Trùng Dương cùng hai đệ tử đi hơn mười ngày mới về đến Tung Sơn, Châu Bá Thông cùng Mã, Khưu, Tôn, Đàm xuống tận Thất Sơn nghênh đón.

Mọi người bèn kéo nhau vào Yên Hà Động làm lễ ra mắt nhaụ Trùng Dương liền giới thiệu hai đệ tử Vương, Liễu cùng mọi ngườị

Nội nhật hôm ấy Trùng Dương liến bắt Vương, Liễu phải dóc tóc làm lễ bái sư và ban đạo hiệu cho hai người, Liễu Quân Bảo tuổi lớn nên Trùng Dương đặt cho hiệu là Xử Huyền và Nguyên Bân là Xử Nhất. Trùng Dương kêu tất cả mọi người đến rồi đem chuyện tìm Chân kinh ở Hoa Sơn nhất nhất thuật lại, mọi người nghe xong, Trùng Dương nói tiếp:

- Lúc xưa thầy Huyền Trang đến Thiên Trúc thỉnh kinh phải bảy mươi hai nạn lâm thân, lặn lội trên ba ngàn dặm lộ trình. Đủ thấy, muốn được thành đạo, không thể gấp trong một sớm một chiều, lần này ta vì vâng theo lời trối của sư phụ đến Hoa Sơn tìm Cửu Âm chân kinh. tuy không đến đỗi gian truân như Hòa thượng Tam Tạng, nhưng cũng trải qua bao nguy hiểm mới tìm được bộ Cửu Âm chân kinh bị thất lạc từ mấy trăm năm nay.

Khâu Xử Cơ cúi đầu làm lễ và nói:

- Lần này sư phụ đến Hoa Sơn được Chân kinh thật là một việc làm hy hữu xưa nay chưa ai làm được. Bổn phái nhờ đấy sẽ xuất sắc, vượt qua các môn phái khác. Đệ tử chúng con nguyện ghi nhớ công khó sáng lập của các bậc sư tôn, cố gắng trau dồi tài nghệ công phu, sửa rèn tâm tính để khỏi phụ lòng ân sư chỉ dạỵ

Châu Bá Thông bỗng lên tiếng:

- Thưa sư huynh, sư huynh đem được Cửu Âm chân kinh về đây, nhưng còn một chuyện là sư huynh không thể mở hộp ấy rạ Như vậy, cầm được Chân kinh mà không đọc được kinh kể ra cũng như không!

Trùng Dương nghe Châu Bá Thông nói như vậy liền đem chiếc hộp làm bằng sừng Chiếu Dạ Tê Giác ra để trên thạch bàn, đoạn nói với các đệ tử:

- Đây là chiếc hộp đựng Chân kinh làm bằng sừng con lão Tê Giác, đao thương hay nước lửa cũng không làm sứt mẻ được, các đồ đệ có cách nào mở nó ra chăng?

Sáu đệ tử của Trùng Dương thay phiên cầm chiếc hộp lên xem thấy chiếc hộp một màu đen bóng loáng. Phát ra nhưng tia hào quang màu đen xanh xanh như màu dầu trơn láng mịn màng, tựa chất ngọc quý, xem ra thì hình như mong manh lắm nhưng tại sao sư phụ bảo là cứng rắn dị thường người dùng tất cả mọi phương cách vẫn mở không rạ

Châu Bá Thông liền nói:

- Sư huynh, chiếc hộp này làm bằng xương hay sừng nên cứng chắc lắm. Cứ lấy một cục đá thật lởn, đập mạnh vào chiếc hộp là bể nát ra chứ gì?

Trùng Dương mỉm cười bảo:

- Nếu được như vậy, sư đệ hãy làm thử coi được không?

Châu Bá Thông tánh con nít vẫn không chừa, mau mắn để chiếc hộp xuống đất rồi băng mình ra ngoài động, ôm vào một cục đá lớn như chiếc cối xay bột, giơ cao lên khỏi đầu ném mạnh vào chiếc hộp.

"Sầm" một tiếng lớn, cục đá chạm dữ dội vào sân đá rung động, tia lửa tua tủa như sao, mặt đất đá bị sức ném kinh người của Châu Bá Thông lõm xuống một lõ sâu hoắm. Mọi người trố mắt nhìn kỹ chiếc hộp vẫn nguyên vẹn. Không có một chút trầy trụa nàọ

Châu Bá Thông đổ quạu nói lớn:

- Cái hộp gì kỳ lạ quá vậỷ Bây giờ như thế này: Ta đem chiếc hộp từ trên đỉnh quăng thật mạnh xuống sườn núi, để chiếc hộp tông chạm vào đá núi thì chắc là phải vỡ ra!

Trùng Dương lắc đầu cười:

- Đừng nói bậy! Chiếc hộp nhỏ như thê này mà để sư đệ ném từ đỉnh nút xuống nó sẽ văng mất còn gì?

Sáu đệ tử nghe nói thế đều cười ha hả.

Mã Ngọc liền nói:

- Thưa sư phụ, phàm những vật gì thuộc thủy, thường hay kỵ hỏạ Chúng ta đem lửa đốt thử xem?

Khâu Xử Cơ vội lên tiếng:

- Không được! Trong hộp có đựng Chân kinh, mà Chân kinh thì làm bằng giấy, nếu đem lửa đến đốt chỉ sợ chiếc hộp chưa mở ra được mà Chân kinh đã biến thành tro mất!

Dùng đá đập không bể, kiêm chém không đứt, đem lửa đốt cũng không xong, tám người ngồi trong động suy nghĩ hơn buổi trời mà chưa ra phương cách nào cho ổn.

Liễu Xử Huyền sực nghĩ ra một ý kiến, liền đứng dậy nói:

- Liệt vị sư huynh sư đệ từng nghe sự tích của Lý Thái Bạch chưả

Khâu Xử Cơ thắc mắc hỏi:

- Lý Thái Bạch là vị thi hào đời Đường có hiệu là Trích Tiên, thơ văn của ông Lý Thái Bạch tính khoáng đạt, nhưng có liên quan vì đèn việc Cửu Âm chân kinh đâủ

Liễu Xử Huyền chậm rãi đáp:

- Lý Thái Bạch thưở nhỏ rất thông minh, nhưng không chịu học hành gì!

Một hôm, đi ngoài đường, ông gặp một bà lão ngồi giữa đường đang cầm một thỏi sắt mài vào đá. Lý Thái Bạch thấy làm lạ liền hỏi, bà lão bảo là cần một cây kim để may áo, nên định mài thỏi sắt kia cho nhỏ thành kim để dùng.

Lý Thái Bạch cười ngất, cho bà lão là người lẩm cẩm, thỏi sắt to như thế, mài đến thưở nào mới nhỏ thành kim để may áo được? Bà lão liền nghiêm sắc mặt đáp:

- Chỉ cần bền chí gắng công, dù cột sắt vẫn mài thành kim được! Ngu Ông xưa kia còn có thể dời được núi thì mài sắt nên kim vẫn dễ hơn.

Lý Thái Bạch nghe xong những lời nói ấy liền bàng hoàng tỉnh ngộ. Từ đó ông gắng công ra sức học hành, kết quả trở thành một thi nhân xuất chúng.

Mọi người nghe chàng kể xong, ngẩn người chưa hiểu ra saọ

Trùng Dương gục gặc đầu hỏi:

- Xử Huyền, theo ý kiến của con định đem chiếc hộp này mài trên đá cho mỏng dần, đến lúc lấy được Chân kinh mới thôi, phải không?

Liễu Xử Huyền đáp:

- Thưa sư phụ, ý đệ tử cũng định thế!

Trùng Dương cầm chiếc hộp lên, ước lượng bề dày chiếc hộp không tới năm phân, nếu ra công mài mỏng, thì một thời gian một năm không được cứ tiếp tục mài mãi hoặc hai hay ba năm, thế nào rối cũng có ngày mài thủng được chiếc hộp, nên chàng liền bảo các đệ tử:

- Lời của Xử Huyền nói rất phải! Vậy bắt đầu từ hôm nay, các đồ đệ luân phiên nhau đem chiếc hộp này mài trên đá mỗi đồ đệ mài một ngày mài độ vài tháng xem saỏ

Bắt đầu hòm ấy, Mã, Khâu, Tôn, Đàm, Liễu, Vương sáu người tuần tự thay phiên nhau đem chiếc hộp kia ra sức mài cho mỏng. Còn Vương Trùng Dương khởi sự tập võ công đề khí theo phương pháp Toàn Chân phái dạy các đệ tử bày thành trận pháp "Thiên Sát Bắc Đẩu trận".

"Thiên Sát Bắc Đẩu trận" phải có đủ bảy người mới luyện tập được mà Trùng Dương chỉ thâu được mới có sáu đệ tử, còn chàng thì bận phụ trách chỉ điểm cho mọi người, không thể đứng vào phương vị trong trận được. Thiếu đi một người thì trận không thể luyện thành. Trùng Dương chỉ còn cách nhờ Châu Bá Thông bổ túc vào cho đủ số bảy ngườị Nào ngờ, Châu Bá Thông ngoe nguẩy lắc đầu đáp:

- Không được! Các chò chơi cút bắt trẻ con ấy tôi nhất định không học!

Trùng Dương hơi bất mãn bèn trách:

- Sư đệ đấy là một môn võ học làm rạng rỡ cho phái Toàn Chân của chúng ta tại sao sư đệ không chịu học chứ?

Chấu Bá Thông đáp:

- Sau khi sư huynh đi Hoa Sơn tôi ở nhà buồn nên kêu bọn Khưu Xử Cơ cùng chơi với tôi, nhưng đứa nào đứa nấy cứ làm bộ làm tịch cho tôi là sư thúc không đứa nào chịu chơi với tôị Bây giờ sư huynh bắt tôi phải chơi trò cút bắt với chúng, tôi đâu chịu!

Tánh của y bướng bỉnh đã quen, nói không học là không học, Trùng Dương biệt rõ sư đệ mình thế đành chịu chứ không thúc ép được.

Còn sáu đệ tử của Trùng Dương thay phiên nhau mài chiếc hộp mất một thời gian hơn tháng trời, nhưng càng mài càng bóng loáng thêm chớ không thấy mỏng bớt chút nàọ Trùng Dương vẫn không nản chí khuyên các đệ tử cứ tiếp tục ra công thêm.

Một hôm, Châu Bá Thông ra khỏi động đi đốn củi, bỗng chàng hấp tấp chạy trở về động như bị ma rượt, tru tréo gọi lớn:

- Sư huynh ơi! Không xong rồi! Có một đám người tụ họp dưới núi, đông cả mấy trăm.

Trùng Dương giật mình hỏi:

- Đến mấy trăm người lận saỏ Là quan binh hay bọn ăn cướp?

Châu Bá Thông liền đáp:

- Đám người đó rất khác lạ, không giống quan binh mà cũng không giống bọn sơn trại cường đạo, mường tượng như các bang hội bí mật trong giới giang hồ.

Liễu Xử Huyền đứng bên nghe chuyện buột miệng nói:

- Thưa sư phụ, chắc có lẽ là người của Thiết Chưởng bang đến tìm sư phụ để trả thù chuyện ngày tước.

Trùng Dương ngẫm nghĩ có phần đúng vì hái tháng trước ở địa phận Đông Quan vì cứu Liễu Quân Bảo chàng đã đánh bại mấy lên bang hữu của Thiết Chưởng bang nên Thiết Chưởng bang cử người đến Tung Sơn để tìm chàng vấn tộị

Chàng triệu tập sáu đệ tử đến trước mặt, nghiêm sắc mặt bảo:

- Hiện nay, dưới núi có một đoàn người rất đông chưa biết rõ là thù hay là bạn. Các đệ tử hãy theo thầy xuống núi, để ứng phó mọi chuyện xảy rạ

Mọi người cúi đầu vâng dạ. Châu Bá Thông đi trước dẫn đường. Trùng Dương và sáu đệ tử theo sau, đi đến nửa chừng núi đột nhiên có một mùi tanh theo hơi gió thoảng đến, Châu Bá Thông khịt mũi kêu:

- Tanh quá sư huynh ơi!

Trùng Dương vừa ngửi thấy mùi tanh, đã biết rõ dưới núi có một đoàn rắn độc sắp bò lên. Chàng giật mình kinh ngạc thấm nghĩ:

- Ủa! Sao lại có rắn độc nữa kìả Chẳng lẽ Âu Dương Phong chưa chiu phục, còn kéo xà trận đến đây để trả thù?

Trong lúc ngẫm nghĩ, tiếng la hét từ bên dưới vang dội vào taị Liễu Xử Huyền thất thanh nói:

- Đúng là tiếng "Thiết Chưởng bang", cả Bang chủ cũng đến nơi đây!

Trùng Dương vội dừng bước nhìn xuống dưới núi, thấy đen nghịt một đám người, mặc toàn đồ đen, ước lượng độ hơn bốn năm trăm mạng, phía trước đám người ấy độ một lằn tên những bãi cỏ mọc theo triền núi lay động không ngừng, một đoàn rắn lúc nhúc có hàng mấy trăm con đang quăng mình lên ngọn núi Thái Thất Sơn.

Châu Bá Thông liền nói:

- Bọn người này đúng là bọn bàng ngôn tả đạo, nên có bầy rắn độc mở đường, tục ngữ có câu, rắn sợ lưu hoàng. Anh hùng sợ sắc, rất tiếc là trên núi không có lưu hoàng, thế này thì chết cả lũ!

Vương Trùng Dương nạt:

- Sư đệ đừng nói nhảm! Mọi người rút khí giới cầm tay sắp thành hàng một, rắn lên bao nhiêu là cứ chém giết thẳng tay bấy nhiêu!

Khưu Xử Cơ cùng mấy đệ tử lần đầu tiên được xuất trận với sư phụ, nên khí thế hung hãn như hổ đóị Trùng Dương chờ bọn người phía dưới kéo tới chân Thái Thất Sơn mới vận khí đơn điền gọi lớn:

- Vị nào Thiết Chưởng bang chủ? Bần đạo là Vương Trùng Dương xin được diện kiến!

Bày rắn độc nghe tiếng la của Trùng Dương, quăng mình phăng phăng bò lên, Châu Bá Thông kinh hãi kêu lên:

- Chết mất! Chết mất! Bầy rắn đã lên tới rồi kìa, chúng ta chết mất!

Trùng Dương nhìn xuống thấy dưới nửa sườn núi có một phiến đá to cao cỡ ba thước, đường kính độ bốn thước, tròn như một chiếc cối đá khổng lồ, tảng đá ấy nằm ngay vị trí của bầy rắn đang tiến lên. Trùng Dương liền nảy sanh một kế, chàng thầm vận cương khí ở đơn điền sử dụng vào Nhất Dương chỉ giơ tay trái lên chỉ vào tảng đá, quát lớn:

- Lăn xuống!

Kỳ lạ thay oai lực của Nhất Dương chỉ tảng đá nặng năm sáu trăm cân như thế, bị một ngón tay nhỏ bé kia chỉ vào lắc lư chuyển động, đất dưới chân tảng đá trào lên như nước đang sôi nghe "Ầm" một tiếng. Tảng đá không chịu nổi kình lực đẩy mạnh của Nhất Dương chỉ, lăn long lóc xuống núi cán đè lên bầy rắn dư mấy mươi con, thịt da đều nát nhũn ra, bầy rắn còn lại hoảng hốt bò loạn xị cả lên.

Tuyệt kỹ của Trùng Dương vừa sử dụng mường tượng như pháp thuật, chỉ đá hóa dê, di sơn đảo hải trong các chuyện thần thoại, làm bọn người áo đen dưới chân núi thấy đều thất sắc kinh hồn.

Châu Bá Thông đắc ý cười hắc hắc nói:

- Bọn chó chết ở dưới chân núi sáng mắt ra chưả Sư huynh của ta có tài thông thiên quán địa, có sức bạt núi rời non, bọn bay đứa nào hết muốn sống định tới uổng tử thành cứ việc dẫn xác lên đây!

Lời nói phét của y đã làm cho bọn Thiết Chưởng bang kinh hoảng ngẩn người nhìn nhau mà không dám tiến lên. Bọn người áo đen dưới chân núi xôn xao với nhau một lúc khá tâu thì từ trong đám đông có một gã trung niên cao ốm, mặc áo thư sinh tay cầm cây gậy sắt, đầu gậy chạm hình hai chiếc đầu rắn đang há họng le lưỡi, hình dáng cây gậy kỳ dị vô cùng. Đám người áo đen vừa thấy gã đến đều cung kính vẹt hai bên chừa lối cho gã tiến lên.

Liễu Xử Huyền kéo tay Trùng Dương và nói:

- Xin sư phụ lưu ý! Gã ấy là Thiết bang chủ đấy!

Trùng Dương liền gọi to:

- Vị vừa đến phải là Thiết Chưởng bang chủ không? Qúy Bang và Toàn Chân phái cách nhau như nước giếng với nước sông. Hôm nay, giá lâm đến đây có điều chi chỉ giáo chăng?

Thiết Chưởng bang chủ Thiết Hưng lớn tiếng đáp:

- Người là Trùng Dương chân nhân đấy à? Tốt lắm, mi là chưởng môn của một phái, ta cũng Bang chủ của một bang, mi biết rõ quy luật trong giang hồ lắm chớ? Tại sao mi che chở kẻ phản loạn của Thiết Chưởng bang chúng ta, lại còn thâu nhận nó làm đệ tử?

Trùng Dương vòng tay vái dài và nói:

- Vô Lượng thọ phật! Liễu Quân Bảo đã nhìn thấu hồng trần nên gửi thân vào cửa Tam Thánh, đấy là lòng tự nguyện của y, bần đạo đâu thể chối từ kẻ có đạo tâm? Hiện nay y đã dóc tóc quy y nhảy ra khỏi vòng tam giới, thân không thuộc ngũ hành. Xin Thiết Chưởng bang chủ nể mặt bần đạo mà tha thứ cho y nhờ, đừng nhọc lòng truy tầm chi nữa!

Thiết Hưng cười lạnh lùng đáp:

- Lúc tôn giá đả thương mấy bang hữu của chúng tôi tại Lâm Đồng Quan, tôn giá có nể mặt Thiết mỗ này không? Khỏi nói dài dòng! Khôn hồn mau đem gã họ Liễu ra giao cho ta, bang trái lời đừng trách Thiết Chưởng bang chúng ta đại khai sát giớị

Châu Bá Thông thấy Thiết Hưng thái độ kiêu căng phách lối tức ấm ách định lên tiếng cãi vã, nhưng Trùng Dương đã lên tiếng trước:

- Vô Lượng thọ Phật! Bổn ý bần đạo không muốn sanh sự nhưng quý Bang chủ ỷ thế đông người đến đây vô cớ náo loạn sơn môn, bần đạo bất đắc dĩ phải cố sức châu toàn nơi tu luyện chứ biết làm sao hơn!

Thiết Hưng càng thêm tức giận, vung mạnh cây gậy lưỡng đầu xà, định phi nhân tới trước tấn công Trùng Dương, vừa nhích chân tiến lên thì từ phía sau lưng y nhảy vút ra một người ốm cao, gương mặt xanh men mét như người bị bệnh rét lâu đời, gã ấy chính là một trong hai tên Phó bang chủ của Thiết Hưng, họ Chúc tên Luyện, biệt hiệu là Độc Sa Thừ, y luyện được môn "Độc Thừ trảo", công phu lợi hại vô cùng.

Y cất tiếng can ngăn Thiết Hưng?

- Đại ca Bang chủ của một Bang, không nên một mình ra tay giao thủ, để tiểu đệ cho nhân vật Toàn Chân phái nếm mùi lợi hại của ngươi Thiết Chưởng bang của chúng tạ

Thiết Hưng gật đầu đáp:

- Hay lắm! Hiền đệ khá tiểu tâm cẩn thận!

Chúc Luyện tiến ra trước, gọi lớn:

- Gã họ Vương kia, nghe đồn Toàn Chân phái của mi kiếm, quyền hay đệ nhất cõi Trung Nguyên, lão gia đến đây để thỉnh giáo vài đường tuyệt kỹ!

Lơi nói chưa dứt, cảm thấy trước mắt hoa lên, nhãn quang ảo loạn, định thần nhìn kỹ thi Châu Bá Thông đã đứng sững bên người y từ lúc nào!

Châu Bá Thông chân vừa chấm đất, đã lên tiếng quát mắng:

- Mi dám kêu sư huynh của ta họ Vương, họ Dê này nọ? Hừ thằng bệnh rét hỗn láo kia, cho mi xới một chưởng!

Tiếng nói chưa dứt bàn tay của chàng đã bay theo tiếng nói tát mạnh vào má đối phương.

Cái tát tay ấy quá bất ngờ nhanh chóng. Chúc Luyện vội nghiêng đầu tránh, nhưng đã không kịp, "Bốp" một tiếng, bên má trái của y đã bị Châu Bá Thông tát một cái nên thân.

Chúc Luyện giận đến đôi mắt đổ hào quang, gầm lên như thú dữ bị thương.

Giương mười ngón tay ra, chộp mạnh vào lưng Bá Thông.

Thì ra Chúc Luyện có môn Độc Sa chưởng công rất ư lợi hại, mười ngón tay của y hằng bữa ngâm trong chất nước miếng của rắn độc hòa hợp với nhưng vị thuốc rất đặc biệt, môi khi chộp trúng da thịt kẻ địch nguy hiểm như bị rắn độc cắn phải vậỵ

Châu Bá Thông khẽ lắc mình một cái tránh khỏi, đoạn kêu to:

- Chu choa! Chộp chệch, xí hụt!

Miệng nói, chân lẹ làng thoắt bước theo thế "Bàng Long Nhiễu Bị" (rồng đoành quẫy bước) luồn mình dưới bên tay của đối phương, chui tọt ra ngoàị

Chúc Luyện thấy Châu Bá Thông cố ý trêu chọc mình, tức giận vô cùng, bèn đem môn Phục Hổ chưởng pháp, sở học bình sanh của mình ra tấn công liên tiếp hai thế "Kim Cang Phục Hổ", rồi "La Hán Khóa Hổ hai thế lại kẹp theo Độc Sa chưởng lực, nhanh mạnh dị thường.

Châu Bá Thông không chút nao núng, ung dung áp dụng ngay Thái Ất quyền pháp, dùng chiêu "Ô Long Bàng Thục" (rỗng đen quấn cây) và "Thần Long Nhập Hải" (rồng thần vào biển). Lấy rồng khắc chế cọp.

Chúc Luyện hai chiêu tấn công ra đều liên tiếp rơi vào khoảng không, chưa kịp thâu tay về thì Châu Bá Thông thân hình thoắt một cái, lại vang lên hai tiếng "Bốp!" "Chát!", Chúc Luyện lại lãnh trọn thêm hai cái tát tay vào sau ót nên thân.

Hai chưởng này khá nặng tay khiến Chúc Luyện hai mắt như nổ đom đóm. Suýt tý nữa té chúi mũi xuống mặt đất!

Sáu đệ tử của Toàn Chân phái thấy vậy không khỏi buông tiếng cười to lên.

Chúc Luyện bị luôn hai lần tát tay, biết rõ tài nghệ của Châu Bá Thông rất kỳ diệu, chẳng còn dám ồ ạt tấn công nữạ Y lập tức biến đổi lối đánh, lấy thủ làm công, người y loạn xạ quay tròn xung quanh Châu Bá Thông như bánh xe gió.

Châu Bá Thông cười lên khanh khách và mắng:

- Thằng giặc thúi, ăn được hai tát tai rồi sợ sao mà chạy lồng lên như mắc phong điên vậỷ Mi tưởng là chỉ thủ không công là tránh được đòn ư? Ha ha! Xem đây!

Nói đoạn chàng chùng ngay "Bát Diện Triều Phong chưởng pháp", thoáng bên Đông, thoáng bên Tây, nhảy sang trái, vụt qua phải, quay tít theo thân hình của Chúc Luyện.

Chúc Luyện cảm thấy mắt mình như hoa lên, trước sau, phải, trái gì cũng có hình bóng Châu Bá Thông cả, chân tay liền cuống cuống không biết phải đỡ đâu tránh đâu, tức thì "Binh!", "Chát!" hai tiếng, sau lưng bị Chảu Bá Thông nện cho một quyền như trời giáng, má trái lại thêm một tát tai tá hỏa tam tinh.

Chúc Luyện gầm lên một tiếng như điên, phạt ngược hai tay áo trở lên. Lòng bàn tay ló ra ngoài, rồi từ lòng bàn tay vèo vèo bay ra hai vừng cát bụi đen sì như khói đèn, lao vụt vào người Châu Bá Thông.

Hai vừng cát đen ấy gọi là Độc Thiềm Sa, độc hại khó lường, phải dùng một trăm cái mật độc của con thiềm thừ hòa trộn với lớp cát sạch lấy dưới ba mươi thước sâu cách mặt đất, phơi đủ trăm lần, cho nhuyễn thành bụi cát, những hạt cát ấy đen tuyền một màu óng ánh nhỏ hơn hột cát thường gấp mấy lần, nhưng có một chất độc cực mạnh, chỉ cần bám lên thân hình kẻ địch, lập tức nơi chỗ da ấy nổi lên một mụn đỏ như nhưng mụn trên da cóc ngứa ngáy khó chịu vô cùng.

Không đầy nửa ngày, da thịt nơi chỗ ấy thối rữa biến thành chất nước, chảy đến đâu lở lói đến đó, da khịt châu thân bị chất độc lan tràn thối rữa ra mà chết, do đó Chúc Luyện mới được giới giang hồ kinh sợ đặt cho ngoại hiệu là "Độc Sa Thừ"..