Tiêu Sơn Tráng Sĩ

Chương 48: Khóc Trương Quỳnh Như

Những nếp nhà lơp cói lẵng lẽ dưới sự sầu thảm vừa xảy ra: Cái chết của

Trương Quỳnh Như.

Giữa hôm ăn hỏi linh đình, nàng đã nhờ chiếc giây lưng nhiễu đưa hồn về nơi

cực lạc

Trên thửa vườn cao, song song hai ngôi mộ chưa xây. ĐÓ là nơi yên giấc trăm

năm của Thanh Xuyên hầu và Trương Quỳnh Như vậy.

Trời đã gần tối mịt. Đường làng vắng ngắt kể vãng lai. Bỗng một ky sĩ phi

ngựa tới, ghi cương Ở bên cây liễu cạnh mồ, rồi nhảy vội xuống, nằm vật ra đất

khóc thảm thiết.

Người ấy là Phạm Thái, cựu quân sư của Nguyễn Đoàn, phó đảng trưởng kiêm

chức quân sư của đảng Tiêu Sơn. Người ấy đã bao phen xông pha trong rừng

gươm dáo, nay chỉ còn là một kẻ tầm thường không còn một chút nghĩ lực để phấn

đấu

Vì người ấy yêu.

Nằm khóc một hồi lâu, Phạm Thái ngồi dậy lau nước mắt, mở đẫy lấy hương

và sáp ra thắp.

Rồi quỳ bên mồ đọc bài điếu văn sau này:

Nương tử ơi! Chướng căn ấy bởi vì đâu? Oan thác bởi vì đâu? Cho đến nỗi

xuân tàn hoa nụ, thu lầu trăng rằm!

lại có điều đau đớn thế! Nhà huyền ví có năm có bảy, mà riêng một mình nàng

đeo phận bạc, thì lửa nguội, nước voi còn có lẽ. Thương hại thay! Hoa có một

cành, tuyết có một quãng, nguyệt có một vầng, mây có một đoá. Thân hiếm hoi

chừng ấy, nỡ nào lấy đôi mươi năm làm một hếp, mà ngơm ngớm chốn non Bồng

nước Nhươc, đính gì không đoái đến cõi phù sinh.

Ví dù hếp mà tiên thù với tục, sao xưa ha vâng mệnh xuống trần chi? Nay đã

nguyện thân này cho vẹn hếp thì cũng trọn ba vạn sáu ngày ~ờ~ cho đủ lệ: nọ

xuân huyên, ha phu tử góp với trần gian không chút bận, rồi sẽ rong chơi chín

suối cớ gì riêng bỗng vội vàng chi?

ôi! Chữ mệnh hẹp hòi, chữ duyện suồng sẽ, những như thân gia ấy, tình cảnh

ấy ngươc xuôi ha cũng ngậm ngùi cho. Huống ta cùng nương tử, tuy chẳng thân

ha thích nọ, những tình duyên là chừng ấy, cũng là một chút cương thường: dẫu

rằng kẻ đây người đấy, song an ái bấy lâu nay, đã biết bao nhiêu tâm sự!

Ta hăm hở chí trai hồ thỉ, bởi đợi tình cho nấn ná nhân duyên: mình long

đong thân gái liễu bồ, vì giận quá ngang tàng tính mệnh.

Cho đến nỗi hoa rơi lá rụng, ngọc nát châu chìm; chua xót cũng vì đâu?

Nay qua nắm cỏ xanh, tưởng người phận bạc, xủi xụt hai hàng tình lệ, giải

bầy một bức khốc vãn; đốt xuống tuyền đài, tỏ cùng nương tử.

Đọc xong, Phạm Thái vừa khóc, vừa châm lửa đốt bài điếu văn.

Rồi chàng lên ngựa đi.