ti đãi giáo úy.
Có thể nói lệnh bổ nhiệm này nằm ngoài dự liệu của rất nhiều người, Lương Tập chỉ là một huyện lệnh nho nhỏ, vọt một cái thành quan lớn triều đình hưởng bổng lộc hai nghìn thạch, không biết có bao nhiêu cái mắt kính bị vỡ, nhưng nói từ một phương diện khác nó lại phù hợp với lời Đổng Phi mà nói.
Dùng người tài không câu nệ, Đổng Phi dùng người không nhìn tư lịch, không xem gia thế, chỉ cần ngươi có tài là y dám dùng.
Chiêu này làm vô số sĩ tử Quan Trung động lòng, rất nhiều sĩ tử không chịu kém người ta, Đổng Phi còn chưa tới Trường An đã kéo nhau lên đường, ai mà chẳng muốn có tiền đồ tốt. Mặc dù sĩ nhân hồi xưa chủ trọng phong cốt, nhưng phong cốt không làm người ta ăn no bụng được.
Đổng Phi không ngờ, một hành động nho nhỏ của y lại không biết bao nhiêu người lòng không yên tĩnh, dù sao khác với tình hình đầu năm Kiến An, năm năm trước Đổng Phi mới đánh vào Quan Trung, căn cơ chưa vững cho dù phát ra Cầu hiền lệnh, nhưng không ít người còn trong trạng thái nghe ngóng quan sát, chư hầu Quan Đông đang hùng mạnh. Làm sao dọn dẹp được Quan Trung thảm bại đó là mệnh đề đầu tiên người ta ném ra cho Đổng Phi, sau đó đại chiến Đạn Hãn Sơn, Tịnh Châu, Lạc Dương ... Cái nào cũng là khảo nghiệm với Đổng Phi.
Nay tuy Đổng Phi chưa tới mức có thể nói là hùng bá phương bắc, nhưng thực lực hùng mạnh, ngạo nghễ nhìn đời đã chứng minh tất cả.
Sĩ nhân ở dưới tình huống này không thể không cân nhắc kỹ càng, nếu không ra mặt phối hợp ngày sau có lẽ không còn cơ hội nữa, mà Đổng Phi kinh kỵ trở về Trường An lại có toan tính khác.
Tàn dương chiếu lên Đỗ Bưu Bảo, tường thành màu xám dưới ánh tịch dương có một loại tang thương.
Khi trời tối, một đoàn người âm thầm đi tới ngoài Đỗ Bưu Bảo.
Cầu treo hạ xuống, Pháp Chính và Vương Mãi đón những người này vào thành bảo xong lập tức cảnh giới bốn xung quanh thành bảo.
Đám Lý Quỳ tự có người bố trí, Đổng Phi thì đi theo Pháp Chính tới một phòng giam, phòng giam này trang trí đẹp đẽ, giữ còn có một bàn tiệc thịnh soạn, Giả Hủ đang cười tủm tỉm ngồi một bên.
- Quân sư.
Đổng Phi đi lên hành lễ, vẻ mặt hết sức cung kính.
Giả Hủ trông có vẻ không già đi chút nào, chỉ do thiếu sáng mà da trắng khác thường, vội đứng dậy đỡ lấy Đổng Phi nói:
- Chủ công chỉ có tù phạm Giả Hủ thôi, không có quân sư ở đây.
Đổng Phi chân thành nói:
- Trong lòng ta chỉ có quân sư.
Ý nói chỉ Giả Hủ mới xứng làm quân sư, thậm chí Trần Cung cũng chưa đủ tư cách.
Nay Đổng Phi không còn là chân trắng như khi thu phục Giả Hủ nữa.
Là Đại đô đốc thống lĩnh ba quân, trước đó càng được Lưu Biện phong làm thừa tướng, tổng lĩnh sự vụ lớn nhỏ ở Quan Trung. Nhưng Giả Hủ thấy không thay đổi gì cả, vẫn cảm thấy y giống như ở tửu quán ngoài thành Lâm Thao khi nào, mang theo một tấm lòng thành.
Giả Hủ thấy rất dễ chịu, một câu nói này đáng cho mấy năm biệt tích vừa rồi.
Mọi người khách sáo một phen, theo thứ tự ngồi xuống, Giả Hủ cười nói:
- Chủ công hôm đó ở Đại Sơn cùng Tào Mạnh Đức mai xanh nấu rượu đã thành câu chuyện đẹp. Hủ tuy không ra ngoài cũng nghe nói rất nhiều lưu truyền. Hai khúc đoản ca hành sẽ để lại thanh danh của người vạn đời trên sử sách.
Đổng Phi không khỏi hổ thẹn.
Vương Mãi cười ha hả:
- Chủ công có lẽ còn chưa biết, mấy tháng trước Bắc Hải quốc tổ chức kinh diên, bình ra bảy vị hùng tài văn đàn hiện nay, chủ công chẳng những có tên trong đó còn xếp hàng đầu. Dù là Tào Mạnh Đức cũng cho rằng văn tài của hắn kém chủ công xa lắm.
Y thực sự không biết chuyện này, thời gian qua trốn ở trong thành Hà Đông hưởng thanh nhàn, trừ trận chiến Kinh Châu làm y để ý ra thì những chuyện khác không nghe không hỏi. Còn về phần quận Đông Hải tổ chức kinh diên chỉ biết loáng thoáng thôi.
Một cuộc kinh diên xảy ra năm Thái Bình thứ hai tức năm Kiến An thứ sáu (201 sau CN) với sĩ lâm mà nói là một chuyện vô cùng long trọng, người phát ngôn chính là Lục kinh bác sĩ Trịnh Huyền, quy mô rất long trọng.
Trịnh Huyền sainh năm Thuận đế Vĩnh Kiến thứ hai ( 127 sau CN), cùng với đám người Lý Ưng giao hảo, được xưng là bậc thầy kinh học.
Thanh danh người này cao tới mức khi loạn Hoàng Cân bùng nổ, giặc Hoàng Cân đi qua nơi ở của ông ta toàn bộ im thin thít, không dám có chút bất kính nào. Sau loạn Hoàng Cân, Trịnh Huyền trôi dạt mãi, cuối cùng định cư ở Bắc Hải, hàng ngày giảng học luận kinh, cuộc sống cũng xem như an dật.
Có điều ứng với câu cổ ngữ, trời có phong vân khó lường.
Trịnh Huyền có một đứa con trai, tên là Trịnh Ích Ân, năm Kiến An đầu tiên được Khổng Dung tiến cử làm hiếu liêm, nhậm chức Nhạc An Lệnh.
Vốn Trịnh Ích Ân có thể tới Hứa Xương làm quan, nhưng vì không nỡ xa cha già, cho nên dâng sớ ở lại Thanh Châu. Nhạc An là quê cũ của đại binh pháp gia Tôn Vũ thời chiến quốc, nằm ở phía đông Đại Hà, khá là giàu có.
Nơi này cách Bắc Hải không xa lắm, Trịnh Ích Ân có thể thường xuyên về nhà thăm cha, cầu học. Đây vốn là một chuyện tốt, Thanh Châu từ sau khi bị Tào Tháo chiếm lĩnh luôn an ổn không có chiến sự gì.
Nhưng năm ngoái Viên Thiệu xuất binh tấn công Thanh Châu, sau khi quận Bình Nguyên thất thủ, Cao Lãm suất quân vượt sông, tập kích Nhạc An. Theo chiến thuật của Thanh Châu mục Trình Dụng, thực hành vườn không nhà trống, cho nên bách tính ở Nhạc An cần phải rút lui.
Cao Lãm làm bách tính không thể rút lui toàn bộ.
Nếu như lúc này Trịnh Ích Ân đi cũng không có vấn đề gì, nhưng hắn từ nhỏ được cha dạy dỗ, ăn lộc của vua phải san sẻ ưu phiền với vua. Không ngờ dẫn quận binh Nhạc An, ngăn cản bộ tốt của Cao Lãm, sau một trận huyết chiến, bách tính rời đi được, song Trịnh Ích Ân lại chiến tử.
Trịnh Huyền tuổi già tang con, đau không sao kể siết, sau khi nghe tin dữ, ngã bệnh không dậy nổi.
Sau khai xuân, sức khỏe của Trịnh Huyền dần bình phục, dù sao Trịnh Ích Ân tuy đi rồi nhưng để lại cho ông ta một đứa cháu trai Trịnh Đồng làm bạn.
Không ngờ một hôm Trịnh Huyền nằm mơ, trong mơ Khổng Trọng Ni nói với ông ta :" Khởi, khởi, khứ niên tại thìn, kim niên tuế tại tị..."
Theo lịch, năm nay là năm rắn, năm ngoái là năm rồng, Canh Thìn là Long, Tân Tị là Xà, theo cách nói cũ, năm Long Xà không có lợi với thánh hiền, cho nên sau khi tỉnh dậy, Trịnh Huyền nói với cháu:" Ta không còn ở lâu trên đời nữa, phải mở kinh diên"
Trịnh Huyền giảng kinh là một chuyện trọng đại, tới ngay cả Tào Tháo cũng phải bỏ chiến sự Thanh Châu, dẫn văn thần bên cạnh tới Bắc Hải tham gia.
Giữa thời gian kinh diên, sĩ nhân bắt đầu bình luận về cự tử văn đàn hiện thời, rất nhiều người lấy tác phẩm của mình ra, thỉnh cầu Trịnh Huyền đánh giá, Tào Tháo cũng không ngoại lệ, đem Đoản Ca hành hắn làm tại Đại Sơn dâng lên cho Trịnh Huyền, mong ông ta đánh gia ít nhiều.
Trịnh Huyền bình phẩm cũng giống như Hứa Thiệu năm xưa vậy, chỉ có thể ngộ không thể cầu.
Ông già hứng trí rất cao, vì thế đánh giá hết cái này tới cái khác, đánh giá về Đoản Ca hành của Tào Tháo cũng cực cao.
Nhưng Tào Tháo chẳng có tâm tư tỉ thí, đem cả Đoản Ca hành do Đổng Phi làm ra.
Trịnh Huyền đọc xong sững sờ nhìn Tào Tháo mà rằng:" Bài thơ này côi lệ, Mạnh Đức khai sáng ra cách cục mới của văn đàn, thi từ đời này, Đoản Ca hành của Mạnh Đức đứng đầu."
Đổi lại người khác sẽ thản nhiên mà nhận, song Tào Tháo là nhân vật bậc nào, hắn nói:" Trịnh sư sai rồi, bài thơ này không phải do Tháo làm, mà từ miệng người khác."
Sĩ nhân nghe thế thì càng thêm tò mò.
Không biết vị được Trịnh đại sư khẩm điển hàng đầu ấy là đại hiền phương nào mà có văn tài như thế.
Tào Tháo trả lời:" Làm bài thơ này chính là bỉ phủ Lương Châu, Đổng Tây Bình đó."
Khi nói những lời này khó tránh khỏi chút ghen tị, nhưng nhân vật như Tào Tháo nhanh chóng trừ bỏ tạp niệm trong lòng.
"Mấy tháng trước Tháo và Đổng Tây Bình ở Đại Sơn uống rượu, Tháo làm bài Đoản Ca hành bốn câu, Đổng Tây Bình làm bài năm câu. Tháo rất thích tài học của Đổng Tây Bình, lại thêm văn từ hoa mỹ, cấu trúc lã lùng, còn hào tráng, bất giác ghi nhớ trong lòng."
Trịnh Huyền nghe vậy không nhịn được luôn miệng nói :" Sao bỉ phu có thể như thế, sao bỉ phu có thể như thế?"
Đây không phải câu chửi mắng, mà là một loại tán thưởng, ý là cái tên thô lỗ ấy mà cũng có tài hoa như vậy à?
- Đám sĩ tử về sau tham gia kinh diên bình ra bảy vị tài tử tài hoa hơn người, chủ công vì một lời của Trịnh công mà được xếp hạng nhất, cho nên bảy người được gọi là Kiến An Thất Tử, mát tướng còn phải chúc mừng chủ công?
Đổng Phi đã lặng người, hà hà, ta mà lại thành một trong Kiến An Thất Tử, thẹn chết ta mất, thẹn chết ta mất ...
Bốn người nói một ít những chuyển vụn vặt rồi chuyển chủ đề sang việc chính, Pháp Chính đem những chuyện lớn nhỏ xảy ra ở Trường An hai năm qua kể ra một lượt, không khỏi lo lắng nói:
- Nay thánh thượng sùng phật, xây dựng ở trong thành Trường An rất nhiều chùa chiền, mà Đồ Trừng càng ra sức thu tín đồ, tuyên xưng thánh thượng là phật đà chuyển thế, còn hắn là thiên tôn hộ pháp phật môn, có dấu hiệu của loạn Thái Bình Đạo năm xưa.
Đổng Phi nghe vậy bất giác nhướng mày lên:
- Vậy thánh thượng nói thế nào?
- Hoàng thượng nay vùi đầu vào kinh phật, rất ít tham dự chính sự, từ sau khi Hạ Hầu Lan bại, hắn đem hết chính sự cho Liễu Thừa Minh thay mặt xử lý, cả ngày ở trong phật đường của Vị Ương cung, thi thoảng tới Thanh Lương tự tham ngộ Phật pháp ... Nghe nói tới cả vị Nguyệt mỹ nhân kia cũng rất ít khi gặp được hắn.
Đổng Phi lẩm bẩm:
- Nói như thế là hoàng thượng khả năng không biết việc làm của Đồ Trừng.
Pháp Chính khẽ gật đầu.
Điều này làm Đổng Phi thở phào, ít nhất cũng không phải xung đột chính diện với Lưu Biện, chỉ là chuyện Phật môn trỗi dậy không phải là điều tốt, đúng như Pháp Chính nói, tên Đồ Trừng này có bóng dáng của Trương Giác năm xưa.
Đổng Phi nhìn sang phía Giả Hủ.
Giả Hủ cười nói:
- Chủ công chẳng phải nói ngăn chẳng bằng thông sao, chuyện tông giáo này, nếu như đã không ngăn nổi thì vì sao không lập giáo phái đấu lại Phật môn. Hủ nghe nói Hán Trung vương Trương Lỗ cũng có chút huyển ào, năm xưa ông ta có thành tích lớn trong Ngũ đấu mễ giáo. Chủ công không muốn xung đột trực diện với hoàng thượng thì kéo Trương Lỗ ra, hẳn là ông ta hứng thú với chuyện này đấy.
Đổng Phi trầm tư một lúc rồi gật đầu:
- Quân sư nói rất phải ... Đúng rồi, ta chợt nhớ ra vài người, nếu như liên thủ với Trương Lỗ, hẳn chuyện Phật giáo không đáng lo. Vương Mãi, ngươi tra hộ ta hai người Tả Từ, Vu Cát. Bất kể dùng thủ đoạn gì cũng phải mời hai người đó tới cho ta. Tả Từ ở đâu ta không biết, nhưng Vu Cát hình như ở Giang Đông, chú ý xem. Chỉ cần tìm được Vu Cát thì Tả Từ không xa nữa ... Đừng nhìn ta, ta chỉ nghe qua tên của bọn họ, không biết tự là gì ...
Vương Mãi gãi đầu:
- Vậy mạt tướng tận lực mà làm.
Lúc này Pháp Chính bỗng nói vào:
- Còn một chuyện nữa không biết chủ công nghe qua chưa?
- Chuyện gì.
Pháp Chính ngập ngừng:
- Hạ Hầu Lan ... Ba tháng trước đã tự tấn ở trong Huyền Lương tự ... Hắn, chết rồi.
Đổng Phi ngây người.
Đối với Hạ Hầu Lan, Đổng Phi khó nói rõ là cảm giác gì.
Kẻ này cố chấp, đôi khi cố chấp khiến y căm ghét, nhưng đôi lúc cũng phải bội phục khí cố của hắn. Trước giờ Lưu Biện danh nghĩa là chủ thượng, nhưng trên thực tế ai cũng biết người làm chủ thực sự là Đổng Phi.
Rất nhiều người, thậm chí cả Dương Tự cùng Hạ Hầu Lan quy thuận Lưu Biện, sau khi trải qua nhiều việc cũng phải cúi đầu với Đổng Phi.
Duy chỉ có Hạ Hầu Lan luôn đứng bên cạnh Lưu Biện, kiệt lực muốn đưa Lưu Biện lên làm chủ nhân chân chính của Trường An.
Vì thế, hắn mất đi người bạn cùng lớn lên từ nhỏ, vì thế hắn không có bạn bè gì ở Trường An, vì thế tới giờ hắn chưa thành thân. Đối với người như thế, ngươi có thể đi làm phiền hắn, ghét hắn, nhưng không thể không khâm phục từ nội tâm.
Cho nên Đổng Phi sau khi phát hiện ra âm mưu quỷ kế của liên quân, bất chấp tất cả đi cứu Hạ Hầu Lan. Miệng nói dễ nghe là tranh khí vận cho Lưu Biện, song trong lòng Đổng Phi biết mình vì Hạ Hầu Lan mới làm thế.
Bất kể như thế nào Đổng Phi luôn hi vọng Lưu Biện có thể thực sự đứng dậy, Hạ Hầu Lan có thể đứng bên Lưu Biện.
So với Hạ Hầu Lan, Đổng Phi tuy nhận là kẻ bảo hộ Lưu Biện, nhưng thực tế y cũng biết nhiều việc chỉ là tự lừa dối bản thân thôi. Điều Đổng Phi không muốn nhưng không thể không thừa nhận, lòng trung thành của Hạ Hầu Lan với Lưu Biện không có chút tạp niệm nào.
Nhưng hiện giờ cái người cố chấp ấy lại chết rồi.
Đổng Phi thấy rượu bất ngờ trở nên không còn vị gì, ngây ngốc ngồi bên bàn hồi lâu mới buông một tiếng thở dài.
- Có biết vì sao hắn tự sát không?
Giả Hủ đặt chén rượu xuống, xua tay ý bảo Pháp Chính và Vương Mãi ra ngoài.
Trong phòng chỉ còn lại hai người, Giả Hủ rót đầy chén rượu cho Đổng Phi:
- Chuyện này nói ra thì dài lắm, từ khi Hạ Hầu Lan binh bại, liền tù ở Đỗ Bưu Bảo. Hủ biết đây không phải do chủ công an bài, mà là hắn tự tới. Người biết đó, Hoàng thượng không biết tội của Hạ Hầu Lan, nhưng hắn lại cố chấp, nghĩ không thông.
- Vậy là sao?
- Khi Hạ Hầu Lan bị giam ở Đỗ Bưu Bảo, Hủ từng làm bạn tù, trò chuyện với hắn vài lần. Tinh thần của hắn không được tốt lắm, lòng thi thoảng tự trách mình vì thất bại. Vốn Hủ định giết hắn, nhưng thấy hắn như vậy cũng chần trừ ... Về sau hắn nói, tội của hắn là tội chết, dù chủ công có tha thứ cho hắn thì hắn cũng không tha thứ cho bản thân được.
Đổng Phi cau mày:
- Hắn cũng nghĩ quá nhiều rồi.
Giả Hủ cười:
- Có câu hiền không nắm được binh, Hạ Hầu Lan làm tướng còn có thể, làm soái thì kém xa lắm. Sau hoàng thượng đích thân tới Đỗ Bưu Bảo đón Hạ Hầu Lan ra, Hủ thấy lúc đi hình như hắn nghĩ thông rồi. Nhưng không ngờ mấy tháng sau hắn đột nhiên tự sát, Vương Mãi xem thi thể của hắn, nhìn bề ngoài có vẻ không có vấn đề gì.
Đổng Phi nghe hết câu này ngạc nhiên ngẩng đầu lên nhìn Giả Hủ, vì y nghe ra chút manh mối:
- Ý quân sư là ....
Giả Hủ lắc đầu:
- Hiện giờ còn chưa khẳng định, có điều từng có tin tức trong đại nội, khi chủ công đại chiến Lạc Dương, Nguyệt mỹ nhân đề xuất với hoàng thượng, mời Đại nguyệt thị vương phái binh vào Trường An, nhưng hoàng thượng vô cùng phẫn nộ từ chối.
Tin từ đại nội tới từ nội tam, là số hiệu của mật thám Đốc sát viện, nhân vật cực kỳ bí ẩn, thậm chí tới ngay cả Đổng Phi cũng không biết, chỉ nắm trong tay Giả Hủ.
- Điều này thì liên quan gì tới cái chết của Hạ Hầu Lan.
- Chủ công cứ thong thả nghe Hủ nói hết đã.
Giả Hủ uống một ngụm rượu:
- Trước khi Hạ Hầu Lan tự sát, theo báo cáo có người từng tới bái phỏng hắn, chỉ là kẻ này hành tung quỷ dị, không sao truy xét được, chỉ biết Hạ Hầu Lan từng cùng kẻ đó tranh cãi kịch liệt.