Nhật Nguyệt Đương Không

Chương 315: Bỏ lệnh cấm với Đông cung (1)

Trở lại viện Cam Thang, từ xa hắn đã nghe thấy tiếng cười của ba người con gái. Tiến vào nội đường, hắn thấy các nàng đang vui vẻ chia nhau mấy miếng ngọc mà mình mang về.

Trong đầu của Long Ưng vẫn quanh quẩn câu nói "Tới lúc rồi" của Bàn công công. Hắn thầm nghĩ, từ bao giờ mình mới được nói với ba vị kiều thê những lời như vậy? Chỉ khi nào bọn họ vĩnh viễn từ biệt chiến tranh chính trị ở Thần Đô, bước vào cuộc sống an nhàn. Nhưng cho dù rời khỏi Thần Đô thì người đó vẫn không tha cho hắn.

Hắn ngồi xuống bên cạnh bàn.

Lệ Lệ cầm một chiếc khuyên tai chạm trổ một cách khéo léo mà reo lên:

- Cái này chúng thiếp tìm được trong túi của chàng. Tại sao lại phải giấu nó?

Cái đó là vật mà Ngọc Văn tặng cho hắn. Nhìn thấy nó, Long Ưng nhớ lại chuyện cũ mà cảm thấy đau xót, nói:

- Đây là vật kỷ niệm mà một người con gái tặng cho ta. Hiện tại, nàng ấy đang là một trong số các phi tần của Hồi Hột vương. Giữa ta và nàng ấy không có chuyện gì. Ôi!

Tú Thanh kinh ngạc hỏi:

- Vậy tại sao phu quân lại thở dài?

Lệ Lệ cười nói:

- Đương nhiên là có công nhưng không được hưởng rồi.

Long Ưng thầm nghĩ đúng là hữu duyên vô phận. Hắn cảm thấy suy sụp, nói:

- Cũng không phải như các nàng nghĩ, mà là chúng ta đã trải qua một khoảng thời gian rất khó khăn, còn tình hình thế nào thì ta không muốn nói rõ.

Cả ba thiếu nữ nghe thấy vậy thì yên lặng.

Long Ưng sợ ảnh hưởng tới tâm lý của các nàng nên vất bỏ tâm sự, cười nói:

- Các nàng định xử lý số ngọc này thế này, vi phu đã bỏ ra rất nhiều vàng để mua đấy.

Nhân Nhã hưng phấn nói:

- Chúng thiếp sẽ nhờ Lý công công tìm thợ thủ công tốt nhất rồi chạm khắc theo những gì chúng thiếp thiết kế. Sau đó đem tặng cho Địch tiểu thư, Thanh Chi và Phù tỷ....và cho cả ...a! Không nói nữa.

Nhìn gương mặt của nàng ửng hồng như ráng chiều, Long Ưng liền nói:

- Hóa ra Nhân Nhã đã nghĩ cả cho tiểu bảo bảo.

Cả ba người con gái xô đẩy nhau một cách xấu hổ.

Lệ Lệ lại nói:

- Lệnh tướng quân có nói phu quân từng tới cao nguyên, vì sao không đưa Phù muội trở về? Chúng thiếp nhớ muội ấy.

Long Ưng nhớ tới mẹ con Mỹ Tu Na Phù mà dâng tràn cảm xúc. Hắn nói:

- Nàng ấy có việc không thể đi được. A! Suýt nữa thì quên, nàng ấy dặn đi dặn lại ta thay lời vấn an các nàng. Nàng ấy cũng rất nhớ các nàng.

Không để cho các nàng kịp hỏi, hắn chuyển hướng:

- Sau khi ta đi, ba nàng làm gì để giết thời gian?

Lệ Lệ nói:

- Cưỡi ngựa, thêu thùa, khâu đồ mới cho đại nhân. Không kiếm việc để làm thì thời gian trôi đi lâu lắm.

Tú Thanh mang tới một cái thiệp, nói:

- Đây là thiếp mà người của phủ Quốc lão mang đến cho phu quân. Trên đó viết rõ là của phu quân nên chúng thiếp không dám mở ra xem.

Nhân Nhã cười hì hì, nói:

- Phu quân lật mặt sau lên, chúng thiếp có thể thấy ở đó đóng dấu của Tiên tử.

Long Ưng thầm kêu khổ. Mà cho dù hắn có thông minh tới đâu cũng không nghĩ được cách để không cho các nàng xem và cũng biết trước phản ứng của ba nàng. Hắn vừa cảm thấy khó thở vừa bóp nát dấu xi, mà không dám nhìn Nhân Nhã.

Nhân Nhã chẳng hề khách khí nhận lấy tờ thiếp rồi cả ba người tụ lại một chỗ, mở to mắt ra xem rồi đồng thanh cất tiếng hoan hô.

Đôi mắt đẹp của Tú Thanh gần như tỏa sáng, nói:

- Chủ của mục trường Phi Mã mời phu quân tới tham gia họ cử hành lễ Phi Mã.

Lệ Lệ cũng nhảy nhót và reo lên:

- Chúng ta phải đi cùng.

Long Ưng nghe thấy thế chỉ muốn tự sát. Chuyện hắn sợ nhất đó là làm cho các nàng thất vọng vì thế mà cảm thấy đau đầu:

- Muốn hay không thì để vi phu sắp xếp. Còn muốn tiểu bảo bảo thì hãy theo lão tử tới đây.

**********

Mới sáng sớm, Long Ưng đã bị Lý công công đánh thức nói rằng Bàn công công đang đợi hắn ở ngoại đường. Long Ưng cuống quít rửa mặt, chải đầu chạy tới phòng khách. Vừa mới đặt mông xuống, Bàn công công đã truyền sắc lệnh. Long Ưng đưa hai tay đón lấy xem mà phải trợn mắt há mồm.

Bàn công công nói:

- Nhìn cái mặt ngươi là đủ biết vẫn còn ngái ngủ.

Long Ưng nói:

- Cái hộp gấm này nhẹ như không nhưng ta lại cảm thấy nặng tựa ngàn cân. Không cần đi với Quốc lão tới gặp Thánh thượng hay sao?

Bàn công công nói:

- Bớt một chuyến đi. Hôm nay, ngươi và Quốc lão đi ban sắc chỉ là được. Thánh Thượng đã dặn Lý Đa Tộ, chỉ cần thấy ngươi và Quốc lão vào cung là hắn sẽ phối hợp.

Long Ưng thở dài:

- Ta vẫn có một cảm giác mơ hồ là hình như công công ra tay rất nặng, thay đổi toàn bộ những gì từ trước tới nay.

Bàn công công thốt lên:

- Muốn thực hiện việc tác hợp cho đôi gian phu dâm phụ thật tự nhiên mà không có phương pháp như sét đánh thì làm thế nào?

Long Ưng nói:

- Hy vọng không có ai biết được chuyện chúng ta đang làm.

Bàn công công nói:

- Trong cung đình, chưa bao giờ nhắc tới mấy cái lẽ trời. Chúng ta gọi cái này là khổ công. Cho dù là Vi thị hay Võ Tam Tư thì một chuyện là bẩn, hai chuyện cũng là bẩn. Nếu làm chuyện bẩn mà giải hòa được cho hai họ Lý, Võ, vất bỏ sự khúc mắc trong lòng Minh Không, khôi phục Lý Đường, tránh được họa quốc gia chia năm xẻ bảy, thì đó là chuyện xấu biến thành chuyện tốt. Nhớ kỹ! Cung đình như chiến trường, phải dùng bất cứ thủ đoạn nào.

Long Ưng nói một câu từ tận đáy lòng:

- Trong thiên hạ, chỉ mỗi mình công công là thuyết phục được Thánh thượng.

Bàn công công lắc đầu, nói:

- Ngươi mà nghĩ như vậy là hoàn toàn sai lầm. Nếu ai thuyết phục được thì chỉ có chính nha đầu đó. Ta phải tạ ngươi đi theo xu thế. Việc ngươi phá được Khiết Đan đã cho thấy sự thất bại của người họ Võ. Ngươi nghĩ Thánh thượng có lòng yêu quý đối với người họ Võ hay sao? Thánh thượng làm sao quên được chuyện nhà họ Võ đối xử với mẹ con mình? Nhưng Thánh thượng luôn có một chuyện khúc mắc đó là khi nghĩ sau trăm tuổi, mình quy tiên, Lý Đường sẽ xóa bỏ hoàn toàn dấu tích của mình. Vì vậy mà Thánh thượng mới dốc hết sức dựng người họ Võ lên để thừa kế. Nào ngờ, Võ Thừa Tự được nàng coi trọng lại làm đủ mọi loại chuyện ác khiến cho hai nhà Lý, Võ như nước với lửa. Nhưng thành công của ngươi đã giúp nàng không còn sự khúc mắc. Ít nhất trên tình cảm nàng thấy ngươi sẽ giữ nhà họ Võ. Võ Thừa Tự bị bệnh nên ngài mới cách chức quan của hắn, khiến cho tất cả cơ hội thay đổi. Vì vậy khi ta nói với ngài rằng "tới thời điểm rồi" là Thánh thượng cũng hiểu ta đang nói đến chuyện gì. Khi ta đưa ra đám hỏi giữa hai nhà Lý, Võ, Thánh thượng đã có sự lựa chọn rất tốt. Chẳng lẽ ngài muốn nhìn thiên hạ bị chia năm xẻ bảy, toàn bộ tâm huyết mất hết thì mới tỉnh ngộ? Minh Không còn chưa tới mức ngu muội như vậy.

Lão lại nói:

- Ta đã phái người thông báo cho Quốc lão, ngươi tới phủ chờ lão rồi tìm chỗ mà nói chuyện cho tiện.

Long Ưng nói:

- Có một số việc, ta rất khó lừa lão mà không nói ra được.

Bàn công công nói thật thản nhiên:

- Chỉ cần không nói cho lão biết chúng ta là sư huynh, sư đệ và sư tỷ là được.

Hai người nhìn nhau mà cùng bật cười to nhưng có điều trong tiếng cười như ẩn chứa những giọt lệ với bao cảm xúc ngổn ngang.

*********

Phủ Quốc lão.

Địch Nhân Kiệt ngồi xuống đối diện với hắn:

- Đợi lâu rồi chứ?

Long Ưng dâng hộp gấm bằng hai tay mà nói:

- Chừng nửa nén hương.

Địch Nhân Kiệt giật mình, cầm hộp gấm mở ra, lấy thánh chỉ nhưng chưa xem ngay mà đặt trên mặt bàn:

- Mới vừa nhận được tin từ Dương Châu. Hoàng hôn ngày mai, Tiên Nhi và Thanh Chi sẽ về đến Thần Đô. Đoan Mộc cô nương không đi theo.

Long Ưng mừng rỡ, nói:

- Nhanh vậy sao?

Địch Nhân Kiệt định thần nhìn hắn rồi nói:

- Ngươi mang sắc lệnh của Thánh thượng tới cho lão phu xem thì chuyện chắc chắn không tầm thường. Lão phu có đoán được nội dung không?

Long Ưng nói thật thản nhiên:

- Nếu ta là Quốc lão thì chắc chắn không đoán được.

Địch Nhân Kiệt nhìn sâu vào mắt hắn rồi giơ tờ thành chỉ lên xem, ngay lập tức không giấu được sự kinh ngạc cũng như vui mừng. Lão hít một hơi rồi nói:

- Có chuyện này ư?

Long Ưng nói:

- Tiểu tử không dám cầu thẳng với Thánh thượng, đành phải nhờ tay của Bàn công công. Đêm qua sau yến ở cung Thượng Dương, đã cho ngự vệ tới triệu đến Ngự Thư phòng. Lúc ấy, Bàn công công cũng ở đó.

Địch Nhân Kiệt hỏi:

- Chỉ đơn giản như vậy sao?

Long Ưng nói:

- Tạm thời chỉ có vậy. Thánh thượng mời Quốc lão và tiểu tử cùng đi ban chỉ.

Địch Nhân Kiệt nói:

- Làm thế này không hợp. Nếu người ban chỉ là Bàn công công thì chẳng có ai dám ý kiến.