Cao Quýnh mãi không quên câu nói “Mấy cái tên ăn chơi trác táng còn đánh không lại thì mai sau lấy gì mà tiêu diệt được Đột Quyết cơ chứ?” của Nguyên Khánh. Câu nói này thật khí phách vô cùng hơn nữa lại từ miệng của một hắn mới bốn, năm tuổi. Điều này khiến cho ông ta không khỏi nhắc đến chuyện này với Dương Tố.

Tuy rằng Nguyên Khánh lúc mới đến thì rất được Dương Tố yêu mến nhưng Dương Tố lắm con nhiều cháu. Hơn nữa một năm trước ông ta lại thay Tô Uy đảm nhiệm chức Thượng thư hữu phó xạ. Việc triều chính bận rộn nên rất nhanh chóng liền quên Nguyên Khánh. Đến hôm nay Cao Quýnh nhắc đến cái tên Nguyên Khánh, ông ta mới sửng sốt hồi lâu không nhớ nổi đó là đứa cháu nào của mình nữa?

Cũng may có Phong Đức Di nhắc nhở thì ông ta mới nhớ đến đứa cháu gặp cách đây hai năm.

Ông ta mới dần nhớ lại cái cảnh gặp Nguyên Khánh hai năm trước đây. Đứa bé đó có chút khác biệt. Cũng không biết bây giờ nó thế nào? Tự nhiên nghe thấy Cao Quýnh tán dương nó khiến ông ta cũng rất nhớ Nguyên Khánh.

Lúc đó, cửa mở rồi, Nguyên Khánh bước nhanh chân từ bên ngoài vào. Nó rất khôn khéo quỳ xuống vái ba cái với Dương Tố, rồi lại vái Cao Quýnh một cái, phân biệt rõ ràng chủ khách.

- Cháu Nguyên Khánh vấn an ông nội, xin kính chào Cao tướng quốc!

Dương Tố khẽ vuốt râu dài, trong lòng âm thầm gật đầu “Đứa nhỏ này ngay cả chuyện dập đầu hành lễ này cũng đã rất chú ý đến rồi, Chẳng trách Cao Quýnh lại nói nó lễ phép như thế. Quả không sai!”

Ông ta lập tức mỉm cười nói:

- Cháu ngoan, đứng lên đi.

Nguyên Khánh đứng lên. Dương Tố lại chăm chú liếc nó một cái, thấy nó dáng người cường tráng, da tuy rất trắng nhưng lại không yếu. Khí lực mạnh mẽ. Toàn thân toát lên vẻ khỏe mạnh, đầy sức sống. Chẳng trách có thể một mình mà đánh sáu người. Hơn nữa nó hình như mới có năm tuổi nhưng lại giống như một hắn bảy, tám tuổi vậy. Nhớ lại cách đây hai năm gặp hắn này đã cảm giác hắn lớn hơn người bình thường. Thực sự là một nhân tài có thể đào tạo nên được.

- Nguyên Khánh, hai năm nay, ông nội đều không quản lý cháu. Cháu học được những gì rồi?

Nguyên Khánh khom người hành lễ, cung kính đáp:

- Xin bẩm ông nội, cháu luôn ở trong phủ đọc sách luyện chữ, thời gian rảnh thì ra võ trường xem võ sư dạy võ cho gia đinh.

Cao Quýnh ở bên cạnh nghe thấy Nguyên Khánh trả lời đâu ra đấy, trật tự rõ ràng liền không kìm nổi hỏi hắn:

- Nguyên Khánh, cháu đã học “Luận ngữ” chưa?

Nguyên Khánh vội vàng trả lời:

- Khởi bẩm tướng quốc đại nhân. “Luận ngữ” năm ngoái cháu đã học xong rồi. “Kinh thì” cháu cũng đã học xong. Bây giờ cháu đang học làm thơ.

Nguyên Khánh không hề nói ngoa. Từ đầu tháng trước Thẩm Thu Nương đã bắt đầu thử dạy mấy đứa trẻ làm thơ ngắn. Nguyên Khánh hiểu biết không hề ít về thơ Đường Tống về sau này. Nhưng thực sự muốn bảo hắn làm thơ thì lại làm rất tệ. Hơn nữa hắn cũng không có cảm hứng với việc làm thơ.

Cao Quýnh nghe thấy hắn học được nhiều như vậy liền có ý muốn thử hắn một chút. Ông ta khẽ cười nói:

- Nếu đã học viết thơ rồi thì đã viết được bài thơ nào chưa cháu?

Nguyên Khánh hơi do dự. Hắn đã viết được hai bài rồi. Tuy là bản thân cảm thấy cũng không tệ nhưng thím nói rằng thơ hắn viết không phải là thơ mà là ghép vần chữ mà thôi. Nếu như thực sự đưa ra thì sợ sẽ làm mất mặt ông nội. Còn nếu như mượn thơ của người đời sau thì hắn lại cảm thấy trơ trẽn, xấu hổ.

Hắn nhìn trộm Dương Tố một cái, thấy ông chỉ cười mà không nói gì, dường như không có gì. Nhưng trong mắt ông lại như tràn đầy sự khẩn thiết, lại có sự lo âu căng thẳng. Giống như lời Phong Đức Di nói, ông nội đang đợi hắn giành về thể diện.

Hắn biết ông nội Dương Tố là một người vô cùng thích sĩ diện. Nếu như hôm nay hắn thể hiện không tốt, mất thể diện của Dương Tố thì sợ rằng về sau hắn cũng không còn có cơ hội ngóc đầu lên được. Còn ngược lại nếu như hôm nay hắn thành công thì hắn có thể mượn cơ hội này để đưa ra yêu cầu của Trúc Cơ. Hắn đã mong chờ một năm rưỡi rồi, nghĩ đến việc có thể học võ từ đây thì trong lòng hắn không khỏi kích động.

Dù sao viết thơ chỉ là một cách thức để là bàn đạp, là hòn đá kê chân đạt đến nguyện vọng của mình thì có đâu cần quan trọng nó có phải là thơ mình viết ra hay không. Quan trọng là Trúc Cơ. Chỉ cần đạt được mục tiêu của mình thì đừng nói là đạo một hai bài thơ Đường mà đạo đến toàn bản ba trăm bài thơ Đường thì hắn cũng không thấy áy náy.

Hắn khoanh tay bước một bước đi tới, dường như học Tào Tử Kiến bảy bước thành thơ vậy. Trên thực tế hắn đang suy nghĩ xem nên dùng bài thơ nào là hay. Hiện tại là thời kỳ thơ cổ đại. Hắn không thể tùy ý đọc ra thơ Đường, Tống từ được. Hắn chưa có được cái tư cách lập ra trường phái mới.

Tháng trước hắn đã chỉnh lý được hơn mười bài thơ. Vốn là muốn khoe với thím nhưng cuối cùng lại thôi. Thím của hắn thì rõ hơn ai hết, căn bản sẽ không tin là do hắn viết ra. Hôm nay thì có thể thử được rồi.

Hắn nhớ rất rõ, có một bài thơ rất hợp cảnh hợp tình. Nhưng cách đây hơn một tháng thì hắn đã hơi quên mất rồi. Hắn bước đi từng bước, không phải là bảy bước. Ít nhất cũng phải đến ba mươi bước rồi hắn mới nhớ ra.

- Bây giờ có thể bắt đầu được rồi ạ?

Hắn nghiêng đầu hỏi Cao Quýnh.

Cao Quýnh thấy bộ dạng hắn rất đáng yếu, cười gật đầu.

- Cháu nói đi. Ta sẽ chăm chú lắng nghe.

Nguyên Khánh không trực tiếp đọc ra bài thơ đó mà hắn muốn hâm nóng lên một chút trước. Hắn cao giọng nói:

- "Nga, nga, nga, khúc hạng hướng thiên ca, bạch phù lục thủy, hồng chưởng bát thanh ba."

Vịnh con ngỗng (nguồn: saimonthidan.com)

Ngan ngan ngan

Ngỏng cổ hướng trời kêu vang

Lông trắng nổi trên nước biếc

Chân hồng đạp chuyển sóng trong

Đây là thơ của Lạc Tân Vương viết khi bảy tuổi, rất phù hợp với tuổi của hắn. Cao Quýnh ha hả mỉm cười, tấm tắc khen:

- Hay đấy, rất có sự thú vị của trẻ thơ!

Dương Tố vẫn cười mà không nói gì. Ông ta thực sự trong lòng có chút thất vọng. Bài thơ tuy là mới mẻ nhưng lại thiếu đi một chút khí phách. Ông hy vọng đứa cháu của mình có thể đọc ra được một bài thơ với cái khí phách như kiểu diệt được Đột Quyết, phải khiến cho Cao Quýnh hoàn toàn phải lặng người đi cơ. Chứ không phải là mấy câu nói có tính thú vị của thiếu nhi như thế này.

Dương Tố luôn luôn âm thầm đọ sức với Cao Quýnh. Cao Quýnh văn võ song toàn, tài năng thống trị thiên hạ thì ông ta không thể nào sánh kịp. Không chỉ có vậy, Cao Quýnh có mấy người con trai cũng đều rất tài năng. Người con trưởng Cao Biểu Nhân xuất chúng hơn người. Mấy năm trước lấy con gái của Thái tử Dương Dũng làm vợ. Dương Tố có chút ghen tị. Con cháu của ông ta phần lớn là tài năng bình thường mà thôi.

Mấy khi được Cao Quýnh khen cháu mình có khí phách, ông ta liền rất hy vọng Nguyên Khánh có thể đem lại sĩ diện cho mình để áp chế được Cao Quýnh. Nhưng bài thơ vịnh ngỗng này của Nguyên Khánh lại khiến ông ta thất vọng vô cùng.

Dương Tố không kìm nổi hỏi:

- Nguyên Khánh, không còn bài thơ khác hay sao?

Nguyên Khánh vội vàng khom người đáp:

- Bẩm ông nội, bài thơ vịnh ngỗng này là con làm cách đây một năm. Nhưng gần đây con tâm niệm quân công nên lại viết thêm một bài thơ thể hiện ý chí nữa. Con chỉ lo Cao tướng quốc lại không hứng thú thôi.

- Cậu nhóc này thật tinh quái.Ta có lúc nào không có hứng đâu chứ?

Cao Quýnh cười mắng hắn.

- Cháu mau đọc bài thơ thể hiện ý chí đi. Làm hay ta sẽ có thưởng.

- Vậy thì cháu sẽ đọc.

Nguyên Khánh ngẫm nghĩ một chút rồi đọc:

Phong hoả chiếu Tây kinh

Tâm trung tự bất bình

Nha chương từ Phượng khuyết

Thiết kỵ nhiễu Long thành

Tuyết ám điêu kỳ sắc

Phong đa tạp cổ thanh

Ninh vi bách phu trưởng

Thắng tác nhất thư sinh

(Tòng quân hành – tg: Dương Quýnh)

Khúc ca tòng quân (Bản dịch của Phụng Hà – nguồn hoasontrang.us)

Lửa hiệu chiếu Tây Kinh,

Trong lòng nảy bất bình.

Ấn ngà rời cung khuyết,

Ngựa sắt rảo Long Thành.

Tuyết che lá cờ trận,

Gió lẫn hồi trống canh.

Thà làm cai trăm lính,

Còn hơn gã thư sinh

- Hay lắm!

Dương Tố không kìm nổi cao giọng khen:

- Hay lắm, “Thà làm bách phu trưởng, hơn làm một thư sinh!”

Ông ta đắc ý vô cùng, quay sang hỏi Cao Quýnh:

- Cao tướng quốc, bài thơ này thế nào?

Cao Quýnh đang trầm ngâm suy nghĩ. Ông không tin lắm bài thơ này một hắn năm tuổi có thể làm được. Nhưng chẳng cần biết ông ta nhớ thế nào thì vẫn không thể nhớ nổi bài thơ này đã từng đọc rồi. Chắc chắn không phải là sao chép rồi. Ông ta đương nhiên là không thể nhớ ra được rồi. Bài thơ này là do Dương Quýnh đời Đường hơn mười năm sau viết cơ mà.

Cao Quýnh trên mặt rốt cục là một nụ cười gượng gạo. Ông ta có thể cảm nhận được sự đắc ý của Dương Tố. Ông ta nhẹ nhàng vuốt đầu của Nguyên Khánh, nhẹ nhàng một câu:

- Thật là thần đồng!

Ông ta ngồi xổm xuống ấn nhẹ bả vai non nớt của Nguyên Khánh, mắt nhìn chăm chú hắn nói:

- Cháu thật là một hòn ngọc thiên tài cần đào tạo. Họ Cao Bột Hải nhà ta là danh môn thế gia. Huynh trưởng Cao Quần thì học trò khắp nơi. Ta sẽ bảo ông ta thu nhận cháu là đệ tử. Cháu thấy thế nào?

Dương Tố thấy Cao Quýnh rốt cục bị đứa cháu mình thuyết phục thì vui mừng khôn xiết. Nếu như có thể trở thành con cháu nhà nho nổi tiếng Cao Quần thì cũng không tồi. Ông ta đang định thay Nguyên Khánh đồng ý thì lại nhìn thấy Phong Đức Di đánh mắt ra hiệu với mình. Ý là đừng đồng ý. Tuy không biết nguyên nhân là gì nhưng Dương Tố vô cùng tín nhiệm Phong Đức Di cho nên ông ta cũng thay đổi ý định, cười đáp:

- Nguyên Khánh, cháu cứ theo suy nghĩ của mình. Không cần miễn cưỡng ép buộc mình.

Nguyên Khánh nghe ra ông nội có ý cự tuyệt, hơn nữa bản thân hắn cũng không muốn. Cho nên hắn chậm rãi lắc đầu nói:

- Cháu không muốn học văn. Cháu muốn học võ.

Cao Quýnh cảm thấy Nguyên Khánh tài năng văn chương càng có sự phát triển. Tuổi nhỏ mà có thể viết ra những câu thơ đầy khí thế như vậy. Nếu như được bồi dưỡng đào tạo thêm thì tương lại sẽ là nhân tài của Đại Tùy. Ông ta cũng nghe ra Dương Tố không muốn để cho Nguyên Khánh theo mình học văn. Nhưng Cao Quýnh vẫn là muốn thử một lần xem sao. Ông ta liền dỗ Nguyên Khánh:

- Tại sao nhất định phải học võ chứ? Bây giờ thiên hạ đã yên bình rồi. Học văn thì càng giúp vua trị quân được, thống trị thiên hạ, như thế càng không phải càng dễ thể hiện khát vọng trong lòng hay sao?

Nguyên Khánh vẫn là kiên quyết lắc đầu:

- Khát vọng trong lòng cháu là “Thà làm bách phu trưởng, hơn làm một thư sinh”. Đột Quyết chưa diệt, Tây Vực chưa lấy, tướng quốc làm sao có thể nói là thiên hạ đã thái bình được chứ?

Cao Quýnh ngây ngẩn cả người. Một lúc sau mới xúc dộng thở dài:

- Cao Quýnh ta làm phụ tá quân vương mười bốn năm nay, được coi là tướng đầu khai quốc nhưng kiến thức lại chẳng bằng một cậu bé năm tuổi. Thật là hổ thẹn!

Dương Tố âm thầm tán thưởng. Thằng bé này không kiêu ngạo không siểm nịnh, gan dạ sáng suốt hơn người, dám thẳng thắn khiển trách Tướng quốc. Trong lòng ông ta vừa hối hận vừa cảm thấy thật may mắn. Hối hận vì cảm thấy mình hồ đồ, không biết mình có đứa cháu giỏi thế này. Thấy may mắn là vì ông ta dù sao cũng kịp thời phát hiện ra và vẫn còn kịp để bồi dưỡng đào tạo nó.

Giờ phút này, Dương Tố cũng đánh giá được Nguyên Khánh. Thằng cháu này tương lai nhất định sẽ là hy vọng của nhà họ Dương.