Phạm Khôn nghe mọi người kể chuyện mà chỉ biết
khóc trong nghẹn ngào.
Bà lão giường bên cạnh còn nói: “Chàng thanh niên, mau cầm lấy đi, bà ngoại cậu ngày nào cũng giữ kĩ tấm thẻ này như giữ bùa hộ mệnh của mình vậy đấy. Có hôm còn nửa đêm tỉnh dậy lục lọi khắp nơi để tìm nó. Bà ấy nói nếu không phải vì muốn tận tay đưa số tiền này cho cậu thì đã không còn muốn sống trên thế giới này nữa”.
Một bà lão khác lại nói thêm rằng vì muốn tiết kiệm thêm chút tiền cho Phạm Khôn, bà Ngô thậm chí bị bệnh cũng không dám đi khám. Trừ một ngày ba bữa cơm ở viện dưỡng lão chuẩn bị sẵn ra, bà không
ăn thêm bất cứ món ăn vật nào huống chỉ đồ bổ.
Hai hôm trước, bà ngoại anh té gấy chân. Cặp vợ chồng nông dân đã mời bác sĩ ở phòng khám gần đây tới nhưng bà ngoại anh sống chết nhất quyết không để bác sĩ khám. Sau đó cặp vợ chồng nông dân phải đứng ra trả tiền cho bà, bà mới để cho bác sỹ băng bó.
Một lát sau cặp vợ chồng nông dân cũng tới, nhìn
thấy Phạm Khôn liền thao thao bất tuyệt chuyện bà ngoại anh, chủ đề chính xoay quanh chuyện bà tiết kiệm quá đà. Thậm chí ngày nào bà cũng khóc lóc mong ngóng Phạm Khôn trở về. Điều bà lo sợ nhất là bà sẽ mất trước khi anh trở về. Nếu vậy thì tiền của bà
không thể đến được tay anh.
Một người mạnh mẽ với trái tim thép như Phạm Khôn mà nước mắt cứ không ngừng tuôn rơi khi nghe
kể chuyện bà ngoại. Cả người anh như muốn quy ngã.
Điều duy nhất khiến anh cảm thấy được an ủi là cặp vợ chồng nông dân hay bà lão ở giường bên đều không ngớt lời khen Vương Vĩ và Lý Lệ Mẫn. Có mấy bà cụ còn than thở con cháu mình còn ít lui tới hơn cả
họ.
Phạm Khôn giữ chặt tấm thẻ của bà ngoại trong bàn tay mình. Anh nhận thức sâu sắc rằng dẫu có tài sản bạc tỉ cũng không thể sánhnbằng một phần tấm thẻ của bà.
Trước mặt người khác, bà ngoại luôn tỏ ra tự hào vì có cháu làm việc ở nước ngoài, nhưng trong lòng lại không tài nào có thể yên tâm. Bà còn không tiếc mạng sống của mình để bảo vệ tấm thẻ chỉ vì muốn
được đưa nó tận tay đến Phạm Khôn.
Giờ đây khi nhìn thấy Phạm Khôn, bà không hỏi anh sống ở nước ngoài ra sao, nhưng xem ra với bà
ngoại, số tiền 90 ngàn này là một món tài sản kếch xù. Không cần biết Phạm Khôn làm gì bên ngoài kia nhưng khoản tiền này nhất định sẽ giúp ích rất nhiều
cho anh.
Phạm Khôn đút tấm thẻ vào túi áo mình rồi nhanh chóng rút điện thoại ra gọi số 120 yêu cầu xe cấp cứu
mau chóng chạy đến viện dưỡng lão.
Bà ngoại nghe bèn quát lên: “Khôn, cháu làm gì vậy? Bà vẫn khỏe mạnh, cháu gọi xe cấp cứu làm gì,
như thế tốn nhiều tiền lắm đấy!”
Vương Vĩ đứng bên ngoài cũng nghe thấy, vội vàng chạy vào hỏi xem có chuyện gì. Phạm Khôn nói không có gì, chẳng qua là muốn bà ngoại làm một cuộc kiểm tra sức khỏe tổng quát.
Vợ chồng người nông dân và những bà cụ khác nhìn cách ăn mặc của Phạm Khôn đoán rằng anh cũng chỉ là người có điều kiện bình thường. Nhưng khi nghe nói anh muốn đưa bà ngoại đi kiểm tra sức khỏe tổng quát thì ai ai cũng đều gật đầu khen ngợi, nói
rằng anh là người có lương tâm.
Chẳng mấy chốc xe cấp cứu đã tới nơi. Vương Vĩ và Phạm Khôn phụ nhân viên y tế đỡ bà ngoại lên cáng để đưa lên xe. Đúng lúc này, Lý Lệ Mẫn đi xe điện tới. Nhân lúc mọi người không để ý, cô nhét tấm thẻ 50 ngàn vào túi áo Phạm Khôn.
Phạm Khôn định rút ra trả lại, liền bị Lý Lệ Mẫn cản lại: “Đây là tiền riêng của tôi, Vương Vĩ không biết đâu”.
Phạm Khôn không còn cách nào khác, chủ yếu là sợ Vương Vĩ biết chuyện. Anh đành im lặng vội vàng
bước vào khoang xe cấp cứu, để Vương Vĩ và Lý Lệ
Mẫn ra về. Vương Vĩ hỏi: “Đi bệnh viện nào vậy?”
Phạm Khôn hỏi ngược lại: “Bệnh viện nào tốt nhất?”
“Đương nhiên là bệnh viện Nhân Dân số một rồi”.
Phạm Khôn vội vàng nói với bác tài xe cấp cứu: “Bác ơi, phiền bác đưa chúng cháu đến bệnh viện Nhân Dân số một với ạ!”
Đến bệnh viện, việc đầu tiên anh làm là đăng kí nhập viện, hơn nữa còn đăng kí phòng chăm sóc đặc biệt.
Bác sỹ phòng cấp cứu nhìn anh cười bảo: “Trước tiên tôi phải khám xem cụ bị bệnh gì rồi mới quyết định đưa đến khoa nào”.
“Bà ngoại tôi mắt nhìn không rõ, chân thì té đến bị thương. Khoa nào tôi không quan tâm, chỉ cần phòng
tốt nhất ở bệnh viện là được”. Bác sĩ liếc nhìn anh, cảm thấy anh không giàu có,
cũng không phải típ người thích làm sang, chỉ cười bảo: “Trong bệnh viện chúng tôi có một khu phòng bệnh chăm sóc đặc biệt. Ngoài những bệnh truyền nhiễm ra, tất cả các bệnh nhân khác đều có thể được vào. Bác sĩ của các khoa đều có thể đến đó khám bệnh. Tuy nhiên chi phí hơi cao, đắt hơn phòng khách
sạn thông thường một chút”.
Bà Ngô vừa nghe thấy liền la lên: “Đắt hơn cả phòng khách sạn? Đây chẳng phải là ức hiếp người sao? Tôi không ở, không ở đâu”.
Phạm Khôn tỏ vẻ áy náy, nói với bác sĩ: “Tiền không thành vấn đề”.
Bác sĩ nghe vậy có chút ngạc nhiên, nhưng vẫn không nói gì, lập tức gọi điện ngay cho y tá phòng
chăm sóc đặc biệt nói họ đến đón bệnh nhân.
Thảo nào chỉ phí lại cao. Phòng khoa thông thường không có chuyện đến tận nơi đón bệnh nhân
như vậy.
Phạm Khôn đến chỗ phòng bệnh xem qua một lượt thấy bên trong quả thật rất ưng ý, giống y hệt phòng hạng tiêu chuẩn ở khách sạn. Có tổng cộng hai chiếc giường, một chiếc dành cho bệnh nhân ngủ, một chiếc để người nhà đi cùng ngủ. Trong đó còn có ghế sofa và tivi. Chiếc bàn bên cạnh thì để một chiếc máy vi tính.
cũng không phải típ người thích làm sang, chỉ cười bảo: “Trong bệnh viện chúng tôi có một khu phòng bệnh chăm sóc đặc biệt. Ngoài những bệnh truyền nhiễm ra, tất cả các bệnh nhân khác đều có thể được vào. Bác sĩ của các khoa đều có thể đến đó khám bệnh. Tuy nhiên chi phí hơi cao, đắt hơn phòng khách
sạn thông thường một chút”.
Bà Ngô vừa nghe thấy liền la lên: “Đắt hơn cả phòng khách sạn? Đây chẳng phải là ức hiếp người sao? Tôi không ở, không ở đâu”.
Phạm Khôn tỏ vẻ áy náy, nói với bác sĩ: “Tiền không thành vấn đề”.
Bác sĩ nghe vậy có chút ngạc nhiên, nhưng vẫn không nói gì, lập tức gọi điện ngay cho y tá phòng
chăm sóc đặc biệt nói họ đến đón bệnh nhân.
Thảo nào chỉ phí lại cao. Phòng khoa thông thường không có chuyện đến tận nơi đón bệnh nhân
như vậy.
Phạm Khôn đến chỗ phòng bệnh xem qua một lượt thấy bên trong quả thật rất ưng ý, giống y hệt phòng hạng tiêu chuẩn ở khách sạn. Có tổng cộng hai chiếc giường, một chiếc dành cho bệnh nhân ngủ, một chiếc để người nhà đi cùng ngủ. Trong đó còn có ghế sofa và tivi. Chiếc bàn bên cạnh thì để một chiếc
máy vi tính.
Nhìn vẻ bề ngoài của Phạm Khôn không giống người có tiền. Thế nên cô ý tác trưởng chỉ gọi anh ta
đến quầy y tá và giới thiệu sơ qua.
Chỉ phí cho phòng đặc biệt là 380 tệ một đêm. Bảo hiểm y tế không đồng ý thanh toán. Con số này là chưa tính chi phí chắm sóc, xét nghiệm và các và các
chỉ phí điều trị khác.
Phạm Khôn thực lòng cảm thấy giá không đắt, liền nhìn y tá trưởng xua tay: “Cảm ơn sự nhắc nhở của cô. Bà tôi mắt không được tốt, một thời gian trước còn bị té ngã đau chân. Cô mau gọi giúp tôi bác sĩ chuyên khoa tới khám thử”.
“Được ạ.Xin anh đóng giúp trước một số tiền ạ!”
“Bao nhiêu?”
“Cố gắng nhiều một chút. Người già lớn tuổi rồi, trong người đủ các loại bệnh vặt, chi phí có lẽ không ít đâu”.
“Nhiều một chút là bao nhiêu?”
“Cụ nhà mình có bảo hiểm y tế không?”
“Cót”
“Ít nhất phải đóng mười đến hai mươi ngàn”.
Phạm Khôn vội vàng chạy đến cửa thu phí nộp trước 50 ngàn tệ, cùng lúc rút tấm thẻ mà Lý Lệ Mẫn đưa anh ra xem thử. Bên trên dán một mảnh giấy ghi
rõ tên chủ tài khoản và mật khẩu. Anh đi ra ATM xem thử thì thấy bên trong có 50
ngàn tệ.
Xong xuôi mọi việc, Phạm Khôn trở lại phòng bệnh. Đúng lúc hai bà cháu đang nói chuyện thì Vương Vĩ và Lý Lệ Mẫn tới.
Họ còn mang đến ếch, tôm đã làm sẵn từ trước,
còn cả một chén canh bồ câu.
Họ khá bất ngờ khi bà ngoại Phạm Khôn nằm ở phòng chăm sóc đặc biệt, còn tưởng rằng đó là sự
sắp xếp của bác sĩ.
Vương Vĩ nhỏ tiếng hỏi: “Cậu có bị người ta ép không đấy, sao lại ở phòng bệnh cao cấp như thế
này? Đây…”
Phạm Khôn vừa ra hiệu Vương Vĩ đừng hỏi thì bà ngoại nằm trên giường đã quát lớn: “Khôn, sao cháu lại không chịu nghe lời vậy? Bà không có bệnh tật gì sao phải nằm phòng chăm sóc đặc biệt? Bà đã nói là
không nằm sao cháu cứ đưa vào vào đây vậy?”
Lý Lệ Mẫn lườm Vương Vĩ một cái rồi vội vàng ngồi xuống bên giường nói: “Bà à, Khôn ở nước ngoài mấy năm trời, làm ăn cũng ổn lắm. Bà hãy để cậu ấy được
tỏ lòng hiếu thuận chút đi!”
Bà Ngô lắc đầu nói: “Bà già rồi, không còn sống
được bao lâu. Nếu nó thực sự có hiếu thì hãy mau chóng tìm cho bà một đứa cháu dâu, để bà được bồng chắt. Cứ phung phí tiền cho già này để làm gì chứ?”
Phạm Khôn thấy vậy, vì muốn làm bà ngoại vui lòng, quan trọng hơn là để Lý Lệ Mẫn không còn tơ tưởng gì nên đã rút trong túi giấy đăng kí kết hôn ra đưa cho bà ngoại: “Bà ngoại, không giấu gì bà, hôm
nay cháu mới lấy được giấy đăng kí kết hôn”.
“Thật không đấy?”
Không chỉ bà Ngô, Vương Vĩ và Lý Lệ Mẫn cũng vô cùng kinh ngạc.
“Đưa tôi xem thử!” Lý Lệ Mẫn vội giật lấy tờ giấy đăng kí kết hôn mở ra xem, hét lên: “Ôi chao, cậu đã
lấy Lý Hiểu Lan, hoa khôi lớp ấy à!”