Ý đồ của Trần Cung rất rõ ràng: không dây dưa với Tào Bằng. Quyết chiến mới là đúng đắn nhất. Tào Bằng dây dưa thì hắn sẽ không dây dưa chiếm lấy Khúc Dương. Ý nghĩa của việc chiến Hải Tây không chỉ là để làm tổn thất trăm vạn tấn lương thảo của Tào Tháo mà còn có ý đồ quan trọng khác nữa. Đó chính là để Trần Đăng ở Quảng Lăng phải kinh sợ, không dám hành động ngông cuồng. Chỉ cần công phá Khúc Dương, những binh lính ngoài kia chỉ là bọn binh tốt. Giết Tào Bằng, chặt dứt một cánh tay của Đặng Tắc, Hải Tây không cần tốn nhiều sức cũng có thể dễ dàng thâu tóm được.
Vì thế Trần Cung không thèm để tâm đến hậu quân hỗn loạn. Hắn xem ra binh mã Hải Tây cũng không nhiều, giỏi lắm là hai ngàn người. Vậy đội binh mã ngoài thành kia có bao nhiêu, nghĩ một lát cũng có thể đoán tổng cộng chắc chỉ năm trăm.
Chỉ cậy năm trăm người mà nghĩ là có thể chia rẽ tám nghìn binh mã?
Trên đời không phải ai cũng là Lữ Ôn Hầu, cũng không phải là Trương Văn Viễn. Trần Cung tin tưởng đội nhân mã ở ngoài thành chỉ đột kích gây hỗn loạn. Càng như vậy lại càng chứng minh là Khúc Dương nguy cấp đến nơi.
Lữ Cát tự động đi giết giặc, Trần Cung cũng không từ chối. Trên thực tế, hắn cũng chướng mắt với Lữ Cát. Tên tiểu tử này có dòng máu người Hồ, đánh trận không dũng mãnh nhưng dã tâm thì quá lớn! Dã tâm của Lữ Cát có thể giấu được Lữ Bố nhưng không thể gạt được Trần Cung. Chỉ có điều Trần Cung sẽ không nhúng tay vào chuyện nhà của Lữ Bố, phần lớn thời gian chỉ âm thầm lặng lẽ. Lần này chinh phạt Khúc Dương ở Hải Tây, Trần Cung không hề muốn mang Lữ Cát theo, nhưng Lữ Bố đã sắp xếp, hắn cũng chỉ biết tuân mệnh.
Trong mắt Trần Cung thì Lữ Cát là loại thành sự thì chưa đủ mà bại sự thì có thừa. Cho hắn ở lại tiền trận cũng không có tác dụng gì. Cho hắn trấn giữ hậu quân cũng là một lựa chọn không tồi. Vì thế Lữ Cát mở lời thì Trần Cung liền gật đầu đồng ý.
Lữ Cát mang theo tám trăm người nhanh chóng chạy về phía sau. nguồn TruyenFull.vn
Trần Cung tiếp tục đôn đốc tác chiến, ra lệnh tiếp tục tấn công Khúc Dương. Trong phút chốc, dưới thành Khúc Dương máu chảy thành sông!
Suy nghĩ của Trần Cung quả không sai. Trên đời này không có ai lấy ít thắng nhiều. Năm xưa Sở Bá Vương quyết chiến đã đánh bại quân Vương Ly là một ví dụ. Nhưng trên đời này có thế có mấy người Sở Bá Vương? Việc trăm năm bể dâu biến đổi thất thường, việc quân sự cũng tùy theo hoàn cảnh. Tiền lệ của Sở Bá Vương, Trần Cung nghĩ là không thể lặp lại. Thế gian bây giờ, chắc có lẽ chỉ Ôn Hầu Lữ Bố cưỡi Xích Thố thì mới có thể làm được. Những người khác rất khó thực hiện được.
Nhưng mà Trần Cung hoàn toàn không nghĩ đến tại huyện Hải Tây không chỉ có Phan Chương là cao thủ hạng nhất, mà còn có Cam Hưng Bá.
Theo tình hình cuộc chiến thì hậu quân Hạ Bì rõ ràng là lỏng lẻo. Đặc biệt Trần Cung đã ra lệnh trung quân tiến về phía trước khiến cho lúc này giữa trung quân và hậu quân xuất hiện một kẽ hở.
Cam Ninh đọc phép dụng binh, ánh mắt Đặng Chi cũng tinh tường không kém. Vì thế hai người quyết định là Đặng chi xuất hai trăm người ra tiếp ứng, Cam Ninh xuất một trăm tám mươi sáu kỵ binh xuống phía dưới quân Hạ Bì tấn công. Sắc trời đã dần dần tối đen, tầm nhìn cũng không rõ.
Mọi nguồn nhân lực đểu tập trung dưới thành Khúc Dương lúc này.
Cam Ninh thừa lúc tối trời, xuất hiện tại hậu quân Hạ Bì. Khi khoảng cách còn trăm mét, Cam Ninh thình lình lên dây cương phóng ngựa phi nhanh. Chiếu Dạ Bạch táp gió trong đêm, bờm ngựa trắng lay động trong gió như một đám mây trắng, trong chớp mắt đã vọt tới phía trước quân địch. Khi còn hơn mười bước thì quân Hạ Bì mới cảm thấy tình hình không ổn.
-Có địch, có địch.
Một tên lính thét lên. Không đợi quân Hạ Bì bắn tên, Chiếu Dạ Bạch phóng tới trước. Như một ánh chớp trong đem, trong nháy mắt Cam Ninh đã ở trước mặt quân Hạ Bì. Cầm long tước trong tay, Cam Ninh vung một đường đao sáng ánh lửa, trong nháy mắt có hai luồng máu bắn ra. Cam Ninh lao vào đám quân Hạ Bì, đao vung lên như gió bão, trên đường đi giết rất nhiều quân Hạ Bì ngã ngựa khốn đốn. Kỵ binh theo sát phía sau Cam Ninh cũng xông vào trong quân Hạ Bì. Để tăng cường sức mạnh cho kỵ quân, Tào Bằng đã lấy trường đao trong kho vũ khí Khúc Dương mà phát hết cho quân Cam Ninh. Một chiến mã chạy như bay, một thanh đại đao lóe sáng.
Quân Hạ Bì tán loạn, càng khiến đường đi của Cam Ninh như vào chốn không người.
Hai tên kỵ binh cưỡi ngựa xông ra định cản đường Cam Ninh. Nhưng Cam Ninh không hề hoang mang, Chiếu Dạ Bạch bỗng dưng dừng lại. Khi dừng lại như vậy thì tên kỵ binh nhất thời luống cuống tay chân. Cam Ninh giơ tay chém vào ngựa của một tên kỵ binh. Tên kỵ binh còn lại, khi hai ngựa đối mặt, trong nháy mắt bị Chiếu Dạ Bạch đá vào hông của con ngựa kia. Nghe rắc một tiếng, chiến mã kia bị gãy xương, hất tên kỵ binh bay ra.
Kỵ binh kia bị hất ra, đầu choáng váng. Khi hắn đứng lên thì thấy một con ngựa vọt tới, huỳnh một tiếng thì hắn đã bị hất bay ra xa, xương cốt đứt lìa.
Khi Lữ Cát đến nơi thì hậu quân Hạ Bì đã loạn. Rất xa, hắn thấy Cam Ninh mặc cẩm bào, tay cầm đại đao đang chạy giữa loạn quân. Chiếu Dạ Bạch lướt qua như thế chẻ tre, khiến đám quân chạy trối chết. Lữ Cát không khỏi giận dữ.
-Chứ có hoảng hốt. Có ta ở đây!
Vừa nói xong thì Lữ Cát phóng ngựa vọt về phía Cam Ninh. Vừa xung phong hắn vừa quát lớn:
-Tướng giặc kia, không được làm càn, có thiếu quân hầu ở đây.
Con người, đôi khi tự tin cũng tốt, mà hình như cũng không phải là chuyện tốt.
Lữ Cát thuộc loại người tự cho rằng bản thân mình xuất sắc. Từ khi bái Lữ Bố làm cha, Lữ Cát đi theo Lữ Bố, có thể nói là đánh đông dẹp bắc, cũng từng lập chiến công hiển hách. Cưỡi ngựa Khố Hạ, tay cầm đại kích, Lữ Cát tự nhận là dưới trướng của Lữ Bố, ngoại trừ Trương Liêu ra, hắn là người xuất chúng thứ hai. Mắt thấy Cam Ninh tàn sát bừa bãi trong quân, hắn làm sao có thể chịu được? Có máu người Hồ trong huyết mạch, hắn có vẻ kiêu ngạo coi thường người khác. Khố Hạ chiến mã cũng không phải tầm thường. Hắn cầm đại khích phóng tới trước mặt Cam Ninh.
Cam Ninh quấn tấm vải trắng trên tay nhưng mà đã bị máu nhuộm đỏ. Mắt thấy có người cản lối đi, hắn nhếch miệng cười, lộ ra hàm răng trắng giống như một con dã thú dữ tợn.
-Tiểu tử muốn chết!
Đối mặt với Lữ Cát, Cam Ninh không hề sợ hãi. Hắn phóng ngựa đến đón đầu, đại đao vẫy trong không trung, bổ vào đại kích.
Lữ Cát cảm thấy cánh tay rung lên, đại kích lập tức bị đẩy ra. Nhưng có điều hắn cũng không hoảng hốt, theo lực đại kịch bị đẩy mà xoay tròn một vòng rồi lại hướng về Cam Ninh mà bổ tới lần thứ hai. Cam Ninh giơ đao ra đón, cùng lúc hai ngựa đối mặt. Thình lình hắn đạp chân vào bàn đạp, cả người đứng lên, hai tay cầm đao hung ác bổ về phía Lữ Cát.
Ưu thế của bàn đạp vào lúc này được thể hiện một cách rõ ràng. Đại kích của Lữ Cát dài khoảng chừng ba thước tám, gần bốn thước. Theo lý thuyết mà nói, khi kỵ chiến thì binh khí dài sẽ chiếm ưu thế.
Nhưng võ học thời hậu thế nói thì: nhất thốn trường, nhất thốn cường (một tấc dài là một tấc mạnh).
Mà Long Tước đại đao của Cam Ninh chỉ dài có chín thước, hầu như ngắn hơn một nửa với đại kích.
Trong binh khí học còn có câu: nhất thốn đoản, nhất thốn hiểm (một tấc ngắn là một tấc hiểm). Nhờ vào Chiếu Dạ Bạch, Cam Ninh có thể áp sát rồi chém.
Bàn đạp có thể tăng sức mạnh ghê gớm, khiến cho một đao của Cam Ninh như sấm sét phóng xuống.
Lữ Cát cũng không ngờ Cam Ninh lại thay đổi như vậy. Vốn ban đầu khoảng cách giữa hai người không đủ để Cam Ninh xuất chiêu. Nhưng sau đó có bàn đạp khiến cho Cam Ninh đột nhiên tiếp sát làmLữ Cát bất ngờ. Vội vội vàng vàng, Lữ Cát hai tay cầm đại kích lên đỡ. Chỉ nghe một tiếng nổ, Khố Hạ chiến mã của Lữ Cát hí lên, móng trước mềm nhũn, ngã lăn trên mặt đất.
Uy lực một đao của Cam Ninh thật vô cùng mạnh mẽ!
Theo lý thuyết, một đao chém xuống khi ở trên ngựa có sáu trăm cân trọng lực. Kết hợp với ngựa có thể đạt nghìn cân trọng lực. Bàn đạp, yên ngựa, Tào Bằng đã phổ biến điều này.
Trên thực tế, thủ hạ là kỵ quân của hắn không nhiều. Lần này có thể thu gần bốn trăm con ngựa đã là chuyện hiếm. Trước đây bên cạnh hắn rất nhiều người nhưng chỉ có Chiếu Dạ Bạch và Song Đăng là được trang bị yên ngựa. Ngoài ra, chỉ còn Hạ Hầu Lan, Phan Chương, Chu Thương và Đặng Phạm mới có ngựa được trang bị như thế. Cam Ninh có bàn đạp để mượn lực, có yên ngựa, có móng ngựa để bảo vệ chiến mã.
Nói đấy là ba vật quý cũng không quá.
Lữ Cát vội vàng cản đòn hoàn toàn là lực hai chân của hắn. Khi chiến mã ngã xuống, Lữ Cát nhanh chóng lộn mấy vòng trên đất rồi mới đứng lên, thân mình toát mồ hôi lạnh.
Người này sao có thể có lực mạnh như vậy? Một đao tung ra không thua kém phụ thân…
Lữ Cát hoảng hồn định thần lại. Cam Ninh cũng không vì thế mà buông tha cho hắn, thúc ngựa phóng về phía Lữ Cát. Cũng may là dưới trướng Lữ Cát có rất nhiều kỵ binh xông lên vây lấy Cam Ninh. Một mình Cam Ninh đối mặt với hơn mười người vây đánh nhưng lại không hề sợ hãi. Một tay cầm một cây trường mâu, tay trái đeo thủ mâu, tay phải cầm đao. Đao mâu tung hoành, máu người bay tung tóe vô cùng oanh liệt. Lữ Cát lúc này mới thật sợ hãi! Hắn đã gặp qua rất nhiều dũng tướng. Trong ấn tượng của hắn, hình như chỉ có hạng người như Điển Vi mới có thể đánh cả đám quân như trước mặt.
"Con mẹ nó! Ở huyện Hải Tây không ngờ còn ẩn giấu nhân vật như vậy?" Y bắt lấy một con chiến mã vô chủ rồi quay đầu chạy.