Hoàng phi, Phạm Thái và Nhị Nương Ở lại nhà Đào Phùng hai hôm. Trong hai

hôm ấy, mấy người luôn luôn nói chuyện với nhau về binh thư và chiến lược. CÓ

khi lại rủ nhau lại ngọn núi Yên Xá để đấu võ. Đào Phùng lấy làm phục võ nghệ

của Phạm Thái và Nhị Nương lắm.

Hôm thứ ba, bốn người từ biệt lên đường. Đào Phùng nói nên đi tắt đến Hoàng

Mai, rồi từ Hoàng Mai đi tắt lên Lạng Thượng. Nhưng bốn con ngựa lại đã để chờ

sẵn Ở Đạo Ngạn. Đào Phùng liền cùng Phạm Thái và chú tiểu chở thuyền ngược

lên đó, để đem ngựa về, một mình Nhị Nương Ở nhà hộ vệ hoàng phi.

Vào buổi trưa ba người trở về, mỗi người cười một con ngựa, Phạm Thái kèm

thêm một con.

Nhưng khi đi đến sân, thì một cảnh tưởng ghê gớm bày ra trước mắt: bốn cái

thây lực lưỡng nằm sóng sượt Ở bên mấy gốc thông. Phạm Thái hốt hoãng:

- Hoàng phi đâu? Thôi chết rồi?

- Hoàng phi Ở đây?

Nghe tiếng Nhị Nương đáp lại Phạm Thái mới hết lo, chạy vội vào trong nhà,

nói với hoàng phi:

- Để lệnh bà khiếp sợ, thực tội hạ thần to lắm.

Hoàng phi cau mày:

- Chỉ vì các em không nghe lời chị, cứ luôn miệng lệnh bà, với tâu, với hạ thần

nên mới xảy ra cái hoạ tày trời này. May mà có Nhị Nương dấy, chứ không thì

cũng chưa biết chừng chị còn sống mà ngồi đây. Chỉ thương Đào quân có bốn tên

người nhà bị Nhị Nương giết mất cả... RÕ thật Đào quân làm ơn nên oán...

Đào Phùng lại phục xuống đất khóc xin chịu tội. Xong chàng quay ra hỏi Nhị

Nương :

- Đầu đuôi câu chuyện ra sao, thưa quý nương?

Nhị Nương liền thuật lại cho hai người nghe:

- Mấy tên kia biết rằng trong bọn khách của chủ chúng nó có bà hoàng phi.

Nhân thấy Đào Phùng, Phạm Thái ra đi, Ở nhà chỉ còn hoàng phi với một chàng

công tử nhỏ, xinh xắn như con gái, chúng liền bàn cùng nhau ra tay bắt nộp quan

lĩnh thưởng. Chẳng ngờ chàng công tử bé nhỏ lại có võ nghệ cao cường, chỉ đưa

bốn mũi kiếm là bốn đứa hoá bốn cái thây ma.

Đào Phùng cười ha hả, nhưng tiếng cười có giấu nỗi buồn vô hạn:

- Thực đáng kiếp cho bốn thằng phản chủ? Chúng là bốn tên thuyền chài, ngu

đệ tuy dùng, nhưng mà cũng nơm nớp lo sợ, vì thế trong câu truyện, khi có chúng

đứng hầu, ngu đệ vẫn phải giữ gìn. Nhưng không biết sao chúng nó lại hay rằng

Phổ Bác thiền sư là hoàng phi?

Đào Phùng ngẫm nghĩ một lát, rồi như chợt hiểu, chạy lại soát quần áo bốn

đứa vừa bị giết thì trong hầu bao một thằng có một tờ giấy chữ đầy những dấu son

đỏ chói. Đào Phùng kêu:

- Đã biết ngay mà? Một tên thám tử.

Vừa nói, chàng vừa đạp mạnh vào cái xác, rồi gập tờ giấy bỏ vào bọc.

Cả năm người cùng có vẻ lo lắng, suy nghĩ Hoàng phi nhìn xuống chân đồi:

Con sông cầu lượn khác chảy về phía đông, giòng nườc lấp lánh dưới ánh trời

trưa. Bổng bà buông một tiếng thở dài, chán ngán.

Đào Phùng cúi đầu tạ tội:

- Để lệnh bà sợ hãi, kẻ hạ thần thực đáng chết.

Hoàng phi như không nghe thấy gì hết, cặp mắt tuôn hai giòng lệ. Rồi bà thổn

thức bảo Nhị Nương và Phạm Thái:

- Hay tôi, ta đừng đi Lạng Sơn nữa hai em ạ.

Nhị Nương an ủi:

- Tâu lệnh bà, không bao giờ ta nên nản lòng. Ta phải...

Không để cho Nhị Nương dút câu, hoàng phi tiếp luôn:

- Vì, các em ạ, chị còn sống đến ngày nay là chị mong ước mai sau được gặp

hoàng đế... Nhưng hoàng đế thăng hà rồi các em ơi, thì chị còn sống làm gì nữa,

thà chị thác đi để dưới suối vàng được cùng hoàng đế tương kiến...

Bà bưng mặt nức nở khóc. Phạm Thái nói:

- Nhưng hoàng đế hiện còn sống, sao lệnh bà lại nói gở thế?

- Không, đích thực hoàng đế thăng hà rồi. Đêm hôm qua chị nằm mộng thấy

hoàng đế khóc mà bải chị rằng "ái khanh ơi, đôi ta ngày nay đã âm dương cách

biệt. Ta không hề oán giận điều gì, ví dù có Ở dương thế ta cũng chẳng hy vọng

được cùng ái không hội ngộ." Rồi hoàng đế tả những cảnh khổ sở, những nỗi gian

nan, các em để chị chết cho được gặp mặt hoàng đế Ở dưới cửu tuyền, chứ chị

sống thêm một ngày là thêm một ngày đầy đoạ Ở dương gian...

Đào Phùng, Phạm Thái và Nhị Nương xúm lại khuyên giải, lâu dần hoàng phi

cũng ngôi nguôi.

Nhị Nương nói:

- Vì lệnh bà tưởng nhớ hoàng thượng quá nên hoá mộng đó thôi. chứ vừa có

người Ở bên Trung quốc về nước nói hoàng thượng hiện đóng Ở Tràng An chờ

binh cứu viện của nhà Thanh.

Nhị Nương bịa đặt ra tin ấy, để yên lòng hoàng phi mà thôi. Kỳ thực, các yếu

nhân trong đảng Tiêu Sơn thừa biết rằng vua Chiêu Thống không chịu nỗi những

sự nhục nhã, những sự khinh mạnh của người Tàu đã chết rồi, chết theo hoàng tử

đã ba năm trước. Nếu trong các tờ hịch, các mật thư gửi cho nhau họ vẫn còn dùng

niên hiệu Chiêu Thống là chỉ cốt để khỏi náo động lòng các đảng viên và nhân dân

các nước đang mến tiếc nhà Lê. Vả họ cho rằng nước không thể một ngày không

vua được, mà vua Quang Toản nhà Tây Sơn thì họ nhất định không công nhận là

ông vua chính thức của nước Việt Nam. Vì vậy trong khi chưa tìm được một

người trong hoàng tộc để tôn lên ngôi hoàng đế, đảng Tiêu Sơn tạm phải coi như

vua Chiêu Thống hãy còn sống, để làm trụ thạch cho công cuộc khởi nghĩa của

đảng

Phạm Thái bỗng dục:

- Tâu lệnh bà, bây giờ sang giờ Mùi rồi, ta phải đi kíp, thì tối nay mới có thể

tới Lạng Giang được.

Đào Phùng bàn:

- Lệnh bà nên nghỉ lại Hoàng Mai, sớm mai hãy lên Lạng Giang thì hơn. Như

thế lệnh bà đỡ nhọc mệt mà ngựa lại được nghỉ ngơi dưỡng sức.

Ai nấy còn đương suy nghĩ thì Đào Phùng lại nói luôn:

- Tôi xin có thư giới thiệu của Phạm hiền hữu, một nhà ẩn sĩ Ở Hoàng Mai tên

là Phạm Quảng Văn. Người ấy đậu tiến sĩ về cuối đời Cảnh Hưng, văn chương lỗi

lạc, chỉ vì tính cương trực nên không được chúa Sâm trọng dụng. Vả ông ta cũng

không thích ra làm quan, bỏ về làng dạy học, lấy sự chơi núi cao, sông rộng, uống

rượn, ngâm thơ làm thú. Ngày bà hoàng phi họ Đặng mưu việc phế lập muốn tìm

vậy cánh cho Trịnh cán để chống nhau với Trịnh Khải, cũng đã nghĩ đến ông Nghè

trẻ tuổi ấy, mà đòi ông ta về triều, vì có ông Ngô thì Nhậm đậu cùng khoa với ông

ta tiến cử. Nhưng ông ta không ưa những sự âm mưu ám muội, nên cáo ốm Ở lỳ

nhà Hiền hữu nên đến chơi ông ta, vì ông ta không những có văn tài, mà về binh

lược, ông ta cũng khá lắm. Khi xưa quận Nhưỡng đóng binh Ở Hải Dương cũng có

mời ông ta đến tham nghị. ông ta tấy Nhưỡng có tính phản trắc, biết không làm

nổi việc lớn nên vừa đến ông ta đã về ngay. Từ đó tới nay, ông ta không nghĩ đến

việc nước nữa, cho rằng vận nhà Lê đến thì mạt, dẫu có tài Trương Lương, Gia

Cát cũng không thễ cứu vãn nổi, nên đành chịu khoanh tay phục tòng thiên mệnh

mà thôi.

Phạm Thái thở dài bảo Đào Phùng:

- Người anh hùng cứu quốc khi nào lại chịu phục tòng số mệnh? Chỉ biết một

ciệc là hành động, hành động cho tới giờ cuối cùng... Tránh sự gian nguy mà mình

biết chắc chắn đương đợi mình, để được an nhàn Ở một nơi dật lạc, không bận trí

đến việc đời, việc nước, hạng ấy người ta cho là bậc ẩn sĩ, nhưng tôi, tôi chỉ cho là

phường ích kỷ, ham sống, có đáng kể chi. Thưa hiền hữu, tôi không phục Phạm

Quảng Văn một chút nào.

- Nhưng, thưa hiền hữu Quảng Văn rất tự phụ thông phép tuoán Thái ất. ông

ta bảo ông ta biết chắc chắn rằng vận nhà Lê hết rồi.

Phạm Thái cả cười đáp:

- Bây giờ giá Triệu Nghiêu Phụ tái sinh bảo tôi như thế, tôi cũng không tin kia

mà. Tài lực của đấng anh hùng phải cố đoạt nổi số mệnh. Bằng không thì chết. Mà

cái chết như thế còn có nghĩa lý hơn cái chết dần mòn của kẻ ẩn sĩ trong xó tối.

- Những kẻ ẩn sĩ có đợi cái chết già Ở nơi nhàn dật đâu? HỌ chỉ đợi thời mà

thôi

Nhị Nương yên lặng đứng nghe từ nãy tới giờ. Bỗng nàng mỉm cười bảo Đào

Phùng :

- Bậc hảo hán không bao giờ chịu đợi thời thế.

Phạm Thái và Đào Phùng cất tiếng cười vang:

- Khảng khái thay lời nói của quý nương?

Nhưng ai nấy ngừng bặt, vì vừa thoáng nhìn thấy hai má hoàng phi đẫm lệ.

Chưa kịp khỏi duyên cớ thì bà đã lau nước mắt, buồn rầu nói:

- Nếu quả thực vận nhà Lê hết rồi, thì các em nên thôi đi, đừng hành nữa mà

mất công vô ích.

Phạm Thái cúi đầu đáp:

- Tâu lệnh bà đời kẻ tráng sĩ chỉ có một nghĩa là hành động. Còn sự thành, bại

cùng sự sống, chết, không nên để trí nghĩ quá.

Nhị Nương cũng nói:

- Vả lại, tâu lệnh bà, phép toán Thái ất đã lấy gì làm đúng. Xin lệnh bà cứ

vững lòng tin cậy cho.

Hoàng phi cười gượng:

- Chị thực kém em nhiều lắm. Vậy bây giờ ta lên đường thôi chứ?

Phạm Thái ngẫm nghĩ một lát rồi nói:

- Tâu lệnh bà, đi Lạng Giang thì không kịp. Mà đến nhà cái ông ẩn sĩ Hoàng

Mai thì thực không nên. Vậy Đào hiền hữu ơi, hiền hữu mau sắp cơm nước hầu

lệnh bà xơi, mai chúng tôi hãy hộ giá đi sớm.

Đào Phùng vui mừng toan gọi người nhà, nhưng trông ra sân, chàng bỗng giật

mình nhớ đến bốn cái xác, Nhị Nương cũng nhìn theo và hiểu ý chàng?

- Không hề gì. Việc bếp nước đã có ngu muội.

Nàng mỉm cười nói tiếp:

- Giết nhà bếp của đại huynh thì cố nhiên phải làm bếp thay chứ. Được cái

việc bếp nước em cũng khá thạo. Hỏa đầu quân Nhị Nương đây.

Mọi người cười rộ lên, quên hẳn câu chuyện buồn rầu.

- Nhưng trong khi Nhị Nương này làm cơm thì xin đại huynh cùng hiền đệ

chôn cất cho mấy người chết.

Phạm Thái lẩm bẩm:

- RÕ khéo? Một người giết, hai người khác phải chôn?

Hôm ấy mãi sang giờ Thân mới có cơm trưa. ăn xong, mọi người ngồi bàn về

hành trình. Đào Phùng đã nhiều lần đi Lạng Sơn nên rất thông thuộc đường lối, vẽ

phác ra một bức bản đồ, ghi những nơi có thể nghĩ lại được. Đoạn chàng hỏi Phạm

Thái:

- Hiền hữu lên Lạng Sơn phen này đã có chủ định gì chưa?

Phạm Thái đáp:

- Kể thì tôi vâng lời đảng trưởng, hộ giá Hoàng phi đến trấn Lạng Sơn, rồi lại

trở về ngay. Nhưng nếu gặp việc quan trọng mà cần Ở lại thì tôi cũng Ở lại.

Phạm Thái nói thế là vì chưa tin hẳn bụng Đào Phùng, không muốn lộ sự bí

mật trong đảng. Kỳ thực chàng lên Lạng Sơn còn có một mục đích khác, khẩn yếu

hơn.

Nguyên Phổ T nh thiền sư có một người đồng chí trẻ tuổi, hiện lĩnh chức trấn

thủ trấn Lạng Sơn, là Thanh Xuyên hầu Trương Đăng Thu, người làng Thanh Nê,

trấn Sơn Nam. Đã nhiều lần Thanh Xuyên hầu cho mang thư về mật xin Phổ T nh

cử lên Lạng một người có đại tài để lập một chi đảng Ở đó. Phổ T nh ngỏ lời với

Phổ Chiêu muốn cắt Chiêu đương việc ấy. Vậy nay nhân dịp hộ gia hoàng phi lên

Lạng, Phạm Thái sẽ Ở luôn đó, nói là để giúp việc sư trưởng chùa Tam Thanh,

nhưng kỳ thực để giúp Trương Đăng Thu về việc phục hưng nhà Lê. Trương làm

trấn thủ Ở một trấn nơi biên thuỳ khẩn yếu, dưới quyền có tới năm, sáu nghìn binh

lính tinh nhuệ Khi lâm đến đại sự sẽ dụ theo để chiếm cứ ngay lấy trấn làm nơi

sào huyệt của đảng, việc ấy thật dễ như trở bàn tay.

Quang Ngọc cũng thấy rõ sự lợi ích ấy, nên hôm đảng viên đảng Tiêu Sơn tụ

họp, chàng không đem việc lập chi đảng Ở Lạng Sơn ra bàn, sợ nhỡ việc ấy tiết lộ

ra ngoài đảng thì Trương Đăng Thu sẽ bị hại, hay ít ra cũng bị cách, và như thế,

đảng Tiêu Sơn đến có ngàn cũng chẵng làm nên trò trống gì, vì sức mạnh của đảng

sau này sẽ trông vào một quân đội lớn như quân đội Lạng Sơn.