*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

Hôm nay mười lăm tháng tám, vừa là trung thu, cũng là ngày cuối cùng của kì thi Hương, Thẩm Lan cầm bạc định tới cửa trường thi đón Dương Duy Học.

Mối quan hệ nào cũng đòi hỏi được bồi đắp.

Muốn Dương Duy Học quan tâm nàng, nàng cũng cần phải nhân lúc đối phương vừa thi liên tục chín ngày, bước ra khỏi cửa đầu váng mắt hoa, thân thể suy yếu, thể hiện sự quan tâm gấp đôi mới được.

Thẩm Lan mới vừa mở cửa, bỗng thấy một thiếu nữ tuổi xuân mặc áo cài nút trắng, váy lụa Hàng Châu màu xanh thẫm, trên búi tóc cắm một nắm trâm bạc nhỏ, đang đứng vò đầu bứt tai, xấu hổ ngại ngùng.

Là Ngô tiểu nương tử.

Thẩm Lan nhủ thầm không ổn, chuẩn bị quay người đóng cửa lại, ai ngờ Ngô tiểu nương tử thấy nàng định trốn, vội đuổi theo, giận dữ chất vấn: “Sao huynh lại chạy!”

Không trốn kịp, Thẩm Lan đành quay người lại, chắp tay thi lễ: “Ngô cô nương có việc gì không?”

Ngô Kiều Kiều dễ ngại ngùng, chỉ là mấy ngày trước bị mẫu thân quở trách một trận, bảo rằng Thẩm Lan không phải mối duyên lành, bảo nàng đừng trông mong nữa, nàng bức bối trong lòng, mới muốn ra ngoài giải sầu.

Người ta vừa trông thấy mình đã vội bỏ đi, Ngô Kiều Kiều vừa xấu hổ vừa giận dữ, nhịn không được xụ mặt, sắc bén nói: “Huynh làm chuyện gì trái với lương tâm sao mà thấy ta lại lo trốn đi?”

Thẩm Lan không muốn đắc tội con gái chủ nhà, chỉ cười nói: “Lúc nãy ta cũng không thấy cô nương, chỉ là chợt nhớ ra ngoài quên cầm tiền mới vòng ngược lại thôi, đâu phải trốn tránh gì?”

Ngô Kiều Kiều khịt mũi: “Có thật không phải trốn tránh?”

Nàng lớn lên xinh xắn, bộ dạng điêu toa cũng rất là đáng yêu, Thẩm Lan nhẹ giọng dỗ dành: “Dĩ nhiên sẽ không lừa cô nương rồi.”

“Được!” Ngô Kiều Kiều ngẩng đầu lên, cất giọng ngọt ngào: “Nếu huynh nói xạo, coi chừng bị Tuần phủ bắt chém!” Truyện được edit bởi Mạnh bà và đăng tải trên blog tamsinhtamthe.wordpress.com

Tuần phủ?

Thẩm Lan ngẩn ra, sắc mặt thoáng chốc trắng bệch.

Nhưng ngẫm nghĩ lại, có lẽ là nàng suy nghĩ nhiều, mới nghe hai chữ Tuần phủ liền nghĩ tới Bùi Thận, đúng là nhìn gà hóa cuốc.

Nàng ổn định tâm lý, lại cười hỏi: “Tuần phủ nào đấy?” Ngô Kiều Kiều không phải xuất thân từ gia đình quan lại, sao vừa mở miệng đã nhắc đến Tuần phủ?

Ngô Kiều Kiều lại khịt mũi, cảm thấy người này đầu óc chậm chạp phí cả khuôn mặt sáng sủa, chẳng thông minh bằng mình!

Nàng ngẩng đầu lên, cười nói: “Ca ca của ta kể lại, nói bây giờ ở quán trà, các tiên sinh kể chuyện chẳng ai còn kể Nhạc Võ Mục nữa, đều chuyển sang kể chuyện Yêm Đáp bại trận ở Sơn Tây, quan Tuần phủ được về kinh đô nhận thưởng rồi.”

Sơn Tây, Tuần phủ.

Hai từ này đứng cùng nhau, bỗng chốc khiến lòng Thẩm Lan run rẩy.

Nàng nắm chặt bàn tay, cố bình tĩnh nói: “Quán trà nào dám tự biên truyện ra để kể vậy? Bịa chuyện mà đề cập cả Tuần phủ vào, không sợ bị bắt tội sao?”

Ngô Kiều Kiều cười rộ lên: “Bắt tội gì chứ! Mấy tiên sinh kể chuyện đó hễ chút là kể thiên kim nhà Tể tướng, con gái của Hoàng đế, chẳng lẽ Hoàng đế, Tể tướng sẽ ra bắt toàn bộ người kể chuyện sao?”

Thẩm Lan cười khổ, Ngô Kiều Kiều không nghe ra trọng tâm, nàng đành nói trắng ra: “Quán trà đó ở đâu? Ta cũng đang rảnh rỗi không có việc gì, muốn ra đó ngồi nghe thử.”

Ngô Kiều Kiều nhanh nhảu đáp: “Quán Vạn Trà Xuân đấy, tiên sinh kể chuyện vừa kể từ hôm qua.”

Hôm qua mới bắt đầu kể? Thảo nào trước đó Thẩm Lan chưa từng nghe thấy.

Có lẽ là vừa được viết xong.

Lòng Thẩm Lan nóng như lửa đốt, nghe đáp án liền muốn chạy, nhưng Ngô Kiều Kiều vẫn quấn lấy nàng, Thẩm Lan hàn huyên vài câu, cuối cùng thoát khỏi Ngô Kiều Kiều, đi thẳng tới Quán Vạn Trà Xuân.

Truyện được edit bởi Mạnh bà và đăng tải trên blog tamsinhtamthe.wordpress.com

Vào quán trà, nàng lơ đễnh kêu một bình Vạn Xuân Bạc Diệp.

Thẩm Lan đi theo Bùi Thận, cũng coi là có chút kinh nghiệm cuộc sống giàu sang, nếm một ngụm đã biết trà này chỉ là trà thô bình thường.

Có lẽ chủ quán mượn tên cống phẩm để kiếm lợi mà thôi.

Nàng đang trong cơn suy nghĩ miên man, tiên sinh kể chuyện trên sân khấu gõ một tiếng, bắt đầu hát: “Gót sắt Hồ Lỗ như sói hổ, đốt giết bắt cướp không bỏ qua.”

“Tiếng báo biên cảnh như tiếng sấm, mây sầu gió thảm phủ Yến Kinh.”

“Vốn là Yêm Đáp xuôi trăm vạn đại quân đến Yến Kinh, khiến cả triều văn võ hoảng loạn không chừng.”

Quần chúng ngồi bên dưới đều vô cùng tập trung, tiên sinh mù kể chuyện vừa cất giọng đã thu được một tràng tiếng khen.

Thẩm Lan nhấp ngụm trà để trấn tĩnh lại, nghe tiên sinh kể chuyện tiếp tục hát: “Võ tướng mất hồn, văn thần mất vía, chỉ đành nhờ một thư sinh cầm ấn soái, đánh lui giặc.”

“Chư vị nói xem thư sinh kia là ai?” Tiên sinh mù cầm cây thước gõ vang, mọi người vội dựng tai lên, lại nghe nàng nói: “Đợi nô gia nghỉ ngơi một chốc đã.”

Thẩm Lan nghẹn lời, nàng móc mười văn tiền trong tay áo định ném lên sân khấu, nhưng sớm đã có những vị khách khác vội vã ném tiền lên.

“Gia thưởng cô! Nhanh hát tiếp đi! Hát tiếp đi!”

“Hầu trà đâu! Nhanh bưng cho tiên sinh một chén Vạn Xuân Bạc Diệp để làm trơn cổ họng.”

“Nhận tiền thưởng này! Nhanh hát tiếp đi!”

Thoáng chốc tiền rơi như mưa xuống đất, vang lên từng tiếng loảng xoảng.

Tiên sinh mù dù không thấy đường, nhưng dùng đôi tai thính nhẩm tính số tiền nhận được, mới hài lòng hớp miếng nước trà, tiếp tục hát: “Thư sinh vốn là Trạng Nguyên lang cưỡi ngựa dạo phố, tiến sĩ cập đệ giỏi văn chương, nhậm chức Tuần phủ Sơn Tây không hề hoảng hốt, chạy đến Tuyên Phủ ngăn sóng Hoàng Hà, vung cây thương bạc chém địch tại chỗ.”

“Hay!”

“Phải thưởng phải thưởng!”

Bên dưới không dứt tiếng trầm trồ khen ngợi, kèm theo đó những tiếng tiền rơi xuống đất leng keng.

Thẩm Lan lúc này đã giật mình khiếp sợ, Trạng Nguyên, Sơn Tây, Tuần phủ, người thỏa mãn cả ba điều kiện này còn có thể là ai? Truyện được edit bởi Mạnh bà và đăng tải trên blog tamsinhtamthe.wordpress.com

Bùi Thận vậy mà đánh bại Thát Đát.

Tiên sinh mù nhận thêm tiền thưởng, càng hăng hái cất giọng hát: “Trăng lưỡi liềm rọi sáng Cửu Châu, đánh Hồ Lỗ, lui cường đạo, giết đến máu nhuộm đỏ chín nơi biên ải.”

“Tin chiến thắng truyền đến Yến Kinh, Tuần phủ dẹp nỗi lo của Hoàng đế, uống rượu mừng công, làm lễ hiến tù binh, trên thương bạc treo đầu người đầm đìa máu chảy, xe chở tù binh Thát Đát……”

Về sau tiên sinh mù kia lại hát những gì, Thẩm Lan đã không còn nghe thấy.

Toàn bộ tâm trí nàng chỉ còn một ý nghĩ duy nhất.

Bùi Thận đã về kinh.

Nhưng mà lúc này, Bùi Thận cũng không có mặt ở kinh đô, y xin Bệ hạ nghỉ phép để về Nam Kinh tế tổ, hiện đã lên thuyền đi rồi.

Giang Nam là nơi quan trọng trong việc thu thuế hàng hóa và vật tư, mỗi năm lương thực vận chuyển bằng đường thủy từ các nơi Hồ Quảng, Ngô Trung có thể lên tới trăm vạn thạch.

Cho nên đường thủy này tháng nào cũng có thuyền ngự, thuyền chở hàng, hơn nữa vì là thuyền công vụ, dễ dàng thông qua các trạm kiểm tra dọc đường, có thể đi cả ngày đêm, từ kinh đô đi qua Thương Châu, Dương Châu, cho đến Tô Châu, chỉ tốn thời gian chừng nửa tháng.

Bùi Thận lên thuyền chở hàng, nhắm thẳng hướng Tô Châu.

Hôm nay mười lăm tháng tám, là rằm trung thu, y đã không được đoàn viên với gia đình, lại còn phải bôn ba lao lực trên tàu, vừa nghĩ tới đây, Bùi Thận cười lạnh không ngừng.

Truyện được edit bởi Mạnh bà và đăng tải trên blog tamsinhtamthe.wordpress.com

Trên thuyền có tên Cẩm Y Vệ theo hầu, thấy tâm trạng Bùi Thận không vui thì đem bánh trung thu tới.

“Mời đại nhân nếm thử,” Thiên hộ Cẩm Y Vệ – Đàm Anh lấy cái bánh trung thu chay năm nhân, bên trên nặn hình Hằng Nga bay lên cung trăng tới.

Bùi Thận nhận lấy bánh, mỉm cười: “Hằng Nga này nặn trông cũng đẹp đấy, có lẽ là mua từ Trí Mỹ Trai.”

Đàm Anh cười đáp: “Nghĩ tới trung thu đang ở trên thuyền, nên trước khi lên thuyền kêu đứa nhỏ chạy đi mua.”

Bùi Thận lấy một miếng, hòa nhã nói: “Phiền ngươi rồi.”

Đàm Anh hạ giọng nói: “Đại nhân sao lại nói thế? Nếu không phải đại nhân hỗ trợ, chuyến này Chỉ Huy sứ sợ là không qua khỏi.” Vua nào tôi nấy, Lục Chỉ Huy sứ mà đổ, tay chân như bọn hắn làm sao có kết quả tốt.

“Chỉ Huy sứ là người có phước, ta chẳng qua chỉ góp chút sức mọn thôi.” Bùi Thận cười cười.

Thấy Bùi Thận tính tình ôn hòa, lại thêm Đàm Anh biết ơn sự trợ giúp của y, trù trừ một lát bèn mở miệng khuyên nhủ: “Đại nhân, bách hộ ở thành Tô Châu đã tra được nơi ở của người nọ, cứ bảo bọn hắn áp giải người này về kinh là được, cần gì đại nhân phải bôn ba ngàn dặm đến tìm?”

Bùi Thận nhìn ra dòng nước mênh mang, trong vắt lấp loáng, sương khói trắng tỏa, hoa cỏ lau hai bên bờ phấp phới rung rinh.

Y ngắm cảnh một lát, mới đáp: “Tính tình nàng rất là cứng cỏi, ương ngạnh.

Nếu bị bắt trói, chắc chắn sẽ tìm cách trốn thoát.

Quãng đường ngàn dặm, bất cứ lúc nào cũng có cơ hội.

Chỉ có đích thân ta đến, nàng mới hết hy vọng.”

Đàm Anh cũng là người tỉ mỉ, cười nói: “Nhìn hành động, cử chỉ cũng đã thấy người này xác thật khôn khéo.

Lúc này đang vào kì thi Hương, nơi nào cũng có sĩ tử thuê nhà, thuê phòng, nàng cũng đi thuê vào lúc này mới không hề lộ liễu.”

Nói rồi, lại tự hào nói: “Chỉ tiếc rằng, trăm phương ngàn kế, cuối cùng cũng không thoát khỏi con mắt của Cẩm Y Vệ!”

Mùng năm tháng tám tin tìm người truyền tới Tô Châu, Cẩm Y Vệ lập tức hành động, tỏa ra các nơi đăng ký chính thức, tư nhân để tra khế ước thuê nhà ở Tô Châu trong vòng một tháng.

Truyện được edit bởi Mạnh bà và đăng tải trên blog tamsinhtamthe.wordpress.com

Tổng cộng tra được hơn một ngàn ba trăm người đi thuê.

Nếu người đi thuê là sĩ tử, như vậy những người này nhất định sẽ tham dự kì thi Hương.

Mùng chín tháng tám, thi Hương bắt đầu.

Cẩm Y Vệ tức khắc lập được danh sách những người tham dự thi Hương, tổng cộng hơn một ngàn sáu trăm người.

Lấy hai danh sách đối chiếu, phát hiện trong đó có một trăm năm mươi người đăng kí thuê nhưng không đi thi.

Để đảm bảo, Cẩm Y Vệ cũng không bỏ sót già trẻ lớn bé, dân bản xứ, những người đi buôn.

Mỗi bách hộ đều cử người của mình ra, đầu tiên cho xem qua bức họa, lại phân công người tản ra chỗ ở của hơn trăm người này, mỗi người theo dõi một nhà, chỉ cần nhìn thoáng qua sẽ biết được trong đó có phải người đang cần tìm hay không.

Tốn chừng ba ngày, có thể kiểm tra xong toàn bộ.

Nếu may mắn, chỉ cần theo dõi một ngày sẽ gặp được Thẩm Lan ra ngoài.

Tiếc rằng Cẩm Y Vệ không may mắn lắm, hoặc là Thẩm Lan quá mức cẩn thận, đến tận ngày thứ ba mới bắt gặp Thẩm Lan ra chợ mua rau.

Bấy giờ đã là mười hai tháng tám, một người đổi ngựa chạy gấp tám trăm dặm truyền tin về cũng chỉ qua khoảng ba, bốn ngày.

Lúc này là mười lăm tháng tám, Bùi Thận nhận được tin tức, đêm khuya lên thuyền, nhắm thẳng Tô Châu mà đi.

Chú thích:

Các câu hát kịch trong bài là tác giả cải biên từ các vở 《 sinh tử hận 》,

《 Mục Quế Anh nắm giữ ấn soái 》, 《 đào hoa phiến 》

Bản đồ địa lý để các nàng hình dung khu vực Sơn Tây (Đại Đồng), Sóc Châu, Thái Nguyên, Thương Châu… có đề cập trong truyện.

Khu vực Bùi Thận đánh trận là ở Sơn Tây trở lên, thuộc phía bắc.

Còn khu vực Thẩm Lan chọn đi là hướng Thương Châu, Tô Châu ở phía nam.

Cách Sơn Tây, kinh đô rất rất xa, hơn 1000km.

.