Nơi này chính là khu vực hậu cần chủ yếu của mình. Còn có Phi Hồ Hình là con đường quan trọng. Nếu như mình là Đậu Kiến Đức, chắc chắn sẽ chọn đánh lén quận Thượng Cốc trước.

- Mạt tướng tuân lệnh!

Cao Tử Khai tiếp nhận lệnh tiễn, vội vã đi. Dương Nguyên Khánh nói với chúng tướng:

- Xưa có trận chiến Quan Độ, quân Viên Thiệu bị quân Tào đánh lén Ô Sào, là trọng địa chứa quân lương của Viên Thiệu, dẫn đến Viên Thiệu đại bại. Chúng ta không thể lại dẫm lên vết xe đổ đó. Mặt khác, ta chuẩn bị thay đổi kế hoạch, từ hôm nay bắt đầu đánh trại địch.

Dựa theo kế hoạch của Dương Nguyên Khánh, phải chờ Từ Thế Tích chiếm được huyện Chương Nam, làm tan rã quân tâm của địch rồi mới tấn quân địch doanh. Hiện tại nếu Đậu Kiến Đức ra hết kỵ binh, thì phải bắt được cơ hội này. Dùng thủ đoạn quân sự đả kích quân tâm quân địch.

Chiến tranh cũng không phải nói đánh là đánh. Một trận đại chiến cần hai bên khởi động. Hai bên đều đầu nhập trọng binh, dỡ bỏ phòng tuyến. Tại cánh đồng bát ngát hỗn chiến chém giết. Đây mới là đại chiến hai bên.

Nếu như một bên mà tích cực ứng chiến, một bên khác chỉ biết tiêu cực phòng ngự, vậy thì không thể chiến đấu được. Hai bênvào một loại trạng thái giằng co, cho đến khi hai bên đều thiếu kiên nhẫn. Lúc đó chiến tranh mới có thể bạo phát.

Một hồi chiến dịch sở dĩ thường tiêu hao thời gian mấy tháng là vì nguyên nhân này. Một bên khiêu chiến, mà bên kia không chịu ứng chiến. Hai bên sẽ rơi vào trạng thái giằng co.

Chiến thuật của Đậu Kiến Đức rất rõ ràng, đó là áp dụng phòng ngự, không chịu ứng chiến. Sau đó phái binh đến tập kích quấy rối hậu phương quân Tùy.

Mà quân Tùy đối mặt với loại phòng ngự tiêu cực này, thường áp dụng đối sách là khiến Từ Thế Tích suất quân đánh ổ của Đậu Kiến Đức là huyện Chương Nam nhằm gây áp lực. Thúc đẩy quân tâm địch tan rã, bức bách Đậu Kiến Đức phải ra ứng chiến.

Đương nhiên, đả kích sĩ khí địch có rất nhiều thủ đoạn. Không hoàn toàn là chờ chiến báo từ Từ Thế Tích.

Vào buổi trưa, quân Tùy gần mười vạn chủ lực lướt qua sườn núi Thất Lý, dựa vào sườn núi Thất Lý hạ đại doanh. Đại doanh dài năm dặm, rộng hai dặm. Trong doanh là các lều trại dựng lên chỉnh tề. Binh sĩ trú ở nơi đóng quân. Khu chứa đồ quân nhu, chăm sóc ngựa dê, chỗ chăm sóc và chữa bệnh, đều được phân chia rõ ràng.

Cờ xí phấp phới, chính giữa là ba cây cờ lớn. Cây cờ thứ nhất là Xích Kỳ của triều Tùy. Cây thứ hai là Xích Ưng kỳ. Cây cuối là Vương kỳ, có chữ Dương được in rất lớn.

Xung quanh đại doanh được dựng lên hàng rào. Bốn phía là trạm canh gác. Đứng trên trạm canh gác có thể nhìn thấy rõ bốn phương tám hướng của doanh trại địch.

Cách đấy bốn trăm dặm, Đại doanh của Đậu Kiến Đức nằm ở phía Bắc ngoài thành huyện Nhạc Thọ. Kéo dài hơn mười dặm. Khác với doanh trại Tùy, xung quanh doanh trại của Hạ quân là gỗ lớn cùng đá tảng, xây dựng cực kỳ kiên cố. Tường vây cao hai trượng, sau tường có bàn đạp, dùng cho cung thủ phòng ngự.

Đây là loại doanh trại kín điển hình nhằm phòng ngự. Xây giống như thành trì. Hạ quân có ba mươi vạn người, ngoại trừ ba vạn phòng ngự đô thành huyện Nhạc Thọ, còn lại hai mươi vạn đại quân đều đóng quân ở doanh trại.

Quân Tùy đến khiến Hạ quân đều căng thẳng khác thưởng. Đầu tường đứng mấy chục ngàn binh sĩ phòng ngự, chăm chú nhìn vào đại doanh Tùy ở xa.

Nói chung, chỉ cần hai quân đội cách xa nhau trong vòng mười dặm, là có ý nghĩa đại chiến gần bạo phát. Quân Tùy mất bốn tiếng, mãi đến hoàng hôn mới hạ xong một tòa quân doanh khổng lồ trước mặt Hạ quân.

Đại doanh quân Tùy tuy chỉ dài bằng một nửa đại doanh Hạ quân, hàng rào phòng ngự cũng không dày cao như Hạ quân, nhưng lại rất nghiêm chỉnh chặt chẽ. Giống như một nắm đấm bằng sắt, lực lượng tập trung, sát khí nghiêm nghị. Khiến kẻ khác nhìn vào chỉ thấy một loại áp lực ẩn hiện.

Sắc trời đen kịt. Ngay lúc Hạ quân đang buông lỏng, đại doanh quân Tùy vang lên tiếng trống chấn thiên:

- Tùng! Tùng! Tùng!

Tiếng trống trầm thấp mà thong thả, chấn động nhân tâm. Ngay sau đó, đại môn doanh trại Tùy mở ra, một đội kỵ binh đi ra xếp thành hàng. Khoảng hai trăm kỵ binh làm thành một đội. Cứ giữa hai đội kỵ binh là một máy ném đá thật lớn, do năm mươi con trâu kéo. Phía sau là ba trăm bộ binh.

Sáu nghìn kỵ binh, ba mươi máy ném đá, mười ngàn bộ binh lần lượt xếp hàng. Cách đó mấy trăm bước lại là ba mươi ngàn kỵ binh áp trận. Quân Tùy quân dung chỉnh tế, áo giáp sáng bóng, trường mâu như rừng. Bọn họ bước lên theo tiếng trống. Trong quân đội thỉnh thoảng vang lên tiếng “Giết…!”

Sát khí đằng đằng, cực kỳ rung động. Khiến Hạ quân đứng ở tường hoảng sợ. Ngay cả Đậu Kiến Đức đứng trên đài cao quan sát cũng thay đổi sắc mặt. Mấy năm nay, y Nam chinh Bắc chiến, đánh tan không ít thế lực, cũng có cả không ít quân Tùy.

Nhưng quân Tùy mà y đánh bại đều là một châu một huyện, mấy nghìn hoặc trên vạn người, nhưng quân Tùy đại quy mô kết trận, y là lần đầu tiên nhìn thấy.

Trận hình quân Tùy cường đại như vậy khiến y chỉ cảm thấy miệng đắng lưỡi khô, cả người run rẩy. Lúc này, đại tướng Phạm Nguyện tiến lên khuyên nhủ:

- Đài quan sát nằm trong phạm vi sát thương của máy bắn đá của quân Tùy, xin Vương Gia lùi lại vào trong doanh chỉ huy.

Đậu Kiến Đức gật đầu:

- Do Phạm tướng quân chỉ huy phản kích.

- Vương gia xin yên tâm. Chúng ta dùng nỏ sàn đối kháng, không sợ quân Tùy đả kích!

Đậu Kiến Đức đi xuống đài quan sát dời đi đến trung doanh cách một dặm. Thấy Đậu Kiến Đức đã đi xa, Phạm đại tướng kêu lên ra lệnh:

- Chuẩn bị nỏ sàn công kích!

Năm trăm khung nỏ sàn được đưa lên bàn đạp. Binh lính Hạ quân đem từng chiếc tên sắt to bằng ngón cái, dài đến ba thước để vào rãnh phóng, nhắm vào máy bắn đá cách đấy mấy trăm bước.

Bóng đêm chậm rãi phủ xuống. Máy bắn đá được đặt cách tường bằng ván gỗ ngoài ba trăm bước. Máy bắn đá thiết kế theo hình thức kéo để bắn. Phải dùng mười mấy tên binh sĩ mới di chuyển được bánh xe, đòn tay dài tới ba trượng dần dần được kéo đè xuống.

Vài tên binh sĩ Tùy đem một quả cầu nặng mấy chục cân bỏ vào chỗ bắn. Quả cầu là vải thô có tẩm dầu hỏa được cuộn lại. Ở trong có sắt để tăng sức nặng.

Theo một tiếng “Tùng” vang lên, ba mươi người binh lính đốt lửa vào quả cầu. Quả cầu lập tức bốc cháy.

Theo một tiếng ra lệnh, ba mươi máy bắn đá cùng lúc phóng ra. Ba mươi quả cầu lửa bay lên trời, giống như sao băng từ trên trời rơi xuống doanh trại địch. Cầu lửa thật lớn rơi xuống, nhằm vào chỗ binh lính tập trung.

Bọn lính kinh hoàng hô to, đều chạy trốn tứ tán. Không ít binh sĩ bị cầu lửa đập chết tươi. Còn có mười quả cầu lăn vào doanh trướng, doanh trướng liền bị lửa đốt, gây ra sự hỗn loạn.

Lúc này, năm trăm bộ nỏ sàn cũng bắt đầu phản kích. Theo một tiếng ra lệnh của đại tướng Phạm Nguyện, năm trăm chiếc nỏ sàn cùng lúc bắn ra. Cự ly nỏ sàn bắn có thể đạt tới bốn trăm bước. Tên bắn mạnh có thể tan vàng phá đá.

Năm trăm chiếc tên sắt rít gào hướng máy ném đá quân Tùy bắn tới. Lúc này, kỵ binh cùng bộ binh đều lui lại cách năm trăm bước. Nhiệm vụ của bọn họ chỉ là dọa quân địch, cũng không đầu nhập chiến đấu. Chỉ có năm mươi binh lính điều khiển máy ném đá.

Tên sắt vùn vụt lao tới. Hơn mười người binh sĩ bị bắn trúng, xuyên qua người mà đi. Đại bộ phận bắn vào khoảng không, nhưng cũng có trăm mũi tên bắn vào máy ném, cắm chặt vào trên gỗ. Một máy ném đá bị bắn trúng dây lưng. Dây lưng đứt khiến đòn bẩy bị dỡ xuống lăn ra ngoài.

Nỏ sàn cũng không thể ngăn trở công kích của quân Tùy. Đợt cầu lửa thứ hai lại bay lên trời, quăng vào doanh trại địch. Doanh trướng bị cháy đã được Hạ quân dùng cát đất dập tắt. Bọn họ bắt đầu có kinh nghiệm phòng ngự.

Đang lúc cầu lửa bắn tới, mấy trăm binh sĩ đứng gần lều đồng thời giơ thuẫn lên đỡ, không để cầu lửa bắn trúng lều. Vài tên binh sĩ thì vội vàng dùng đất cát để dập tắp lửa.

Mà binh sĩ Tùy cũng bắt đẩy mấy trăm chiếc thiết binh xa lên. Bọn họ trốn phía sau binh xa nhằm phòng ngự nỏ sàn. Cuộc tấn công diễn ra năm lượt sau, quân Tùy phát hiện bên trọng doanh trại địch không còn bốc cháy, liền thay đổi biện pháp. Đóng kín một bình dầu hỏa, mặt ngoài xát một lớp dầu. Đốt bình rồi dùng xe ném đá ném vào doanh trại địch.

Trong đại doanh Hạ quân lập tức trở thành một biển lửa.

Huyện Chương Nam nằm ở quận Hà Bắc, bản thân nó cũng không phải là trọng địa chiến lược. Nhưng bởi vì nó là quê hương của Đậu Kiến Đức, nên rất được Đậu Kiến Đức coi trọng, coi đây là thủ đô thứ hai của mình.

Huyện Chương Nam chỉ là một huyện trung bình. Nhân khẩu vốn vào khoảng hai nghìn hộ. Nhưng do bên trong huyện xây dựng một toà hành cung, hơn mười nhà kho lớn, cùng một tòa quân doanh. Ba thứ đấy chiếm hơn nửa diện tích của huyện. Khiến nhân khẩu trong huyện giảm xuống còn hơn trăm hộ.

Trú quân ở huyện Chương Nam có ba mươi nghìn người. Mà trong huyện chỉ có thể dung nạp năm nghìn trú binh, còn lại hai mươi lăm nghìn binh lính phải đóng quân ở bốn phía của huyện.

Chiến tranh giữa quân Tùy và quân Hà Bắc cách đây ba trăm dặm, không lan đến gần huyện Chương Nam. Cho nên, quân đội cùng cư dân ở đây vẫn sinh hoạt như bình thường. Cuộc sống miễn cưỡng coi như bình tĩnh, chỉ là chiến tranh bạo phát ở huyện Nhạc Thọ khiến bọn họ vẫn có chút lo lắng.

- Tam lang, ngươi lo lắng cái gì! Ngươi cũng không phải là con cháu Vương gia, việc gì cả ngày sợ sệt.

Bên trong một cái trạm canh gác cạnh kênh đào, vài tên binh lính tụ lại một chỗ nói chuyện phiếm. Ngày xưa bọn họ trò chuyện đều là nữ nhân. Mà mấy ngày nay, mọi người chỉ nói về chiến trận ở phương Bắc.