Bắc phương lạnh, Nam phương ấm?

Trời Đất chuyển vần, đâu cấm giao thoa!

Hàn là tuyết, ôn là hỏa.

Đông qua Xuân đến, diễm tỏa muôn phương.

Mặt trời lên cao, nắng ấm chan hòa, những cơn gió lạnh cũng biết thời thế mà kéo nhau rời đi, vài con động vật nhỏ cũng đã thò đầu ra khỏi nơi trú ẩn hòng làm chút ‘sinh kế’.

Tại trong căn phòng kiên cố nhất của Thái phủ, tiếng cười nói của một già một trẻ phát ra oang oang rôm rã.

Ở đất Tư Lệ kinh kỳ, Thái Ung hiếm khi gặp được người cùng chí hướng với đường học vấn.

Cũng không phải nói nơi đây toàn kẻ ngu học.

Ngược lại, dù mạt vận đã sớm hiện nhưng Lạc Dương vẫn là trung tâm của mấy vạn dăm đại Hán, nhân tài mười bốn châu vẫn cứ hướng kinh đô tụ về.

Tại Tư châu có rất nhiều Duyện- Dự- Từ- Thanh- Ký, trung nguyên cao trí.

Cũng có thể vô tình bắt gặp Ung- Lương- Tịnh- U, bắc phương hào kiệt.

Đồng dạng thỉnh thoảng có thể bắt gặp Kinh- Ích- Dương- Giao, nam phương kỳ sĩ.

Nhưng,

Một nửa là vì phần lớn trí giả tới kinh đô đều là để nhảy vào vòng xoáy chính trị tựa như Hoàng Uyển vậy.

Còn một nửa là vì Thái Ung chính mình, cả ngày chăm chú nghiên cứu học vấn, tự kỷ không ra khỏi thành.

Thậm chí, từ khi nhậm chức Đông Quán hiệu thư thì suốt mấy năm nay, đường đời của Thái Ung chính là một đường thẳng từ nhà đến chỗ làm việc, lại từ chỗ làm việc về nhà.

Mà trên quãng đường này thì làm gì có Kinh- Ích- Dương- Giao kỳ sĩ gặp được Thái Ung, chớ nói chi là cùng ngồi đàm đạo.

Hoàng Uyển không tính, hắn là tự chạy đến nhà, mang theo mục đích cầu làm quen.

Lại nói Hoàng Uyển cũng thuộc dạng nửa hủ nho, dù sao cũng đi theo Viên thị ngụp lội trong chính trường hồi lâu.

Vậy nên khi Thái Ung gặp được Hoàng Hùng tên thiếu nhi anh kiệt này, cũng có thể nói là thiếu nhi trí giả, thiếu nhi cầu đạo giả,

Thì càng nói càng hăng hái, càng giảng càng say sưa, sớm đã đem hai chữ ‘thiếu nhi’ ném ra khỏi thư phòng, tan vào trong tuyết tan.

Hoàng Hùng gặp Thái Ung đối đãi với mình thân mật, chân thành, thì cũng lấy đạo của người trả cho người.

(P/s: hình như định nghĩa sai sai)

Hoàng Hùng được trời phú trí tuệ,

Từ nhỏ đã đọc lắm thi thư bút ký tân thời của phương nam,

Mấy năm nay được tiếp xúc với nghiên cứu thực nghiệm nên có rất nhiều kiến giải mới lạ, chưa ai tổng kết, không sách nào có.

Mà Thái Ung thì già đời, trí nhớ cũng thuộc dạng xuất chúng đương thời,

Kinh sách cổ kim qua tay không dưới ngàn cuốn, không thiếu bách gia học thuyết, bao quát rộng khắp, đủ các thể loại.

Hơn nữa, bởi vì ở thời đại này thì sách được sao lưu bằng cách chép tay,

Mà tri thức lại bị thế gia, bao gồm cả ‘đầu to’ hoàng tộc Lưu thị, giữ như giữ vàng, sợ người khác dùng đồ của mình rồi vượt qua mình, lật đổ mình.

Khiến cho rất nhiều sách vỡ lưu trữ tại Đông Quán đều là chỉ có một bản trên đời, độc nhất vô nhị,

Ngoại trừ lão đầu mọt sách Thái Ung, thì ngay cả đương kiêm Hán đế Lưu Hoành cũng chưa từng rớ tới.

Thế là hai thầy trò đều có sở trường, kiến thức dày rộng bổ trợ lẫn nhau, gặp nhau hận muộn, nói không biết dừng.

Lúc này bổng nghe:

“Cốc cốc”

“Lão gia, đã qua giờ Tỵ (hơn 11 giờ trưa).

Xe ngựa của nhà họ Hoàng đang dừng ngoài cửa phủ.

Hoàng công đang chờ trong chính đường”

Thái Ung lúc này mới sững người cảm khái thời gian trôi thật nhanh, vậy mà nói mấy câu đã hết canh giờ (2 tiếng):

“Tốt, lão An.

Ta rất nhanh sẽ đến chính đường”

Rồi quay sang nói với Hoàng Hùng:

“Ngươi ra ngoài gặp ông ngoại đi!

Ta bây giờ đi nói với vợ ta một tiếng, sẽ ra ngay!”

Hoàng Hùng theo lão An rời đi, đến chính đường thì thấy Hoàng Uyển mặt mày nghiêm chỉnh nhưng trong mắt thì ý cười tràn đầy.

Hoàng Uyển dù ít tiếp xúc với Thái Ung nhưng cũng nghe ngóng qua không ít, dù sao cũng là người thầy tương lai của cháu ngoại cưng.

Nghe bọn người nói lại rằng Hoàng Hùng cùng Thái Ung một mực ở trong thư phòng không ra thì đoán biết sự việc đã thành, tự nhiên cũng cao hứng vui vẻ.

“Thúc công!”

“Haha! Cháu ngoại cưng của ta!

Như thế nào, Bá Dương công nhận ngươi chứ?”

“Vâng thưa thúc công.

Cháu hiện giờ đã là học trò chính thức của thầy”

Dù đã đoán trước nhưng khi chính tai nghe thế thì Hoàng Uyển càng vui ra,

Đặc biệt là xưng hô ‘học trò chính thức’ này, theo hắn biết thì cháu hắn hẳn là người đầu tiên có được.

Chỉ là Hoàng Uyển đang định chúc mừng một phen thì:

“Nhóc Nguyễn, ngươi thua!”

“Lão Đinh, chung tiền!”

“Họ Trần, chớ phách lối!”

“Lê đại gia, có gì từ từ nói!”

“Họ Trần phách lối ta không quan tâm,

Nhưng tiền nợ Lê đại gia thì phải mau trả!

Ta Lý Văn Tứ nói!”

(P/s: bọn này cược gì thì đọc giả tự suy diễn não bổ, tác định viết mà sợ chương này dài quá, mạch truyện lơi quá)

Hoàng Uyển gặp đây nổi gân trán, đem nho môn dưỡng khí ném đâu mất hút:

“Hoàng Hùng tiểu nhi! Ngươi xem ngươi dạy ra một bang thứ gì thế này!”

“Thúc công đừng nóng! Nóng sẽ nổi mụn!

Ngô ca nghe tiếng trả lời!”

Trong sáu vị gia tướng, vị lực lưỡng nhất, râu hùm hàm én, vai năm tấc rộng, thân mười thước cao, nãy giờ im lặng cười cười, bây giờ nghe gọi thì đứng lên hô to:

“Ngô Văn Nhất ở đây, công tử chớ lo!

Đám nhóc con!

Bổn tọa còn ở đây mà các ngươi lại dám giở thói gia tướng nói leo chủ thế à?!

Mau xếp hàng hô Ngô đại ca, rồi đi xin lỗi Hoàng lão gia.

Có tin hay không ta một chi trấn áp một đứa!”

Năm tên còn lại hô to trong lòng: ‘ngươi thử một chi trấn áp một người xem’,

Nhưng ngoài mặt vẫn biết sai nghiêm túc xếp hàng nhận lỗi:

“Đinh Ba, Đinh Văn Nhị”

“Lê Tư, Lê Văn Tam”

“Lý Năm, Lý Văn Tứ”

“Trần Sáu, Trần Văn Ngũ”

“Nguyễn Bảy, Nguyễn Văn Lục”

“Có mặttttt!!!!!”

“Xin lỗi Hoàng lão gia! Xin lỗi công tử! x5”

“Đù!

Bổn tọa nói hô ‘Ngô đại ca’, chứ nói hô ‘có mặt’ hồi nào?

Coi thường Ngô Hai này hả?

Muốn xem ta làm sao một chi trấn áp một đứa phải không?”

“Ngon nhào dô x 4”

“Đây là nhà Thái tiên sinh đấy nhé”

“Tiểu Nguyễn, ngươi bị ngu hay sao mà đi nhắc hắn x 4”

Hoàng Uyển gặp đây không chỉ không nguôi ngoai mà càng đỏ mặt, tía tai.

Mỗi lần nghe bọn sáu người này xưng tên, xưng tự là hắn đều muốn che mặt than trời đối với năng lực đặt tự của cháu yêu Hoàng Hùng.

Đúng vậy, đám này chính là do Hoàng Dung không biết ở đâu tìm được, đem làm hộ vệ cho Hoàng Hùng, cũng là từ chính Hoàng Hùng lấy tự.

Mặc dù võ công, sức lực là có, còn tinh thông tiếng Bách Việt, thạo bơi lội, đi rừng, nói chung là đầy đủ các phẩm chất để hộ vệ cho hùng hài tử Hoàng Hùng tại mọi loại địa hình.

Nhưng tính cách thì cực ‘bựa’!

Người trong nhà họ Hoàng dè chừng gọi là “Hùng Hài Sáu Hiệp”.

Trước đây không lâu, Hoàng Hùng du lịch Ngô Hội,

Bởi vì Phùng gia tận tình chủ nhà, cử theo khá nhiều hộ vệ,

Hoàng Hùng lại không muốn mình kéo theo quá đông người gây các phương chú ý.

Thế nên Hoàng Hùng đem bọn sáu người này cho phóng thích đi chơi,

Kết quả là bây giờ giang hồ phương nam xuất hiện danh hiệu “Giang Nam Lục Quái”.

Biết được gia tướng trong nhà chỉ dùng thời gian hai tháng thì đạt được danh hiệu trẻ trâu như vậy,

Hoàng Uyển cảm thấy thật là ‘vô cùng vui mừng’ nha: “không hổ là do ‘cháu yêu’ của ta luyện ra, ta thật muốn đập bàn nhưng sợ đau tay!”

Hai ông cháu cùng bọn gia tướng mắng mắng cười cười toe toét, tám người hơn tám cái chợ, đủ để trấn áp cả tám hướng của phố thương nghiệp.

Còn người thứ chín trong phòng thì ngây ra như phổng, nhưng sau đó lại cảm thấy cực kỳ thân thiết, như thể được trở lại những ngày còn cởi đồ tắm mưa, cùng em nuôi Thái Ung và cha mẹ nuôi của mình chuyện trò đùa giỡn vậy.

Thái An thầm hô trong lòng: “Thật là ‘trời định thầy trò’ a!”

Vừa lúc này, từ phía sau lưng lão, một giọng trung niên quen thuộc vang lên:

“Ồn ào nhốn nháo chuyện gì vậy!

Có phụ nữ mang thai ở đây!

An tĩnh một chút!”

“Lão gia!

Phu nhân!”

“Thầy!

Sư nương!”

(P/s: tác không biết một từ nào để thay cho sư nương trong tiếng Việt, có trí giả nào giúp không?)

“Bá Dương công! Thái phu nhân!”

Hoàng Uyển gặp Thái Ung đỡ phu nhân Trương thị đi tới thì chào hỏi:

“Chẵng hay phu nhân cũng muốn cùng đi nhà ta nhập tiệc sao?

Nếu được thì quý hóa quá, chỉ là không biết phu nhân đã mấy tháng, có bất tiện hay không?”

Thái Ung nghe thế thì như gặp được đồng chí, cười gật đầu:

“Đấy!

Ta cũng đã nói mang thai đi lại không tiện!

Làm sao cứ cố, chẵng chịu nghỉ ngơi!”

Trương thị cười nheo mắt không chấp Thái Ung mà nhìn người thấp nhất trong phòng nói giọng ấm áp:

“Đây là Hùng nhi sao!

Quả nhiên khôi ngô, tuấn tú!

Tương lai tất là một phương anh kiệt, trò giỏi hơn thầy!”

Hoàng Hùng gặp sư nương cầu viện khéo thì đáp:

“Cám ơn sư nương quá khen!

Học trò tuy có chút tài mọn nhưng còn cần học hỏi nhiều!

Hôm nay mới gặp nửa buổi, thầy liền dạy ta rất nhiều điều hay, để cho ta vỡ lẽ khai sáng, được lợi vô cùng!”

Lại quay sang hành lễ với Thái Ung nói:

“Thưa thầy!

Hôm nay ta may mắn được thầy nhận làm học trò chính thức, đây là việc vui lớn của cả đời!

Nếu không có sư nương tham dự tiệc mừng thì thật là có phần đáng tiếc!

Học trò đọc qua y thư cổ, nói rằng phụ nữ mang thai nên đi lại, vận động thì sẽ càng dễ sinh.

Huống hồ bây giờ mặt trời đã lên cao, xe ngựa ngay trước cổng, cũng không cần phải di chuyển chi nhiều!”

Nói rồi còn liếc mắt qua Hoàng Uyển.

Hoàng Uyển thuận thế bồi thêm:

“Hoàng Lạc lâu được tiếp đón hai vị thật là niềm vinh hạnh lớn!

Bá Dương công chớ lo lắng nhiều!

Thực đơn của bữa tiệc hôm nay được chọn bởi chính Hùng nhi và Trương y sư, xuất thân từ Kinh Tương y học thế gia!

Đều là một chút đồ lành ôn dịu, cường thân thể lại không quá mức, vừa lúc phù hợp để dưỡng thai!

Trước là mừng cháu ngoại của ta bái được thầy giỏi, sau cũng là để Hùng nhi hiếu kính sư nương!”

Thái Ung nghe thế nhíu mày trầm tư.

Gặp chồng xiêu lòng nhưng còn xoắn xuýt, Trương thị lại đá quả chót:

“Nếu không thì tiện thiếp ở nhà cũng được!

Ngài mới nhận học sinh ưu tú, chớ nên làm mất hứng, cứ vui chơi thoải mái!

Biết đâu tối nay ngài từ Hoàng Lạc lâu trở về thì ta đã sinh cho ngài một tên tiểu tử béo mập!”

Thái Ung nghe thế giật mình nghĩ:

‘Ta đã nhận lời từ trước, nếu như bây giờ không đi thì không chỉ mất chữ tín mà còn mất mặt với học trò mới.

Mà nếu để phu nhân ở nhà một mình, lỡ như có chuyện gì thì chỉ sợ ứng phó không kịp.

Đúng rồi, thực đơn do một y sư xuất thân y học thế gia chọn, vậy nói rõ ở Hoàng Lạc lâu có y sư giỏi,

Vậy cũng an tâm!’

Thế là gật đầu nói:

“Được! Vậy hai chúng ta cùng đi!

Nhưng nhớ là có cảm thấy khó chịu thì phải nói ngay cho ta biết!”

“Ta xin nghe theo phu quân!”

Trương thị miệng đáp ứng ngọt xớt, mắt còn hướng Hoàng Hùng biểu đạt ý cười ôn hòa.

Hoàng Hùng cũng cười cuối đầu đáp lễ.

Hắn biết mình ăn điểm.

Đối với những câu nói của Thái Ung lúc ở trong thư phòng như: ‘đừng khách sáo’, ‘chớ câu nệ’, ‘tự nhiên như ở nhà đi’, vân vân,

Thì Hoàng Hùng luôn giữ lại thái độ hoài nghi.

Chỉ có từ bây giờ trở đi, hắn mới chính thức có năng lực ‘tự tung tự tác’, ‘hoành hành không sợ’ ở trong Thái phủ.

Tuyết dù tạnh, mây dù tan, nắng dù tỏa, nhưng không khí lạnh tích tụ mấy lâu nay vẫn khiến phần đông người dân quyết định ru rú trong cửa nhà.

Nói đến cũng phải thôi,

Vì đường lớn vẫn đầy rẫy đụn tuyết cản trở giao thông,

Đến Hoàng Uyển cũng chỉ có thể chỉ huy gia đinh mở ra một con lạch song song với lối nhỏ mà Hoàng Hùng và quái mở ra hồi sáng, chứ không thể nào dọn cả con đường được.

Bánh xe men theo hai rãnh dọn sẵn, sáu con ngựa kéo ba cổ xe từ từ di chuyển trên đường phố Lạc Dương vắng vẻ lạnh giá.

Ở xe trước là ông cháu Hoàng Uyển, Hoàng Hùng.

Hai người này đang bàn tán điều gì đó liên quan tới tình trạng của ngựa và một số phương án cải tiến.

Thỉnh thoảng có thể nghe được một vài cụm từ như: ‘ngựa bị trơn ngã’, ‘ngựa bị sóc dằm’, ‘ngựa bị đông lạnh’, ‘làm tất cho ngựa’, ‘làm giày cho ngựa’, ‘mặc áo cho ngựa’.

Ở xe giữa là Thái Ung và Trương thị.

Bởi vì lo lắng phu nhân gặp phải gió lạnh, nên Thái Ung cũng không mở rèm nhìn đường, chỉ cảm thấy dường như có chút lâu hơn dự tính.

Hắn nhớ là mình đứng trong sân nhà nhìn Hoàng Lạc lâu cũng không xa a,

Có lẽ do tuyết quá nhiều cản trở lộ trình đi.

Thái An thì khác.

Từ chiếc xe cuối cùng, lão Thái thò đầu ra hô to ‘quái lạ’, mặt mày vô cùng nghi hoặc.

Hắn phát hiện đoàn xe không đi đường thẳng mà đi đường vòng:

“Quái lạ!

Sao lại phải đi đường vòng?

Cho dù muốn chân thành cũng không cần tự hành hạ mình như vậy đi.

Chẳng lẽ có uẩn khúc gì?

Yêu thích xúc tuyết sao?

Để sau này hỏi lão gia xem sao!”

Lúc này từ phía sau vang lên âm thanh oang oang:

“Thái lão đầu tử, quái chỗ mô, lạ chỗ mồ?

Già rồi ít hóng hớt lại, kéo rèm xuống đi coi chừng gió thổi nghẻo bây giờ!”

Lão An nghe thế bực mình, định quay đầu ra sau cải nhưng lại nghĩ đến điều gì đó, thế rồi cười chế giễu thụt đầu vô lại trong xe:

“Sáu tên thất phu!

Bị phạt chạy bộ theo sau vẫn có thể hô to như vậy.

Sức sống thật là mãnh liệt!

Thật là nhớ những ngày trước kia a!

Già rồi! Già rồi!”

Thời gian tua nhanh đến buổi tối,

Không biết có phải do trước khi đi, Trương thị nói gỡ trúng điềm hay không mà bây giờ đám người đều phải tập trung trước phòng y tế.

Nói đến phòng y tế, tuy tuổi đời ngắn nhưng lai lịch cũng có thể viết thành tiểu thuyết.

Đương nhiên là ở đây chỉ tóm tắt mà thôi.

Số là thế gia có tục thông hôn, Kinh Tương thế gia cũng vậy.

Hoàng Hùng tại Kinh Tương cũng nhiều lần viếng thăm y học thế gia Trương thị.

Từ đó hắn phát hiện ra một điều lạ kỳ là:

Với cùng độ tuổi, cùng giới tính, thậm chí cùng loại thương bệnh, thì quá trình hồi phục của những người dân lao động chân tay sẽ mất thời gian lâu hơn những nho sinh bàn giấy.

Ban đầu khi nghe Hoàng Hùng thắc mắc thì ai cũng cảm thấy hắn nói nhảm, có người tin thì bảo là chắc nho sinh được Khổng Tử phù hộ gì gì đó.

Hoàng Hùng đương nhiên không cho rằng như thế, Khổng Tử có thể so được với ‘thế giới ý chí’ sao?!

Hắn tiếp tục điều tra nghiên cứu,

Thấy Hoàng Hùng như vậy, gia chủ nhà họ Trương cũng đành cử mấy thanh niên theo hỗ trợ để khỏi mất lòng thông gia.

Trong đó có thanh niên tên Trương Cơ, người có sự quan tâm đặc biệt với các vấn đề về ôn dịch và truyền nhiễm.

Kết quả là nhóm nghiên cứu phát hiện có một thứ nào đó tạm gọi là ‘ô uế’ (P/s: bẩn) là nguyên nhân khiến vết thương khó lành, bệnh tật kéo dài, chứ không có thần ma, trù yểm, phù hộ gì ở đây cả.

‘Bẩn’ nhiễm vào vết thương hay đi vào người bệnh qua lục khiếu thì sẽ khiến bệnh tình càng trầm trọng, vết thường càng lâu lành, thậm chí sinh ra mũ, lở loét, sốt cao, co giật, chết người.

‘Bẩn’ dường như có ở khắp mọi nơi, song chủ yếu là trong đất bùn, nước đục, những thứ ẩm mốc,

Đối với vết thương hở thì do có máu chảy nên bụi đất khô dính vào cũng sinh ra ‘bẩn’.

Bởi vì thư sinh thường thường giữ gìn thư phòng sạch sẽ, không ẩm mốc, nên ít tiếp xúc với ‘bẩn’, bệnh tình cũng không bị khuếch đại.

Ngược lại, người lao động chân tay thường hay tiếp xúc bùn đất, điều kiện làm việc lại thường là nắng nóng, hoặc giá buốt nên ‘bẩn’ lộng hành.

‘Bẩn’ không phải vô giải, theo như lời kể của một số thợ săn, thì họ thường đem theo chút rượu lên rừng, không phải để uống, mà là đôi lúc bị thương mà không tìm được lá thuốc kịp thời thì sẽ lấy rượu tẩy vết thương.

Hoàng Hùng và Trương Cơ thử dùng rượu thí nghiệm và xác định rượu có tác dụng rữa ‘bẩn’ thật, chỉ là không phải do ‘liệt tửu xua đuổi tà ma’ như cánh thợ săn nói.

Đương nhiên là dùng rượu thì quá tốn kém, nên nhóm tiếp tục nghiên cứu với nhiều phương pháp khác.

Ví dụ như tập trung vào việc xử lý ‘ẩm mốc’,

Nếu ‘bẩn’ ưa thích ẩm ướt thì làm cách nào để tiêu diệt ‘bẩn’ hoặc ức chế ‘bẩn’?

Cho đến hiện giờ đã xác định muối đem hòa vào nơi ẩm ướt không chỉ diệt mốc còn có thể khử ‘bẩn’.

Nhưng muối cũng đồng dạng quý không kém gì rượu, đôi lúc còn hơn.

Quanh đi quẩn lại, trong một lần vô tình nghe được Trương Cơ nói rằng một số lá thuốc dùng sống sẽ gây bệnh, có lẽ là do ‘bẩn’.

Hoàng Hùng liền nghĩ đến: “phải chăng đem đồ vật nấu lên thì có thể loại ‘bẩn’ ra khỏi đồ vật”.

Vậy là phương pháp diệt ‘bẩn’ bằng cách nấu luộc được tiến hành và thành công.

Sau khi tổng kết ra các dấu hiệu và tính chất của ‘bẩn’,

Hoàng Hùng và Trương Cơ hợp nhau thảo luận cuối cùng đưa ra dự án ‘phòng y tế’.

Cũng không có gì to tát lắm,

Chủ yếu là trong lúc xây dựng thì cần chú ý thiết kế tránh mưa dột, ưa nắng ấm, xây cao ráo bằng phẳng, ngừa ẩm mốc,

Lại phải thường xuyên quét dọn và sử dụng dụng cụ ‘luộc rồi’,

Đương nhiên là thứ gì cần ‘luộc’ và ‘luộc’ được thì mới ‘luộc’, không phải bạ cái gì là ‘luộc’ cái đó.

Đồng thời dự trữ muối và rượu mạnh trong trường hợp cần gấp, ‘luộc’ không kịp hoặc không thể ‘luộc’.

(P/s: tóm tắt không dài lắm nhỉ)

Trương gia đối với việc này có chút nửa vời, đem ghi chép vào y thư của gia tộc nhưng cũng không có hành động thực tế nào, chủ yếu là vì không có tiền.

Khác với Trương gia, Hoàng Dung tin tưởng con trai, nên liền giúp nhà họ Trương ra tiền sửa sang lại mấy phòng khám bệnh, đồng thời cũng lắp đặt một phòng ở Hoàng Lạc lâu.

Số là vì Hoàng Lạc lâu mỗi ngày kiếm ngàn vàng, có không ít kẻ ganh ghét nên thi thoảng sẽ tới phá quán,

Ví như giả vờ đánh nhau rồi phá bàn phá ghế, làm bị thương thực khách và phục vụ,

Hoặc bỏ độc, bỏ bẩn vào đồ ăn rồi giả đò trúng độc, lăn quay ra kêu la ăn vạ.

Mặc dù sau khi bảng hiệu ‘Ngự Dụng Tửu Lâu’ được treo lên thì đã không có người nào dám ngang nhiên phá quán nữa, nhưng Hoàng Dung vẫn lấy cẩn thận làm an tâm.

Không chỉ cho mời một đám giang hồ cao thủ tới trấn quán, còn cho thiết đặt ‘phòng y tế’, ‘bàn sắt’, ‘cửa sắt’, vân vân.

Trương gia là thông gia, lại nhận ơn nên cũng đồng ý cử lời mời của Hoàng Dung, cử y sư túc trực tại Hoàng Lạc lâu, làm công ăn lương.

Nhờ vậy mà hôm nay giờ này mới có căn phòng y tế sạch ‘bẩn’ cho bà đẻ Trương thị sử dụng.

Nói đến, Trương thị cũng có thể tính là ‘mở hàng’ cho phòng y tế của Hoàng Lạc lâu trong năm nay.

Rõ ràng từ sáng cũng không có chuyện gì xảy ra nhưng ngay lúc đang ăn, thì nàng bổng nhiên rớt đũa hô đau.

Mọi người vội mang vào phòng y tế, Trương y sư khám xong xác định ‘muốn sinh’.

Trương thị mang thai mới qua bảy tháng, nhưng mang thai con so thường hay đẻ sớm, chỉ là nguy hiểm cũng cao.

May mắn có Trương y sư cùng với y tá bất đắc dĩ Hoàng Hùng.

Đúng vậy, Hoàng Hùng cũng tham gia đỡ đẻ!

Mặc dù chủ yếu là làm chân chạy sai vặt như giúp ‘nấu luộc’ những thứ cần ‘nấu luộc’,

Khử ‘bẩn’ sát muối tẩy rượu những thứ không thể ‘nấu luộc’,

Cùng với cung cấp nhắc nhỡ nội dung một số y sách cổ mà chính Trương y sư cũng nhớ không được trọn vẹn.

Dù sao thì lúc Trương y sư được gia chủ cử đi Hoàng Lạc lâu, cả hắn và gia chủ đều chưa từng nghĩ rằng Trương y sư sẽ đi đỡ đẻ, hơn nữa còn là ca khó như việc sinh non vào ngày đông tuyết lạnh lẽo.

Thái Ung vốn không đồng ý mặc dù Trương y sư đã nói rằng không có Hoàng Hùng thì một mình hắn lo không xuể.

Thái Ung không kỳ thị nam nữ nhưng lại là lão nho, đôi lúc có những thứ ăn vào tư tưởng lúc nào không hay.

Đối với việc học sinh nam đỡ đẻ cho vợ của thầy, Thái Ung cứ cảm thấy nó chướng thế nào, cho dù chỉ là trợ giúp cũng vẫn kỳ.

Nhưng rồi lại nghe từ trong phòng y tế vọng ra, tiếng la thất thanh của vợ cùng với tiếng Trương y sư nôn nóng dọa nạt:

“Nhanh lên kẻo chết cả hai mẹ con”,

Thì Thái Ung cũng đành đem mấy thứ nho gia đạo lý ‘nam nữ thụ thụ bất thân’, ‘sư đồ chi nghĩa’, … cho vứt sau ót,

Trong đầu chỉ còn lại lo nghĩ cho vợ con.

Thế là đồng ý Hoàng Hùng vào giúp Trương y sư.

Thái Ung nhìn thấy Hoàng Hùng trước khi vào phòng còn vô cùng xa xỉ, dùng muối hòa vào nước ấm rữa tay,

Lại thêm ở bên cạnh, Hoàng Uyển vừa an ủi, vừa kể cho nghe về sự tích ‘phòng y tế’,

Nên cũng nguôi ngoai một phần, chỉ là tâm trạng vẫn luôn thấp thỏm theo từng tiếng hô hoán, la khóc vang lên.

Mặt ngoài thì đại nho đại học sĩ Bá Dương công vẫn cố tỏ ra trấn tĩnh, nhưng trong tim thì giật trống liên hồi, lo nghĩ không thôi.

Đương nhiên là ông lão hơn bốn mươi tuổi này chẵng mấy chốc sẽ phải vừa cười vừa khóc như trẻ nít vì:

“Oa Oa Oa”

Sau tiếng khóc của em bé mới sinh là tiếng của Trương y sư vang lên:

“Chúc mừng Thái công!

Mẹ tròn con vuông!

Là một bé gái!

Vô cùng xinh xắn!”

“Ahahaha! Ta làm cha! Ta làm cha rồi! Huhuhu!”

Theo tiếng cười khóc của Thái Ung, trời liền rơi tuyết, tuyết lớn.

Mặc dù chuyện tuyết rơi mấy đêm nay cũng không có gì lạ, nhưng lão này vừa khóc thì tuyết liền rơi, hơn nữa còn rơi lớn, khiến cho lão An cùng lục quái hô to trong lòng:

“Hai vợ chồng này có điềm!

Vợ kêu hôm nay đẻ liền đẻ!

Chồng vừa khóc thì tuyết liền rơi!”

Trương y sư gặp trời rơi tuyết lớn nên vừa ra khỏi phòng cũng ngay lập tức đóng cửa lại để tránh gió lạnh lùa, ông cũng không cho đám người đi vào, bao gồm cả Thái Ung.

Vì ‘bẩn’!

(P/s: nhắc cho ai chưa nhớ, trong ‘5k’ có khử khuẩn nhá)

Trong khi chờ nước sôi pha muối nguội bớt để được rữa tay mà vào phòng.

Đám người bắt đầu hí hửng nghĩ chuyện làm, ví dụ như đặt tên cho con gái mới sinh của Thái Ung.

“Ta cảm thấy có thể đặt là Tuyết.

Trắng trong như Tuyết, thanh cao thoát tục.

Sách nói ấy là hạt ngọc của trời, bờlô bờla …”

Thái Ung còn đang chuẫn bị ba hoa chích chòe thì:

“Lão gia, ngài vẫn chớ đặt tên này cho tốt.

Thái Tuyết, đại tuyết, tuyết lớn a!

Ngài nhìn ngoài trời đi!”

Sáu quái nhìn theo ngón tay của lão An, thấy trời rơi tuyết ngày càng lớn cũng gật đầu ‘quả nhiên có điềm’.

Hoàng Uyển thì biết Thái Ung chỉ là vừa làm cha nên tâm trạng quá phấn khích, mặc dù cố kiềm lại nhưng có nhiều thứ suy nghĩ không chu toàn, thế là nói:

“Thái huynh, ta mạo muội đưa ra cái tên, ngươi xem thế nào”

Sau những sự việc vừa rồi, mối quan hệ của hai người Hoàng-Thái cũng xích gần lại, xưng hô nhau ‘huynh này huynh kia’ từ lúc nào không biết:

“Hoàng huynh cứ nói”

“Con gái của huynh sinh sớm, thiếu tháng, lại trong ngày đông gió tuyết, ban đầu có chút nguy hiểm nhưng cuối cùng mẹ tròn con vuông, điều này thật là vô cùng may mắn.

Chị dâu (tẩu tử) đến từ Ngô Hội Trương gia, Trương y sư đến từ Kinh Tương Trương gia.

Tuy không cùng nhà nhưng cùng họ, lại cùng đến từ phương nam.

Hành hỏa.

Mặc dù ta vốn không tin chuyện quỷ thần nhưng vẫn cảm thấy đây là có thần minh phù hộ vậy.

Chính là nam phương hỏa thần.

Vậy, sao không đặt tên con gái huynh là Diễm, diễm trong hỏa diễm.

Thái Diễm ngụ ỷ ngọn lửa lớn, cầu nguyện cho nàng cả đời này sẽ được hỏa thần che chở, không sợ gió tuyết mưa lạnh, một đời an ấm”

Thái Ung gần đây cũng thường thư từ qua lại với sư huynh Trịnh Huyền, trao đổi huyền học, nghe Hoàng Uyển nói như vậy cảm thấy có lý:

“Phương Nam! Hỏa Thần! Thái Diễm!

Cả đời sống trong ấm áp, không gặp lãnh đạm!

Tên đẹp, tên rất đẹp!”

Thái An gặp em nuôi mừng đến quên trời đất thì cũng thêm vào chung vui:

“Đương nhiên đẹp!

Không chỉ tên đẹp mà người cũng đẹp!

Thái Diễm đồng âm với cực đẹp!

So với ‘tuyết lớn’ muốn đẹp nhiều!”

(P/s: Thái = to lớn, cực kỳ; Diễm = đẹp.

Diễm lửa và Diễm đẹp đồng âm nhưng viết khác nhau)

Thái Ung nghe anh nuôi chọc khoáy cũng không chấp, ngược lại càng mừng:

“Đúng a!

Thái Diễm! Cực đẹp! Cực kỳ mỹ diễm!

Chính là con gái của ta!

Con gái của ta cực kỳ mỹ diễm!”

Lúc này Hoàng Hùng đã sớm lau dọn thu xếp xong việc trong phòng, vừa đi ra, nghe vậy liền cười nói:

“Con gái của ngài không chỉ cực kỳ mỹ diễm.

Tương lai cũng sẽ kế thừa học vấn của ngài, trở thành vị thứ hai Ban Cơ.

Hay là lúc này đặt tự luôn là Văn Cơ thế nào?”

Hoàng Uyển vốn đang hớn hở vì việc mình trở thành người đặt tên cho con gái đầu của đương thế đại nho Thái Ung đã là chuyện mười phần chắc chín.

Kết quả vừa nghe Hoàng Hùng nói ‘đặt tự luôn là Văn …’ thì ngay lập tức hoa mắt ù tai nghĩ đến đám người ‘Văn Nhất’, ‘Văn Nhị’, ‘Văn Tam’, ‘Văn Tứ’, ‘Văn Ngũ’, ‘Văn Lục’.

“Thái Văn Thất sao???

Chẵng lẽ tương lai sẽ thành tiểu muội trong Giang Nam Thất Quái.

Ôi hỏa thần ơi!”

Trong khi đám người ‘sáu quái’ nhìn lão gia đang tươi cười bổng nhiên che trán thở than không hiểu ra sao.

Thì Thái Ung và Thái An nhìn nhau gật đầu:

“Tên thật hay! Tự thật hay!

Diễm còn đọc trại là dặm.

Chí xa ngàn dặm, học phú ngàn dặm.

Có Thái Ung ta dốc sức dạy bảo, Diễm nhi lớn lên tất nhiên không kém năm đó Ban Chiêu”

(P/s: Ban Chiêu còn gọi Ban Cơ)

Đột nhiên Thái An nghĩ tới điều gì:

“Lão gia, tuyệt đối không thể lấy tự này! Không thể lấy tự là Văn Cơ a!”

“Vì sao? Chẵng lẽ ngươi cảm thấy ta không bằng Ban Bưu, Ban Cố năm đó, không thể dạy tốt nữ nhi?”

(P/s: Gia thế của Ban Cơ đã nhắc tới ở chương ‘Phong tục bắc nam có khác’)

“Không phải! Ngài đương nhiên so ra mà vượt!

Là vì …”

Nói nói, lão An chỉ về phía Hoàng Uyển và lục quái.

Hoàng Uyển còn đang che mặt than trời, trách hỏa thần.

Lục quái thì nhe răng chớp mắt cười lại.

Đó là ngày Thái Diễm, Thái Chiêu Cơ ra đời.

Không phải Tuyết Lớn, Tuyết Văn Cơ!

Càng không phải Giang Nam Bảy Quái Thất tiểu muội! (cười nhe răng emoji x6).