Tào Tháo đến Hà Nội vừa hay ở Toan Tả đã có chuyện. Trước đây, Thứ sử Duyện Châu Lưu Đại thực tâm muốn cai quản luôn quân đội của Thái thú Đông Quận Kiều Mạo, nên Lưu Đại cho người đến gặp Kiều Mạo để vay lương thực, Kiều Mạo nói:
- Lương thảo của Trần Lưu còn chưa đủ, lấy đâu ra để cho người khác vay?
Lưu Đại lấy cớ đó, nhân lúc Kiều Mạo sơ hở, đã dẫn quân đột nhập vào doanh trại, giết chết Kiều Mạo, Kiều Mạo - người ra thông tri đầu tiên, đã bị người bạn đồng minh sát hại.
Sau khi giết Kiều Mạo, Lưu Đại thâu tóm toàn bộ binh mã ở Đông Quận, và phái người của mình làm Thái thú Đông Quận. Từ đó, lực lượng của Lưu Đại đã mạnh hơn rất nhiều so với trước.
Biết Kiều Mạo bị giết, Tào Tháo đã than thở:
- Chưa đánh được Đổng Trác, người của mình đã giết lẫn nhau. Liên minh ở chỗ nào? Làm sao có thể hoàn thành được việc lớn.
Sau đây, Tào Tháo lại nghe nói Thái thú Nam Dương Viên Thuật mật bàn với Thái thú Trường Sa Tôn Kiên đánh đuổi thứ sử Dự Châu Khổng Do, và Tôn Kiên lên làm Thứ sử Dự Châu, Danh sĩ Lưu Biểu chiếm cứ Giang Nam làm thứ sử Kinh Châu.
Và như vậy, các minh quân vốn định cùng khởi binh trừ bạo, trước đây, nay đã bắt đầu cát cứ địa bàn, chém giết lẫn nhau. Tào Tháo thấy vậy hết sức đau lòng, nghĩ đến thời cuộc hỗn loạn, binh mã ít ỏi, liệu có làm nên chuyện gì không? Tháo thấy nản chí. Tào Tháo suy nghĩ: chi bằng trở lại quê hương, xuân, hạ đọc sách; thu, đông săn bắn và chờ đợi thời cơ. Song Tháo lại bác bỏ ngay những ý nghĩ đó. Quốc gia, xã tắc hiện nay vì Đổng Trác mà khốn khổ, lẽ nào người chí sĩ, người hiểu biết lại nỡ ngồi nhà nghỉ ngơi? Do vậy, Tào Tháo lại quyết định một lần nữa chiêu mộ binh sĩ, tiếp tục ý nguyện thảo phạt Đổng Trác.
Chẳng mấy chốc đã hết một năm. Vào năm Sơ Bình thứ hai (năm 191 công nguyên), Viên Thiệu bàn bạc với Thứ sử Ký Châu Hàn Phức, định lập châu mục U Châu Lưu Ngu làm đế. Hai người cho rằng Đổng Trác đã cướp mất Hiến đế nhà Hán mới mười một tuổi, sống chết chưa biết, nên cần phải lập thêm vua nữa. Lưu Ngu là người có uy tín nhất trong tông thất nhà Hán, Lưu Ngu làm Hoàng đế sẽ mạnh hơn Hiến đế nhiều.
Viên Thiệu kể ra nhiều cái hay ở Lưu Ngu. Thiệu nói:
- Sau khi đến U Châu, Lưu Ngu chú trọng việc canh tác. Có nhiều thóc gạo đem ra thị trường mua, bán với người Hồ, người Hán. Nghề sắt, nghề đánh cá được phát triển, dân tình no ấm, không ít người ở Thanh Châu, Từ Châu chạy về quy phục. Nói đến việc đánh Đổng Trác, không thể thiếu được Lưu Ngu. Nếu lập Lưu Ngu làm Hoàng đế, thì vị Hoàng đế bé nhỏ bị Đổng Trác đem theo sẽ chẳng còn nghĩa lý gì, Đổng Trác sẽ thất thế...
Viên Thiệu hỏi xem Tào Tháo có ý kiến gì không.
Tào Tháo không đồng ý làm như vậy, Tháo nói:
- Chúng ta khởi binh, hào kiệt các nơi đều hưởng ứng. Mọi người ủng hộ, vì chúng ta là nghĩa binh, nay Hoàng Thượng tuổi nhỏ sức yếu lại bị gian thần ức chế. Hoàng thượng không có tội ác như Ấp Vương, vậy lấy cớ gì để phế bỏ? Nếu phế bỏ Hoàng đế lập người khác, thì sau này, bất kỳ một ngư̖ đó cũng có thể làm như vậy. Tuỳ ý phế, lập thì thiên hạ sẽ ra sao? Nếu các vị cứ nhất định lập Lưu Ngu ở phía bắc, thì Tháo tôi quyết trung thành với Hoàng đế ở phía nam.
Viên Thiệu nghe ý kiến của Tào Tháo, biết không lay chuyển được, nên không nói gì nữa. Viên Thiệu viết thư hỏi ý kiến Thái thú Nam Dương Viên Thuật.
Viên Thuật từ lâu đã có ý muốn làm Hoàng đế, nên xem xong thư, biết Thiệu và một số khác muốn tôn người lớn tuổi, tài năng làm Hoàng đế, thấy mình bất lợi, nên từ chối ngay.
Tào Tháo và Viên Thuật tuy mỗi người mỗi ý, nhưng cả hai đã cự tuyệt chủ trương của Viên Thiệu.
Viên Thiệu va vào tường đá, song không nản chí, lại bàn với Hàn Phức, cho rằng không nên vì Tào Tháo và Viên Thuật phản đối mà bỏ lỡ việc lớn. Viên Thiệu, Hàn Phức vẫn làm theo ý của mình. Họ phái sứ giả đến U Châu ngỏ ý muốn lập Lưu Ngu làm đế.
Không ngờ, Lưu Ngu nghe xong cảm thấy không vui, và trước mặt sứ giả đã trách mắng Viên Thiệu lẫn Hàn Phức.
Lưu Ngu nói:
- Thiên hạ ngày nay cũng như Hoàng thượng đang gặp nạn. Ta chịu ơn sâu của Triều đình, chưa làm gì để trừ bỏ nỗi nhục đó, đã thấy ân hận vô cùng. Các vị ở từng châu, quận lẽ ra phải đồng tâm hiệp lực giúp đỡ vương thất, nay cớ sao lại mưu đồ làm phản? Các người đơn thương, độc mã, hậu quả thật khó lường. Phần ta, ta không để các người lôi kéo vào con đường xằng bậy...
Viên Thiệu, Hàn Phứ nghe tin đều cảm thấy bất ngờ. Nhưng Lưu Ngu là niềm hy vọng duy nhất của hai người, nên một lần nữa, lại sai sứ giả đến mời, Lưu Ngu nói:
- Các người vẫn nhẫn tâm bức ta phải rời bỏ nơi này hay sao?
Từ ngày đó, Viên Thiệu và Hàn Phức không đả động đến chuyện ấy nữa. Hai người trách Lưu Ngu không biết chớp thời cơ. Trách như vậy là để tự an ủi, tìm cho mình một lối thoát mà thôi.
Lập đế không thành, nhưng Viên Thiệu và Hàn Phức vẫn không thay đổi cách nhìn, không tiến công Đổng Trác. Người nào cũng án binh bất động. Cho đến khi lương thực cạn kiệt, coi như nhiệm vụ đã hoàn thành, họ lần lượt kéo đi chỗ khác...
° ° °
Lưu Ngu không muốn làm Hoàng đế. Các vị đầu lĩnh nghĩa binh các châu, quận, đều có ý đồ riêng. Viên Thiệu gác chuyện lập đế sang bên, mưu tìm biện pháp khác để khoa trương thanh thế.
Tào Tháo nhìn thấy đầu lĩnh nghĩa binh lần lượt ra đi, cảm thấy mình không thể ở lại Hà Nội, phải tìm cách khác nhằm thực hiện ý nguyện suốt đời của mình.
Lúc đó chỉ còn một đầu lĩnh nghĩa binh muốn tác chiến với Đổng Trác, đó là Thứ sử Dự Châu Tôn Kiên.
Viên Thuật vốn phản đối lập Lưu Ngu làm đế và chỉ muốn mình được làm Hoàng đế. Viên Thiệu đưa đại quân đóng đồn ở Lương, thay mặt Tôn Kiên thì Tôn Kiên đi đánh trận đầu tiên, Viên Thuật hẹn khi Tôn Kiên đi tiên phong Viên Thuật sẽ tiếp ứng phía sau, cung cấp lương thảo.
Tôn Kiên và bốn chàng hảo hán: Trình Phổ, Hoàng Cái, Hàn Đương, Tổ Mậu cùng hơn một vạn binh mã rời đại bản doanh ở Lỗ Dương tiến đánh huyện Lương.
Tôn Kiên rất hăng hái, bao giờ cũng dẫn đầu. Hơn nữa, Tôn Kiên người cao lớn, đầu thắt chiếc khăn hồng, nên phía sau bao giờ cũng nhìn rõ. Bởi vậy đã thành một thói quen, tất cả quan binh nhìn thấy chiếc khăn hồng di động về phía nào thì cứ phía đó mà xung phong.
Quân lính của Tôn Kiên hành quân khẩn trương hơn một trăm dặm đường thì chiếm được huyện Lương. Bộ tướng của Đổng Trác là Từ Vinh đã được điều đi nơi khác. Binh mã của Đổng Trác đóng ở đô không nhiều nên Tôn Kiên quyết định hạ trại, còn mình thì cùng một phần người ngựa chiếm lĩnh Dương Nhân Tụ, là một thị trấn nhỏ ở phía tây huyện Lương và đặt bản doanh ở đó.
Nhưng chỉ một loáng sau, một viên đại tướng, thủ hạ của Đổng Trác là Hoa Hùng, xuất kỳ bất ý đưa binh xuất kích bao vây người ngựa tại bản doanh của Tôn Kiên. Trời chưa tối hẳn, Hoa Hùng lệnh cho binh sĩ tay cầm đuốc vừa phóng hoả vừa cướp trại thành lập nhìn khắp chung quanh, đâu đâu cũng thấy cờ hiệu và quân địch tay cầm đuốc. Trong tình thế bất lợi, Tôn Kiên lệnh cho tướng sĩ tác chiến, phá vây. Còn mình thì cùng với Tổ Mậu và mấy chục kỵ binh mở đường xông ra ngoài.
Tôn Kiên lệnh cho thủ hạ, tác chiến phá vây là để phân tán sự chú ý của địch, bản thân dễ thoát ra ngoài. Nào ngờ, binh mã của Hoa Hùng lại không truy đuổi người khác, mà chỉ đuổi sát Tôn Kiên. Tôn Kiên chạy đến đâu, truy binh đuổ đến đấy. Dẫn đầu đoàn truy binh lại chính là Hoa Hùng. Tôn Kiên vừa chạy vừa nghĩ: chỉ có đánh ngã được Hoa Hùng thì mới ngăn cản được số quân truy kích. Tôn Kiên là một tay cung có nghề, cung tên lại mang sẵn bên người. Tôn Kiên vừa chạy vừa giương cung, đặt tên bắn Hoa Hùng. Hoa Hùng tránh được hai mũi tên ban đầu. Khi định bắn phát thứ ba, do dùng sức quá mạnh, cung đã gãy. Tôn Kiên vứt cung, tên, phục trên lưng ngựa phóng chạy bạt mạng. Lúc này Tổ Mậu nghĩ ra.
- Chúng nó chỉ đuổi về phía chúng ta, rõ ràng vì chiếc khăn đỏ trên đầu tướng quân. Đưa khăn tôi đội, và chúng ta, mỗi người chạy theo một ngả!
Lúc này Tôn Kiên mới vỡ nhẽ. Hai người đổi khăn cho nhau và chạy theo hai đường.
Quả nhiên, binh mã của Hoa Hùng chỉ dõi theo chiếc khăn đỏ, Tôn Kiên thở phào nhẹ nhõm, vòng theo một lối nhỏ trở về.
Tổ Mậu đội chiếc khăn đỏ của Tôn Kiên, lúc luồn sang đông, lúc chạy sang tây, khi ẩn khi hiện, lẩn tránh kẻ thù. Về sau, chạy vào một bãi tha ma, có nhiều phần mộ. Binh mã Hoa Hùng đuổi tới nơi, nhìn thấy trên nấm mồ có lửa, ẩn ẩn hiện hiện, có chiếc khăn đỏ đang lay động, liền vây kín cả bốn mặt, vòng vây tầng tầng, lớp lớp. Hoa Hùng muốn bắt sống Tôn Kiên, lệnh cho binh sĩ không ai được bắn.
Binh lính dần dần khép chặt vòng vây. Có hai tên bạo phổi, muốn lập công, nên vung chân múa tay đánh Tôn Kiên thật mạnh. Chẳng ngờ chúng kêu lên một tiếng và rụt tay lại, mu bàn tay thấy toàn máu tươi. Thì ra chúng không đánh Tôn Kiên mà đánh vào một cọc đá. Chiếc khăn hồng treo trên cột đá. Tổ Mậu chạy đâu rồi thì không ai biết.
Binh sĩ của Hoa Hùng không bắt được Tôn Kiên, liền tóm lấy chiếc đến bẩm báo với Hoa Hùng.
Tổ Mậu chạy về đại bản doanh, gặp lại Tôn Kiên, hết sức mừng rỡ. Tôn Kiên hối hận vì đã phân tán binh lực, chuốc lấy thất bại nặng nề. Ngày hôm sau Tôn Kiên kiểm lại binh mã, thấy tổn thất không lớn, còn hơn một vạn người. Toàn quân lại xuất phát, chiếm lấy Dương Nhân Tụ.
Tôn Kiên không dám mạo hiểm, quan sát kỹ địa hình, cho Trình Phổ, Hoàng Cái, Hàn Đương bố trí lực lượng, sau đó mới cùng Tổ Mậu đi giao chiến với Hoa Hùng. Trên đầu Tôn Kiên lại có chiếc khăn hồng mới.
Bình thường thì Hoa Hùng ra vào chỗ quân địch, không ai dám ngăn cản. Hôm qua lại vừa thắng trận, nay nhìn thấy Tôn Kiên có ít binh mã nên rất xem thường. Mới đánh được vài hiệp, Tôn Kiên đã thua chạy. Hoa Hùng đuổi sát. Giữa thanh thiên bạch nhật, Hoa Hùng thề rằng sẽ bắt được Tôn Kiên hoặc chém đầu.
Tôn Kiên vừa chạy vừa đánh, lại vừa đánh vừa chạy, dụ Hoa Hùng đến chỗ binh mã đã mai phục. Một hiệu lệnh vang lên, Trình Phổ, Hoàng Cái, Hàn Đương đổ ra vây kín. Hoa Hùng không còn đường chạy, liền vung dao đánh nhau với Trình Phổ. Tôn Kiên lại kéo căng dây cung, liên tiếp bắn về phía Hoa Hùng hai mũi tên. Tôn Kiên đang định bắn phát thứ ba thì bỗng nhìn thấy Hoa Hùng ngã ngựa, binh sĩ đã ùa tới chém đầu.
Hoa Hùng chết, toàn quân hỗn loạn. Tôn Kiên cho binh lính bao vây tiêu diệt bằng hết.
Mãi lúc này, Từ Vinh mới đến kịp. Được tin tiền quân thua trận, Vinh rất đỗi kinh ngạc, ra lệnh lui binh. Được lệnh, binh lính hốt hoảng hỗn loạn giẫm đạp lên nhau mà chết. Thừa thắng, Tôn Kiên đánh thẳng vào trung quân của Từ Vinh. Quân lính trở tay không kịp bị giết quá nử
Tôn Kiên thắng liền hai trận, chém đầu Hoa Hùng, đánh bại Từ Vinh, thật đáng tự hào, cho người về báo công với Viên Thuật. Đồng thời thúc Viên Thuật cho chuyển quân lương đến nhanh để kịp đánh vào Lạc Dương. Khi đó có người nói với Viên Thuật:
- Tôn Kiên đánh được Lạc Dương, coi như là người có công cái thế, tướng quân đối xử với hắn như thế nào đây? Đuổi được con lang đi lại rước con hổ về.
Nghe xong, Viên Thuật suy nghĩ một lát rồi nói:
- Không phát lương nữa.
Không có lương làm thế nào? Đang đêm, Tôn Kiên phải vượt hàng trăm dặm đường về gặp Viên Thuật.
Đứng trước mặt Viên Thuật, Tôn Kiên vừa huơ chân huơ tay, vừa thở nói:
- Tôi và Đổng Trác không có oán thù, nhưng lần này lại quyết sống mái với hắn là vì cớ gì? Một là trừ bạo cho đất nước, hai là báo thù cho tướng quân. Vừa mở đầu đã đánh thắng. Nay tướng quân không phát lương thì việc lớn sao có thể hoàn thành được? Chúng tôi một lòng một dạ làm tên lính trước ngựa của tướng quân. Nay tướng quân lại tin nghe những kẻ gian trá, xin tướng quân nghĩ lại.
Viên Thuật nghe xong không nói một câu nào, cảm thấy sượng sùng vì tất cả đều đúng. Cuối cùng Viên Thuật hứa sẽ phát lương.
Tôn Kiên trở về Dương Nhân Tụ, chờ đợi lương thực để tiến đánh Lạc Dương. Nhưng tình thế buộc Tôn Kiên phải phát binh. Đổng Trác đã cử Lý Thôi đến xin cầu hoà. Lý Thôi truyền đạt ý kiến của Đổng Trác, muốn cùng Tôn Kiên kết thân. Chỉ cần Tôn Kiên nói một câu, thì con em của Tôn Kiên muốn làm chức quan gì thì làm, đối tượng đảm bảo sẽ tiến cử với Hoàng thượng.
Đó là những điều kiện hết mức ưu ái. Nhưng Tôn Kiên không hề để tâm, mà nói:
- Đổng Trác áp chế vương thất, giết hại trăm họ, tội ác tầy trời. Tôn Kiên này chỉ có đánh. Nếu ta không giết được Đổng Trác, không bêu đầu kẻ có tội đó trước trăm họ, thì có chết cũng không nhắm mắt. Đổng Trác còn mặt mũi nào mà dám xin cầu hoà?
Lý Thôi không nói thêm được lời nào. Tôn Kiên cho sứ giả ra về.
Lý Thôi đi khỏi, Tôn Kiên cho tiến quân ngay vào Đại Cốc. Đại Cốc cách Lạc Dương khoảng chín mươi dặm.
Đương nhiên, Đổng Trác lo lắng, nhanh chóng đưa Hiến đế về Trường An, còn mình vẫn đóng quân ở Lạc Dương. Đổng Trác nói với những người thân cận:
- Ta sẽ đánh tan tướng sĩ Quan Đông, chúng sẽ không chống đỡ nổi, xem ra chỉ có Thành lập là tay to gan lớnÂ� mật, các ngươi không được xem thường hắn!
Đổng Trác cử Lã Bố làm tiên phong, còn mình thì cùng Lý Thôi, Quách Dĩ muốn so tài cao thấp với Tôn Kiên.
Tôn Kiên cho Trình Phổ, Hàn Đương đánh nhau với Lã Bố, còn mình thì cùng Hoàng Cái dẫn một số binh lính đi đánh Đổng Trác. Lý Thôi, Quách Dĩ ra nghênh chiến. Đánh nhau với Hoàng Cái vừa được vài hiệp, Thôi Dĩ đã phải bỏ chạy. Tôn Kiên, đầu đội khăn hồng, phóng ngựa đến chỗ Đổng Trác. Đổng Trác vừa nhìn thấy, trong lòng đã lo buột miệng nói "rút lui". Phút chốc, toàn quân dao động, thế trận hỗn loạn. Lã Bố nhìn thấy, đành vứt bỏ Trình Phổ, Hà Đương, đánh ngựa xích thố phóng đến bảo vệ Đổng Trác.
Đổng Trác không muốn quay về Lạc Dương, dặn Lã Bố rút quân về phía tây, đến đóng quân ở Ấp Trì. Sau khi nghe nói Tôn Kiên muốn tiến công ấp Trì. Đổng Trác cho mấy viên tướng chủ yếu chia nhau giữ chặt các cửa và huyện thành, còn mình thì cùng Lã Bố kéo về Trường An.
Tôn Kiên biết Đổng Trác chạy về Trường An, liền đem quân vào thành Lạc Dương. Trước hết, Tôn Kiên cho người quét dọn tông miếu chưa bị đốt, phá, lại cho giết bò, dê, lợn, cúng tế long trọng. Là một đại thần, Tôn Kiên đã làm hết trách nhiệm của mình.
Sau đó, Tôn Kiên cho binh sĩ thu dọn những phần mộ bị Đổng Trác đào bới, chôn cất lại những thi thể đã bị vứt ngổn ngang. Tôn Kiên còn muốn sửa sang lại thành Lạc Dương, nhưng nhìn thấy chỉ toàn là bùn đất, gạch ngói nát vỡ nên không làm được. Tôn Kiên cho binh lính quét dọn đường phố, tu bổ những bức tường đồ nát. Trong lúc quét dọn những đống gạch đá ngổn ngang, binh lính còn nhặt được tiền bạc, hoặc các đồ vật vằng ngọc quý giá. Thế là kẻ trước người sau, bọn lính tranh nhau thu dọn, tìm kiếm, nhân cơ hội này mong được phát tài.
Có mấy người lính, từ dưới một chiếc giếng cạn, lôi lên thi thể của một cung nữ. Từ đầu đến chân người cung nữ đeo đầy vàng bạc, châu báu. Bọn binh lính tranh nhau giành giật, chửi bới om sòm. Tôn Kiên biết tin, liên hạ lệnh: sung công tất cả số vàng bạc châu báu, không được giấu làm của riêng. Trình Phổ trông coi việc này, tiếp tục cho dọn dẹp những chiếc giếng lớn, gặp vt gì đáng giá đều phải nộp lên.
Ở phía nam thành Lạc Dương có một chiếc giếng rất to, khắc ba chữ "Châu quan tỉnh" thật lớn ở phía trên. Nhiều thứ lộn xộn được ném xuống giếng. Trình Phổ cho lính xuống dọn dẹp. Moi lên được rất nhiều thứ. Có thứ đáng tiền, có thứ chẳng ra gì. Sau cùng thì vét sạch giếng, người ta nhặt được một chiếc hộp bằng ngọc. Trình Phổ xem xét hồi lâu, biết là chiếc hộp quý, bèn đem lên nộp cho Tôn Kiên. Tôn Kiên mở ra xem, nhìn thấy một cái ấn bằng ngọc, vuông tới bốn tấc, bên cạnh có sứt một miếng phải lấy vàng bịt lại. Nhìn đi, nhìn lại thấy còn có tám chữ khắc ở trên mặt, đọc thành "thụ mệnh vu thiên, ký thọ vĩnh xương" 1. Tôn Kiên hốt hoảng hiểu rằng đây chính là ngọc tỷ truyền quốc.
Tôn Kiên cảm thấy lạ lùng, vì sao ngọc tỷ truyền quốc lại bị ném xuống giếng?
Trình Phổ nói:
- Dạo hậu cung có biến, chẳng phải ngọc tỷ đã thất lạc sao? Lúc bấy giờ Hà Thái hậu giấu kín chuyện này nên nhiều người không biết. Sau này chưa thấy ai nói đã tìm được. Đây chính là viên ngọc tỷ đó.
Tôn Kiên gật đầu cho là đúng, nhưng vẫn băn khoăn, ai đã ném ngọc tỷ xuống giếng!
Trình Phổ đoán rằng:
- Có thể khi Thiếu đế bị bọn Trương Nhượng, Triệu Trung bắt đi theo, không mang ngọc tỷ vì quá gấp gáp. Quan nội thị giữ ngọc tỷ sợ kẻ khác cướp mất, đã đem vứt xuống giếng. Sau này bọn hoạn quan bị giết sạch, viên nội thì không còn nữa, làm sao biết được ngọc tỷ ở đâu. Không ngờ viên ngọc tỷ lúc này đang nằm trong tay tướng quân, đó chẳng phải là trời đã ban cho sao?
Tôn Kiên nghe xong không nén nỗi vui mừng, nói:
- Có thể là một điềm gì được báo trước chăng?
Tôn Kiên dặn những người xung quanh phải giữ kín chuyện này.
Tôn Kiên để viên ngọc tỷ ở trong lòng, vuốt ve hồi lâu. Buổi tối để ngọc tỷ ở dưới gối suốt cả đêm.
Hôm sau, Tôn Kiên hạ lệnh rút quân về Lỗ Dương.
° ° °
Tin Tôn Kiên đánh bại Đổng Trác truyền đến Hà Nội làm Viên Thiệu cũng rất muốn tiến quân. Bỗng lại nghe nói Tôn Kiên trở về Lỗ Dương, Viên Thiệu liền muốn chiếm Lạc Dương làm địa bàn riêng. Nhưng lúc bấy giờ các đạo quân đã mỗi người một ngả. Hơn nữa lương thảo của quân đội Thiệu lại dựa vào tiếp tế của thượng cấp là châu mục Ký Châu Hàn Phức. Việc đánh đấm không tự chủ được khi cần lương thì lương chưa có. Đó là những điều làm Viên Thiệu đau đầu.
Môn khách của Viên Thiệu, người Nam Dương, tên là Phùng Kỷ, thấy Viên Thiệu suy nghĩ, liền nói:
- Tướng quân là người có chí lớn, muốn hoàn thành đại nghiệp, mà lương thảo còn phải nhờ người khác, thì không thể được. Nếu không chiếm lấy một châu thì ngay cả tính mạng cũng khó giữ, còn nói chi đến việc lớn.
Viên Thiệu nói:
- Ta cũng muốn có một châu. Nhưng Ký Châu binh lực rất mạnh, không thể tranh chấp với họ được.
Phùng Kỷ nói:
- Tôi có cách gọi Hàn Phức đến giao nộp ly.
Viên Thiệu giục:
- Nói nhanh lên, nói nhanh.
Phùng Kỷ nói nhỏ với Viên Thiệu, chỉ thấy Viên Thiệu gật đầu tán thành, và quyết định làm theo kế sách của Phùng Kỷ.
Viên Thiệu theo kế, viết thư cho Thái Thú Bắc Bình Công Tôn Toản, Bảo Toản mượn cớ chinh phạt Đổng Trác mà tiến công Ký Châu. Công Tôn Toản đọc thư vô cùng vui sướng, vì từ lâu, Công Tôn Toản chưa nghĩ được cách gì để mở rộng địa bàn. Nay đã có cớ, Toản nhanh chóng phát binh tiến vào Ký Châu. Hàn Phúc nghe tin Công Tôn Toản đến đánh, liền dẫn quân ra chống cự, nhưng Hàn Phúc liên tiếp thua trận. Đang trong cơn nước sôi, lửa bỏng thì có hai người đến giúp sức. Họ là môn khách trước đây của hạnh phúc, Cao Cán người Trần Lưu, và Tuân Kham người Dĩnh Xuyên. Hai người đến báo:
- Xa Kỵ Viên Thiệu đã rời Hà Nội. Đại quân đã đến Diên Tân.
Hàn Phức
- Không ngờ lại được Viên Thiệu dẫn binh đến cứu!
Tuân Kham nói:
- Đã chắc như vậy chưa? Ngài nghĩ xem: Công Tôn Toản soái lĩnh tinh binh của Yến, Đại, thừa thắng xuống phía nam, các châu, quận đều hưởng ứng, làm sao chống được. Lúc này Viên xa kỵ cũng đang dẫn quân tiến xuống phía đông, ai mà biết được, ý đồ thực hư của họ. Chúng tôi thực sự lo lắng cho ngài!
Hàn Phức nghe ra toát cả mồ hồi, lo sợ hỏi:
- Vậy thì phải làm thế nào?
Tuân Kham thừa cơ nói với Hàn Phức:
- Ngày nay Viên Thiệu đứng đầu những người hào kiệt đời nào chịu mãi chức vị tướng quân? Ký Châu là một trấn quan trọng, Công Tôn Toản từ phía bắc đánh xuống, Viên Thiệu từ phía tây ép vào, tướng quân liệu có giữ nổi không? Viên Thiệu có tình thân với tướng quân, lại cùng trong liên minh đánh Đổng Trác, tôi nghĩ hộ cho tướng quân thế này: chi bằng đem dâng Ký Châu cho Viên Thiệu. Viên Thiệu được Ký Châu tất sẽ cảm kích tướng quân và Công Tôn Toản còn dám làm gì nữa? Như vậy, tướng quân vừa được tiếng là người biết điều vừa được yên ổn khỏi phải lo âu. Xin tướng quân cứ suy nghĩ kỹ, không nên bỏ lỡ thời cơ.
Hàn Phức vốn nhát gan, lại đang trong cơn nguy khốn, nên bằng lòng ngay. Bọn thủ hạ của Hàn Phức biết tin nhao nhao phản đối. Họ nói:
- Nhân dân Ký Châu, tiền hô hậu ủng, một lúc có cả vạn người, sản vật Ký Châu phong phú, cày cấy một năm đủ dùng cả đến mười năm. Viên Thiệu thì đơn thương độc mã, nghèo túng, làm gì chẳng thèm muốn Ký Châu. Chúng như lũ trẻ, tự dưng được bú mớm, từ khổ thành sướng. Tại sao chúng ta phải dâng Ký Châu cho chúng?
- Ta vốn làm việc dưới sự dìu dắt của họ Viên, tài năng còn thua kém, nhường chức cho người có tài hơn, thì có gì là đáng trách?
Hàn Phức nói như vậy, bọn thủ hạ đành yên lặng. Có mấy vị tướng định phát binh chống lại Viên Thiệu, nhưng Hàn Phức đã can ngăn. Hàn Phức đã bị Tuân Kham, Cao Cán làm cho mất mật, không còn nghĩ được gì hơn nữa! Hàn Phức cho con trai đem con dấu châu mục dâng cho Viên Thiệu. Sau đó cả nhà rời khỏi công sở, dọn đi ở một nơi khác.
Mấy hôm sau, Hàn Phức mời Viên Thiệu vào thành.
Viên Thiệu dẫn quân vào Ký Châu, làm Châu mục, phong cho Hàn Phức chức Phấn uy tướng quân, không có quyền thống trị các châu, quận, không có quân đội.
Viên Thiệu thừa cơ bãi miễn các ban, bệ vốn có của Hàn Phức. Sử dụng những người trước nay Hàn Phức không trọng dụng. Ngoài ra còn thu nạp danh sĩ Ký Châu Thư Thụ, phong làm Phấn vũ tướng quân. Những người như Phùng Kỷ, Hứa Du, Tuân Kham đều được trọng dụng. Cho đến lúc này Hàn Phức mới tỉnh ngộ, biết mình là người có chức nhưng không có quyền, biết mình bị lừa, nhưng đã muộn.
Hàn Phức phẫn nộ, một hôm lén ra khỏi thành, chạy đến chỗ Thái Thú Trần Lưu Trương Mạc. Chẳng bao lâu sứ giả của Viên Thiệu đến gặp Trương Mạc, hai người thì thầm không biết nói những gì. Hàn Phức cảm thấy lo sợ cho rằng Viên Thiệu sẽ không bỏ qua chuyện này, nên đã tự sát. Nhân cơ hội đó, Viên Thiệu nắm trọn quyền thống trị Ký Châu.
Biết mình đã bị Viên Thiệu lợi dụng, thêm vào đó, em là Công Tôn Việt đã bị quân lính của Tôn Kiên bắn chết khi hiệp trợ Viên Thiệu chống lại chính sách bành trướng của Viên Thuật, Công Tôn Toản liên kết với các quận, huyện thân quen, tiến xuống phía nam hỏi rõ đúng sai. Một số quận huyện ở phía Bắc Ký Châu, bực tức Viên Thiệu lừa dối Hàn Phức, bỏ rơi họ Viên, về với Công Tôn Toản. Thanh thế Công Tôn Toản ngày càng mạnh. Công Tôn Toản thừa thế, tập hợp đại quân đóng trại ở gần Bàn hà, chuẩn bị chờ dịp sống mái với quân của Viên Thiệu.
Về mặt chính trị, Công Tôn Toản phong đại tướng Nghiêm Cương làm Thứ sử Ký Châu, Điền Bệ làm Thứ sử Thanh Châu, Đan Kinh làm Thứ sử Duyện Châu. Đó là tất cả những gì chuẩn bị cho một thế trận áp đảo các quận huyện ở Quan Đông.
Trong cánh quân liên hợp của Công Tôn Toản có một vị tướng còn rất trẻ. Người này sau là đối thủ quan trọng trong suốt cuộc đời của Tào Tháo. Người đó là sư đệ Lưu Bị, bạn đồng môn của Công Tôn Toản khi hai người cùng học với Thương thư Lư Thực.
Lưu Bị là người quận Trác, Ký Châu, dòng dõi Trung sơn Tĩnh vương Lưu Thắng, cháu năm đời vua Cảnh đế nhà Hán. Cha mất sớm, Lưu Bị và mẹ phải dệt chiếu kiếm ăn qua ngày. Lưu Bị tính tình hào hiệp, rộng lòng khoan dung. Tuy ăn nói vụng về, nhưng thường kết giao với các bậc nhân sĩ nghĩa hiệp. Lưu Bị là người mạnh dạn, biết võ nghệ, giỏi dùng binh, nên luôn được bè bạn tín nhiệm. Thời trẻ, Lưu Bị kết bạn với Quan Vũ ở Hà Đông, Trương Phi ở Trác quận. Ba người ngồi cùng chiếu ngủ cùng giường, tình sâu như anh em. Ngày thường, khi tiếp khách, Quan, Trương luôn luôn đứng cạnh Lưu Bị để hầu hạ suốt ngày. Mỗi khi gặp nạn, Quan, Trương lại sẵn sàng có thể l vào chỗ nước sôi, lửa bỏng không hề từ nan.
Lưu Bị người cao năm thước. Tướng trông kỳ dị: hai tay dài quá đầu gối, trông giống một con khỉ. Lúc đi lại, nhìn hơi buồn cười. Đặc biệt là hai tai rất to. Nghe nói Lưu Bị cứ liếc mắt là nhìn thấy tai của mình, nên còn có biệt hiệu là "tai to". Lưu Bị còn là người vui buồn không hề lộ ra mặt. Đối với việc của người khác thì không mấy khi để ý. Tính tình hoà nhã, ưa hoạt động, nên được mọi người kính trọng.
Thời kỳ tiễu trừ bọn giặc Khăn vàng, Lưu Bị gia nhập đoàn quân nghĩa dũng, lập được nhiều chiến công, được bổ nhiệm chức Huyện uý An Hỉ. Chẳng bao lâu, xung đột với quan thị sát của Triều đình là Đốc Lưu. Lưu Bị ghét nhất là bọn tham quan ô lại, đánh Đốc Bưu một trận rồi bỏ cả quan chức chạy trốn, trở thành tội phạm. May nhờ có Công Tôn Toản giúp đỡ mới được sửa sai, và cũng do Công Tôn Toản tiến cử mới được phong chức Bình Nguyên tướng. Vì có ân tình với Công Tôn Toản, nên mới dẫn toàn bộ người ngựa đến trợ chiến.
Triệu Vân người Thương Sơn Tinh Châu, cũng đưa người ngựa của quận, huyện đến sát nhập với Công Tôn Toản. Công Tôn Toản cảm thấy hơi lạ, bèn hỏi Triệu Vân:
- Các nhân sĩ của Quý Châu gần như đều về với quân Viên Thiệu, tại sao chỉ có mình tướng quân hiểu được đại nghĩa, về tới ta?
Không ngờ Triệu Vân trả lời thẳng thắn:
- Chuyện thiên hạ người người đều nói, song rất khó biết ai đúng ai sai. Nhưng trăm họ là người khổ nạn nhiều nhất. Bởi vậy, tôi mong sao thời cuộc sớm được ổn đị, nên cũng muốn góp sức giải quyết nỗi khổ cho dân. Tôi đến với tướng quân cũng không phải vì cảm tình riêng, vì tôi không thích Viên Thiệu.
Công Tôn Toản không thích câu trả lời đó, nên Triệu Vân không được trọng dụng. Nhưng nghe Triệu Vân nói, Lưu Bị cảm thấy Triệu Vân là người khác thường, chủ động xin với Công Tôn Toản cho binh lính của Triệu Vân nhập cùng các thuộc hạ của mình, Công Tôn Toản đồng ý ngay. Triệu Vân cùng với Lưu Bị trở về huyện Bình Nguyên và giúp Lưu Bị huấn luyện kỵ binh.
Khí trời rét buốt, binh lính của Viên Thiệu và Công Tôn Toản tạm thời án binh tại chỗ, chuẩn bị qua đông mới bắt đầu giao chiến.
Binh lính phương bắc tuy trong trạng thái cứng rắn như vậy nhưng cuộc chiến đấu dai dẳng giữa Viên Thiệu, Viên Thuật và Công Tôn Toản ảnh hưởng tới tận khu vực Kinh Tương, khiến cho giữa Lưu Biểu ở Kinh Châu và Tôn Kiên ở Dương Châu nổ ra trận chiến chưa từng thấy, hình thành cuộc đối kháng ân, oán suốt chục năm ròng giữa Ngô và Kinh. Mãi đến thời "Trận chiến Xích Bích" mười bốn năm sau, Lưu Bị soái lĩnh tàn quân Kinh Châu và quân Giang Đông của Tôn Quyền chống lại đoàn quân nam chinh hùng mạnh của Tào Tháo, mới giải được ân, oán hình thành liên minh quân sự. Đó là chuyện sau này.
Ban đầu Viên Thiệu định lập Lưu Ngu làm đế. Viên Thuật kiên quyết phản đối, chính vì Viên Thuật cũng muốn xưng đế. Bởi vậy, sau khi có Nam Dương, Viên Thuật ra sức vơ vét của cải làm vốn liếng, giành thiên hạ sau này. Viên Thuật luôn tìm cách phát triển lực lượng của mình. Điều này làm cho Lưu Biểu, Châu mục Kinh Châu cảm thấy bị uy hiếp.
Giữa Viên Thuật và Công Tôn Toản có minh ước quân sự. Viên Thiệu cảm thấy mình bị uy hiếp từ phía bắc sang, nên cũng liên hợp với Lưu Biểu không cho Viên Thuật bành trưống tây nam.
Để ứng phó với cục diện trên, Viên Thuật điều động Tôn Kiên - đang đánh nhau với Đổng Trác, đưa quân đội tấn công Lưu Biểu. Lưu Biểu cử chiến hữu là Hoàng Tổ giao chiến với Tôn Kiên gần Phàn Thành. Hoàng Tổ không địch nổi. Tôn Kiên dẫn quân thẳng đến Kinh Châu, bao vây thành Tương Dương nơi Lưu Biểu trấn thủ. Lưu Biểu và Hoàng Tổ bàn bạc, cho nhiều tay cung tên mai phục ở thôn Trúc Hiện Sơn. Hoàng Tổ xuất kích từ Phàn thành. Lưu Biểu cũng ra ngoài thành giao chiến với Tôn Kiên.
Quân của Tôn Kiên bị kẹp giữa hai quân của Lưu và Hoàng, nhưng không hề bối rối. Tôn Kiên phái bộ tướng Trình Phổ, Hoàng Cái, Hàn Đương dẫn quân chủ lực giao chiến và đẩy Lưu Biểu về thành Tương Dương, còn mình thì cùng khinh kỵ binh đột kích quân lính Hoàng Tổ. Hoàng Tổ thua chạy về Hiện Sơn. Tôn Kiên thừa thắng truy kích, trời tối, vừa đến Hiệu Sơn, quân mai phục đã bắn tên ra như mưa, khiến Tôn Kiên - một viên mãnh tướng, đã trúng tên chết, năm ba mươi bảy tuổi.
Con của Tôn Kiên là Tôn Sách, Tôn Quyền còn nhỏ tuổi, quân đội tạm thời do người anh họ là Lưu Bị nắm giữ, sau này quy thuận Viên Thuật.
° ° °
Trong khi anh em họ Viên mâu thuẫn nghiêm trọng thì Tào Tháo đang đóng quân ở Hà Nội dựa vào Viên Thiệu. Tào Tháo cố gắng để không bị lôi cuốn vào cuộc đấu tranh giữa anh em họ Viên, nhưng không thể được, vì điều kiện rất khó khăn, trong cảnh ăn đậu, ở nhờ.
Giờ đây, do không hài lòng việc Viên Thiệu nắm cả Tinh, Ký Châu, nên Tế quan tướng Bào Tín nói Tào Tháo, người mà ông rất kính trọng rằng:
- Viên Thiệu là minh chủ, nhưng không lo việc thảo phạt, suốt ngày ngồi tìm cách có thêm quyền thế, cướp thêm đất đai của người khác. Nếu cứ như vậy, tất sẽ hỗn loạn. Chưa trừ được Đổng Trác này, thì Đổng Trác khác đã xuất hiện. Tôi nghĩ, tướng quân nên quay về nam, quan sát tình hình rồi hẵng hành động.
Bào Tín nói trúng ý Tào Tháo. Tháo cho biết mình đã có ý đồ, nhưng chưa có điều kiện. Và bây giờ thì Tháo đã quyết định dứt khoát, vấn đề còn lại chỉ là thời gian.
Khoảng giữa tháng bảy, năm Sơ Bình thứ hai (năm 191 công nguyên) Tháo đã có cơ hội.
Lúc này, Thái Thú Đông Quận Vương Quang - có chân trong liên minh nghĩa quân, cử người đến cầu cứu Tào Tháo đang đóng quân ở Hà Nội.
Sau khi Trương Giác chết, những người trong đảng Khăn vàng ở Ký Châu, dùng cờ mầu đen để giữ chữ hiếu. Họ đóng quân ở núi Hắc Sơn và xưng là "Hắc Sơn Đảng".
Thủ lĩnh "Hắc Sơn Đảng" gồm có Vu Độc, Bạch Nhiễu, Huy Cố... và hơn mười vạn đồ đảng, là những người phản đối Triều đình và bọn quan lại thối nát. Sĩ khí của họ rất cao, sức chiến đấu rất mạnh. Vừa ra quân, họ đã chiếm Ngụy Quân Duyện Châu và lúc này đang uy hiếp Đông Quận ở kề bên.
Đông Quận nằm ở hai bờ nam, bắc sông Hoàng Hà. Đảng Hắc Sơn xâm lấn bằng hai đường. Thái Thú Vương Quăng đứng trước hai cánh quân hùng mạnh, biết sức không thể cản nổi, bèn cầu cứu Tào Tháo đang đóng quân ở một quận gần đó, thuộc bắc Hà N
Vương Quăng đang giữ thành Bộc Dương ở bờ nam sông Hoàng Hà, bị Bạch Nhiễu đến đánh phá. Tình hình rất nguy kịch.
Phía bắc thành Bộc Dương dựa vào sông Hoàng Hà. Phía đông là Tân Câu Hà. Bạch Nhiễu vây từ phía tây nam thành. Tào Tháo nắm được tình hình, liền phái Hạ Hầu Đôn vòng đường Tân Câu, từ phía đông nam qua sông tiến đánh Bạch Nhiễu. Bạch Nhiễu phát hiện có một cánh quân đến đánh, bèn dẫn toàn quân quay lại chống đỡ. Tàn Thán, nhân lúc Bạch Nhiễu không chú ý, đưa quân thiết kỷ qua sông, từ phía bắc nam đột kích vào hậu quân của Bạch Nhiễu.
Bạch Nhiễu bị đột kích từ nhiều phía. Mặt khác, sĩ khí của quân Hắc Sơn tuy cao, nhưng lại thiếu rèn luyện, tố chức có phần lỏng lẻo, nên chỉ phù hợp với những trận đánh bình thường. Còn với những trận đánh có quy mô lớn, tấn công từ nhiều phía, họ đành chịu. Do đó Bạch Nhiễu đã đại bại. Bạch Nhiễu không còn đường rút, hai bên là nước, hai bên là quân lính. Quân lính của Hắc Sơn Đảng liều mạng chống trả, nhưng với một quân đội đã được huấn luyện kỹ càng, cuối cùng họ đã bị tiêu diệt.
Tào Tháo đã cứu Vương Quăng. Vương Quăng vô cùng cảm kích và rất phục tài dùng binh của Tào Tháo.
Hiềm vì Vương Quăng không xứng đáng với chức vụ, để hợp với lòng dân. Viên Thiệu cử Tào Tháo làm Thái Thú Đông Quận. Tào Tháo tỏ lòng cảm tạ. Tháo không đóng quân ở Đông quận mà dời quận thành về Đông Vũ Dương bên bờ bắc sông Hoàng Hà, nhằm giữ mối liên hệ với vùng đất đóng quân trước kia là Hà Nội. Đây cũng là điều chứng tỏ Tháo biết nhìn xa trông rộng hơn mọi người.
Thế là Tào Tháo đã có một "địa bànâ� riêng cho mình. Từ đó có nguồn lương thảo, không còn phải khổ sở vì cảnh ăn nhờ ở đậu.
Quân lính Hắc Sơn Đảng do Bạch Nhiễu thống lĩnh tuy bị thất bại, nhưng khí thế của toàn quân Hắc Sơn không hề bị giảm sút. Mùa xuân năm Sơ Binh thứ ba (năm 192 công nguyên), sau nửa năm nghỉ ngơi, dưỡng sức. Vu Độc lại dẫn quân Hắc Sơn Đảng tiến công Tháo để trả thù. Mục tiêu tấn công của họ là Đông Vũ Dương Quận Thành mới của Tào Tháo. Rõ ràng là Vu Độc đã phân tích cụ thể, Đông Vũ Dương không kiên cố bằng Đông Quận Thành.
Biết tin Vu Độc sắp sửa tiến công Đông Vũ Dương, Tào Tháo cho chuẩn bị mọi mặt. Lệnh cho Tào Nhân ở lại giữ thành, còn mình thì dẫn quân chủ lực đóng tại Đốn Khâu thuộc tây nam và cách Đông Vũ Dương khoảng hai trăm dặm; cách Hắc Sơn, đại bản doanh Hắc Sơn Đảng, về phía đông trên dưới hai trăm dặm. Nói cách khác, khoảng cách từ chỗ đóng quân theo hướng đông bắc đến Đông Vũ Dương, theo hướng tây đến Hắc Sơn là như nhau.
Tào Tháo bố trí như vậy là có dụng ý. Đối với đội quân người ít nhưng được luyện tập thì nên đấu trí hơn là đấu lực.
Tào Tháo sắp đặt để trận đánh sẽ diễn ra ở Nội Hoàng về phía tây bắc và cách Đốn Khâu một trăm dặm. Vừa khéo là khoảng cách từ Nội Hoàng đến Đông Vũ Dương, từ Nội Hoàng đến Hắc Sơn là hai trăm dặm. Tào Tháo ngầm lợi dụng cách điều động quân, một kế hiểm mà những người ở Hắc Sơn không hề nghĩ tới. Tào Tháo dương dương tự đắc.
Gần như Tào Tháo đã tính toán xong. Những người ở núi Hắc Sơn xuất phát, do không có sự rèn luyện nghiêm khắc, nên tốc độ hành quân sẽ chậm, kể cả kỵ binh, phải mất hai ngày mới Đông Vũ Dương. Nhưng kỵ binh từ Đốn Khâu đến Hắc Sơn chỉ mất một ngày và chưa đến nửa ngày là tới Nội Hoàng. Theo bố cục của Tào Tháo, quân Tào đến chiến trường dự định sẽ nhanh hơn quân Hắc Sơn rất nhiều.
Trước hết Tào Tháo chia nhỏ số khinh kỵ binh ở Đốn Khâu, khiến những người ở Hắc Sơn cho đó chỉ là những tốp lính tuần tra, không ngờ đó là quân chủ lực. Và họ sẽ rầm rầm, rộ rộ kéo hết hơn mười vạn quân đến hòng đạp bằng Đông Vũ Dương. Tào Tháo ước tính, sau khi quân Hắc Sơn xuất phát được hơn một ngày, bèn chia số quân ở Đốn Khâu thành hai bộ phận, một tiến đến Nội Hoàng bày thế trận dã chiến, một theo sách lược "vây Nguy cứu Triệu", đến thẳng núi Hắc Sơn - đại bản doanh của Hắc Sơn Đảng.
Tào Nhân cố thủ giữ Đông Vũ Dương. Quân Hắc Sơn lấy số đông vây thành, nhưng sẽ không chiếm được. Trong khi Vu Độc đang nghĩ cách phá thành thì được tin quân Tào đã vây kín đại bản doanh ở Hắc Sơn. Tình hình rất nguy cấp. Vu Độc và những người khác đều thất kinh, không hiểu đầu cua, tai nheo ra sao cả. Nhưng nói gì thì nói, đại bản doanh vẫn là nơi quan trọng nhất. Bởi vậy Vu Độc hạ lệnh rút quân quay về Hắc Sơn.
Vu Độc dẫn quân từ Đông Vũ Dương quay về Hắc Sơn. Vì tình hình khẩn cấp, không thể chậm trễ, nên người ngựa chạy gấp đến bở hơi tai. Bỗng thấy một đoàn người ngựa xông ra chém giết. Vu Độc nhìn ra đó là quân Tào nhưng số lượng không nhiều. Vu Độc kiên quyết tiêu diệt toán quân này. Vu Độc vốn đã căm giận quân Tào đến tận xương, tận tuỷ. Hơn nữa phải diệt được toán quân này mới có lợi thế. Vu Độc dừng quân, quay lại giao chiến.
Quân Tào chờ ở Nội hoàng từ lâu. Nhìn thấy quân Hắc Sơn về đến đấy thì ra quấy rối. Nhưng vừa tiếp xú được một lát, quân Tào đã rút về Nội Hoàng.
Vu Độc đông quân đuổi gấp, đuổi vào Nội Hoàng.
Lúc đó quân Tào đánh phá Hắc Sơn, sau một ngày hành quân đã về đến Nội Hoàng. Tào Nhân cũng vừa dẫn số quân lính cố thủ ở Đông Vu Dương tiến vào Nội Hoàng. như vậy quân Hắc Sơn của Vu Độc đã bị bao vây.
Quân Hắc Sơn tuy đông, chiếm ưu thế về người, song sau một ngày bôn ba, người ngựa đều mệt nhoài. Còn quân Tào, chỉ phải hành quân từng chặng đường ngắn nên sĩ khí còn hăng, nhanh chóng giành thế chủ động. Điều hay nhất là quân Tào tuy ít, nhưng vây kín quân Hắc Sơn từ ba mặt, hư hư, thực thực, đến nỗi quân Hắc Sơn không biết quân Tào có nhiều hay ít, chỉ thấy quân Tào từ bốn phía xông vào. Khi bắt đầu chiến đấu thì quân Hắc Sơn mất hết chí khí, quân bất thành quân. Quân Tào xung phong, quân Hắc Sơn tháo chạy tán loạn, các vị thủ lĩnh cũng mạnh ai nấy chạy. Quân Tào quyết không buông tha, giết cho bằng hết.
Đây là trận đòn chí tử đối với quân Hắc Sơn. Kể từ thời Hán Linh đế đến nay, đội kỵ binh núi Hắc Sơn luôn tung hoành khắp nơi, nhưng nay thì không còn nữa.
Lúc này Tào Tháo mới ba mươi bảy tuổi, Tào Tháo không những được địa bàn là Đông Quận mà còn.được một mưu sĩ tương đối tiếng tăm là Tuân Úc. Tuân Úc là anh của Tuân Kham. Tuân Úc là một tài tử ở Dĩnh Châu. Thời trẻ Tuân Úc rất nhiều tài hoa. Từ lâu thời Hán mạt, một danh sĩ nhìn thấy Tuân Úc đã nói: Tài hoa như vậy, ắt phải phò tá các bậc đế vương.
Về sau, Tuân Úc dự đoán đất Dĩnh Châu sẽ có nạn binh đao, nên cùng với những người khác đến Ký Châu làm việc với Hàn Phức. Khi đến với thì Ký Châu đã thuộc về tay Viên Thiệu. Viên Thiệu tiếp đãi Tuân Úc như một khách quí, mời Tuân Úc cùng làm việc với em là Tuân Kham, và người đồng hương là Tân Bình, Quách Đồ. Ít lâu sau, Tuân Úc thấy rõ nhiều nhược điểm của Thiệu. Thiệu là người thấy mưu hay nhưng không dám quyết, rất ít tác dụng, khó hoàn thành được những việc lớn. Tuân Úc nghe nói Tào Tháo là một anh hùng thao lược, nên tự đến Hà Nội làm việc cho Tào Tháo.
Sau lúc hai người đàm đạo, Tháo vui vẻ nói:
- Ông chính là Trương Tử Phòng của ta!
Trương Tử Phòng là Trương Lương, quân sư hàng đầu giúp Hán Cao Tổ giành thiên hạ. Tào Tháo so sánh như vậy là muốn tỏ lòng tin sùng và bái phục Tuân Úc. Lúc này Tuân Úc mới có hai mươi chín tuổi, thua Tào Tháo tám tuổi. Để tỏ lòng thành, Tháo lấy chức Phấn dũng tướng quân của mình tặng cho Tuân Úc, gọi là Phấn dũng Tư mã. Từ đó Tào Tháo rất tin dùng Tuân Úc, có việc gì khó đều đến hỏi ý kiến, một hôm Tào Tháo hỏi Tuân Úc:
- Đổng Trác quyền lớn, binh nhiều, nên làm thế nào?
Tuân Úc nói:
- Phàm việc gì cũng có giới hạn của nó. Đổng Trác bạo ngược như vậy, nếu phát triển nữa, tất sẽ đổ. Hơn nữa Đổng Trác là người thiếu tự chủ khi gặp việc lớn.
- Thế còn Viên Thiệu - Tào Tháo vội hỏi.
Tuân Úc cười nói:
- Chưa nói đến việc Viên Thiệu tài năng có hạn. Trước hết Công Tôn Toản sẽ không tha thứ cho
Tào Tháo gật đầu. Thế là Tuân Úc đã biết hết Công Tôn Toản đang hận Viên Thiệu. Vì Viên Thiệu lừa gạt Công Tôn Toản.
Tào Tháo nghe Tuân Úc nói liền nhớ đến nguyên nhân sâu xa của mối hận thù giữa Công Tôn Toản và Viên Thiệu. Châu Mục U Châu Lưu Ngu có con là Lưu Hoà làm Trịnh Thái Trung trong cung. Lưu Hoà và Hiến đế cùng đến Trường An. Hiến đế mới mười một tuổi, nghĩ rằng Đổng Trác không nên đưa mình đến đây mới phải. Hiến đế cho Lưu Hòa lén bỏ về nhà, bảo lưu nhanh chóng phát binh đón Người trở lại Lạc Dương.
Lưu Hoà nghe lời Hiến đế, chạy về Vũ Quan. Trên đường, gặp Viên Thuật ở Nam Dương, bèn kể lại mọi chuyện cho Viên Thuật nghe. Viên Thuật cho đây là một cơ hội tốt, bèn giữ Lưu Hoà ở lại làm con tin, yêu cầu Lưu Ngu phát binh giúp mình đánh Trường An. Lưu Ngu nhận được tin của con trai đành phải phát binh đến giúp Viên Thuật. Sau khi biết tin, Công Tôn Toản cho Viên Thuật là người không tốt bèn khuyên Lưu Ngu đừng để bị lừa gạt. Lưu Ngu không nghe. Công Tôn Toản sợ Viên Thuật trách cứ mình, vì đã ngăn cản Lưu Ngu phát binh giúp Thuật. Công Tôn Toản liền chơi một trò hay: cử người anh em con chú con bác là Công Tôn Việt dẫn một ngàn kỵ binh đến giúp Thuật. Toản ngầm khuyên Thuật cứ giữ Lưu Hoà lại, để Ngu và Thuật sẽ đối đầu với nhau, điều đó rất có lợi cho Toản.
Nhưng, nhân lúc không ai để ý, Lưu Hoà đã trốn thoát, chạy đến địa giới Ký Châu lại bị Viên Thiệu tóm được. Khi Viên Thuật phản đối việc lập Lưu Ngu làm đế, Viên Thiệu đã không hài lòng. Bắt được Lưu Hoà, Thiệu cho rằng Thuật đã không coi mình ra gì, dám tự động liên lạc với Lưu Ngu. Viên Thiệu nghĩ việc Viên Thuật cử Thái Thú Trường Sa là Tôn Kiên cũng ví như Viên Thiệu đánh Viên Thuật. Viên Thuật cử em Công Tôn Toản là Công Tôn Việt dẫn kỵ binh phương bắc đến trợ giúp Tôn Kiên đánh Chu Ngang. Chu Ngang thua trận bỏ chạy. Trong khi truy kích, Công Tôn Việt đã chết vì những mũi tên lạc.
Viên Thuật đưa linh cữu của Công Tôn Việt đến cho Công Tôn Toản, và viết thư nói là Việt đã bị người của Viên Thiệu bắn chết. Trong thư còn thúc Công Tôn Toản nên sớm tấn công Viên Thiệu. Viên Thuật kể thêm Viên Thiệu chỉ là con của một a hoàn với cha mình, không thể coi là dòng dõi chính thống nhà họ Viên. Cứ như vậy mối thù giữa Viên Thiệu và Viên Thuật càng trở nên gay gắt. Còn Công Tôn Toản, nhìn thấy linh cữu của em, đọc thư của Thuật, phút chốc cảm thấy căm hờn và gào to:
- Viên Thiệu nhờ ta mà được Ký Châu, nay lại giết hại em ta, lấy oán trả ơn. Ta phải trả thù, mới xứng là một trượng phu.
Để báo mối thù đó, Công Tôn Toản đưa quân ra đóng ở gần Bàn Hà.
Cùng thời gian trên, Viên Thiệu lại muốn thoả hiệp với Công Tôn Toản. Thiệu trao con dấu của Thái thú Bột Hải cho Công Tôn Phạm - anh em con chú con bác với Công Tôn Toản. Qua việc đó, Thiệu muốn cầu hoà với Toản. Công Tôn Phạm nhận con dấu, nhưng không giúp Viên Thiệu, vẫn cùng với Công Tôn Toản đối lập với Viên Thiệu...
Biết vậy, Tào Tháo rất thích thú. Đúng như Tuân Úc đã nói: "Viên Thiệu càng mạnh, thì Công Tôn Toản càng không thể bỏ qua...".
° ° °
Thời tiết ấm dần. Viên Thiệu một mình ở phương bắc và Công Tôn Toản, người nào người ấy, chuẩn bị giao chiến.
Công Tôn Toản đóng quân ở Bàn Hà đã công bố năm tội trạng của Viên Thiệu: Viên Thiệu đã có ý xấu, triệu Đổng Trác về làm loạn thiên hạ; Viên Thiệu là Thái thú, phản bội minh ước, không tiến đánh Đổng Trác; Viên Thiệu là người dối trên lừa dưới, lấy oán báo ân, cướp đoạt Ký Châu, bức hại Hàn Phức; Tôn Kiên tiến đánh Đổng Trác lập công, dọn dẹp lăng mộ Hoàng đế, cúng tế tông miếu, tận một lòng trung, giận Viên Thiệu đã cắt lương thảo, không cho truy đuổi Đổng Trác, Thiệu còn cho người cướp chức Thứ sử; theo đại nghĩa trong sách Xuân Thu, Thiệu là con của một a hoàn đảo lộn tôn ti, tự nhận là con chính.
Năm tội trạng vừa được công bố là một đòn đả kích rất mạnh xuống đầu Viên Thiệu. Nó đã vạch trần cái gốc gác và những âm mưu làm cho Thiệu phải xấu hổ. Mặt khác có rất nhiều người ủng hộ Công Tôn Toản. Viên Thiệu tức đến lộn ruột, nghiến răng, nghiến lợi. Thiệu quyết sẽ trả thù Công Tôn Toản.
Ngay sau đấy đại quân của Công Tôn Toản xuất phát từ Bàn Hà gặp quân của Viên Thiệu. Hai bên giao chiến một hồi. Vì quân lính ít hơn, nên Viên Thiệu thua chạy. Công Tôn Toản cưỡi một con ngựa trắng, dẫn mấy chục kỵ binh truy đuổi. Viên Thiệu vừa đánh vừa chạy, kéo Công Tôn Toản đến một nơi rất xa, tách khỏi đại quân của mình. Đang lúc đó, đại tướng của Viên Thiệu là Văn Sú xông ra cản đường, hai người giao chiến một hồi không phải là đối thủ của Văn Sú, nên định quay lại. Binh mã của Văn Sú đã kịp thời chốt ở phía sau. Bọn binh lính và thủ hạ đành vừa bảo vệ Công Tôn Toản vừa tìm cách phá vây. Văn Sú phóng ngựa tới, chém giết liền mấy tên kỵ binh. Công Tôn Toản vội vàng chạy vào trong khe núi. Văn Sú xông lên trước, xem chừng sắp đuổi kịp, Công Tôn Toản phải vượt sang sườn núi bên kia. Văn Sú cũng vượt theo sang, vừa đuổi vừa gọi đầu hàng. Công Tôn Toản định vượt sang sườn núi thứ hai, không may đường tr con ngựa mất đà, hất Công Tôn Toản xuống sườn núi. May có bộ tướng quân Nghiêm Cương đến kịp, đánh nhau với Văn Sú, cứu thoát Công Tôn Toản.
Lần này tuy thất bại, nhưng binh lính của Công Tôn Toản không bị tổn thất nhiều. Hơn nữa, sau khi ra thông cáo kể tội Viên Thiệu, nhiều nơi đã lên tiếng hưởng ứng. Lưu Bị, Triệu Vân, cùng các quận, huyện quanh vùng Kỳ Châu đều đưa quân đến giúp. Công Tôn Toản cử Lưu Bị giúp Điền Giai đi đánh Thanh Châu. Phái Đan Kính tiến công Duyện Châu. Mấy đạo quân lên đường đều thành công. Tuy chưa hoàn toàn lấy được Ký Châu, Thanh Châu, Duyện Châu, nhưng đã chiếm được nhiều quận, huyện.
Thấy Công Tôn Toản đã lấy được một số thành, ấp, lại đang chuẩn bị tiến đánh Ký Châu, Thiệu lo sợ Công Tôn Toản phối hợp cùng Viên Thuật hình thành thế trận từ hai phía nam, bắc đánh vào. Nên Thiệu đã cử sứ giả đến Kinh Châu yêu cầu Thứ sử Kinh châu là Lưu Biểu tiến công Nam Dương để hạn chế Viên Thuật.
Lưu Biểu đánh bại Tôn Kiên, đồng minh của Viên Thuật, được coi như Viên Thiệu đã thắng trận. Viên Thiệu cho Lưu Biểu khống chế Viên Thuật. Như vậy, không còn lo Viên Thuật giúp Công Tôn Toản. Bởi vậy, lúc trời trở ấm, cũng là lúc Viên Thiệu cũng như Công Tôn Toản, đang chuẩn bị cho những trận đánh sắp tới. Và Viên Thiệu tự dẫn quân đi đánh Công Tôn Toản. Quân của Viên Thiệu gặp quân của Công Tôn Toản cách phía nam Giới Kiều thuộc miền bắc huyện Uy tỉnh Hà Bắc hai mươi dặm.
Công Tôn Toản dẫn ba vạn tinh binh xuống phía nam, khí thế rất mạnh. Viên Thiệu cử bộ tướng Khúc Nghĩa làm tiên phong, hai viên đại tướng Nhan Lương và Văn Sú tiếp ứng ở phía sau. Tiên phong Khúc Nghĩa cho một số quân lính đi thám thính, và dẫn tám trăm xạ thủ đi đối phó với quân lính của Công Tôn Toản. Công Tôn Toản bố trí tới ba vạn quân, nên không quan tâm tới số quân tám trăm1;i của Khúc Nghĩa.
Nghiêm Cương trấn giữ Giới Kiều, dẫn một đoàn kỵ binh qua cầu, nhìn thấy phía trước có một ít địch liền hạ lệnh tấn công, giống như một con thú đói, xông vào miếng mồi. Tám trăm tinh binh của Khúc Nghĩa đồng loạt ngồi xuống, lấy mộc che người, trông như một đống dã tràng tránh bão trên bờ biển. Kỵ binh của Nghiêm Cương đến gần, còn hai trăm bước nữa, còn một trăm bước nữa, và chưa đến một trăm bước! Bỗng tất cả nhất tề vùng dậy, cùng thét to như một tiếng sấm và hàng trăm mũi tên bắn ra như mưa. Số binh mã dẫn đầu của Nghiêm Cương đều bị trúng tên, ngã xuống. Toán đi sau thấy vậy, vội vã lùi lại. Khúc Nghĩa thừa cơ xông tới và gặp Nghiêm Cương. Hai người đều là đại tướng, giao chiến với nhau hàng mười mấy hiệp. Xem ra Khúc Nghĩa lợi thế hơn. Chờ đúng dịp, Khúc Nghĩa vung dao chém chết Nghiêm Cương. Binh lính của Nghiêm Cương chỉ còn cách tháo chạy nhanh về Giới Kiều.
Lúc đó, hai viên mãnh tướng của Viên Thiệu là Nhan Lượng và Văn Sú, nhìn thấy tiên phong Khúc Nghĩa chiến thắng, liền phóng ngựa xuống tới Giới Kiều. Binh mã của Công Tôn Toản hoảng hốt, chen nhau qua cầu, một số khác trốn chạy dọc theo bờ nam con sông.
Nhan Lương, Văn Sú truy đuổi qua cầu đến tận đại bản doanh của Công Tôn Toản. Nhìn thấy doanh trại ngăn nắp, hai tướng dừng ngựa, không dám mạo hiểm tiến sâu hơn nữa. Hai tướng chém gãy cột cờ ở cổng doanh trại, và hiên ngang diễu quanh doanh trại hai vòng.
Binh lính đã báo cáo với Viên Thiệu tin chiến thắng ở Giới Kiều. Viên Thiệu hết sức mừng rỡ, không ngờ vừa giao tranh đã chiến thắng. Thiệu hạ lệnh cho binh sĩ nghỉ ngơi, và dẫn một trăm vệ sĩ cùng mấy chục xạ thủ, thản nhiên ra khỏi doanh trại. Viên Thiệu và mưu sĩ Điền Phong vừa đi dạo vừa nói chuyện vui. Thiệu ngửa mặt nhìn trời và cười l Công Tôn Toản là một kẻ bất tài.
Tiếng cười chưa dứt, không ngờ hơn hai nghìn tên kỵ binh chạy dọc theo bờ sông của Công Tôn Toản đã kịp đến. Vừa nhìn thấy Thiệu và một dúm lính, chúng đã xông lên, vây kín đến mấy vòng, và bắn hàng loạt tên.
Viên Thiệu thất kinh, suýt ngã. Điền Phong chạy đến dìu Viên Thiệu trốn vào một bức tường thấp ở trước mặt. Viên Thiệu định thần lại, vừa nhìn lũ vệ binh, và các xạ thủ, vừa giận dữ ném chiếc mũ xuống đất, nói lớn:
- Đại trượng phu phải chết ở chiến trường, không nên tham sống mà trốn ở xó này! - Nói xong Thiệu rút tên bắn lại bọn kỵ binh của Công Tôn Toản. Các xạ thủ khác cũng bắn tiếp. Hơn một trăm vệ sĩ cũng chống cự quyết liệt bằng gươm, bằng giáo.
Đó là một hành động anh hùng bất đắc dĩ của Viên Thiệu. Trong lúc bị vây chặt như vậy, thì dù có yểm trợ đến mấy, Thiệu cũng không thể thoát ra ngoài được. Duy nhất còn một cách là khích lệ tinh thần chiến đấu của binh lính, thì may ra còn có đường sống.
Quả nhiên lính của Công Tôn Toản một là không biết trong số người bị bao vây có Viên Thiệu, hai là bọn lính của Thiệu chống trả khá quyết liệt, không dễ gì thắng được, hơn nữa tinh thần chiến đấu đã giảm sút, chúng vừa thua trận, nên hơn hai ngàn tên kỵ binh đã vội vã chạy đi nơi khác.
Viên Thiệu bị một phen khiếp vía, toát cả mồ hôi. Một số người đến dìu Thiệu về đại bản doanh.
Cách đó mấy hôm, sau khi chỉnh đốn đội ngũ, Công Tôn Toản lại đến công kích Viên Thiệu. Lần này quân của Toản lại bị thất bại. Công Tôn Toản ngửa mặt lên trời than rằng: "Trời đã không giúp ta!". Sau đấy dẫn quân về Kế Thành. Từ đó về sau không bao giờ dẫn quân đi đánh Thiệu nữa.
Đánh lui Công Tôn Toản, Viên Thiệu đã nắm chắc được Ký Châu. Quyền thống trị Ký Châu của Viên Thiệu cũng ổn định từ đấy.
Từ trước, Thứ sử Duyện Châu Lưu Đại, Viên Thiệu và Công Tôn Toản vẫn thường đi lại với nhau. Thời gian Công Tôn Toản đối đầu với Viên Thiệu, Toản đề nghị Lưu Đại tỏ thái độ. Do thế lực của Công Tôn Toản rất mạnh, nên Lưu Đại chần chừ không dám quyết. Lưu Đại nghe nói Trình Dục là người Đông Quận có nhiều mưu sâu, bèn đến hỏi ý kiến. Trình Dục nghe xong rồi nói:
- Công Tôn Toản ở tận miền bắc, còn Viên Thiệu thì ở kề bên. Muốn nhờ người bạn ở xa giúp đỡ, chi bằng nhờ người ở gần, đáng tin hơn. Quân lực của Công Tôn Toản tuy mạnh nhưng vẫn chưa phải là đối thủ của Viên Thiệu.
Lưu Đại suy nghĩ mãi, chưa vội có ý kiến gì.
Quả nhiên không lâu, tin Công Tôn Toản thua trận truyền đến, Lưu Đại mới hoàn toàn tin phục lời bình luận của Trình Dục. Sau đó Lưu Đại liên minh quân sự với Viên Thiệu.
Sau một thời hỗn loạn và dàn xếp, Viên Thiệu trúng cử Ký Châu. Công Tôn Toản đành giữ phía nam U Châu. Tinh Châu và khu Tư Lệ do quân Đổng Trác khống chế. Duyện Châu, Dự Châu có mặt nhiều đạo quân. Viên Thiệu nắm phần lớn đất đai ở Dự Châu, Lưu Biểu nắm toàn bộ Kinh Châu, đang dần dần ổn định. Ngoài ra còn có Đào Khiêm ở Từ Châu. Lưu Yên ở Ích Châu, Trương Lỗ ở Hán Trung, dần dần trở thành những độc lập.
Thế lớn trong thiên hạ lúc hợp, lúc chia. Toàn bộ đất nước Trung Quốc rơi vào tay nhiều người, hình thành cục diện quân phiệt cát cứ.
° ° °
Chiến tranh liên miên, khiến cho nền kinh tế nông thôn - nền kinh tế cơ bản của đất nước, bị phá sản hoàn toàn. Nhân dân vẫn là người chịu thương chịu khổ nhiều nhất. Tào Tháo vốn là người cảm thông nhiều với nỗi khổ của nhân dân, đứng trước những cảnh tượng bi thảm mà người dân phải chịu đựng trong chiến tranh, Tào Tháo cảm thấy bi thương và phẫn nộ. Từ những cảm xúc đó Tào Tháo viết thành bài "Hao lý hành".
Nghĩa sĩ ở Quan Đông,Khởi binh đánh bọn hung.Hội quân ở Minh Tân,Cùng hướng về Hàm Dương.Sau lòng người phân tán,Trù trừ việc không thành.Tranh giành nhiều quyền thế,Nối tiếp hại lẫn nhau.Phương Nam định xưng hiệu,Khắc ấn ở Bắc phương.Binh lính không cởi giáp,Trăm họ đành thương vong.Xương trắng khắp cánh đồng,Ngàn dặm không tiếng gà.Trăm người chỉ còn một,Đọc lại thêm đoạn trường.Trong bài, Tào Tháo viết: các nghĩa sĩ khu Quan Đông cùng nhau khởi binh diệt Đổng Trác tiếm quyền và tàn bạo. Lúc đầu, các đạo quân kéo về Minh Tân hòng khôi phục lại giang sơn nhà Hán. Nhưng sau đó thiếu người dẫn đầu, chần chừ không hành động, vì mỗi người đều có ý đồ riêng của mình. Họ tranh quyền đoạt lợi, đổi bạn thành thù, chém giết lẫn nhau.
Tào Tháo cũng chỉ rõ: Cầm đầu quân liên minh là Viên Thiệu, nhưng ý chí của hai anh em họ Viên đã có nhiều thay đổi. Viên Thuật là em, có âm mưu xưng đế ở miền nam Thọ Xuân. Còn anh là Viên Thiệu ở miền bắc, khắc ấn vàng chuẩn bị lập Lưu Ngu làm đế, thành lập Triều đình mới. Chiến tranh liên miên, người lính không có thì giờ cởi bỏ áo giáp, rận bám đầy người. Trong chiến tranh, nhân dân chết vô số, xương trắng rải rác khắp cánh đồng. Hàng ngàn dặm đường không có tiếng gà gá trăm người may còn một người sống sót. Tình cảnh thật bi thảm, khiến người đau xót, đứt từng khúc ruột.
Tào Tháo ngâm đi ngâm lại bài "Hao lý hành", hòng vợi bớt nỗi niềm buồn khổ, căm phẫn chất chứa trong lòng. Nghĩ đến sơn hà, xã tắc, trăm họ, một người hào kiệt có chí khí, phải làm sao để quốc thái, dân an. Nhưng những người hào kiệt có chí khí chân chính, liệu có được mấy người? Tháo nghĩ mãi mà không hiểu, có nhiều người lúc đầu thì hăng hái, tràn đầy lý tưởng, nhưng sau họ chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân, không đếm xỉa đến lợi ích của đất nước, nỗi đau khổ của nhân dân...
Vào cuối đời nhà Hán, trong số những lãnh tụ nổi tiếng, Tào Tháo là một trong số ít người đồng tình với những "nỗi khổ của quần chúng". Có thể nói sự nghiệp của Tào Tháo trưởng thành trong sự nghiệp của những người khởi nghĩa. Gần như Tháo là một lãnh tụ giỏi nhất của những người khởi nghĩa. Tào Tháo quan tâm, đồng tình và có nhiều công sức giải quyết các sự kiện khởi nghĩa. Nhờ vậy, sự nghiệp của Tào Tháo mới thành đạt trong nhiều khó khăn, vất vả.
Đó là điểm mấu chốt khác biệt giữa Tào Tháo với những lãnh tụ nổi tiếng khác. "Thơ là người", bài "Hao lý hành", nói lên tâm trí và tình cảm sâu kín nhất của Tào Tháo.
Hơn một ngàn năm sau, Chung Tỉnh người nhà Minh, đã có cảm xúc khi đọc bài này: "Quả là một bài sử thi chân chính cuối đời nhà Hán vậy!"