Trên vọng lâu của thành Cửu Nữ, Hoàng Xạ dõi mắt nhìn ra xa.
- Thế nào? Đã thả cái tên Ngụy Diên kia ra chưa?
- Đã thả ra sớm. Nói không chừng bây giờ có thể đã về tới doanh trại... Thiếu tướng quân! Ta đoán đám người Đặng Tắc có lẽ dữ nhiều lành ít.
- Hừ! Nếu thực như vậy thì ta đỡ tốn sức.
Hoàng Xạ cử động một cái rồi xoay người đi xuống khỏi vọng lâu.
- Tuấn Thạch! Ta muốn đi tới Dục Dương để bàn bạc vài chuyện, bên này nhờ ngươi để ý. Ta nhớ hôm nay sẽ có hai chuyến lương thảo tới đây, ngươi trực tiếp kiểm và nhận. Đại khái trước khi trời tối ta sẽ trở về. Có chuyện gì thì chờ ta về rồi nói.
- Vậy còn Nghĩa Dương truân...
Hoàng Xạ suy nghĩ một chút rồi nhe răng cười:
- Cứ để mặc bọn họ. Truyền lệnh ta, cho dù người nào cũng không bị ngăn cản khiến cho binh lính của Nghĩa Dương điên cuồng một chút. Ở trong doanh trại lâu ngày nên thả lỏng một chút... Ừm! Việc này ngươi lập tức sắp xếp.
- Vâng.
Trần Tựu nhìn Hoàng Xạ rời đi, sau đó xoay người nhìn về phía binh lính Nghĩa Dương truân.
Y khẽ lắc đầu, tự nói với mình:
- Đặng Tắc ơi là Đặng Tắc! Mới nhìn thì dường như ngươi thực sự chọc giận thiếu tướng quân.
............
Sắc mặt Đặng Tắc tái nhợt, không còn một chút hồng hào.
Binh lính Nghĩa Dương mang tới cho hắn một sự rung động từ trước đến nay chưa bao giờ có.
Mới chỉ vẻn vẹn năm mươi người không ngờ lại có một cái khí thế như thiên quân vạn mã chém giết thảm thiết. Từ bộ áo giáp cũ nát, những lưỡi mâu sáng choi và tiếng hét to đều làm cho tâm hồn của gã có một sự run rẩy.... Binh lính Nghĩa Dương phải nói đều là dũng sĩ.
Vốn tưởng răng binh lính Nghĩa Dương chỉ là một đám binh tầm thường mà thôi.
Tào Bằng cũng không ngờ, Hoàng Xạ lại ném họ vào giữa một đám binh lính hung hãn như vậy.
Con ngựa già của hắn chịu khí thế của đội quân chỉ biết hí lên liên tục. Nếu Tào Bằng không giữ chặt lấy dây cương, cẽ lé nó đã hoảng sợ mà chạy mất.
Còn hai con ngựa của Đặng Tắc và Vương Mãi cũng không giữ được bình tĩnh.
Cả hai con thi thoảng lại phát ra những tiếng phì phì, móng chân trước liên tục đạp đạp xuống đất.
Tuy nhiên phản ứng của chúng không giống với con ngựa của Tào Bằng, mà phần nhiều là sự hưng phấn. Đại Hắc và Đại Hoa đều là ngựa già đã qua chiến trường nên đối với binh khí cũng hoàn toàn quen thuộc. Có một câu nói rất đúng: Già nhưng chí chưa già. Cả hai con ngựa này như có cảm giác được quay trở về chiến trường, khiến cho nhiệt huyết yên lặng bao lâu trong nháy mắt lại thức tỉnh.
- A Phúc! Làm thế nào bây giờ?
Đặng Tắc nắm chặt thiết kiếm khiến cho ngón tay trở nên trắng bệch.
Tào Bằng quay đầu nhìn lại thì thấy ba mươi bảy kẻ tù đang đứng ở xa phía sau. Còn Mã Ngọc thì vui sướng khi thấy người khác gặp họa đang nói chuyện với người bên cạnh. Khi thấy ánh mắt của Tào Bằng, Mã Ngọc hơi nhếch miệng, dường như nói:
- Bảo trọng.
"Chó chết!"
Tào Bằng chửi thầm một tiếng rồi nắm lấy cương đao.
- Tỷ phu! Xông vào đi.
- Nhưng...
- Tỷ phu! Trở về là chết. Đi lên phía trước còn có một con đường sống. Phía sau chúng ta đang có người nhìn. Bây giờ quay đầu, ngày sau chúng ta không còn cơ hội ngẩng đầu lên nữa. - Vừa nói, Tào Bằng lớn tiếng quát:
- Đầu Hổ ca! Lên ngựa... Chúng ta xông lên.
Vương Mãi không nói hai lời, phi lên ngựa.
Chỉ thấy y quơ thiết kích xà mâu, hai chân đập vào bụng ngựa mà hét:
- Người cản ta! Chết.
Sau tiếng hét chói tai, Vương Mãi thúc ngựa lao ra.
- Tỷ phu! Sống quỳ hay chết đứng thì tùy huynh lựa chọn.
Tào Bằng cũng đập chân rồi lao thẳng về phía binh lính Nghĩa Dương. Đặng Tắc há miệng rồi đột nhiên cắn răng, nhảy lên ngựa, nắm lấy thiết kiếm.
Ba người, ba con ngựa đối diện với binh lính Nghĩa Dương chẳng hề sợ hãi tiếp tục xông tới.
Đám trường mâu thủ đứng đầu thấy vậy liền ngây người.
Mấy tên này quả thật có can đảm...
- Dựng mâu...
Ở phía sau đội ngũ vang lên một âm thanh hùng hậu.
Trường mâu thủ không hề do dự, thân thể hơi khom về phía trước, tay trái giữ lấy cái móc, tay phải dựng trường mâu lên, trong miệng liên tục hô:
- Giết! Giết! Giết.
Sau ba tiếng hét, trường mâu thủ khom người đi tới ba bước.
Sự tiến lên của họ hoàn toàn tự động.
Cho dù Tào Bằng chưa từng thấy tư thế giết người bằng vũ khí lạnh, nhưng cũng có thể nhận ra những người này đầy kinh nghiệm sa trường, thân trải qua trăm trận chiến hung hãn.
Nhưng đã như vậy thì phải làm thế nào đây?
Chẳng nhẽ vì sự dũng mãnh của họ mà bản thân phải lùi bước?
Hoàng Xạ mộ binh, đưa họ tới đây chính là trăm phương ngàn kế muốn lấy tính mạng của họ. Thậm chí Tào Bằng tin rằng nếu hôm nay không tiến được vào Nghĩa Dương truân thì Hoàng Xạ sẽ gắn cho cái tội kháng lệnh. Ở trong quân, kháng lệnh chính là tội chết. Đến lúc đó, thậm chí Hoàng Xạ không cần phải lấy cớ là có thể giết chết họ. Thậm chí không có một ai đứng ra nói đỡ hộ.
Cánh cửa của Nghĩa Dương truân chính là thử thách đầu tiên của họ khi tới thành Cửu Nữ.
Dù sao thì cũng là chết, chỉ còn xem ngươi lựa chọn như thế nào.
Tào Bằng sống tới nay vẫn nhớ kỹ câu nói "đừng có sính làm anh hùng". Nhưng khi sự việc rơi xuống đầu, hắn không còn cách nào khác. Sự quật cường ẩn giấu trong xương cốt từ kiếp trước trong nháy mắt bùng nổ. Cho dù vạn người có hướng tới thì ta cũng chỉ xem các ngươi như một trái bóng.
Hắn vung Hoàn đao, thúc ngựa lao tới.
Hắn và Vương Mãi tả xung hữu đột, trong chớp mắt đã tới trước trận mâu.
Vương Mãi dồn khí đan điền hét to một tiếng rồi thúc chiến mã, hai tay nâng trường mâu đâm mạnh. Xà mâu rít lên trong không khí tạo ra âm thanh chói tai. Trường mâu thủ Nghĩa Dương nói có mâu binh ở trước chúng ta vô địch.
Mà một đòn của Vương Mãi cũng là một đòn toàn lực chẳng khác nào sư tử vồ thỏ.
Một tiếng động vang lên, trường mâu của Vương Mãi đánh mạnh vào cái móc của một gã mâu binh cộng với lực của ngựa. Cả hai mươi ngày tập luyện công phu trên cọc trong nháy mắt bộc phát lực lượng thật lớn. Trước đây, Tào Bằng nói với Vương Mãi rất nhiều. Nhưng cho dù có giảng giải thế nào nếu như không trải qua chiến đấu thì cơ bản không có hiệu quả.
Xương cốt thông suốt là một tác dụng quan trọng nhất của công phu trên cọc.
Trong sách võ thuật đời song, nhiều lần nhắc tới tầm quan trọng của các đốt ngón tay...có thể nói nó như sắt như đồng với đầy đủ khí lực. Với yêu cầu đó là khung xương thông suốt thì cho dù vô cùng mềm cũng có thể trở nên cứng rắn.
Còn Tào Bằng tu luyện Thái Cực cũng coi trọng khi phát kình phải "tiếp cốt đấu chuẩn"
Nói quá lên chính là hóa thương thành quyền, thân thể biến thành thương.
Khung xương của con người chính là một cây thương to. Đặc biệt là xương sống, sau khi luyện tập công phu trên cọc có thể nói là vô cùng co giãn. Cùng với lực thắt lưng có thể nói là chuyển hóa thành lực sát thương vô cùng mạnh. Ở trong phép đánh thương gọi là Kim Kê loạn điểm đầu.
Hiện tại Vương Mãi nhất định chưa thể hiểu được ẩn ý của Kim Kê Loạn điểm đầu.
Tuy nhiên do bị sát khí của Binh lính Nghĩa Dương kích thích khiến cho y trong nháy mắt đạt tới cảnh giới người thương hợp nhất, kình lực dung hòa.
Đây là một cái cảm giác hết sức kỳ diệu mà Vương Mãi cũng không hiểu rõ, không nói được bằng lời.
Nhưng trong nháy mắt khi xà mâu đâm ra, Vương Mãi chỉ biết nói là có.
Cái móc được tạo bằng sắt trộn với đất thì làm sao có thể chịu được lực của Vương Mãi và ngựa. Chỉ nghe một tiếng rắc vang lên, cái móc vỡ vụn. Xà mâu xẹt qua cánh tay của mâu binh liền đâu thẳng tới cổ họng. Trong nháy mắt khi cái móc bị đánh vỡ, cánh tay của mâu binh rũ xuống, trơ mắt nhìn xà mâu đánh tới. Nhưng mâu binh cũng không trốn tránh, hét to một tiếng rồi giơ mâu lên đâm.
Trong khoảng khắc thiết mâu của Vương Mãi đâm ra, Tào Bằng cũng lao tới trước trận. Bạn đang xem tại Truyện FULL - truyenfull.vn
Một cây trường mâu đâm thẳng về phía mình nhưng hắn không hề hoang mang, nâng đao đón lấy. Khi mâu và đao chạm vào nhau, Tào Bằng lợi dụng xảo kình, khuỷu tay hơi trầm xuống rồi nhanh chóng thu lại, sau đó đao khẽ xoay nhẹ theo cán mâu mà lao đi. Trầm xuống, thu lại rồi đầy....đây chính là Niêm kính trong Thái cực. Đương nhiên với trạng thái này của Tào Bằng vẫn chưa thể phát huy nó tới mức cao nhất. Nhưng như vậy, một đao đó cũng đủ cho tên mâu binh buông mâu ma lui lại.
Cùng lúc đó, một tiếng keng vang lên.
Khi xà mâu của Vương Mãi chuẩn bị cướp đi tính mạng của đối phương thì đột nhiên lại có một cây trường mâu đánh văng mâu của hắn đi.
Mà một mâu liều chết cũng đã đâm tới.
Vương Mãi đang ở trên ngựa đột nhiên nằm rạp xuống, tránh khỏi một cách huyền diệu. Thiết kích xà mâu thuận thế quét ngang, chỉ nghe hai tiếng leng keng vang lên, hai tên mâu binh đã bị đánh ngã ra đất.
- Dừng tay!
Một tiếng hét to vang lên.
Binh lính Nghĩa Dương ngẩng đầu lên rồi nét mặt xuất hiện sự sợ hãi lẫn vui mừng.
- Đô bá đã về. Đô bá đã về.
Trong nháy mắt khi binh lính Nghĩa Dương dừng tay, Tào Bằng cũng bảo Vương Mãi dừng lại.
Cả hai người cùng ghìm ngựa lui lại còn Đặng Tắc thì khó khăn lắm mới tới được bên cạnh hai người.
Kết quả của lần này thực sự rõ ràng. Binh lính Nghĩa Dương chẳng những không đẩy lùi đám người Tào Bằng mà còn bị bọn họ đẩy lui mấy bước.
Cả hai bên giữ khoảng cách, Tào Bằng liền quay đầu về phía âm thanh kia mà nhìn lại.