VÕ LÂM NGOẠI SỬ

Võ Lâm Ngoại Sử
Võ Lâm Ngoại Sử
Tác giả
Tình trạng
Đang ra
Thể loại
Kiếm Hiệp
Nguồn
gacsach.com
Lượt xem
785
Đánh giá
1 2 3 4 5
Võ Lâm Ngoại Sử là tiểu thuyết võ hiệp kỳ tình của nhà văn Cổ Long, được giới thiệu lần đầu tiên trên Thời Báo Chu San vào năm 1965 tại Đài Loan.
Tác phẩm này đánh dấu một bước ngoặc mới trong sự nghiệp sáng tác tiểu thuyết võ hiệp của ông, đưa Cổ Long lên ngang hàng với Kim Dung và Lương Vũ Sinh, trở thành ba tác giả lớn nhất của làng tiểu thuyết võ hiệp Trung Hoa.


Tác phẩm Võ Lâm Ngoại Sử được dịch giả Thương Lan phóng tác dưới tên Võ Lâm Tuyệt Địa vào thập niên 1970, Sài Gòn.
Bản phóng tác Võ Lâm Tuyệt Địa và nguyên tác Võ Lâm Ngoại Sử có nhiều khác biệt.


Bản dịch này theo sát nguyên tác của Cổ Long.


Chuyển ngữ: Hà Châu Ngọc Trân

Biên tập (chính tả và ngôn ngữ tiếng Việt): Nguyễn Thị Lệ

Độ dài: 44 hồi

Tóm tắt nội dung:

Mười năm trước, Tử Ngọc Quan loan tin "Vô Địch Bảo Giám" lừa gạt giang hồ gây nên thảm án Hành Sơn.
Cửu Châu Vương Thẩm Thiên Quân đại hiệp tự tận ở Hồi Nhạn Phong trên dãy Hành Sơn vì bất lực trước cảnh võ lâm bị hại chết quá nhiều.
Hành Sơn đã chôn vùi bao tinh hoa của võ lâm Trung Nguyên, cũng là nơi võ công bí tịch của các phái bị thất tung.


Gần đây, Ngọc Môn Quan xuất hiện một kỳ nhân, Khoái Lạc Vương, tinh thông sở học của nhiều võ phái, đặc biệt là những võ học bí truyền.
Thế lực của y khuếch trương vào tận Trung Nguyên.
Nhân Nghĩa Trang chủ tam huynh đệ triệu hội đương kim võ lâm thất đại cao thủ bàn cách đối phó.
❤️❤️❤️

Thẩm Lãng, con trai của Thẩm Thiên Quân đại hiệp, vì thù riêng nghĩa chung, nhận trọng trách diệt Tử Ngọc Quan-Khoái Lạc Vương trừ hại cho võ lâm.
Trên đường truy tung tên đại gian hùng, bằng sự kết hợp hài hoà giữa võ công tuyệt đỉnh và khả năng quan sát tinh tường, lập luận hợp lý, chàng cùng người yêu Chu Thất Thất phá nhiều kỳ án trong giang hồ.
Hai người cùng Vương Lân Hoa và Hùng Miêu Nhi thâm nhập hang ổ của Khoái Lạc Vương, cùng lão đấu trí đấu tài.


Khoái Lạc Vương rốt cục bị diệt.
Võ lâm Trung Nguyên thêm một lần thoát họa.
Trong những tác phẩm sau này của Cổ Long, chuyện bốn người thường được nhắc đến như một "Huyền Thoại Võ Lâm".